BVD – Bản tin thời sự ngày 23.09.2021: Thế giới trên 230 triệu ca nhiễm; Việt Nam 17.781 ca tử vong; người dân đổ ra đường như không có dịch bệnh

BVD – Theo TC Y Tế thế giới, đến 18 giờ sáng ngày 22.09.2021 toàn thế giới đã có  230.616.552 người bị nhiễm Covid-19 ở 222 quosc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó đã có 207.357.588 người hồi phục sức  khoẻ, 4.727.572 người tử vong. Hiện nay còn 18.531.392 ca bệnh, trong đó có 98.195 ca nặng cầm chăm sóc đặc biệt ( 0,5 %)

CHÂU Á: 74.617.836 CA; CHÂU ÂU: 57.994.021 CA; BẮC MỸ: 51.985.901; NAM MỸ: 37.567.556; CHÂU PHI: 8.262.694

 
 

Mỹ: 43.242.302 ca nhiễm, 696.913 ca tử vong, tăng thêm 124.438 ca nhiễm mới 

Ấn Độ: 33530.077 ca nhiễm, trong đó có 445.801 ca tử vong, tăng 27.333 ca mới

Brazil: 21.247.094 ca nhiễm, trong đó có  591.518 ca tử vong, tăng 12.582 ca nhiễm mới

Đức: 4.175.557 ca nhiễm, trong đó có 93.770 ca tử vong, tăng thêm 11.165 ca nhiễm mới. 

 Indonesia: 4.198.678 ca nhiễm, trong đó có 140.954 ca tử vong, tăng 3.2653 ca mới. Indonesia đã vướt qua Đức về số ca nhiễm, đứng thứ 13 trong số 222 quốc và vùng lãnh thổ bị Covid-19 tàn phá.  

Philippines: 2.417.419 ca nhiễm, trong đó có 37.228 ca tử vong, đứng thứ 18 trên toàn cầu. 

Malaysia : đứng thứ 21 trên toàn thế giới với 2.142.924 ca nhiễm, 24.565 ca tử vong, tăng 14.990 ca mới. 

Thailand: 1.511.357 ca nhiễm, 15,753 ca tử vong, đứng thứ 29 thế giới 

Việt Nam: 718.963 ca nhiễm, 17.781 ca tử vong. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 46 về số ca nhiễm trên toàn cầu. 

Hôm nay, 22.09, Việt Nam ghi nhận 11.525 ca (↓162 ca so với ngày hôm qua), nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 714.498 tại 62 tỉnh thành.

Trong số này, 5.870 ca đang điều tra dịch tễ (↓965 ca), 5.655 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (↑803 ca).

Cùng ngày, Bộ Y tế công bố 11.919 người khỏi bệnh và 236 ca tử vong.

 

Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 718.910 ca nhiễm, 487.262 người khỏi bệnh, 213.923 bệnh nhân đang điều trị và 17.781 ca tử vong.

7 ngày qua, tổng nhiễm trên cả nước giảm 8.641 (↓11%) so với cùng kỳ, tổng bệnh nhân tử vong giảm 466 (↓23%), số người khỏi bệnh giảm 12.391 (↓14%).

Chính phủ đồng ý áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, theo Luật Đấu thầu, để mua 20 triệu liều vaccine Vero Cell của Trung Quốc.

Theo nghị quyết ngày 21/9 về việc mua vaccine Covid-19 Vero Cell của tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc, Chính phủ chấp thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm với các khiếu nại phát sinh liên quan đến vaccine và sử dụng vaccine; chấp nhận phương thức thanh toán theo các điều khoản hợp đồng; chấp nhận không có nội dung về bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm ở điểm tiêm phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 15/8. Ảnh: Thành Nguyễn

Vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm ở điểm tiêm phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP HCM, ngày 15/8. Ảnh: Thành Nguyễn

Việc ký kết, hiệu lực, giải thích, thực hiện và giải quyết tranh chấp của hợp đồng áp dụng theo luật pháp Trung Quốc. Trường hợp không giải quyết được, tranh chấp do Ủy ban Trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc tại Bắc Kinh phán quyết; ngôn ngữ trọng tài là tiếng Trung Quốc.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức mua vaccine Vero Cell đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tiến độ.

Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 45 triệu liều vaccine Covid-19 các loại, riêng Vero Cell (Sinopharm) khoảng 20 triệu liều.

Đến hết ngày 22/9, cả nước đã tiêm được 35,6 triệu liều vaccine, trong đó 28,7 triệu người tiêm mũi một; 6,9 triệu người tiêm đủ hai liều.  

Chuyên gia lo ngại dịch bùng phát lại khi dòng người đổ ra đường

Nhiều người dân Hà Nội đổ ra đường chơi Trung thu, không đảm bảo 5K, có thể dẫn đến rủi ro bùng phát dịch bệnh trở lại, theo PGS Trần Đắc Phu.

Tối qua (21/9), ngày đầu tiên Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, chuyển trạng thái chống dịch từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15, hàng nghìn người dân đã đổ ra đường đi chơi Trung thu. Nhiều tuyến phố quanh Hồ Gươm như Tràng Thi, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ… ùn tắc.

Trả lời báo chí sáng nay (22/9), ông Nguyễn Văn Phong, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, cho rằng việc người dân đổ ra đường đông như vậy là không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch.

Theo ông Phong, Hà Nội vẫn có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, một trong những nguy cơ đó chính là sự chủ quan của một số cơ quan quản lý và người dân. “Rất đáng trách là rất nhiều phụ huynh đã đưa cả trẻ em đi cùng. Vì việc này thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của người dân thủ đô bị thách thức rất lớn”, ông nêu vấn đề.

 

Hà Huy, biên tập 

Related Posts