BVD – BẢN TIN ĐẠI DỊCH NGÀY 21/11/2020:

BVD – Tình hình đại dịch trên Thế giới: Tổng số người mắc: 57.963.514 ca ; Trong đó đã có: 40.153.303 người khỏi bệnh; Số người tử vong tính đến sáng 21/11 là: 1.378.713 người. 
 
Thế giới có 11 quốc gia có trên 1 triệu ca nhiễm, trong đó Mỹ, Ấn Độ, Brazil là các nước có trên 5 triệu ca nhiễm. 
 
Quốc Gia Người Nhiễm Tử Vong
Mỹ 12.277.024 260.312
Ấn Độ 9.050.613 132.764
Braxin 6.020.164 168.662
Pháp 2.109.170 48.265
Nga 2.064.748 35.778
Tây Ban Nha 1.589.219 42.619
Anh 1.473.508 54.286
Argentina 1.359.042 36.790
Ý 1.345.767 48.569
Colombia 1.233.444 34.929
Mexico 1.025.969 100.823
Peru 946.087 35.484
Đức 901.659 14.076

VIỆT NAM: Sáng ngay chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm của VN đến nay là 1.305 ca. Trong đó đã có 1.142 ca khỏi bệnh, 35 ca tử vong. 

Đến nay đã gần 3 tháng Việt Nam không có ca nhiễm nội cộng đồng. Các ca nhiễm mới là do nhập ngoại, chủ yếu do công dân từ nước có lây nhiễm Covid-19 về và được cách ly, điều trị ngay khi nhập cảnh. 

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC. 

Kể từ ngày 25/10 đến 18/11 có 94 ca nhiễm trong số 433 người xét nghiệm ở phòng khám Bác sĩ Mai Thy. 

Riêng ngày 18/11 có 6 ca nhiễm trong số 25 người Test. 

 

BERLIN: 

Trong 24 giờ qua, Berlin đã có thêm 1703 ca ​​corona mới và  thêm 19 ca tử vong. Một sự báo động đối với Thủ đô của nước Đức. 

Theo thông tin hiện tại từ Cơ quan quản lý Thượng viện, 1703 trường hợp nhiễm mới đã được ghi nhận trong 24 giờ qua. Đã nâng tổng ca nhiễm lên con số 55.017 trường hợp đã được thống kê ở thủ đô kể từ đầu đại dịch. Cũng hôm qua,  có thêm 19 người chết vì bệnh Covid 19, đưa con số lên 441 người tử vong.

1082 là số bệnh nhân nằm trong bệnh viện (ngày hôm trước: 1062), tăng 20  người đang điều trị tại bệnh viện. Trong đó có 293 người (ngày hôm trước: 296) phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Tất cả những người nhiễm bệnh khác đều được cách ly tại nhà.

 

Berlin Chuẩn Bị 6 Địa Điểm Tiêm Vaccine Chống Covid-19

Theo Berlin-Zeitung: Cơ quan Y tế TP Berlin đã chuẩn bị 6 địa điểm trong đó trưng dụng  các sân vận động trượt băng làm trung tâm tiêm chủng Vaccine chống Covid-19 ở Berlin

1- Sảnh 11 của khu triển lãm;

2- Nhà ga C cũ của Sân bay Tegel cũ;

3- Nhà gar 4 của Tempelhof;

4- sân băng Erika-Hess ở Wedding;

5- Velodrom trên Landsberger Allee

6- Arena Berlin trên Eichenstrasse ở Treptow.

6 địa điểm trên sẽ được mở rộng thành các trung tâm tiêm chủng trong vài ngày và vài tuần tới. mỗi nơi có thể tiêm vắc xin cho 3.300 người mỗi ngày ở mỗi trung tâm – tức là tổng số 20.000 người mỗi ngày.

Chiến lược tiêm chủng chia theo từng giai đoạn, hiện tại tất cả đều đang ở giai đoạn đầu của giai đoạn1. Chiến lược  của các công ty Biontech (Mainz) và Pfizer (Thành phố New York) Vaccine sẽ được cung cấp đầu tiên và trên quy mô lớn. Tuy nhiên, vắc-xin này phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 80 độ C. Chỉ trong giai đoạn 2 – đôi khi trong năm tới – mới nên cung cấp loại vắc xin ít đòi hỏi điều kiện khắc nghiệt hơn.Nó sẽ không phải được bảo quản lạnh như vậy và do đó có thể được tiêm chủng như việc tiêm phòng cúm ở các phòng mạch bác sĩ.

Hiện nay 3 thiết bị đông lạnh có dung tích 828 lít / 1 chiếc đã được mua trong vài ngày qua.  Theo Thượng nghị sỹ phụ trách y tế Berlin Kalayci cho biết 3 thiết bị lạnh này  “ban đầu là đủ lớn” để cung cấp cho 6 địa điểm tiêm chủng. 

Đức được hưởng 18 % Vaccine trên toàn EU, Berlin sẽ nhận thêm 9 % trong số này.  Dự kiến, 450.000 người có thể được tiêm chủng lần 1 giai đoạn đầu –  lần 2 trong vòng 21 ngày tiếp sau. 

Thượng viện hiện đang dự kiến rằng những người trên 75 tuổi sẽ  ưu tiên tiêm trước, vì đây là những người nếu mắc bệnh Covid-19 sẽ có nguy cơ nặng, thậm chí tử vong. Nhóm tuổi này khoảng 390.000 người Berlin.  Riêng cư dân viện dưỡng lão nên được tiêm chủng phòng ngừa tại trong khu dưỡng lão. 

Tại “điểm nóng” châu Âu:

 Pháp đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt mốc 2 triệu ca mắc COVID-19, cho dù đợt phong tỏa toàn quốc lần hai từ ngày 30/10 đã phần nào hạn chế được tốc độ lây nhiễm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Pháp đứng thứ 4 thế giới về số ca mắc COVID-19 (sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil) và đứng thứ 3 ở châu Âu về số ca tử vong (sau Anh và Italy).

Anh cũng ghi nhận số ca tử vong theo ngày cao nhất kể từ ngày 5/6. Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Y tế Anh, số ca tử vong tại nước này trong 24 giờ qua tăng cao kỷ lục – 598 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 52.745 trong tổng số 1.410.732 bệnh nhân. Anh trở thành nước đứng thứ 5 thế giới về số ca tử vong do COVID-19.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 28/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Trong vòng 24 giờ qua, Nga cũng có 20.985 ca nhiễm mới và 456 ca tử vong do COVID-19. Đây là ngày có số ca tử vong cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này,  Ba Lan cùng ngày cũng ghi nhận số ca tử vong trong vòng một ngày ở mức cao kỷ lục với 603 ca. Số ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua tại Ba Lan cũng tăng thêm 19.883 ca.

Bộ Y tế Ukraine cũng thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 256 ca tử vong, con số cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số ca mắc không qua khỏi tại nước này lên 10.112 ca.

Cũng trong 24 giờ qua, Ukraine ghi nhận thêm 12.496 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 570.153 ca. Thụy Điển cũng thông báo 96 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua, mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua, nâng tổng số lên 6.321 ca.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên tàu điện ngầm ở Budapest, Hungary, ngày 10/9/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Hungary đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến tháng 2/2021 nhằm ngăn chặn dịch bệnh, trong đó áp đặt lệnh giới nghiêm từ 20h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau, cấm tập trung đông người, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, và triển khai học trực tuyến cho các trường trung học và đại học.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), tỷ lệ tử vong do COVID-19 trung bình trong vòng 7 ngày, tính đến ngày 18/11, tại Hungary hiện cao thứ 4 ở châu Âu, sau CH Séc, Bỉ và Bulgaria. Ngày 18/11, Hungary ghi nhận hơn 4.200 ca nhiễm mới.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 12/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng ban bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần, đồng thời yêu cầu các nhà hàng chuyển sang dịch vụ giao đồ ăn trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 gia tăng.

Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực từ 20h tối hôm trước đến 10h sáng hôm sau và bắt đầu vào cuối tuần này.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật bản, ngày 21/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Tại châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới trên diện rộng. Giới chức y tế Nhật Bản đã xác nhận thêm 1.699 ca nhiễm mới COVID-19 trên toàn quốc, đáng chú ý, có tới 6 trên tổng số 47 tỉnh, thành ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, thủ đô Tokyo cùng ngày công bố 493 ca mắc mới, số ca mắc trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng cộng lên hơn 35.000 ca mắc.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở thủ đô Tokyo, chính quyền thành phố này đang cân nhắc khả năng nâng mức cảnh báo về dịch bệnh lên mức cao nhất.

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Suncheon, Hàn Quốc, ngày 8/11/2020. Ảnh: YONHAP/TTXVN

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã ghi nhận thêm 313 ca mắc mới, trong đó 245 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm trong nước lên 29.311 ca. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 29/8, số ca nhiễm mới tại nước này vượt mức 300 ca/ngày và là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới tăng trên 200 ca/ngày.

Related Posts