BVD – Những tin tức mới nhất ngày 18.01.2021

TIN TỨC ĐẠI DỊCH :

  • Thế giới. Đến 11h30 ngày 18.01.2021, toàn thế giới đã có 95.538.388 ca nhiễm, tăng 72.000 ca trong 12 giờ qua. Trong số ấy đã có 68.252.792 người khỏi bệnh, 2.041.005 người tử vong bởi Covid-19. 

  • Bắc Mỹ: 27.925.538 ca nhiễm; Châu Âu: 27.532.470 ca nhiễm; Châu Á: 22.071.827 ca nhiễm ; Nam Mỹ: 14.652.944 ca nhiễm; Châu Phi: 3.278.308 ca nhiễm.

  • 5 Quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới: 

STT Tên nước Số ca mắc Số ca tử vong
1 Mỹ 24.102.429 401.856
2 Ấn Độ 10.543.659 152.130
3 Brazil 8.394.253 208.291
4 Nga 3.544.623 65.085
5 Anh 3.316.019 87.295

*Việt Nam:

 – Số ca mắc: 1537 ;

– Số ca khỏi bệnh: 1380 ;

 – Số ca tử vong: 35 

– Hiện còn 119 ca dương tính

Trên 18.000 người hiện đang phải cách ly. Chủ yếu là người nhập cảnh về Việt Nam trong dịp trước tết Nguyên Đán .

TIN TỨC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát đợt 2, Cộng đồng người Việt ở Đức đã có 207 người bị nhiễm virus Corona. Đây là con số chỉ tính riêng ở 01 phòng khám bệnh do Bác sĩ Mai Thy, người Việt ở Berlin phụ trách.

Phòng khám của BS. Mai Thy tại địa chỉ:

Bernhard Baestlein Str. 03, 10365 Berlin

ĐT: 0159 0638 2487. Ai muốn khán bệnh hoạc test Covid-19 hãy gọi điện hẹn lich trước.

Na-Uy : 29 người chết sau tiêm vaccine do ‘già yếu, bệnh nền’

NA – UY Giới chức y tế nhấn mạnh 29 người tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 Pfizer-BioNTech đều già yếu kèm bệnh nền, tác dụng phụ của vaccine là “rủi ro”.

Giới chức y tế Na Uy hôm 17/1 nhấn mạnh “vaccine Pfizer-BioNTech an toàn và không phải nguyên nhân chính dẫn đến tử vong” 29 người cao tuổi ở viện dưỡng lão. Thông tin ban đầu là 23 người tử vong sau khi tiêm vaccine Pfizer, sau đó con số ghi nhận lên 29. Họ đều đã rất già yếu, một số là bệnh nhân giai đoạn cuối, dự kiến sẽ không sống lâu hơn vài tuần hoặc vài tháng.

Mỹ: Kẻ Cực Hữu Tham Gia Bạo Loạn Capitol Bị Bắt

FBI ngày 16/1 công bố các tài liệu cho biết Tim Gionet, 33 tuổi, thường dùng biệt danh “Bánh Alaska”, đã phát trực tiếp 27 phút từ bên trong tòa quốc hội Mỹ trên dịch vụ DLive. Gionet đã không cố gắng che giấu danh tính, có lúc anh ta “quay camera điện thoại lại, chĩa vào mặt mình”.

Tim Gionet. Ảnh: Baked Alaska.

Tim Gionet. Ảnh: Baked Alaska.

Mặc dù Gionet nói rằng anh có mặt tại tòa quốc hội hôm 6/1 chỉ để tường thuật diễn biến, anh ta đã có một số phát ngôn kích động như: “Những người yêu nước đã kiểm soát!”, “Lũ phản bội, lũ phản bội, lũ phản bội!”, “Nước Mỹ trên hết là điều không thể tránh khỏi, quỷ tha ma bắt lũ người theo chủ nghĩa toàn cầu, chúng tôi sẽ không rời khỏi đây đâu”.

 Biển Đông Tiếp Tục ‘Dậy Sóng’ Năm 2021 khi Biden nhận chức

Trung Quốc năm 2020 đã có những động thái làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông như đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vài lần triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như bám theo tàu khoan của Malaysia. Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc được cho là triển khai phi pháp vận tải cơ Y-20 lớn nhất trong biên chế đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chia sẻ với VnExpress, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, dự đoán căng thẳng sẽ tiếp tục gia tăng ở Biển Đông vào năm 2021 vì Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy yêu sách chủ quyền phi lý mà họ đơn phương đặt ra. Hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của các quốc gia ven biển như Việt Nam và Malaysia.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.

Ông cho rằng Trung Quốc cũng sẽ tăng cường “cuộc chiến công hàm” liên quan đến Biển Đông. Trung Quốc đã phản hồi nhanh chóng các công hàm được đệ trình lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa (CLCS). Khi Malaysia gửi công hàm đầu tiên vào tháng 12/2019, Trung Quốc đã phản hồi ngay trong ngày. Khi Pháp, Đức và Anh cùng đệ trình công hàm lên CLCS, Trung Quốc đã trả lời rằng còn có luật quốc tế khác ngoài Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đoàn người nhập cư ùn ùn kéo đến biên giới Mỹ khi nghe tin Biden nhận chức

​ Ngày 18-1, Reuters đưa tin lực lượng an ninh Guatemala đã sử dụng gậy và hơi cay để trấn áp một đoàn lữ hành người di cư lớn từ Honduras đang băng qua nước này để tìm đến biên giới Mỹ với ý định nhập cảnh trái phép, chỉ vài ngày trước khi chính quyền mới của tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.

Giới chức các nước thuộc khu vực Trung Mỹ đã phải kêu gọi những người này từ bỏ cuộc hành trình.

Các nhà chức trách cho biết có khoảng 7.000 đến 8.000 người di cư, bao gồm cả các gia đình có trẻ nhỏ, đã vào Guatemala kể từ hôm 15-1 để chạy trốn khỏi tình cảnh đói nghèo và bạo lực ở một khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 và các trận bão dữ dội vào tháng 11.

“Thông điệp của Guatemala rất rõ ràng: Những phong trào quần chúng bất hợp pháp này (của người dân) sẽ không được chấp nhận, đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm việc cùng với các quốc gia láng giềng để giải quyết vấn đề này như một vấn đề khu vực”, văn phòng tổng thống Guatemala cho biết.

Một phần lớn của các đoàn caravan đụng độ với lực lượng an ninh vào đầu ngày 17-1.

Đoàn người di cư khổng lồ từ Honduras đụng độ với lực lượng an ninh  Guatemala trên đường tìm đường tới Mỹ – Ảnh: Reuters

Joaquin Ortiz, một người Honduras trong đoàn caravan cho biết: “Chúng tôi muốn người Guatemala để chúng tôi vượt qua. Bởi vì chúng tôi sẽ không rời khỏi đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục. Tôi muốn ly hương vì tình trạng kinh khủng ở đất nước chúng tôi. Không có gì ở Honduras để sinh sống”.

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế của Honduras, nơi mà năm ngoái đã phải chịu sự suy giảm kinh tế tồi tệ nhất được ghi nhận.

Espinal, một người gốc Honduras trong đoàn chia sẻ: “Tôi muốn có một tương lai cho các con mình…Ở Honduras không có việc gì để làm”.

Ngay cả khi những người di cư vượt qua được Guatemala, Mexico đang chuẩn bị ngăn chặn họ ở biên giới phía nam với lực lượng an ninh hùng hậu. Mexico cho biết họ phải ngăn chặn đoàn người để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Related Posts