BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 19/09/20: Thế giới gần 31 triệu ca nhiễm; Mỹ gần 7 triệu ca; 3 nước Anh, Pháp, Đức phản đối TQ.

BVD – Thế giới, đến 6h, sáng ngày 19/09 2020, tổng số người mắc bệnh Covid-19 là : 30.693.497, tăng 341.774 ca ; Điều trị khỏi: 22.334.630, tăng 296.042; Người tử vong: 956.423, tăng 5.868 người. 

4 nước có số ca nhiễm nhiều nhất là : 

Quốc Gia Người Nhiễm Tử Vong
Mỹ 6.925.941 203.171
Ấn Độ 5.305.475 85.625
Braxin 4.497.434 135.857
Nga 1.091.186 19.195

VIỆT NAM:

Sáng nay VN không ghi nhận ca nhiễm mới trong nước. Hiện VN có 1.068 ca nhiễm trong đó đã có 941 người khỏi bệnh, 35 ca tử vong. Như vậy, VN đã duy trì được 17 ngày không có ca nhiễm trong nội cộng đồng. Các ca nhập ngoại đều được cách ly 14 ngày ngay sau khi nhập cảnh. 

 

TP.HCM khánh thành nút giao thông An Sương, giải tỏa ùn tắc cửa ngõ Tây Bắc.

 

Sáng 19-9, nút giao thông An Sương (quận 12, huyện Hóc Môn) đã chính thức thông xe. Việc thông xe toàn bộ nút giao phục vụ nhu cầu đi lại cấp thiết cho người dân, được kỳ vọng giải quyết ùn tắc cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM.

+ Chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên sau COVID-19 đã cất cánh

Chiếc Boeing 787-10, một trong những máy bay thân rộng hiện đại nhất của Vietnam Airlines hiện nay, chở gần 60 người, chủ yếu là du học sinh, người lao động đến Nhật Bản để tiếp tục học tập, lao động và sinh sống cùng một số công dân Nhật Bản về nước. 

Bên cạnh chở hành khách, chuyến bay còn kết hợp chở hàng hóa nhằm phục vụ giao thương, sản xuất.

Hành khách trên chuyến bay được sắp xếp ngồi giãn cách nhằm đáp ứng các quy định về phòng chống dịch bệnh. Họ cũng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Nhật Bản khi nhập cảnh như có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khởi hành, khai báo lịch sử đi lại trong vòng 14 ngày, tải ứng dụng xác nhận tiếp xúc…

Chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên sau COVID-19 đã cất cánh - Ảnh 2.
  •  

TIN NƯỚC ĐỨC:

Đến 6 giờ sáng, giờ Berlin, Đức có trên 271.244  ca nhiễm. trong đó có 9.464 ca tử vong, hiện còn trên 18.000 ca bệnh. 

BERLIN: Số ca nhiễm mới tăng 186 ca, đưa tổng số ca nhiễm ở Thủ đô Đức lên 12.918 ca. Trong đó có 227 ca tử vong. 

Tình hình ở các quận như dưới hình sau: 

 

BẦU CỬ MỸ:

BẦU CỬ MỸ 2020: 

Dân Mỹ xếp hàng bỏ phiếu sớm tại 4 bang

Cả ông Trump và đối thủ Biden đều có mặt tại bang chiến trường Minnesota khi người dân ở đây bắt đầu tới các điểm bỏ phiếu sớm để đưa ra lựa chọn của họ trong mùa bầu cử 2020.

bo phieu som 4 bang tai my anh 1

Ngày bầu cử năm nay ở Mỹ là 3/11 nhưng việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu sớm nhất hôm 18/9 ở 4 bang, bao gồm Virginia (ảnh), Minnesota, Nam Dakota và Wyoming. Ảnh:Reuters.

Theo Hãng tin AFP, bang giáp ranh với thủ đô Washington DC Virginia đã cùng với 3 bang khác là Minnesota, South Dakota và Wyoming tổ chức các đợt bỏ phiếu sớm trực tiếp trước ngày bầu cử chính thức 3-11 năm nay để phân định thắng thua giữa hai ứng cử viên là đương kim Tổng thống Donald Trump (Đảng Cộng hòa) và cựu phó tổng thống Joe Biden (Đảng Dân chủ).

Tờ The Washington Post mới đây đưa tin, Thượng Nghị sỹ Bernie Sanders lo lắng nếu chiến dịch tranh cử tiếp tục tập trung chỉ trích cá nhân ông Trump, ông Joe Biden có thể thua ông Trump, như bà Clinton đã thua vào năm 2016.

Theo ông Sanders để thu hút được giới trẻ và cử tri gốc Nam Mỹ ở các tiểu bang Floirda, Arizona và Nevada ông Biden phải giải thích lý do tại sao nước Mỹ cần các chính sách xã hội cấp tiến. Để có thể hiểu rõ lý do ông Sanders lo ngại chúng ta cần nhìn lại những lý do đã giúp ông Trump thắng cử năm 2016.

Vì sao Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông?

Các cường quốc châu Âu dường như muốn tăng cường hiện diện tại những vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trước tham vọng lớn của Bắc Kinh.

Ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9 gửi công hàmchung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong công hàm, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là “khuôn khổ pháp lý” cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.

Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là “đường cơ sở thẳng” xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm “quyền lịch sử” mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, “vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”, công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 “rõ ràng đã xác nhận điểm này”, công hàm viết thêm.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.
 

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.

Động thái của Nhóm E3 đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hành vi gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bầu không khí địa chính trị thế giới cũng căng thẳng vì quan hệ Mỹ – Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

HÀ HUY, BIÊN TẬP

Related Posts