BVD- Bản tin thời sự ngày 27/01/2021

TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH: 

Thế  giới, đến 22giờ ngày 27/01/2021, toàn thế giới có  101.306.664 ca nhiễm. Trong đó đã có 73.171.107 người khỏi bệnh. Toàn thế giới đac có 2.179.257 người tử vong bởi Virus Corona. 

Mỹ là quốc gia bị nặng nề nhất thế giới, với 26.116.693 ca nhiễm và 438.245 người chết vì đại dịch. 

 Tin nước Đức : 

Theo NTV  https://www.n-tv.de/panorama/21-15-Aktuelle-Datenlage-in-Deutschland-15-272-neue-Faelle-gemeldet–article21626512.html

Cập nhật lúc 21h15, ngày 27/01/2021: Tình hình dữ liệu hiện tại ở Đức có 15.272 trường hợp nhiễm mới được báo cáo. Tổng số ca nhiễm coronavirus được báo cáo ở Đức đã tăng lên 2.171.235.  Số người chết liên quan đến Covid-19 cũng tăng 875 ca, đưa tổng số ca tử vong  lên 54.519 người. Đức hiện còn khoảng 240.833 người hiện đang bị nhiễm bệnh, giảm 7.115 ca so sới hôm qua. 

Covid-19 tại Việt Nam: 

Hôn nay Việt Nam không có ca nhiễm mới. Hôm qua, 26/01/2021 có 2 ca nhiễm nhập ngoại, đưa tổng số ca mắc Sars-Cov-2 ở Việt Nam là : 1.551 trường hợp, trong đó đã có 1.430 người khỏi bệnh, 35 người tử vong, hiện còn 83 ca dương tính đang đuợc điều trị.
2 ca nhiễn là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể:

– CA BỆNH 1550 (BN1550) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân nữ, 49 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân từ Mỹ quá cảnh Hồng Kông, sau đó nhập cảnh tại Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 22/01/2021 trên chuyến bay CX799. Kết quả xét nghiệm ngày 23/01/2021 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
 
– CA BỆNH 1551 (BN1551) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia. Bệnh nhân từ Dubai nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 09/01/2021 trên chuyến bay EK392. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 10/01/2021 âm tính; lấy mẫu lần 2 ngày 23/01/2021, kết quả xét nghiệm ngày 24/01/2021 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Tin Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. 

Theo TTXVNThứ tư, ngày 27/01/2021: Ngày làm việc thứ ba của Đại hội XIII: Thảo luận Văn kiện đại hội dưới sự điều hành của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.  

Các đại biểu dự phiên khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ảnh: TTXVN

Thông tin Đại Hội XIII: 

Dự Đại hội XIII của Đảng có 1.587 đại biểu thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng. Trong số đó có 191 đồng chí đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, 1.381 đại biểu được bầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15 đại biểu thuộc các Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định. Đại biểu nam có 1.365 đồng chí, chiếm 86,01%; đại biểu nữ có 222 đồng chí, chiếm 13,99%; đại biểu là người dân tộc thiểu số có 175 đồng chí, chiếm 11,03% tổng số đại biểu.

Có 3 đại biểu là Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, chiếm 0,19%; 13 đại biểu là Nhà giáo ưu tú, chiếm 0,82%; 15 đại biểu là Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, chiếm 0,95% tổng số đại biểu.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ 3 Đại hội 13: 

Buổi sáng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành phiên họp.

Đã có 12 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng bộ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan phát biểu ý kiến: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân đội, Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đối ngoại Trung ương, tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng.

Buổi chiều, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành phiên họp.

Trong phiên buổi chiều, đã có 11 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng bộ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan phát biểu ý kiến: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Ngoại giao, tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban Dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ.

Ngày mai (28/1), Đại hội làm việc tại Hội trường, tiếp tục thảo luận các văn kiện Đại hội XIII và nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

                     Tin thế giới 

Biden ký 37 sắc lệnh, nhiều kỷ lục trong tuần đầu nhiệm kỳ

Tổng thống Biden đã ký ít nhất 37 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức, mức cao kỷ lục trong lịch sử Mỹ.

Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1 tới nay, Tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden đã ban hành số sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu nhiệm kỳ nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào. Truyền thông Mỹ cho biết 37 sắc lệnh hành pháp chưa phải là con số cuối cùng và thực tế có thể cao hơn.

Sắc lệnh hành pháp là một phần trong quyền lực to lớn của Tổng thống Mỹ, được người đứng đầu Nhà Trắng ban hành để nhanh chóng thực thi các chính sách mà không phải thông qua quốc hội. Sắc lệnh hành pháp mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng cũng dễ dàng bị tổng thống kế nhiệm đảo ngược.

Biden hôm 26/1 đã ký 4 sắc lệnh tập trung vấn đề bình đẳng sắc tộc. Sắc lệnh đầu tiên chỉ đạo Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Mỹ giải quyết vấn đề phân biệt đối xử về nhà ở. Sắc lệnh thứ hai hướng dẫn Bộ Tư pháp không gia hạn hợp đồng liên bang với các nhà tù tư nhân.

Sắc lệnh thứ ba yêu cầu chính phủ liên bang phối hợp cùng với các chính quyền bộ lạc, trong khi sắc lệnh thứ tư lên án những thành kiến chống người châu Á, ngày càng tăng mạnh kể khi Covid-19 bùng phát.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh trong Nhà Trắng hôm 26/1. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh trong Nhà Trắng hôm 26/1. Ảnh: AFP.

Biden cũng ký 10 sắc lệnh liên quan tới việc áp dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA) và khởi động kế hoạch chống Covid-19. Tân Tổng thống còn ký 15 sắc lệnh giải quyết những khác biệt chính sách giữa ông và người tiền nhiệm.

Trong 15 sắc lệnh đó, Biden đã dừng quá trình xây dựng tường biên giới phía nam và bỏ lệnh cấm đi lại từ các quốc gia Hồi giáo. Đây là hai đề xuất nổi bật trong chiến dịch của cựu tổng thống Donald Trump.

Tân Tổng thống Mỹ cũng ký sắc lệnh tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới sau khi người tiền nhiệm Trump tuyên bố rút khỏi. Các sắc lệnh khác trong tuần đầu tại vị của Biden gồm hoãn trục xuất người nhập cư, hoãn thanh toán khoản vay cho sinh viên hay tăng cường chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Phát ngôn viên của chính quyền Biden hiện chưa bình luận về số sắc lệnh được ban bố kỷ lục trong tuần đầu tại vị của ông.

Trong những giờ đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng 1/2017, cựu tổng thống Trump chỉ ký một sắc lệnh duy nhất tập trung vào việc “giảm thiểu gánh nặng kinh tế” của Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn được gọi là Obamacare.

Philippines phản đối luật hải cảnh của Trung Quốc

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cho biết đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc vì thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng với tàu nước ngoài.

“Sau khi xem xét, tôi đã gửi công hàm phản đối”, Ngoại trưởng Locsin hôm nay thông báo trên Twitter. “Dù ban hành luật là quyền của mỗi quốc gia, việc thông qua luật này… là lời đe dọa chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào không tuân theo”.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila hồi tháng một năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tại một cuộc họp báo ở thủ đô Manila hồi tháng một năm ngoái. Ảnh: Reuters.

Đây là bước thay đổi quan điểm rõ ràng so với thông điệp ông đăng trên Twitter hai ngày trước. “Việc thông qua luật nào không phải việc của chúng tôi mà là việc của Trung Quốc, vì vậy hãy tự kiềm chế”, Ngoại trưởng Philippines tweet hôm 25/1.

Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, ngày 22/1 thông qua luật hải cảnh, cho phép lực lượng này sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, kể cả việc nổ súng, để ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài.

Đạo luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc được phá công trình nước khác xây dựng trên các thực thể và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc còn được trao quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần” để ngăn các tàu thuyền và người đi vào.

Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc liên quan nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, tuyên bố sẽ “giám sát chặt chẽ” các động thái của Bắc Kinh cũng như bày tỏ “phản đối mạnh mẽ” các hoạt động của hải cảnh Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp.

Giới chuyên gia cho rằng ngoài việc tiềm ẩn “ngoại giao pháo hạm“, đạo luật mới này còn cho thấy nguy cơ Trung Quốc lạm dụng lực lượng hải cảnh, vốn được quân sự hóa mạnh mẽ với nhiều loại vũ khí hạng nặng, để phục vụ các yêu sách chủ quyền phi lý.

Australia chỉ trích Trung Quốc ‘nói không đi đôi với làm’

Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng phát biểu “nước mạnh không bắt nạt nước yếu” của ông Tập không nhất quán với hành động của Trung Quốc.

“Chúng ta đồng ý với quan điểm rằng nước lớn không nên ‘ỷ mạnh hiếp yếu’, nhưng dường như có sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động của Trung Quốc”, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg hôm nay nói với các phóng viên.

Frydenberg đưa ra tuyên bố này khi nhận xét về bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm 25/1 ở Davos, Thụy Sĩ. Trong bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc nói rằng quan hệ giữa các nước nên điều chỉnh bằng quy tắc và thể chế, chứ không phải quyền lực.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua hội nghị video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu qua hội nghị video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021. Ảnh: Xinhua.

“Kẻ mạnh không nên bắt nạt kẻ yếu. Quyết định không nên được đưa ra chỉ bằng cách phô diễn sức mạnh cơ bắp hay nắm đấm”, ông Tập nói, kêu gọi các quốc gia nên tôn trọng sự khác biệt lẫn nhau, không cố áp đặt ý chí của mình lên quốc gia nhỏ hơn.

Bộ trưởng Tài chính Australia cho rằng lời nói của ông Tập không phù hợp với những hành vi “chèn ép kinh tế” mà Trung Quốc áp đặt lên Australia. “Thực 

Cuộc điện đàm 58 giây hứa hẹn làm tan băng Mỹ – Nga

Với cuộc điện đàm chưa đầy một phút với Tổng thống Putin, Biden đã cho thấy mối quan hệ Mỹ- Nga dưới thời ông sẽ hoàn toàn khác Trump.

Đây là một tuần bận rộn ở Washington. Tổng thống Joe Biden ngày 25/1 đảo ngược lệnh cấm người chuyển giới tham gia quân đội của cựu tổng thống Donald Trump, thúc đẩy chương trình “Mua hàng Mỹ”, thiết lập mục tiêu đầy tham vọng mới về việc tiêm chủng 1,5 triệu liều vaccine mỗi ngày. Hạ viện đã chuyển điều khoản luận tội Trump tới Thượng viện hôm 25/1. Thượng nghị sĩ Rob Portman, thành viên Cộng hòa ở bang Ohio, bất ngờ thông báo sắp nghỉ hưu, trong khi Janet Yellen chính thức trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ. Biden ngày 26/1 tiếp tục ký sắc lệnh nhằm giải quyết vấn đề chủng tộc.

Tuy nhiên, đáng chú nhất trong hai ngày qua có lẽ là cuộc điện đàm đầu tiên giữa tân Tổng thống Mỹ Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin chiều 26/1. Cuộc nói chuyện giữa hai lãnh đạo chỉ vỏn vẹn 58 giây, nhưng đã thay đổi bầu không khí giữa hai nước trong bốn năm dưới thời Trump.

Trước đó, trong buổi trả lời phỏng vấn đầu tiên sau khi nhậm chức vào hôm 25/1, các phóng viên đã hỏi trực tiếp Biden về khả năng trừng phạt Nga liên quan tới nghi vấn lãnh đạo đối lập Nga Alexey Navalny bị đầu độc, hoặc liệu có phải nó đang bị trì hoãn khi chính quyền của ông cố gắng gia hạn hiệp ước hạt nhân New START với Nga.

“Tôi thấy rằng chúng tôi có thể hợp tác vì lợi ích chung của hai nước như hiệp ước New START, đồng thời muốn Nga hiểu rằng chúng tôi cũng rất quan ngại về các hành vi của họ, không chỉ là Navalny, SolarWinds mà còn là thông tin về việc treo thưởng giết lính Mỹ ở Afghanistan”, Biden nói. “Tôi sẽ không ngần ngại nêu ra những vấn đề này với phía Nga”.

Hà Huy , biên tập

Related Posts