BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 23/09/2020: Thế giới trên 31.777.000 ca nhiễm; Đà Nẵng ” sạch ” Covid; Hai mũi nhọn Nhật hợp tác với VN,…

BVD – Thế giới đến 8 giờ sáng ngày 23/09/2020, toàn thế giới có 31.777.785 ca nhiễm Covid-19. Trong số đó đã có 23.394.845 người khởi bệnh, 975.471 ca tử vong. 

Trong kho Châu Á có xu hướng giảm thì Châu Âu lại tăng mạnh như Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức; CH Séc. 

VN: Sáng nay không ca nhiễm mới, 23 người khỏi Covid-19

Bộ Y tế sáng 23/9 không ghi nhận ca nhiễm mới, đánh dấu 20 ngày không lây cộng đồng, thêm 23 người khỏi Covid-19.

24 giờ qua không thêm ca nhiễm mới, 33 người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm 1.068, trong đó 980 người khỏi. Số người tử vong do Covid-19 là 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.

Trong các bệnh nhân đang điều trị, 11 người xét nghiệm âm tính nCoV lần một, hai người âm tính lần hai và 12 người âm tính lần ba.

Tiểu ban Điều trị ghi nhận đến nay không còn bệnh nhân Covid-19 nào tình trạng nặng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là hơn 20.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 300; cách ly tập trung hơn 12.000, còn lại ở nhà, nơi lưu trú.

Bệnh nhân cuối cùng xuất viện, Đà Nẵng ‘sạch’ Covid-19

Đấy là “Bệnh nhân 936”, 56 tuổi, người cuối cùng ở Đà Nẵng mắc Covid-19, đã khỏi bệnh sau 19 lần xét nghiệm âm tính.

Sáng 23/9, Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang cho bệnh nhân xuất viện. Đây cũng là bệnh nhân Covid-19 cuối cùng ở Đà Nẵng khỏi bệnh. Đà Nẵng hiện “sạch” nCoV.

Trong niềm vui và xúc động “Hôm nay là một tháng sáu ngày tôi mắc Covid-19. Được chữa khỏi và về nhà đoàn viên với gia đình, tôi vui sướng lắm. Giây phút này, tôi xin gửi lời tri ân đến các y, bác sĩ”, người đàn ông chia sẻ.

Bệnh nhân 936 (áo trắng) nhận hoa chúc mừng từ Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến. Ảnh: Nguyễn Đông.

“Bệnh nhân 936” (áo trắng) nhận hoa chúc mừng từ Giám đốc Sở Y tế Ngô Thị Kim Yến. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trump nói số người chết do Covid-19 ở Mỹ ‘đáng xấu hổ’

“Tôi nghĩ đó là một điều đáng xấu hổ”, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời tại Nhà Trắng hôm 22/9, trước khi khởi hành đến Pennsylvania để vận động tranh cử, khi ông được các phóng viên hỏi về con số 200.000 người chết do Covid-19 ở Mỹ.

“Tôi nghĩ nếu chúng ta không hành động đúng, số người chết có thể là 2,5 triệu”, Trump nói, đồng thời khẳng định chính quyền ông đã đúng đắn khi quyết định hạn chế nhập cảnh với người đến từ Trung Quốc và châu Âu.

“Đó là một điều kinh khủng”, Tổng thống Mỹ tiếp tục bình luận về đại dịch. “Lẽ ra điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Trung Quốc đã để điều này xảy ra và cần nhớ điều đó”, ông Trump nói, nhắc lại rằng đại dịch khởi phát từ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Trump tại Nhà Trắng hôm 22/9, chuẩn bị khởi hành đến Pennsylvania để vận động tranh cử. Ảnh: Reuters.
 

Tổng thống Mỹ Trump trả lời phỏng vấn tại bãi cỏ Nhà Trắng hôm 22/9. Ảnh: Reuters.

Đây là phản ứng đầu tiên của Trump sau khi Mỹ vượt qua mức 200.000 người tử vong do Covid-19. Trước đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany dẫn một số mô hình dự báo rằng số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ có thể lên tới 2,2 triệu nếu không áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

MỸCovid-19, “tai ương kinh tế” mà nó gây ra và nguy cơ Chiến tranh Lạnh Mỹ – Trung là những chủ đề nóng tại kỳ họp Đại hội đồng LHQ.Những vấn đề đốt nóng kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA 75) khai mạc hôm 22/9 và được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh toàn cầu bị chia cắt bởi một đại dịch tàn khốc. Các lãnh đạo thế giới tham gia cuộc họp trực tuyến cấp cao chưa từng có, nơi người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi đoàn kết và giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng LHQ tại thành phố New York, Mỹ, hôm 22/9. Ảnh: AFP.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng LHQ tại thành phố New York, Mỹ, hôm 22/9. Ảnh: AFP.

Khi Tổng thư ký Antonio Guterres phát biểu khai mạc phiên thảo luận chung đầu tiên, những bất đồng về chính trị và sự giận dữ giữa các quốc gia thành viên LHQ trở nên rõ ràng. Thông qua những bài phát biểu được ghi hình từ trước và phát tại phiên họp, lãnh đạo Trung Quốc và Iran “đấu khẩu” với Mỹ, trong khi nhiều người bày tỏ tức giận và thất vọng trước cách xử lý Covid-19, đại dịch mà Guterres gọi là “mối đe dọa an ninh toàn cầu số một trong thế giới của chúng ta hiện nay”.

Hai mũi nhọn tân Thủ tướng Nhật có thể hợp tác với Việt Nam

Hôm 16/9, ông Yoshihide Suga trở thành tân thủ tướng Nhật Bản sau cuộc bỏ phiếu tại quốc hội. Ông Suga đảm nhận vị trí này khi người tiền nhiệm Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khoẻ. Suga từng được coi là “cánh tay phải” của Abe, ở vị trí Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản.

Giáo sư Christina Davis, nhà nghiên cứu về Nhật, Đại học Harvard, Mỹ, đánh giá tân Thủ tướng Suga có thể thúc đẩy hai mũi nhọn hợp tác với Việt Nam.

Thứ nhất, Nhật Bản sẽ tăng đầu tư mới vào Việt Nam để đa dạng hoá chuỗi cung ứng, do tác động của Covid-19.

 

Ông Suga phát biểu trong họp báo sau khi được xác nhận là tân thủ tướng Nhật Bản ngày 16/9 tại Tokyo. Ảnh: Reuters.
 

Ông Suga phát biểu trong họp báo sau khi được xác nhận là tân thủ tướng Nhật Bản ngày 16/9 tại Tokyo. Ảnh: Reuters.

Thứ hai, Nhật Bản có thể gia tăng quan hệ đối tác với Việt Nam trong ủng hộ các vùng biển mở ở khu vực.

Theo Davis, Nhật Bản đang thể hiện vai trò lãnh đạo trong thúc đẩy các vùng biển mở và kinh tế mở. Tokyo sẽ tiếp tục duy trì cam kết với liên minh Nhật – Mỹ và cam kết với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do.

“Với Việt Nam, Thủ tướng Suga sẽ tiếp tục ủng hộ tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, đề cao luật quốc tế”, Davis nói, thêm rằng Nhật Bản sẽ thúc đẩy hợp tác với các nước cùng có lợi ích ở Biển Đông để tuần tra, giám sát.

Philippines phản bác yêu cầu của Trung Quốc là loại cường quốc Phương Tây khỏi Biển Đông

“Tôi đã đảm bảo với phương Tây rằng khi thực hiện bộ quy tắc ứng xử, chúng ta sẽ không bao giờ áp dụng những gì Trung Quốc yêu cầu, đó là loại các cường quốc phương Tây ra khỏi Biển Đông”, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. nói tại phiên điều trần về ngân sách ở Hạ viện hôm 21/9. “Tôi sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra. Tôi cam đoan các cường quốc Phương Tây sẽ hiện diện ở Biển Đông với tư cách là một bên cân bằng”.

Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ra tuyên bố hối thúc các quốc gia ASEAN chống lại “sự can thiệp” bên ngoài khi soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), trong khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó kêu gọi các nước Đông Nam Á không để Trung Quốc “lấn lướt”.

“Chúng tôi tin vào cán cân quyền lực, rằng tự do của người dân Philippines phụ thuộc vào cán cân quyền lực ở Biển Đông”, Locsin nói.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thành phố Davao năm 2018. Ảnh: Rappler.
 

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thành phố Davao năm 2018. Ảnh:Rappler.

HÀ HUY, BIÊN TẬP

Related Posts