BVD- Bản tin thời sự ngày 24.07: Thế giới trên 194 triệu ca nhiễm, hơn 4 triệu người tử vong; Việt Nam gần 4.000 ca nhiễm mới

BVD – Theo tổ chức Y Tế thế giới, đến 5 giờ 43 GMT, sáng ngày 24.07.2021, toàn thế giới đã có 194.070.340 ca nhiễm Covid-19. Trong đó, có 4.160.337 người tử vong và 176.157.715 người đã hồi phục sức khỏe.

 Cho đến thời điểm hiện nay, thế giới còn 13.752.288 ca dương tính, trong đó có 82.539 ( 0,6 %) ca nặng cầm chăm sóc đặc biệt. 

VIỆT NAM

Bộ Y thế sáng nay đã có thông báo về 3.991 ca nhiễm mới.  

Trong đó 04 ca nhập cảnh và 3.987 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.070), Long An (604), Bình Dương (523), Tiền Giang (220), Tây Ninh (132), Đồng Nai (122), Khánh Hòa (104), Bến Tre (52), Đà Nẵng (36), Đồng Tháp (29), Vĩnh Long (25), Vĩnh Phúc (18), Kiên Giang (14), Phú Yên (12), Bà Rịa – Vũng Tàu (8 ), Hậu Giang (6), Hà Nội (5), Hưng Yên (4), Đắk Lắk (3) trong đó có 2.073 ca trong cộng đồng.
 
– Vào sáng ngày 24/7, Sở Y tế tỉnh Long An đăng ký bổ sung 1.288 ca bệnh trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19. Đây là các ca bệnh đã được phát hiện từ ngày 14-22/7/2021 tại các khu cách ly và khu phong toả.
 
Tính đến sáng ngày 24/7, Việt Nam có tổng 86.957 ca mắc, trong đó có 2.145 ca nhập cảnh và 84.812 ca mắc trong nước.
 
– Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 83.242 ca, trong đó có 12.762 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
 
– Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Hà Nội giãn cách xã hội từ 6 giờ sáng ngày 24.07 theo Chỉ thị 16 kéo dài trong 15 ngày.

Theo chỉ thị của Chủ tịch thành phố Chu Ngọc Anh tối 23/7, toàn thành phố cách ly xã hội trong 15 ngày với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất được phép hoạt động phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh những ngày qua thành phố liên tiếp phát hiện các ca mắc mới, nhiều ổ dịch không rõ nguồn lây. Ngày 22/7, thành phố ghi nhận 64 ca, đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất trong đợt dịch thứ 4. Ngày 23/7, số liệu công bố sáng và trưa ghi nhận 38 ca mắc mới.

Từ 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 656 ca bệnh, trong đó 387 ca bệnh thuộc các chùm chưa qua 14 ngày.

Phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) vắng người đi lại khi thành phố thực hiện công điện số 15 ngày 18/7. Ảnh: Giang Huy.

Phố Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm) vắng người đi lại khi thành phố thực hiện công điện số 15 ngày 18/7. Ảnh: Giang Huy.

Chính quyền yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

TP HCM siết chặt Chỉ thị 16

Trong 2 tuần tới, TP HCM siết chặt Chỉ thị 16 và tăng cường một số biện pháp cấp bách để phong toả, kiềm chế tốc độ lây lan của Covid-19.

Nội dung được đề cập trong Chỉ thị 12 của Ban thường vụ Thành uỷ TP HCM do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên ký ngày 22/7, trong bối cảnh thành phố ghi nhận hơn 45.000 ca nhiễm của đợt bùng phát dịch thứ tư. Thành phố đã trải qua 14 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 37 ngày thực hiện Chỉ thị 15.

Theo Thành uỷ TP HCM, sau thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16, dịch tại thành phố vẫn diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm hàng ngày ở mức rất cao, nhất là trong các khu phong toả, cách ly. Số đang điều trị, số ca nặng, tử vong ngày càng tăng. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị chống dịch đã quá tải…

Một hẻm ở đường Quang Trung, quận Gò Vấp bị phong toả để truy vết, tháng 5/2021. Ảnh: Đình Văn.

Một hẻm ở đường Quang Trung, quận Gò Vấp bị phong toả để truy vết, tháng 5/2021. Ảnh: Đình Văn.

Với mục tiêu nhằm kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, giữ vững và mở rộng vùng an toàn, thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định giãn cách, nhất là bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định cách ly, phong tỏa.

Chính phủ đề xuất cơ chế đặc biệt phòng, chống Covid-19

Chính phủ đề xuất được áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc cách trong mua sắm thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế, hóa chất… để phòng, chống Covid-19.

Sáng 24/7, Uỷ ban Thường vụ họp chuẩn bị nội dung báo cáo Quốc hội ra Nghị quyết phòng, chống dịch bệnh Covid-19. “Đây là tình huống đặc biệt, nên chúng ta phải có cách thức tiếp cận đặc biệt”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ đã áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, thực tế phát sinh tình huống khó khăn, vướng mắc và bất cập cần giải quyết ngay.

Vì thế, Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa nội dung về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV để có cơ sở pháp lý vững chắc.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts