BV- BẢN TIN THỜI SỰ TỔNG HỢP NGÀY 01.03.2021

TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH THẾ GIỚI

Tính đến 8:30 sáng ngày 01.03.2021 toàn thế giới có 114.720.288 ca nhiễm Covid-19. Trong số đó đã có 90.217.098 người đã lành bệnh,  2.543.970 người tử vong vì dịch viên phổi cấp co virus Corona gây ra.

Mỹ là quốc gia bị nặng nề nhất trong số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm. Hiên tại Mỹ đã có 29.255.344 ca nhiễm, 525.776 ca tử vong.

Cộng hòa Séc ( Czechia ) có tỷ lệ bị nhiễm cao nhất, chiếm hơn 11,57% dân số. Cụ thể 1.240.051 ca nhiễm, 20.469 ca tử vong / tổng dân số 10,71 triệu dân .

TIN VIỆT NAM

Sáng nay Tỉnh Hải Dương đã họp ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 và đi đến thống nhất bỏ ngăn cách xã hội từ ngày 03.03.2021 sau khi hoàn thành thời gian cách ly 15 ngày và các ổ dịch cơ bản được kiểm soát.

Ngày hôm qua, 28.02 có thêm 16 ca nhiễm, trong đó Hải Dương 12 ca, nhập cảnh 4 ca.

Tổng số ca nhiễm Việt Nam đến thời điểm 12 giờ ngày 01.03.2021: Tổng số ca nhiễm 2.448, trong đó đã có 1.876 người khỏi bệnh, 35 ca tử vong, hiện còn 533 ca bệnh.

Việt Nam đã nhập về nước 117.600 liều vắc xin AstraZeneca và bắt đầu triển khai tiêm phòng. Những người thuộc đối tượng dễ bị nguy hiểm do tiếp xúc với bệnh nhân Covid – 19 sẽ được ưu tiên tiêm phòng đầu tiên.

Bệnh nhân BN1536 bị nguy kịch hôm nay đã cai máy thở ECMO vi có dấu dấu hiệu cải thiện sức khỏe rõ ràng.

TIN NƯỚC ĐỨC 

Theo Covid in Deutschland, trong 24 giờ qua toàn nước Đức có thêm 6.118 ca nhiễm mới và 60 ca tử vong, đưa tổng số ca nhiễm lên 2.450.294 ca nhiễm và 70.152 ca tử vong. Trong số ca nhiễm đã có 2.260.000 người khỏi bệnh, chiếm 92,23%. 

Tổng số ca nhiễm

2.450.000
+6.118
Đã bình phục

2.260.000
+6.578
Số ca tử vong

70.152
+60

THỜI SỰ QUỐC TẾ

 

+ Ngày 01.03 người dânMyanmar tiếp tục tràn xuống đường sau vụ quân đội xả súng vào người biểu tình làm ít nhất 18 người chết ngày 28.02.2021

 

Người Myanmar tràn xuống đường sau vụ quân đội xả súng vào người biểu tình - Ảnh 1.

 

Người biểu tình tiếp tục xuống đường ngày 1-3 tại thành phố Lashio, bang Shan, Myanmar – Ảnh: SHWE PHEE MYAY NEWS AGENCY

Các vụ đụng độ xảy ra ở nhiều nơi tại Myanmar hôm 28-2. Cảnh sát nước này đã nổ súng vào đám đông biểu tình tại Yangon, sau khi việc dùng hơi cay và bắn cảnh cáo không ngăn người biểu tình.

Ngày 1-3, Hãng tin Reuters đưa tin cảnh sát với vòi rồng cùng xe quân đội đã được điều đến những điểm nóng biểu tình ở Yangon.

Trong khi đó, người biểu tình đang tuần hành tại Kale, phía tây bắc Myanmar, với hình của nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi và kêu gọi dân chủ.

Người Myanmar tràn xuống đường sau vụ quân đội xả súng vào người biểu tình - Ảnh 2.

Biểu tình tại thành phố Lashio, bang Shan, Myanmar ngày 1-3 – Ảnh: SHWE PHEE MYAY NEWS AGENCY

Các đoạn phim xuất hiện trên mạng xã hội Facebook ghi nhận một nhóm nhỏ đội mũ cứng tập trung dọc một con đường tại thành phố Lashio, bang Shan và hô to khẩu hiệu khi cảnh sát tiến về phía họ.

“Đã một tháng kể từ vụ đảo chính. Hôm qua họ đã đàn áp chúng tôi bằng cách nổ súng. Hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục ra đường”, Ei Thinzar Maung, một lãnh đạo biểu tình, viết trên Facebook.

Lãnh đạo Myanmar Suu Kyi hầu tòa qua video

Hôm nay, 01.03, Bà Suu Kyi đang đối mặt với các cáo buộc nhập khẩu bộ đàm trái phép và vi phạm các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 theo Luật Quản lý Thiên tai khi tổ chức sự kiện vận động tranh cử năm ngoái. Cộng đồng quốc tế gọi những cáo buộc này là phù phiếm.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính tháng trước. Ảnh: Times.

Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phiên điều trần ở Tòa Hình sự Quốc tế năm 2019. Ảnh: AFP.

Trong phiên xét xử hôm nay, tòa bổ sung thêm hai cáo buộc đối với bà Suu Kyi là vi phạm luật truyền thông về công bố thông tin “gây sợ hãi, hoảng loạn” và “kích động bất ổn công cộng”, theo một phần bộ luật hình sự thời thuộc địa. Phiên tòa tiếp theo diễn ra ngày 15/3.

Phiên tòa diễn ra khi cảnh sát ở thành phố Yangon sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán người biểu tình, một ngày sau vụ bạo lực tồi tệ nhất kể từ cuộc đảo chính. Hiện chưa có báo cáo lập tức về thương vong.

Ngày mai 02.03 ASEAN sẽ họp về tình hình Myanmar

Các ngoại trưởng ASEAN sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt vào ngày 2/3 để thảo luận tình hình Myanmar, trong bối cảnh bạo lực leo thang tại nước này.

“Một cuộc họp đặc biệt của các ngoại trưởng ASEN sẽ được triệu tập thông qua video vào ngày mai, nơi chúng ta sẽ lắng nghe đại diện của chính quyền quân sự Myanmar”, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội hôm nay.

Thông báo được đưa ra một ngày sau cuộc biểu tình đẫm máu ở Myanmar khi cảnh sát bắn đạn thật, khiến ít nhất 18 người chết và 30 người bị thương, theo Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, một ủy ban đại diện các nghị sĩ được bầu tháng 11 cho biết ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong “ngày đẫm máu”.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội về tình hình Myanmar hôm 16/2. Ảnh: CNA.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu trước quốc hội về tình hình Myanmar hôm 16/2. Ảnh: CNA.

Ông Balakrishnan kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar dừng sử dụng bạo lực gây chết người “và thực hiện ngay lập tức các bước giảm leo thang tình hình nhằm ngăn xảy ra thêm đổ máu, bạo lực và tử vong”. Ông cũng hối thúc các bên ở Myanmar tham gia thảo luận để tìm giải pháp chính trị lâu dài, gồm phương án quay lại con đường chuyển đổi dân chủ.

“Chúng tôi tin rằng điều này chỉ có thể bắt đầu nếu Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước kiêm Ngoại trưởng Aung San Suu Kyi và những tù nhân chính trị khác được trả tự do ngay lập tức”, Ngoại trưởng Singapore nói với quốc hội

Myanmar khó thoát ‘ác mộng’

Khi làn sóng biểu tình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới chuyên gia nhận định Myanmar không thể sớm thoát khỏi cơn ác mộng bất ổn hậu đảo chính.

Một tháng sau đảo chính, làn sóng biểu tình vẫn sục sôi khắp đất nước Myanmar để phản đối chính quyền quân sự và đòi thả cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính phủ dân sự.

Tiến sĩ Ted Gover, chuyên gia về chính sách đối ngoại và là giám đốc Chương trình Quản trị cho người Mỹ bản địa thuộc Đại học Claremont Graduate ở California, cho rằng quân đội Myanmar tới nay vẫn cố hạn chế sử dụng bạo lực trừ trong một số trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, ông cảnh báo sự kiềm chế này có thể sẽ không tiếp tục trong thời gian tới và nguy cơ về một “cuộc đàn áp bạo lực” khó có thể loại trừ.

Ngày đẫm máu nhất trong một tháng biểu tình ở Myanmar

28/2 đánh dấu bước ngoặt đau thương của phong trào phản đối đảo chính ở Myanmar khi người biểu tình bị trấn áp thẳng tay bởi lực lượng an ninh.

Lực lượng an ninh với sự trợ giúp của quân đội Myanmar ngày 28/2 nổ súng vào những người biểu tình ôn hòa ở một số thành phố, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, theo Liên Hợp Quốc.

Các video và hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy cảnh nhiều người nằm la liệt trên đường phố, máu dính khắp cơ thể, trong khi số khác cố tháo chạy khỏi cảnh sát khi hơi cay và khói trắng bốc lên mù mịt. Cuộc trấn áp mới nhất của Myanmar đối với người biểu tình đã hứng chịu vô số chỉ trích gay gắt từ quốc tế.

Một người biểu tình tại Mandalay bị thương ở chân sau khi trúng đạn của cảnh sát ngày 28/2. Ảnh: NYTimes.

Một người biểu tình tại Mandalay bị thương ở chân sau khi trúng đạn của cảnh sát ngày 28/2. Ảnh: NYTimes.

Phản ứng quyết liệt từ quân đội cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền quân sự trong nỗ lực dập tắt bất ổn tại Myanmar đã kéo dài suốt một tháng qua kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực leo thang nhằm vào người biểu tình ở Myanmar và kêu gọi quân đội lập tức ngừng sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình ôn hòa”, phát ngôn viên văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc Ravina Shamdasani hôm qua cho hay.

Syria bắn hạ hoàng loạt tên lửa dồn dập nhắm vào thủ đô Damascus

Syria bắn hạ một loạt tên lửa dồn dập nhắm vào thủ đô Damascus - Ảnh 1.

 

Tên lửa phòng không Syria bắn hạ thành công các tên lửa được cho là của Israel nhắm vào thủ đô Damascus tối 28-2 – Ảnh chụp màn hình

Rất nhanh chóng, chính quyền Damascus đã chỉ ra thủ phạm của vụ tấn công là Israel. “Vào lúc 22h16 ngày 28-2, kẻ thù Israel đã thực hiện một cuộc tấn công trên không từ hướng cao nguyên Golan của Syria nhưng bị chiếm đóng vào một số mục tiêu trong khu vực Damascus”, Hãng thông tấn SANA dẫn một nguồn tin quân sự cho biết.

“Phòng không của chúng ta đã đối đầu với các tên lửa và bắn hạ hầu hết chúng”, nguồn tin cho biết thêm nhưng không tiết lộ thương vong. Hãng tin Reuters lưu ý chữ “hầu hết” cho thấy dường như không phải tất cả tên lửa đã bị bắn hạ, đồng nghĩa có thể đã có tên lửa rơi xuống mặt đất.

Related Posts