Bản tin ngày 23/10/21: Thế giới trên 243 triệu ca nhiễm, Việt Nam từng bước mở cửa, Thủ tướng Đức có thể ngủ ngon ?

Tin tức đại dịch: 

Tin  thế  giới  

Đến  3hh45 ngày  23/10/2021, trên  toàn thế giới đã có tổng số 243.745.106 người  bị  nhiễm  Covidd-19. Trong  số  đó  có 220.869.669 người  đã  hồi  phục  sức  khoẻ  và  4.953.505 người  tử  vong. 

Hiện  tại  còn  17.921.932 ca  bệnh, trong  đó  có  76.159 (0.4%) ca  nặng  cần  chăm  sóc  đặc  biệt. 

CHÂU Á: 78.494.579 ca  nhiễm; CHÂU ÂU: 62.574.910 ca  nhiễm; BẮC MỸ: 55.598.037 ca  nhiễm; NAM MỸ: 38.252.352 ca  nhiễm; CHÂU PHI: 8.532.793 ca  nhiễm. 

Danh  sách 36 Quốc  gia  có  trên  1 triệu  ca  nhiễm  ( Số  liệu  tính  đến  hết  ngày  22/10/2021 ) 

 

Việt Nam 

Theo nguồn tin từ Bộ Y tế Việt Nam:

  • 18:23 ngày 22/10/2021, có 3.985 ca nhiễm mới. Tính từ 17h ngày 21/10 đến 17h ngày 22/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.985 ca nhiễm mới, trong đó 08 ca nhập cảnh và 3.977 ca ghi nhận trong nước (tăng 359 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.782 ca trong cộng đồng).
  • Đến nay, Việt Nam có 881.522 ca mắc COVID-19, hơn 803.000 bệnh nhân đã được chữa khỏi; Dự kiến khoảng 780.000 trẻ từ 12-17 tuổi ở TP HCM cần tiêm vaccine phòng COVID-19; Bình Dương tập trung bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên.

Thống kê trên Cổng tiêm chủng Quốc gia cho biết, đến đầu giờ chiều ngày 22/10, cả nước đã tiêm được trên 71 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Công bố cấp độ dịch bệnh của 63 tỉnh, thành; Quảng Ninh phát hiện 3 trường hợp F0 sau gần 3 tháng không có ca nào.

70% người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19

Nhiều tỉnh, thành phía Nam dỡ chốt kiểm soát cửa ngõ

Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Cần Thơ và Hậu Giang dỡ chốt kiểm soát cửa ngõ tạo điều kiện người dân đi lại, một số tỉnh duy trì chốt nhưng kiểm tra được nới lỏng.

NHỮNG TIN TỨC KHÁC: 

Tình báo Mỹ kêu gọi bảo vệ 5 công nghệ trước Trung Quốc

Tình báo Mỹ cảnh báo các công ty nước này không nên hợp tác với Trung Quốc trong 5 lĩnh vực công nghệ chủ chốt, bao gồm AI.

“Trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính lượng tử, khoa học sinh học, chất bán dẫn và các hệ thống tự trị là những lĩnh vực có khả năng tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ”, Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) thuộc Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ, cho biết trong báo cáo mới hôm 21/10.

NCSC cho biết các công ty, học giả và cộng đồng nghiên cứu của Mỹ cần chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ nhân tài và các công trình nghiên cứu, trước mối đe dọa từ những quốc gia đã và đang sử dụng mọi biện pháp, cả hợp pháp và trái phép, nhằm thâu tóm bí quyết thống trị 5 công nghệ này của Mỹ.

Giới chức tình báo Mỹ nhấn mạnh họ không cổ vũ quay lưng hoàn toàn với các công ty và cơ sở nghiên cứu Trung Quốc, nhưng cần nhận thức được rằng chính phủ Trung Quốc có kế hoạch quốc gia toàn diện để thống trị các lĩnh vực công nghệ này. Họ bày tỏ lo ngại Mỹ sẽ hoàn toàn bị đẩy ra khỏi những lĩnh vực quan trọng đối với tương lai.

Bài  đăng trên: https://vnexpress.net/tinh-bao-my-keu-goi-bao-ve-5-cong-nghe-truoc-trung-quoc-4375734.html

IS phá đường điện, Kabul chìm trong bóng tối

Nhánh Afghanistan của tổ chức IS nhận trách nhiệm vụ đánh bom đường dây cao thế khiến thủ đô Kabul mất điện.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) trong bài đăng trên Telegram ngày 22/10 cho biết các thành viên “kích nổ quả bom trên một cột điện ở Kabul” một ngày trước đó để gây thiệt hại cho ngành điện Afghanistan.

Vụ nổ gây hư hỏng đường dây cao thế cung cấp điện nhập khẩu cho Kabul và một số tỉnh khác, khiến thủ đô Afghanistan chìm trong bóng tối. Vụ phá hoại ngày 21/10 là một đòn giáng vào nỗ lực ổn định Afghanistan của Taliban sau hơn hai tháng lực lượng này tiếp quản quyền lực.

bài  đăng  trên : https://vnexpress.net/is-pha-duong-dien-kabul-chim-trong-bong-toi-4375730.html

Biển Đông: Công cụ pháp lý quan trọng của Mỹ đối phó Trung Quốc 

Ngày 19-10, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông 2021 (còn gọi là S.1657), nhắm đến việc trừng phạt các cá nhân, thực thể Trung Quốc liên quan những hoạt động tranh chấp lãnh thổ do Trung Quốc gây ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Liên quan động thái trên, giới quan sát càng khẳng định rằng Mỹ đang thúc đẩy chiến lược đối phó Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ThS Hoàng Việt – chuyên gia luật biển quốc tế (ĐH Luật TP.HCM) – nhận định: “Nếu đạo luật được ban hành, Mỹ sẽ có một công cụ pháp lý để trừng phạt các cá nhân hay thực thể Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng mới tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Với NATO, Nga vẫn là mục tiêu ngăn chặn cốt lõi

Theo hãng tin Reuters, ngày 21-10, các bộ trưởng đã thống nhất một kế hoạch quy mô lớn nhằm đối phó trước mọi nguy cơ tấn công từ Nga và từ nhiều mặt trận. Chiến lược nhằm chuẩn bị cho NATO trước bất kỳ nguy cơ bị tấn công đồng thời ở các khu vực Baltic và Biển Đen, có thể bao gồm tấn công bằng vũ khí hạt nhân, tấn công mạng, tấn công từ không gian. Diễn biến này cho thấy NATO một lần nữa xác nhận mục tiêu cốt lõi của mình là ngăn chặn Nga, dù thời gian qua có dồn sức đối phó với Trung Quốc.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh giữa các nước thành viên và đối tác của NATO với Nga đang có nhiều căng thẳng không chỉ về quân sự mà cả ngoại giao. Ngày 18-10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thông báo sẽ ngưng toàn bộ hoạt động của phái bộ Nga tại trụ sở NATO ở Brussels từ đầu tháng 11 tới. Nếu NATO muốn trao đổi với Nga thì phải làm việc với Đại sứ quán Nga ở Bỉ. Cùng với đó, văn phòng của phái bộ ngoại giao NATO tại Moscow cũng buộc phải đóng cửa. Quyết định này nhằm trả đũa việc NATO đầu tháng 10 thông báo trục xuất tám nhà ngoại giao Nga vì cáo buộc họ làm gián điệp.

Tình báo Mỹ cho biết các công ty Trung Quốc đang thu thập dữ liệu di truyền toàn cầu, một phần trong nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học lớn nhất thế giới.

Tờ The New York Times dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ ngày 22-10 cho biết các công ty Trung Quốc đang thu thập dữ liệu di truyền từ khắp nơi trên thế giới, một phần trong nỗ lực của chính phủ và các công ty nước này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học lớn nhất thế giới.

Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh rằng Washington cần bảo mật tốt hơn các công nghệ quan trọng, gồm trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, chất bán dẫn và các công nghệ khác liên quan “kinh tế sinh học”.

Thủ tướng Đức có thể ngủ ngon sau 16 năm  lãnh  đạo Đức  

Thủ tướng Đức Angela Merkel ( ảnh chụp lại trên ntv )

Sau 16 năm làm Thủ tướng Liên bang, Angela Merkel thoải mái và tự tin về sự thay đổi quyền lực trong Thủ tướng. Cô ấy nói với “Süddeutsche Zeitung” trong cuộc phỏng vấn đầu tiên của cô ấy sau cuộc bầu cử liên bang: “Tôi biết những gì chúng tôi đã đạt được trong các chính phủ mà tôi đã lãnh đạo.” Merkel là Thủ tướng từ năm 2005. Khi được hỏi liệu bà có thể ngủ yên với ý tưởng rằng một đảng viên Dân chủ Xã hội sẽ cai trị đất nước này một lần nữa trong tương lai hay không, bà Merkel nói: “Có”.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts