Tổng hợp tin tức quốc tế ngày 15/07/22

Ngày thứ 141 chiến sự: Ukraine tố Nga tấn công tên lửa khiến hàng chục người chết

Ukraine tố lực lượng Nga tấn công tên lửa vào thành phố Vinnystia, miền trung Ukraine, khiến ít nhất 22 dân thường thiệt mạng và hàng chục người mất tích.

“Sáng nay, tên lửa Nga đã đánh trúng thành phố Vinnytsia của chúng ta, một thành phố bình thường, yên bình. Tên lửa hành trình đánh trúng hai cơ sở cộng đồng, nhà cửa và một trung tâm y tế bị phá hủy, ôtô, xe điện bốc cháy”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay. “Đây là hành động khủng bố của người Nga”.

Kyrylo Tymoshenko, Phó chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết vụ tấn công được thực hiện bằng tên lửa hành trình Kalibr do Nga phóng từ tàu ngầm đóng ở Biển Đen.

Nga bác tin không kích mục tiêu dân sự tại miền trung Ukraine

Quan chức Nga khẳng định đòn tập kích tên lửa tại thành phố miền trung Vinnytsia nhằm vào khu nhà sĩ quan quân đội Ukraine, không phải mục tiêu dân sự.

Nga chỉ tấn công mục tiêu quân sự tại Ukraine. Đòn tập kích thành phố Vinnytsia nhằm vào khu nhà của các sĩ quan, nơi lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị lực lượng”, Evgeny Varganov, quan chức phái đoàn thường trực Nga tại Liên Hợp Quốc, cho biết hôm 14/7.

 

Chìa khóa có thể giúp Ukraine lật ngược thế cờ trước Nga

Ukraine đang xây dựng đội quân lớn để phản công lực lượng Nga, nhưng giới phân tích cho rằng kiên nhẫn là chìa khóa để giúp họ đảo ngược tình thế.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cuối tuần qua cho biết Kiev hy vọng tập hợp một “đội quân triệu người” để cố gắng giành lại lãnh thổ bị Nga kiểm soát ở miền nam nước này. Ông thêm rằng các lực lượng Ukraine cũng đã chứng minh cho Mỹ thấy họ có thể sử dụng tốt pháo phản lực HIMARS mới nhận được, mở đường cho khả năng được cung cấp thêm.

Dù những tuyên bố này có vẻ ấn tượng, giới quan sát cho rằng Ukraine vẫn khó có thể thuyết phục được các đồng minh rằng họ có thể phản công hiệu quả, ngay cả khi những tổ hợp HIMARS của Mỹ và M270 của Anh, với tầm bắn 70-80 km, bắt đầu được sử dụng tốt trên chiến trường.

Binh sĩ Ukraine điều khiển xe quân sự trên đường phố Donbass, miền đông đất nước, hôm 21/6. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Ukraine điều khiển xe quân sự trên đường phố Donbass, miền đông đất nước, hôm 21/6. Ảnh: AFP.

Ukraine bắt đầu cuộc chiến với đội quân 125.000 lính chính quy, cộng với 100.000 vệ binh quốc gia và lính biên phòng, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Kiev đang đặt mục tiêu tăng quân lên 700.000 lính chính quy và 300.000 dân quân. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều nhà quan sát quan tâm là chất lượng của “đội quân triệu người” này đến đâu.

Hơn ba tháng giao tranh ở Donbass, miền đông Ukraine, đã khiến Ukraine tổn thất nhiều đơn vị tinh nhuệ do hỏa lực pháo binh áp đảo của Nga. Các nguồn tin tình báo quân sự Ukraine gần đây cho biết trung bình 100 lính Ukraine thiệt mạng mỗi ngày ở chiến trường miền đông.

Cùng với 300-400 người bị thương mỗi ngày, con số thương vong của Ukraine có thể lên tới 15.000 người mỗi tháng. Ngoài ra, khoảng 7.200 lính Ukraine mất tích kể từ khi bắt đầu xung đột quân sự, nhiều người trong số đó thuộc các lực lượng tinh nhuệ nhất của Ukraine.

Nga ngáng chân đồng minh trong cuộc chiến dầu với phương Tây

Nga tăng cường tìm khách hàng châu Á để đối phó lệnh cấm dầu của phương Tây, gây sức ép cạnh tranh với hai đồng minh thân cận Venezuela và Iran.

Giữa lúc bị bủa vây bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây vì xung đột Ukraine, Nga nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới để bán dầu với giá ưu đãi, đặc biệt ở châu Á.

“Xung đột Ukraine đã cho thấy các quốc gia chỉ quan tâm tới lợi ích, chứ không phải bạn bè hay kẻ thù”, Francisco Monaldi, một chuyên gia chính trị về dầu mỏ Venezuela ở Đại học Rice, nói.

Đà tăng giá trong khủng hoảng đã biến dầu và khí đốt trở thành vũ khí mạnh nhất của Tổng thống Vladimir Putin để chống lại sức ép từ phương Tây, mang lại cho ông sức mạnh địa chính trị vượt xa vị thế nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới của Nga.

Do  giá  dầu  và  khí  đốt  tăng  cao cho  nên Nga vẫn thu về hàng tỷ USD mỗi ngày từ nguồn  xuất  khẩu năng  lượng. 

Ông Macron kêu gọi dân Pháp tập quen không có khí đốt Nga

Phát biểu trên truyền hình nhân ngày quốc khánh Pháp 14/7, Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và hộ gia đình tiết kiệm năng lượng hơn nữa, trong bối cảnh Nga có thể dừng cung cấp khí đốt và xung đột tại Ukraine kéo dài.

“Nga đã bắt đầu cắt giảm vận chuyển khí đốt. Họ đang phát đi thông điệp sẽ dùng năng lượng làm vũ khí. Chúng ta cần chuẩn bị cho kịch bản phải tự xoay xở khi không còn khí đốt từ Nga”, ông Macron nói.

Theo FT, đây là lần đầu tiên Tổng thống Pháp đề cập khả năng đối mặt kịch bản thiếu năng lượng, như trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970. Giới chức Pháp trước đó cho rằng với thế mạnh vốn có về điện hạt nhân, nước này ít phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhưng giờ đây họ cũng phải đặt mục tiêu cắt giảm tiêu thụ năng lượng 10% trong hai năm tới.

Tổng thống Macron sẽ sớm đưa ra “kế hoạch tiết kiệm năng lượng”, kêu gọi mọi người dân “chống lãng phí”, như tắt đèn khi rời công sở. Theo ông, ngoài tiết kiệm năng lượng, châu Âu còn cần phải đa dạng hóa nguồn cung khí đốt và tăng dự trữ cho mùa đông.

Tổng thống Pháp Emmanuel tại cuộc họp báo ở Điện Elysee, Paris, Pháp, ngày 29/1/2020. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Pháp Emmanuel tại cuộc họp báo ở Điện Elysee, Paris, Pháp, ngày 29/1/2020. Ảnh: Reuters.

Với khoảng 17% nguồn cung trong nước được nhập từ Nga, Pháp ít phụ thuộc vào khí đốt Nga hơn một số quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, nước này vẫn dè chừng kịch bản công suất sản xuất điện bị giảm do các lò phản ứng hạt nhân phải bảo dưỡng, dấy lên lo ngại thiếu năng lượng vào mùa đông.

Nỗi lo này thúc đẩy Mỹ xây dựng một chiến thuật mới, cho phép miễn trừ trừng phạt đối với những nhà nhập khẩu đồng ý mua dầu Nga với mức giá trần được phương Tây áp đặt ở mức 40-60 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với giá 80 USD/thùng mà Nga đang bán.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép tăng ngân sách quốc phòng lên 800 tỷ USD vào năm 2023, mức cao chưa từng có trong lịch sử.

Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2023 được Hạ viện Mỹ thông qua ngày 14/7 với 329 phiếu thuận, 101 phiếu chống. Dự luật cho phép bổ sung 37 tỷ USD vào ngân sách quốc phòng Mỹ so với đề xuất 773 tỷ USD do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra.

Dự luật này có thể dọn đường để Mỹ chi ngân sách quốc phòng vượt 800 tỷ USD, mức cao kỷ lục trong lịch sử nước này.

Tiêm kích F/A-18 Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay USS Ronald Reagan ngày 30/9/2017. Ảnh: Reuters.
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet hạ cánh xuống tàu sân bay USS Ronald Reagan ngày 30/9/2017. Ảnh: Reuters.

Thượng viện Mỹ vẫn chưa thông qua phiên bản NDAA của riêng mình, song Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ thậm chí ủng hộ mức tăng lớn hơn, thêm 45 tỷ USD so với đề xuất của ông Biden.

Lưỡng viện quốc hội Mỹ sẽ quyết định phiên bản cuối cùng của NDAA trong cuộc họp sắp tới, sau đó sẽ bỏ phiếu ở cả Thượng viện và Hạ viện vào cuối năm nay.

Lo tên lửa Nga, Mỹ khuyến cáo công dân rời Ukraine

Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine phát cảnh báo về tình hình chiến sự, kêu gọi công dân rời khỏi nước này vì mối đe dọa tập kích tên lửa.

“Tình hình an ninh tại Ukraine vẫn khó dự đoán do hoạt động quân sự của Nga. Chúng tôi khuyến cáo công dân Mỹ không đến Ukraine, những người đang ở nước này cần rời đi ngay lập tức bằng phương tiện cá nhân”, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine cho biết trong thông báo mang tên “Cảnh báo An ninh – Mối đe dọa Tên lửa” được đăng trên website hôm 14/7.

Hiện trường vụ tập kích tên lửa ở Vinnytsia, miền trung Ukraine, hôm 14/7. Ảnh: AFP.

Hiện trường vụ tập kích tên lửa ở Vinnytsia, miền trung Ukraine, hôm 14/7. Ảnh: AFP.

“Nếu không thể tìm nơi trú ẩn khi ở ngoài trời, hãy nằm xuống và dùng tay che đầu. Ngay cả khi tên lửa hoặc máy bay không người lái bị đánh chặn, các mảnh vỡ của chúng cũng là mối đe dọa đáng kể. Hãy tránh xa những mảnh vỡ sau cuộc tấn công, đồng thời theo dõi các kênh truyền thông lớn để chờ chỉ dẫn từ giới chức”, thông báo có đoạn.

Thủ tướng Johnson từ chức giúp ‘cứu vãn hình ảnh nước Anh’

“Hành vi thiếu trung thực, phá vỡ quy tắc của Thủ tướng Boris Johnsond đã khiến nước Anh trông thật tệ trong mắt bạn bè thế giới. Điều này làm tổn hại mối quan hệ giữa Anh và các đồng minh thân cận, những bên coi ông Johnson là một đối tác không đáng tin cậy”, Tiến sĩ Sean Kippin, giảng viên chính sách công tại Đại học Stirling, Anh, nói với VnExpress về quyết định từ chức của ông Johnson.

Thủ tướng Anh Johnson tuần trước thông báo rút khỏi vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ, sau những bê bối liên tiếp trong chính quyền, khiến loạt quan chức nội các từ chức. Ông nhiều khả năng tiếp tục giữ chức Thủ tướng tạm quyền tới ngày 5/9, thời điểm đảng Bảo thủ chọn xong lãnh đạo mới để kế nhiệm Johnson.

Tiến sĩ Kippin tin rằng quyết định từ chức của Thủ tướng Johnson sẽ mang lại tác động tích cực, giúp cải thiện trong ngắn hạn hình ảnh của Vương quốc Anh trên vũ đài chính trị thế giới, cũng như vị thế của London trong các liên minh như NATO, G7.

Thủ tướng Anh Boris Johnson rời văn phòng ở số 10 phố Downing hôm 5/7. Ảnh: AFP.

Thủ tướng Anh Boris Johnson rời văn phòng ở số 10 phố Downing hôm 5/7. Ảnh: AFP.

 

Tổng thống Italy bác đơn từ chức của Thủ tướng

“Tổng thống không chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Mario Draghi. Ông mời Thủ tướng phát biểu trước quốc hội, để có thể đưa ra đánh giá phù hợp về diễn biến tình hình”, Văn phòng Tổng thống Italy Sergio Mattarella ngày 14/7 thông báo.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Thủ tướng Draghi đệ đơn từ chức lên Tổng thống do “liên minh đoàn kết dân tộc ủng hộ chính phủ này không còn tồn tại nữa”. Chính phủ của Thủ tướng Draghi đứng trước nguy cơ sụp đổ do đảng Phong trào 5 Sao (M5S) đe dọa rút khỏi liên minh cầm quyền và từ chối tham gia bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ.

 

Related Posts