P4. NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC ” GÓC NHÌN TỪ TTTM ĐỒNG XUÂN “

BVD – Trân trọng giới thiệu bài viết của Nhà báo Vũ Lương với nhan đề ” NHÌN TÍNH CÁCH VIỆT QUA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐỒNG XUÂN BERLIN ”

NHÌN TÍNH CÁCH VIỆT
QUA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
ĐỒNG XUÂN BERLIN

Bài 4:

NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG HÀNH
CHUNG THUỶ

Đến bây giờ, Trung tâm Thương mại Đồng Xuân có 6 Halle chính dành cho khoảng 250 doanh nghiệp và một vài gian lớn làm kho chứa hàng cùng khu văn phòng , dịch vụ tư vấn , bán vé máy bay , khai thuế …
Hàng ngày, chừng một ngàn người đến đây làm việc từ 10 giờ sáng tới 20 giờ tối để phục vụ các loại khách hàng tới mua bán, giao dịch , giao nhận hàng , ăn uống .
Nhưng ngày thường , ước có ba, bốn ngàn khách và thứ bảy, chủ nhật , lượng khách tăng vài ba lần , trong đó , có khá đông khách từ nhiều nơi trên nước Đức .
Tính trung bình, một tháng có khoảng 65-70 ngàn lượt khách tới giao dịch và một năm, khoảng bảy , tám trăm ngàn !
Một con số không hề thua kém so với bất cứ trung tâm mua bán nào ở Thủ đô Berlin !
Mấy năm gần đây , lượng khách tới Đồng Xuân đi bằng các phương tiện vận chuyển công cộng – chủ yếu bằng tàu điện – chiếm khoảng 65-70% , khách đi xe nhà khoảng một phần ba .
Lượng khách tuy đông nhưng chủ yếu sử dụng các loại dịch vụ lẻ như cắt tóc , làm móng , mua thực phẩm , sửa chữa điện thoại , đồ dùng gia đình và ăn uống cho thấy khách đã lựa chọn Trung tâm Thương mại Đồng Xuân thành một điểm đến ưa thích cho gia đình và nhóm bạn bè nhân ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ .
Hai, ba năm nay, nhiều hãng du lịch lữ hành đã đưa “ khu chợ Châu Á” -Lichtenberg thành điểm du lịch độc đáo khi tới thăm Berlin vì nơi này có khá đủ sắc thái mang tính truyền thống Việt Nam và châu Á, có nhiều loại rau quả, gia vị và những món ăn dán tộc hấp dẫn !
Để làm nên một Đồng Xuân đông đúc và nhộn nhịp không chỉ riêng của quận Lichtenberg mà cả của Berlin hôm nay, phải ghi nhận tấm lòng thủy chung , gắn kết giữa người chủ với hàng trăm gia đình, doanh nghiệp Việt Nam và nhiều quốc gia khác .
Với khoảng 2/3 cửa hàng của người Việt thì lâu nhất, đã đồng hành cùng ông Nguyễn Văn Hiền từ ngày đầu thành lập Đồng Xuân là 14,15 năm và muộn nhất , cũng đã hơn hai năm sau khi xây dựng xong Halle 6A ( hay Halle 18).
Họ cùng nhau chia bùi , xẻ ngọt , vượt qua những ngày đầu đầy khó khăn , bất trắc để dần phát triển thương hiệu, lôi cuốn khách hàng bằng chất lượng hàng hoá và giá cả lẫn thái độ phục vụ .
Trải qua nhiều năm tháng “ nghề dạy nghề” , từ những công nhân tay ngang , rất nhiều gia đình và doanh nghiệp Việt đã trưởng thành , có của ăn, của để , có cuộc sống ổn định , sung túc .
Khách hàng đến với Đồng Xuân rất thích thú sau khi tìm hiểu biển hiệu của rất nhiều gian hàng vì hầu như là tên ghép của cặp vợ chồng .
Điều này rất hiếm hoi trên một đất nước châu Âu !
Các bạn cứ dạo khắp các Halle sẽ cảm nhận được điều khác lạ này và chỉ có thể thấy ở các gian hàng Việt Nam !
Nào là “ Nam – Liên “ Hợp – Nga”, “ Nhân- Nhàn”, “ Dinh- Tuấn “, “ Vinh- Dung”, “ Nam- Thủy”, “ Phương – Thành”, “ Hương- Hiệp”., “ Tuấn- Hoa”…Các cặp đôi đi về có nhau, bên nhau gần trọn ngày nhưng sống khá hoà thuận và hạnh phúc !
Đó là một tính cách đáng yêu , mang nặng tính Á Đông và cần được gìn giữ , truyền giao cho các thế hệ con cháu mai sau !

( Còn tiếp)

Related Posts