BVD – Bản tin thời sự ngày 02.06: Thế giới gần 172 triệu ca nhiễm, Virus có thể dễ lọt ra từ trên 3.000 phòng nghiên cứu trên toàn cầu

BVD – Tính đến 5 giờ 38 sáng ngày 31.05.2021 (giờ GMT), toàn thế giới ghi nhận 171.938.586 ca nhiễm Coronavirus. Trong đó có 3.575.782 ca tử vong.  Toàn thế giới đã có 154.427.901 người đã khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe. 

Hiện toàn cầu còn trên 13.934.903 bệnh nhân dương tính với Covid-19,  trong đó có 90.590  ca nặng cần được chăm sóc đặc biệt.

Trong số 222 quốc gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm có 28 quốc gia có trên 1 triệu ca nhiễm. Trong số đó có 3 quốc gia trên 10 triệu va nhiễm là : Mỹ 34.136.738 ca nhiễm, 610.436 người tử vong; Ấn Độ 28.307.832 ca nhiễm, 335.114 ca tử vong; Brazil 16.625.572 ca nhiễm, 465.312 ca tử vong. Số ca tử vong của Brazil đứng thứ 2 trên toàn cầu. 

Highlighted in green
= all cases have recovered from the infection
Highlighted in grey
= all cases have had an outcome (there are no active cases)

TIN VIỆT NAM 

Theo Bộ Y tế Việt Nam. Lúc 6 giờ sáng nay 02/06/2021 có 53 ca nhiễm mới được ghi nhận trong nước, trong đó tại Bắc Giang (48), Bắc Ninh (3), Hà Nội (2). 

Đến 12 giờ trưa nay có thêm 50, trong đó có  02 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại An Giang,  48 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (35), Bắc Ninh (12), Đà Nẵng (1).

Tổng hợp, đến trưa ngày 02/06/2021 Việt Nam có 7.625 ca nhiễm, trong đó có 3.043 người hồi phục sức khỏe, 48 ca tử vong, hiện còn 4.530 ca dương tính đang được điều trị tại các bệnh viện. Đây là thời kỳ có số ca bệnh nặng, nhiều nhất kể từ đầu đại dịch ở Việt Nam. Ổ dịch nguy hiểm nhất là Bắc Giang, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh. 

Lo ngại virus ‘trốn thoát’ khỏi 3.000 phòng thí nghiệm sinh học

Theo Vn. Giả thuyết virus thoát từ Viện Virus học Vũ Hán khiến giới chuyên gia lo ngại về mức độ an toàn sinh học của các phòng thí nghiệm toàn cầu.

18 tháng sau khi bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, Covid-19 đã khiến hơn 171 triệu người nhiễm trên toàn cầu. Số người chết vì nCoV được báo cáo chính thức là hơn 3,5 triệu người, dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng con số thực tế có thể lên tới hơn 8 triệu người.

“Nhưng với 8 triệu người có thể đã chết vì Covid-19, khả năng virus thoát từ một trong số 3.000 phòng thí nghiệm không được kiểm soát nghiêm ngặt có thể khiến mối đe dọa sinh học trở nên nguy hiểm hơn”, 

Tổng thống Joe Biden tuần trước yêu cầu cơ quan chức năng Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, gồm cả giả thuyết virus thoát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, dù báo cáo đầu năm nay của nhóm điều tra WHO cho rằng khả năng này “rất khó” xảy ra.

Hai nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2/2017. Ảnh: AFP.

Hai nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán hồi tháng 2/2017. Ảnh: AFP.

Simpson, biên tập viên của BBC, cho hay việc kiểm soát quốc tế đối với những trung tâm chế tạo và nghiên cứu virus nguy hiểm lỏng lẻo một cách đáng ngại.

Phòng thí nghiệm nghiên cứu về mầm bệnh thường được phân loại theo rủi ro về an toàn sinh học từ cấp 1 đến cấp 4, mức cao nhất. Thế giới có 50 phòng thí nghiệm thuộc cấp 4, trong đó có Porton Down, gần Salisbury, trung tâm nghiên cứu sinh học và hóa học tối mật của Anh.

Porton Down thường được mô tả là nơi có “tiêu chuẩn vàng” về an toàn sinh học và các phòng thí nghiệm cấp 4 như vậy thường được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm cấp 3 phổ biến hơn, với hơn 3.000 cơ sở trên toàn thế giới.

Phần lớn trong số này đều thực hiện các công việc nghiên cứu y khoa, nhưng cũng thường lưu giữ và xét nghiệm nhiều loại virus như Covid-19. Một số phòng thí nghiệm ở những nước như Trung Quốc, Iran, Syria và Triều Tiên, được xem là cơ sở đáng lo ngại.

https://vnexpress.net/lo-ngai-virus-tron-thoat-khoi-3-000-phong-thi-nghiem-sinh-hoc-4286478.html 

WHO phê duyệt vaccine Sinovac Trung Quốc

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp CoronaVac, loại vaccine Covid-19 thứ hai của Trung Quốc, do công ty Sinovac phát triển.

“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay phê duyệt sử dụng khẩn cấp CoronaVac, vaccine Covid-19 của công ty Sinovac, đảm bảo với các quốc gia, nhà tài trợ, cơ quan đấu thầu và cộng đồng rằng nó đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và sản xuất”, WHO cho biết trong tuyên bố hôm nay.

Đầu tháng trước, WHO cũng phê duyệt vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

 

20 quận huyện TP HCM xuất hiện dịch

Với 227 ca nhiễm được công bố, hiện 20/22 địa phương tại TP HCM đã ghi nhân bệnh nhân Covid-19, chỉ quận 11 và huyện Cần Giờ chưa xuất hiện dịch.

Điểm sinh hoạt Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở quận Gò Vấp vẫn là ổ dịch nhiều trường hợp dương tính nhất tới thời điểm này với 219 ca. “Dự báo thêm khoảng 500 ca liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, vì còn nhiều F1 trong các khu cách ly tập trung”, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh nói.

Theo ông Bỉnh, với đặc điểm chủng virus lây nhanh, mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát ở thành phố rất cao, do mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc trong lao động, học tập, sinh hoạt; thậm chí có thể lan đến các tỉnh, thành lân cận.

Hàng nghìn bác sĩ Ấn đòi bắt pháp sư ‘chữa Covid-19’

Hàng nghìn bác sĩ khắp Ấn Độ biểu tình kêu gọi bắt pháp sư nổi tiếng Baba Ramdev, người tuyên bố yoga và thảo dược có thể chống Covid-19.

Trong cuộc biểu tình “Ngày Đen tối” hôm nay, các bác sĩ Ấn Độ đeo băng tay đen và giơ những biểu ngữ yêu cầu giới chức bắt “lang băm Ramdev”. Một số người mặc đồ bảo hộ với dòng chữ “Bắt Ramdev” ở sau lưng.

Baba Ramdev, pháp sư tạo ra một “đế chế” y học cổ truyền thành công tại Ấn Độ, tháng trước phát biểu rằng Covid-19 giúp phơi bày ngành dược phẩm hiện đại là “thứ khoa học ngu ngốc và thất bại”, đồng thời tuyên bố hàng trăm nghìn người “đã chết vì sử dụng tây dược”.

Mỹ lo ngại hiện diện Trung Quốc trong căn cứ Campuchia

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại việc Campuchia phá công trình do Washington tài trợ tại căn cứ Ream và hiện diện quân sự Trung Quốc ở đây.

“Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hiện diện quân sự và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trên Vịnh Thái Lan”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo báo chí ngày 1/6, đề cập đến chuyến thăm Campuchia của bà Sherman.

Thứ ba, 1/6/2021, 22:26 (GMT+7)

Mỹ lo ngại hiện diện Trung Quốc trong căn cứ Campuchia

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại việc Campuchia phá công trình do Washington tài trợ tại căn cứ Ream và hiện diện quân sự Trung Quốc ở đây.

“Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hiện diện quân sự và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trên Vịnh Thái Lan”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thông cáo báo chí ngày 1/6, đề cập đến chuyến thăm Campuchia của bà Sherman.

Thứ trưởng Sherman hôm nay dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới Phnom Penh và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương. Trong cuộc gặp, bà Sherman nhấn mạnh cam kết của Mỹ với Campuchia, cho hay Washington đã cung cấp hơn 3 tỷ USD hỗ trợ Phnom Penh phát triển và các lợi ích thương mại hào phóng của Mỹ đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Campuchia.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đề nghị Campuchia làm rõ về việc giới chức nước này phá dỡ hai tòa nhà do Mỹ tài trợ xây dựng tại căn cứ Ream mà không đưa ra thông báo hay lời giải thích nào. Bà cũng cho rằng việc để Trung Quốc sở hữu một căn cứ quân sự tại Campuchia “sẽ làm suy yếu chủ quyền, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ – Campuchia”.

Mỹ kêu gọi giới lãnh đạo Campuchia duy trì “chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích cao nhất của nhân dân Campuchia”, theo thông cáo được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố sau cuộc gặp giữa bà Sherman và Thủ tướng Hun Sen.

Hà Huy,  biên tập 

Related Posts