P2: NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC ” GÓC NHÌN TỪ TTTM ĐỒNG XUÂN-BERLIN “

BVD – BVD – Trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Vũ Lương với nhan đề ” NHÌN TÍNH CÁCH VIỆT QUA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐỒNG XUÂN BERLIN ”

Nhà báo Vũ Lương ( Berlin CHLB Đức )

NHÌN TÍNH CÁCH VIỆT
QUA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
ĐỔNG XUÂN BERLIN

Bài 2:
NGƯỜI VIỆT TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC SẮC TỘC Ở BERLIN

Theo thống kê ngày 31-12-2019, tại Thủ đô Berlin có 3.669.491 người đang sinh sống , trong đó , người Đức gần ba triệu và người nhập cư chiếm 20, 6 % , tương đương 762 ngàn người .
Người Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có nhiều cư dân nhất , đăng ký hợp pháp tại Berrlin .
Số liệu điều tra vào ngày 31-12-2017 cho thấy :
Người Thổ Nhĩ Kỳ đông nhất với 98 ngàn , Ba Lan 56 ngàn, Syria 32 ngàn, Italia 29 ngàn, Bungaria 28 ngàn, Nga 23 ngàn , Romania 21 ngàn, Serbia 19 ngàn, Pháp 19 ngàn , Hoa Kỳ 19 ngàn, Việt Nam 17, 2 ngàn , Anh 15,6 ngàn , Tây Ban Nha 14 ngàn và Hy Lạp 14 ngàn .
Sau nhóm này , còn nhóm 25 nước có số dân sống ở Berlin ít hơn , các nước như Trung Quốc , Thái Lan, Nhật Bản , Hàn Quốc , Philippines , Lào , Campuchia … nằm trong tốp đó .
Như vậy , cộng đồng người Việt tuy hình thành muộn hơn nhiều sắc dân khác sống tại thủ đô Berlin nhưng số lượng vẫn khá đông và tốc độ tảng trưởng nhanh do nhiều yếu tố tự nhiên lẫn di dân hợp pháp và không hợp pháp .
Điều cần bàn ở đây là, mặc dù người Thổ, người Nga và nhiều dân tộc khác cắm rễ sâu vào đất Đức và Berlin , tuy vẫn giữ được bản sắc trong trang phục , ẩm thực … nhưng không để lại nhiều dấu ấn ngoài vài dãy chợ phiên tuần hai lần họp và những dịp lễ hội hóa trang , lễ hội đường phố tổ chức hàng năm vài ba bận .
Thật tiếc cho một Thủ đô mang đậm chất đa văn hoá nhưng màu sắc riêng của từng dân tộc lại khá nhạt nhoà !
Chính vì vậy, khu thương mại Thái Bình Dương tại Marzahn và tiếp sau là khu Đồng Xuân tại Lichtenberg của người Việt là điểm nhấn quan trọng khắc họa tương đối chính xác bản lĩnh , phẩm chất cũng như tính cách của những người tha hương đến từ một quốc gia châu Á xa xôi .
Từ khi quyết định chọn đất nước Đức làm quê hương thứ hai , người Việt yên lòng sinh cơ, lập nghiệp sau nhiều tháng năm bươn chải , tìm đủ cách mưu sinh để có thể tồn tại và dần tự khẳng định sự có mặt của mình trên một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới !
Nhìn các dân tộc khác hoà nhập vào đời sống xã hội Đức rồi nhìn lại mình , người Việt có cách tiệm cận chậm hơn nhưng phù hợp với thể chất và truyền thống dân tộc dù rằng còn rất nhiều khiếm khuyết do trình độ văn hoá, kỹ thuật, khả năng tư duy và tiếp thu ngôn ngữ …của một phần lớn người trong cộng đồng .
Trải qua những tháng ngày buôn bán lẻ manh mún , chụp giật , coi thường pháp luật và đầy rẫy hiểm nguy, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe …người Việt đã rút ra từ nhiều bài học đắng cay, “ từ học phí trả bằng máu”… để biết tạo dựng và tìm được những ngành nghề đặc thù , dần ổn định cuộc sống , giúp đỡ nhau đứng vững nơi đất khách , quê người .

 

( Còn tiếp)

Ảnh chụp mấy góc chợ của người Thổ và một cửa hàng bán các loại thực phẩm Nga ở Bẻlin.

Hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời và món ăn
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, cây và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: thực vật, hoa, cây và ngoài trời

TTTM Đồng Xuân, góc nhìn từ khu văn phòng Haus1 ( ảnh Huy Thắng )

Related Posts