Thế giới nóng ngày 15/11/2022

Mặc dù quân đội Ukraine đã kéo cờ trên toà Thị chính Kherson và TT Volodymyr Zelensky đã đến thực địa tại TP chiến lược này nhưng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. 

Nga thông báo đã rút hết quân khỏi Kherson

Quân đội Nga tuyên bố đã hoàn thành đợt rút quân khỏi Kherson, trong khi Điện Kremlin nói tỉnh này vẫn là “lãnh thổ của Nga”. Bộ Quốc phòng Nga 11.11 thông báo đã hoàn tất rút quân khỏi bờ tây sông Dnieper vào 5h cùng ngày (9h giờ Hà Nội) và không để lại bất kỳ binh sĩ hay khí tài nào ở thành phố Kherson. Lực lượng Nga không chịu tổn thất nào về người hay khí tài trong lúc rút quân, cơ quan này cho hay.

Binh sĩ Ukraine tuần tra ở ngôi làng gần ranh giới tỉnh Kherson ngày 7/10. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Ukraine tuần tra ở ngôi làng gần ranh giới tỉnh Kherson ngày 7/10. Ảnh: AFP.

Dù Nga rút quân, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva không hối tiếc về quyết định sáp nhập Kherson cùng ba tỉnh khác ở Ukraine vào lãnh thổ.

Tổng thống Ukraine thăm TP Kherson

Theo Reuters, 14.11, TT Ukrainer đã đến thăm Kherson. Nhân chuyến thăm TP Kherson, ông Zelensky phát biểu trước quân đội Ukraine: “Chúng ta đang tiến về phía trước. Chúng ta đã sẵn sàng cho hòa bình, hòa bình cho đất nước”.

Ông đồng thời cảm ơn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đồng minh khác đã tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Khi được hỏi dự định của quân đội Ukraine, ông Zelensky chia sẻ: “Không phải Moscow… Chúng tôi không quan tâm đến lãnh thổ của một quốc gia khác”.

Tổng thống Ukraine thăm TP Kherson, Nga lên tiếng - Ảnh 1.

Ông Zelensky thăm Kherson ngày 14-11. Ảnh: Reuters

Người dân ở Kherson đã hân hoan chào đón quân đội Ukraine vào ngày 11-11 khi họ tiến vào thành phố.

Các nhân chứng cho Reuters biết nhiều người, bao gồm cả trẻ em đi cùng cha mẹ, đã tập trung tại quảng trường chính ngày 14-11. Một số vẫy cờ Ukraine và những người khác khoác lá cờ trên vai.

Nga tuyên bố giành ‘bàn đạp chiến lược’ ở đông Ukraine

Nga thông báo kiểm soát hoàn toàn làng Pavlovka, nơi được coi là bàn đạp chiến lược cho chiến dịch tiến công tiếp theo ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.

Tướng Konashenkov cho biết các đơn vị Ukraine trước đó tổ chức phản công ở hướng Pavlovka và Nikolskoe nhưng “gặp thất bại, không ngăn được mũi tiến quân của Nga và không thể giành lại các cứ điểm đã bị mất”. Việc giành được Pavlovka cũng có thể giúp Nga kiểm soát khu định cư Vugledar ở phía bắc.

Ông Zelensky cho rằng lực lượng Nga “chịu tổn thất lớn, song mục tiêu của họ không thay đổi, đó là tiến tới địa giới hành chính của tỉnh Donetsk”.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Lực lượng Nga trong nhiều tuần qua củng cố phòng tuyến tại các khu vực họ kiểm soát ở miền nam và đông Ukraine, sau khi rút lui trước đợt phản công quy mô lớn của đối phương. Quân đội Ukraine gần đây mở các đợt tiến công ở miền nam và miền đông, song không đạt được tiến bộ đáng kể.

Ukraine cáo buộc Nga phá hủy hạ tầng năng lượng khi rút khỏi Kherson

Công ty năng lượng Ukraine cho biết Nga phá hủy hạ tầng trước khi rút khỏi bờ tây sông Dnieper, khiến một phần tỉnh Kherson và Mykolaiv mất điện.

“Hạ tầng năng lượng cung cấp điện cho toàn bộ khu vực tỉnh Kherson ở bờ tây sông Dnieper cũng như một phần khu vực trọng yếu của tỉnh Mykolaiv đã bị phá hủy”, lãnh đạo công ty năng lượng Ukrenergo Volodymyr Kudrytskyi ngày 14/11 cho biết.

Ông Kudrytskyi cho rằng “hành vi phá hoại” đến từ “nỗi tức giận trong bất lực của Nga” trước khi rút khỏi bờ tây sông Dnieper. “Phần lớn khu vực được giải phóng tại tỉnh Kherson mất điện kể từ 6/11”, ông Kudrytskyi nói. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cấp điện cho người dân càng sớm càng tốt”.

Lãnh đạo công ty Ukrenergo cho biết đã giao danh sách các thiết bị cần thiết tại tỉnh Kherson cho các đối tác nước ngoài, trong đó Ba Lan và Pháp đã phản hồi.

Đường dây cao thế bị hư hại ở phía bắc tỉnh Kherson, Ukraine ngày 9/11. Ảnh: Reuters.

Đường dây cao thế bị hư hại ở phía bắc tỉnh Kherson, Ukraine ngày 9/11. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/11 cho biết Nga “đã phá hủy toàn bộ hạ tầng quan trọng” tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ rút quân.

LHQ kêu gọi Nga bồi thường cho Ukraine

Nghị quyết, không mang tính ràng buộc, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua sau cuộc bỏ phiếu ngày 14/11 với 94 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 63 phiếu trắng.

Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Iran nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ấn Độ, Israel và Brazil.

Theo nghị quyết, Nga “phải chịu hậu quả pháp lý cho tất cả hành vi trái luật quốc tế của mình, trong đó có bồi thường cho mọi thiệt hại do các hành vi này gây ra”. Nghị quyết cũng kêu gọi lập thống kê chính thức về những thiệt hại mà Ukraine gánh chịu trong chiến sự với Nga.

Nghị quyết ngày 14/11 có thể dẫn tới việc Ukraine đưa ra yêu sách đối với số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD của Nga, bị Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng sau khi chiến sự bùng phát.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Ông Medvedev phản đối nghị quyết đòi Nga bồi thường cho Ukraine

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cho rằng LHQ đang tạo cơ sở để tịch thu tài sản Nga khi thông qua nghị quyết yêu cầu Moskva bồi thường cho Kiev.

“Phương Tây rõ ràng đang tìm cách tạo dựng một cơ sở pháp lý để đánh cắp tài sản bị tịch thu bất hợp pháp của Nga“, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev viết trên Telegram hôm 14/11, đề cập đến nghị quyết vừa được Liên Hợp Quốc thông qua.

Đại hội đồng LHQ trước đó thông qua nghị quyết ủng hộ cơ chế yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho Ukraine trong xung đột. Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Iran nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ấn Độ, Israel và Brazil.

Nghị quyết có thể dẫn tới việc Ukraine đưa ra yêu sách đối với số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD của Nga, vốn bị Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng sau khi chiến sự bùng phát.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôì tháng 2. Ảnh: AFP.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôì tháng 2. Ảnh: AFP.

Theo Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nghị quyết này nhằm hợp pháp hóa các kế hoạch của phương Tây trong việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga. Nga đã phản đối quyết liệt. 

Hà huy, biên tập 

Related Posts