Chuyến công du châu Âu với nhiều thành quả tốt đẹp

BVD- Từ ngày 31-10 đến 05.11.2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm làm việc tại Anh và thăm chính thức Pháp.

 Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi Khí hậu tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow, Scotland, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: Dương Giang-TTXVN) Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: Dương Giang-TTXVN)

TT Việt Nam nhấn mạnh: sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Pa-ri, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đón Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự hội nghị. Ảnh: TTXVN.

Những hoạt động của TT Phạm Minh Chính: 

Bên lề hội nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha, tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: TTXVN

* Sáng 2-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và tiếp xúc bên lề với Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis, Tổng thống Cộng hòa Armenia Armen Sarkissian, Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema và thị trưởng thành phố Los Angeles (Mỹ) Eric Garcetti.

Tại cuộc gặp thủ tướng Canada, hai nhà lãnh đạo nhất trí tích cực triển khai và phát huy hiệu quả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đẩy mạnh thương mại hàng hóa, phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều lên hơn 8 tỉ USD.

* Ngày 2-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Noel Kinder – giám đốc phát triển bền vững của Tập đoàn Nike – bên lề Hội nghị COP 26 tại Glasgow, Scotland. Ông Kinder thông báo với Thủ tướng toàn bộ gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike ở các địa phương bị đứt gãy do COVID-19 đã quay lại sản xuất.

Thay mặt Tập đoàn Nike, ông Kinder cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Nike cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

TTO – Chiều 5-11 (giờ Paris), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Paris về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công du đến Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp. 

Hành trình 6 ngày làm việc liên tục với các hoạt động đa phương và song phương dày đặc từ sáng sớm đến tối muộn, chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến châu Âu đã mở ra cho Việt Nam thêm nhiều cơ hội trong thế giới thời kỳ “bình thường mới”.

Việt Nam cởi mở, thân thiện, tin cậy

“Đây là vấn đề toàn cầu nên cần cách tiếp cận toàn cầu, là vấn đề của toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, bởi mọi quốc gia và mọi người dân trên thế giới đều phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” – Thủ tướng Phạm Minh Chính nói về thách thức biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho biết ông luôn nhấn mạnh thông điệp trên trong tất cả các phát biểu chính thức và các cuộc gặp gỡ tại COP26 ở Glasgow (Vương quốc Anh). Đây là hội nghị đa phương toàn cầu trực tiếp đầu tiên mà Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự.

Tại COP26, Thủ tướng cho biết Việt Nam nỗ lực giảm lượng phát thải khí carbon về “0” vào năm 2050. Ông cho biết Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và đề nghị phải có công bằng, công lý, đạo đức trong việc thực hiện sứ mệnh bảo vệ Trái đất, dành hành tinh xanh cho con cháu mai sau. 

“Không phải là chúng ta còn khó khăn mà không đưa ra cam kết mạnh mẽ, bởi đây là trách nhiệm chung với nhân loại. Việt Nam phải cố gắng thực hiện để được tôn trọng của cộng đồng quốc tế” – ông nói.

Ngoài các chương trình nghị sự chính thức như dự và phát biểu tại các hội nghị do Thủ tướng Anh, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Ủy ban châu Âu chủ trì, Thủ tướng Phạm Minh Chính còn có hơn 20 cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế ngay bên hành lang hội nghị. 

Các hình ảnh trò chuyện thân mật giữa Thủ tướng với lãnh đạo các quốc gia, thậm chí là một phút chào hỏi vui vẻ với tỉ phú Bill Gates bên lề, đã cho thấy hình ảnh một Việt Nam cởi mở, thân thiện, tin cậy với bạn bè quốc tế.

Trong chuyến thăm chính thức đến Pháp, Tổng thống Macron và Thủ tướng Castex đều đón tiếp thân tình và chiêu đãi trọng thị Thủ tướng Việt Nam. Ở Pháp, Thủ tướng còn gặp và trao đổi với lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp, các tổ chức xã hội, văn hóa, y tế, các doanh nhân hàng đầu… về nhiều vấn đề cụ thể. 

“Sự đón tiếp trọng thị, thân tình của các nhà lãnh đạo Pháp trong chuyến thăm này không chỉ dành cho cá nhân tôi, đó là tình cảm họ dành cho đất nước Việt Nam chúng ta. Tôi nói với các nhà lãnh đạo nước bạn rằng Pháp – Việt có mối quan hệ lịch sử đầy duyên nợ, hai nước không bỏ được nhau. Sự tin cậy chính trị giữa hai quốc gia đang ở mức rất cao” – ông kể.

Nông sản Việt và nhiều hợp đồng tỉ USD

Nguyễn Ngọc Huyền, chủ tịch Tập đoàn Mia Group, là doanh nhân tuổi 30. Huyền kể 8 năm trước cô khởi nghiệp từ một chiếc tủ lạnh bán trà sữa, trong tủ có để trái cây. Không ngờ khách đến mua trái cây nhiều hơn mua trà sữa. 

Rồi Mia trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quà tặng trái cây cao cấp ở Việt Nam và bắt đầu tiến ra thị trường quốc tế. Lần này cô chủ tịch Mia tuổi 30 đến Anh tìm hiểu thị trường, tham dự COP26 và sang Pháp trao đổi thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn MCE – Amélie EU Gateway, để năm 2022 xuất khẩu sang thị trường “khó tính” này 5.000 tấn trái cây Việt Nam.

MCE – Amélie EU Gateway là một trong 3 tập đoàn lớn nhất cung cấp nông sản cho các siêu thị lớn tại châu Âu. Mia Group còn ký thỏa thuận với đối tác nước ngoài để hoàn thiện “bản đồ” trái cây Việt Nam, nhằm giúp bà con nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến trái cây đạt chuẩn chất lượng châu Âu để “nuôi” tham vọng xuất khẩu số lượng lớn sang thị trường này.

Nếu như trước đây trong các lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, chúng ta chỉ thấy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thị trường công nghệ, thì lần này các doanh nghiệp của Việt Nam đã đầu tư vào thị trường Pháp.

Vingroup sau khi đã “lót ổ” chuẩn bị đưa xe điện sang thị trường Mỹ, lần này đã ký với đối tác Pháp để lắp đặt và vận hành mạng lưới trạm sạc công cộng và các dịch vụ liên quan tại Pháp. 

Cùng với đó, các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam như Viettel, Vietjet, T&T, VNPT, Bamboo Airways… đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trị giá tỉ USD, sẵn sàng thúc đẩy đầu tư, kinh doanh thời kỳ “bình thường mới”.

Tại Anh, Thủ tướng cũng chứng kiến lễ ký kết hợp đồng giữa VNVC và AstraZeneca để cung cấp thêm 25 triệu liều vắc xin cho Việt Nam và hợp tác sản xuất thuốc điều trị bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam.

Các diễn đàn kinh tế, hội thảo của giới doanh nhân được sự hiện diện của Thủ tướng tại cả Anh và Pháp đều thu hút đông đảo các nhà đầu tư đến dự. Hôm ở Anh, ông chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered cho biết rất yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam và cam kết mạnh mẽ đầu tư phát triển bền vững tại Việt Nam. 

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Standard Chartered đã trao thỏa thuận hợp tác với các đối tác Việt Nam, tổng số tiền lên đến 8 tỉ USD, chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Quê hương chỉ có một

Thủ tướng nhắc lại nội dung câu thơ được phổ nhạc mà nhiều người Việt Nam xa quê đều nhớ “quê hương mỗi người chỉ một”, trong các cuộc gặp gỡ và trò chuyện với cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc ở châu Âu.

Trong cuộc trò chuyện đầm ấm, người đứng đầu Chính phủ đã nhắc lại truyện Mẹ Âu Cơ để nói về tình đoàn kết, truyện Thánh Gióng nói về lòng yêu nước và sức mạnh Việt Nam, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh để nói rằng cha ông ta từ xưa đã phòng chống biến đổi khí hậu…

Ông hứa sẽ làm hết sức mình để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển, gắn bó với quê nhà và giữ gìn truyền thống con Lạc cháu Hồng.

  •  

TT Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện kiều bào Châu Âu : 

Tối ngày 4/11 (theo giờ Paris), tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt xúc động và thân tình với bà con kiều bào tại châu Âu.

Đoàn kiều bào Đức sang Pháp đón tiếp và gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm có: Ông Võ Văn Long, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức, TGĐ Công ty Thang Long; ông Nguyễn Văn Tính, đại biểu Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Đức; ông Trần Đăng Khoa, bà Trịnh Thị Mùi ( TTTM Thái Bình Dương) 

Đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Đức, ông Võ Văn Long, Chủ tịch Hội DNVN tại CHLB Đức đã phát biểu nêu bật những hoạt động của các doanh nghiệp người Việt và nêu những kiến nghị với mong muốn Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam quan tâm hơn nữa tới kiều bào đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bà con kiều bào góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Trong quá trình tại Pháp, đoàn kiều bào Đức đã có các cuộc gặp gỡ làm việc với các Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư , …

Nhận dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Cộng đồng người Việt tại Đức

Related Posts