Tin nóng thế giới ngày 22/07/22

Dòng chảy phương bắc 1 đã được cung cấp khí đốt nhưng chỉ bằng 30% suất; Việc thiếu xuất khẩu lúa mì đang gây áp lực lên nền kinh tế Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy lạc quan: Một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc đang trong tầm tay. Trong khi đó, EU quyết định gói trừng phạt thứ bảy, còn Ả Rập Xê-út muốn tiếp tục làm việc với Nga.

EU quyết định gói trừng phạt thứ bảy

Theo NTV. 57 cái tên và tổ chức xuất hiện trong gói trừng phạt mới của EU, được công bố trên Tạp chí Chính thức của EU vào tối thứ Năm – bao gồm người đứng đầu tổ chức vũ trang Nga Rostech và Ngân hàng Nga Sberbank. Tuy nhiên, trên hết, việc xuất khẩu vàng của Nga đã bị hạn chế. Bộ Ngoại giao Nga mô tả các biện pháp trừng phạt mới của EU là vô nghĩa, bất hợp pháp và nguy hiểm đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Đây là gói thứ 7 được 27 nước EU đồng ý nhằm đáp trả cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga. “Điều này gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Moscow: chúng tôi sẽ duy trì sức ép trong thời gian cần thiết”, Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban EU cho biết trên Twitter.

Châu Âu bất đồng nội bộ về lệnh trừng phạt Nga

Châu Âu đối mặt nhiều bất đồng nội bộ về lệnh trừng phạt Nga, vốn ngăn họ tăng áp lực lên Moskva và cản trở nỗ lực viện trợ Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/7 tuyên bố loạt lệnh trừng phạt chưa từng có đang “gây đau đớn” với Nga, đáp trả những người chỉ trích cho rằng những biện pháp đó đang gây hệ lụy về kinh tế, xã hội cho khối.

Một trong những người chỉ trích quyết liệt nhất các lệnh trừng phạt của châu Âu là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người tiếp tục phản đối lệnh cấm vận dầu mỏ Nga được EU thông qua vào tháng trước.

Tại Italy, đảng Phong trào 5 Sao đã tranh cãi quyết liệt với Thủ tướng Mario Draghi về chính sách tăng ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. Đảng này sau đó từ chối ủng hộ chính phủ, khiến liên minh cầm quyền tan rã và Thủ tướng Draghi ngày 21/7 phải nộp đơn từ chức.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU  Josep Borrell (vest xám) trao đổi với Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares tại cuộc họp quy tụ các ngoại trưởng của khối hôm 18/7. Ảnh: AP.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell (vest xám) trao đổi với Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares tại cuộc họp quy tụ các ngoại trưởng của khối hôm 18/7. Ảnh: AP.

Các quan chức EU cho biết động lực tăng thêm sức ép kinh tế với Moskva đang suy yếu, khi ngày càng có nhiều tranh cãi nổ ra về cái giá mà khối phải trả vì những biện pháp trừng phạt Nga, cũng như tâm lý hoài nghi về việc có nên tiếp tục viện trợ Ukraine khi chiến sự tiếp tục kéo dài hay không.

Nga – Ukraine ‘ký thoả thuận’ xuất khẩu ngũ cốc hôm nay

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ cùng Nga, Ukraine và Tổng thư ký LHQ ký thoả thuận khôi phục xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen trong hôm nay.

“Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, cực kỳ quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu, sẽ được ký kết tại Istanbul ngày 22/7 dưới sự bảo trợ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cùng các phái đoàn Ukraine và Nga”, Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, thông báo trên Twitter ngày 21/7.

Theo Kalin, các bên đã đạt thoả thuận chung về kế hoạch do Liên Hợp Quốc dẫn đầu trong các cuộc đàm phán ở Istanbul tuần trước.

Thổ Nhĩ Kỳ không công bố nội dung chi tiết của thoả thuận, nhưng nói rằng văn bản sẽ được ký kết lúc 20h30 tại Cung điện Dolmabahce, thành phố Istanbul.

EU nửa mừng nửa lo với Nord Stream 1

Châu Âu có thể đã tránh được một cuộc khủng hoảng sớm khi Nga mở lại đường ống khí đốt Nord Stream 1, nhưng tương lai vẫn còn bất định.

Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt lớn nhất của Nga tới châu Âu, sáng 21/7 bắt đầu hoạt động trở lại sau 10 ngày bảo trì. Theo dữ liệu do tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga cung cấp cho Gascade, nhà điều hành đường ống phía Đức, 530 GWh khí đốt được giao trong ngày. Klaus Mueller, chủ tịch cơ quan quản lý năng lượng Đức, cho biết mức này chỉ bằng 30% công suất của đường ống.

Dù vậy, việc Nga mở lại đường ống đã giúp Liên minh châu Âu (EU) phần nào thở phào nhẹ nhõm khi những dự đoán trước đây rằng Moskva có thể sẽ tiếp tục đóng vòi khí đốt quá thời hạn bảo trì đã không trở thành hiện thực.

Một cơ sở trong hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Một cơ sở trong hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Gazprom đã giảm đáng kể nguồn cung cho Liên minh châu Âu (EU) trong những tháng qua, cắt giảm 60% lượng khí đốt chảy qua đường ống Nord Stream 1. Với giá tăng cao và mức dự trữ khí đốt tương đối thấp, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 20/7 đề xuất các quốc gia thuộc khối giảm 15% lượng khí đốt sử dụng vào mùa đông sắp tới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo dòng chảy khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 có thể giảm xuống 20% ngay trong tuần tới bởi hiện tại, chỉ có hai tuabin nén khí của đường ống hoạt động và một tuabin cần được bảo trì trong tháng này.

EU vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì khí đốt đã được cung cấp nhưng lo bởi thiếu khí đốt và dai nhiên liệu tiếp tục tăng. Đức, mục tiêu dự trữ 95% khí đốt vào 01/11/2022 là khó thực hiện được. Và như vậy sẽ đe doạ toàn bộ đời sống kinh tế Đức. 

Đức tố Nga lần lữa nhận tuabin khí đốt

Bộ trưởng Kinh tế Đức cho rằng Nga trì hoãn nhận lại tuabin nén khí trong đường ống Nord Stream 1, khiến quá trình chuyển giao có thể mất nhiều ngày.

“Có cảm giác Nga không còn muốn nhận lại tuabin nén khí”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói ngày 21/7. “Điều đó có nghĩa vấn đề kỹ thuật thực ra lại có liên quan chính trị, đi ngược lại với cam kết của Nga về việc bảo đảm an ninh năng lượng ở châu Âu”.

Một cơ sở trong hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 21/7. Ảnh: Reuters.

Một cơ sở trong hệ thống đường ống Nord Stream 1 tại Lubmin, Đức ngày 21/7. Ảnh: Reuters.

Một nguồn tin khác cho biết Moskva chưa cung cấp tài liệu cần thiết để chuyển tuabin về Nga, gồm thông tin về điểm đến và cần đưa qua cửa khẩu nào. Hiện chưa rõ khi nào Đức có thể hoàn trả tuabin cho Nga và quá trình này có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

Ngoại trưởng Hungary: Không có an ninh năng lượng nếu không có Nga

Ngoại trưởng Szijjarto tới Moskva bàn mua thêm 700 triệu m3 khí đốt, nhấn mạnh an ninh năng lượng nước này không thể được đảm bảo nếu không có Nga.

“Một số người có thể bán những lời hứa suông và theo đuổi mộng tưởng, nhưng thực tế không thể thay đổi. Dù muốn hay không, đơn giản là không thể mua lượng khí đốt bổ sung này ở châu Âu nếu không có nguồn của Nga“, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói trong cuộc họp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov tại Moskva ngày 21/7.

Ông Szijjarto tới Nga để đàm phán mua 700 triệu m3 khí đốt tự nhiên ngoài số lượng quy định trong các hợp đồng dài hạn năm nay nhằm đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp năng lượng trong nước. Số lượng này chiếm khoảng 6,7% lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ năm 2020 của Hungary.

Ukraine tìm cách chứng minh khả năng thắng Nga

Nhằm trấn an phương Tây và có thể tiếp tục nhận vũ khí viện trợ, Ukraine đang cố gắng cho thấy họ hoàn toàn có thể đánh bại Nga trên chiến trường.

Vài tuần trước, quân đội Ukraine bị lực lượng pháo binh áp đảo của Nga “vùi dập” ở chiến trường miền đông, hứng chịu thương vong nặng nề và liên tiếp phải rút lui khỏi các thành phố Severodonetsk, Lysychansk trước đà tiến công của đối phương.

Ủng hộ của phương Tây vì thế dường như cũng giảm bớt, trong bối cảnh nhiều mối hoài nghi nảy sinh rằng Ukraine khó giành được thắng lợi trong cuộc chiến tiêu hao và những vũ khí hiện đại mà họ viện trợ khó có thể giúp Kiev lật ngược tình thế.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa nhằm vào một vị trí của quân đội Nga ở Kherson hôm 14/7. Ảnh: AP.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa nhằm vào một vị trí của quân đội Nga ở Kherson hôm 14/7. Ảnh: AP.

Dù vậy, Ukraine vẫn kiên trì phát thông điệp với phương Tây rằng họ có thể chiến thắng, chiến lược của họ vẫn phát huy hiệu quả, với điều kiện dòng chảy vũ khí hiện đại tới nước này không bị gián đoạn.

Quân đội Ukraine đang chứng minh năng lực bằng những thành công trên chiến trường, như một cuộc tập kích gần đây vào thị trấn Nova Kakhovka, gần sông Dnipro ở miền nam đất nước, khi tổ hợp pháo phản lực HIMARS bắn trúng một kho đạn Nga, gây ra vụ nổ lớn, bắn trúng cây cầu qua sông Dnup,…

Cuộc chiến chống ‘thù trong’ của Tổng thống Ukraine

Sa thải giám đốc tình báo và công tố viên hàng đầu, ông Zelensky báo hiệu quyết liệt xử lý những nhân tố làm suy yếu nỗ lực chống Nga.

Trong khi đang giao tranh khốc liệt với lực lượng Nga trên chiến trường, Ukraine cũng phải đối mặt với cuộc chiến trên mặt trận khác: loại bỏ các điệp viên và cộng tác viên Nga, những người cung cấp hỗ trợ quan trọng cho đối thủ.

Những người Ukraine có tư tưởng ủng hộ Nga đang bí mật tiết lộ thông tin về các mục tiêu của Kiev như bố phòng lực lượng hay kho đạn, theo quan chức Ukraine. Một số linh mục chứa chấp sĩ quan Nga và thông báo về những người Ukriane nằm vùng tại khu vực Nga kiểm soát. Một quan chức cho biết những “tay trong” của Nga đã loại bỏ các quả mìn gài ở nhiều cây cầu để giúp quân Nga dễ dàng vượt qua.

Thực trạng này nhức nhối đến mức Tổng thống Volodymyr Zelensky tối 17/7 đã quyết định sa thải hai quan chức thực thi pháp luật cấp cao, gồm giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa (SBU) Ivan Bakanov và tổng công tố nhà nước Iryna Venediktova.

Tổng thống Belarus: Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ cho Nga

Tổng thống Belarus Lukashenko cho rằng Ukraine có thể chấm dứt chiến sự bằng cách đàm phán với Nga, nhượng bộ lãnh thổ để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

“Chúng ta phải dừng lại, đạt được thỏa thuận, chấm dứt tình trạng lộn xộn và chiến sự ở Ukraine“, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trả lời phỏng vấn tại thủ đô Minsk của nước này hôm nay. “Hãy dừng lại và chúng ta sẽ tìm ra cách tiếp tục tồn tại. Không cần phải đi xa hơn, xa hơn sẽ là vực thẳm của chiến tranh hạt nhân. Không cần phải đi đến bước đó”.

Ông Lukashenko đồng thời cáo buộc phương Tây tìm kiếm xung đột với Nga và kích động xung đột Ukraine.

“Các ngài đã thúc đẩy chiến sự và đang khiến xung đột tiếp diễn. Chúng tôi biết những lý do của cuộc chiến này”, Tổng thống Belarus nói. “Nếu Nga không hành động trước các ngài, những thành viên NATO, thì các ngài đã giáng đòn vào họ”.

 
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Valadimir Putin tại St Petersburg hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Valadimir Putin tại St Petersburg hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

Theo Tổng thống Belarus, chính phủ Ukraine có thể chấm dứt chiến sự nếu họ bắt đầu lại đàm phán với Nga và chấp nhận yêu cầu của Moskva.

 

NTV đức đăng bài viết: 

Hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine, khí đốt đang trở nên khan hiếm ở châu Âu. Để tiết kiệm năng lượng, nhiều quốc gia kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng. Người đứng đầu Điện Kremlin, Putin tỏ ra thích thú và nói các nguyên thủ phương Tây đã thất bại.

Chẳng hạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chế giễu các đề xuất tiết kiệm năng lượng đang được lan truyền ở Đức, trong bối cảnh tình hình khí đốt căng thẳng. Gần đây, ông đã xem một biểu đồ khuyên mọi người chỉ nên rửa một số bộ phận trên cơ thể để tiết kiệm nước nóng và do đó gây sự nực cười cho Putin.

Völlig verrückt geworden“Was für ein Blödsinn” – Putin spottet über Energiespar-Pläne

283396954.jpg

Putin ist belustigt von westlichen Energiespartipps.

(Foto: picture alliance/dpa/TASS)

https://www.n-tv.de/politik/Was-fuer-ein-Bloedsinn-Putin-spottet-ueber-Energiespar-Plaene-article23479455.html

Hà Huy, biên tập 

Related Posts