CHIẾN SỰ UKRAINE 15.02.23

Ukraine tuyên bố xóa sổ một lữ đoàn Nga trong trận Ugledar

Quan chức Ukraine cho biết quân đội nước này tiêu diệt gần như toàn bộ lữ đoàn hải quân đánh bộ 155 của Nga tiến công thành phố Ugledar.

“Lữ đoàn 155 đã phải ba lần tái tổ chức, lần đầu sau chiến dịch tiến công Irpin và Bucha, lần thứ hai sau chiến dịch thất bại gần thành phố Donetsk. Họ sau đó được bổ sung quân số, nhưng giờ đây gần như toàn bộ lữ đoàn đã bị xóa sổ ở Ugledar”, phát ngôn viên quân đội Ukraine Oleksiy Dmytrashkivskyi nói ngày 14/2.

Lữ đoàn hải quân đánh bộ số 155 của Nga là một trong những đơn vị chủ lực tham gia trận đánh vào thành phố Ugledar tại tỉnh Donetsk hồi cuối tháng 1. Tuy nhiên, Ukraine đã bẻ gãy mũi tiến công của lực lượng Nga và tuyên bố loại khỏi vòng chiến 5.000 binh sĩ trong trận đánh.

Xe tăng của dân quân Nga tại tỉnh Donetsk tiến công vị trí Ukraine tháng 3/2022. Ảnh: RIA Novosti.

Xe tăng của dân quân Nga tại tỉnh Donetsk tiến công vị trí Ukraine tháng 3/2022. Ảnh: RIA Novosti.

Bộ Quốc phòng Anh nhận định giao tranh ở Donbass đang gây thiệt hại nặng nề cho Nga với trung bình 824 quân nhân thiệt mạng mỗi ngày. Một số chuyên gia và quan chức phương Tây cho rằng thương vong của Nga tăng đột biến sau khi nước này đưa hàng trăm nghìn tân binh, những người chưa được huấn luyện bài bản, tới tiền tuyến.

Quân đội Mỹ chi hơn nửa tỷ USD mua đạn pháo cho Ukraine

Trong thông cáo ngày 14/2, lục quân Mỹ cho biết đơn đặt hàng được chuyển tới hai công ty vũ khí Northrop Grumman Systems và Global Military Products, trong bối cảnh nhiều quan chức Mỹ và NATO lo ngại Ukraine nhanh chóng rút cạn kho đạn pháo dự trữ từ các đồng minh. Đợt giao hàng dự kiến bắt đầu từ tháng 3 năm nay, nguồn tiền đến từ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine của Lầu Năm Góc.

Ukraine và Nga sử dụng lượng lớn đạn pháo từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2/2022. Một quan chức Mỹ cuối tháng 11/2022 ước tính Nga bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo mỗi ngày, còn Ukraine khai hỏa 4.000-7.000 viên, thấp hơn đối phương song vẫn nhiều hơn khả năng sản xuất của các công ty vũ khí phương Tây.

Pháo AHS Krab của Ukraine tập kích vị trí Nga ở tỉnh Donetsk ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Pháo AHS Krab của Ukraine tập kích vị trí Nga ở tỉnh Donetsk ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 13/2 thừa nhận “chiến sự tại Ukraine đang tiêu tốn lượng lớn đạn dược và làm cạn kiệt kho dự trữ của đồng minh”. “Tốc độ tiêu thụ đạn hiện tại của Ukraine cao gấp nhiều lần năng suất hiện tại của chúng tôi. Điều này đặt ngành công nghiệp quốc phòng của chúng tôi vào tình trạng căng thẳng”, ông Stoltenberg nói.

Các nước thành viên NATO viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine từ khi chiến sự bắt đầu tháng 2/2022, trong đó Mỹ dẫn dầu với tổng hỗ trợ hơn 29,3 tỷ USD. Giới chuyên gia phương Tây đánh giá chiến sự Nga – Ukraine đã bước vào giai đoạn tiêu hao, khiến các thành viên NATO chật vật để có đủ vũ khí nhằm củng cố năng lực quốc phòng của họ lẫn hỗ trợ Kiev.

Ông Putin thừa nhận Nga chịu áp lực trừng phạt

Tổng thống Putin cho biết Nga đang chịu áp lực từ vô số lệnh trừng phạt mà các nước không thân thiện áp đặt, nhưng khẳng định sẽ vượt qua chúng.

“Chúng ta đang sống với áp lực trừng phạt liên tục từ nước ngoài. Ý tôi là vô số biện pháp trừng phạt hiện tại”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các thẩm phán ngày 14/2.

Tuy nhiên, lãnh đạo Nga khẳng định Moskva “đang vượt qua tất cả các biện pháp trừng phạt này một cách bình tĩnh”.

Ông Putin trước đó nói rằng những người đang cố gây vấn đề cho nền kinh tế Nga không lường được phản ứng hiệu quả của Moskva đối với chính sách họ ban hành.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên chính phủ ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên chính phủ ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Ủy ban châu Âu đang lên kế hoạch cho gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, trong đó có các biện pháp chống lách lệnh trừng phạt cũ và lệnh trừng phạt mới.

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 9 gói trừng phạt đối với Nga kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có các biện pháp hạn chế tài chính, thương mại và biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân.

EU ngày 14/2 thêm Nga vào danh sách đen “thiên đường thuế”, khi cho rằng luật thuế năm 2022 của Moskva không thể xoa dịu những lo ngại về cách xử lý thiếu minh bạch với các vấn đề thuế của những công ty cổ phần nước ngoài. Các quốc gia, vùng lãnh thổ bị đưa vào danh sách “thiên đường thuế” sẽ không đủ điều kiện để nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ các quỹ thuộc EU.

Động thái bất ngờ của Nga ở chiến tuyến khốc liệt Mariupol

(Dân trí) – Các dòng xe chở thiết bị quân sự Nga nối đuôi nhau đến phía Đông Ukraine đã được phát hiện tại thành phố Mariupol ở vùng Donetsk, động thái làm dấy lên nhiều đồn đoán về mục tiêu tương lai của Moscow.

Động thái bất ngờ của Nga ở chiến tuyến khốc liệt Mariupol - 1

Một đoàn xe quân sự Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: Reuters).

Trên mạng Telegram, cố vấn của thị trưởng Mariupol, ông Petro Andriushchenko, đã thông báo về động thái bất ngờ này của lực lượng Nga, được cho là nhằm chuyển các thiết bị quân sự đến các điểm lưu trữ an toàn hơn.

“Các đoàn xe quân sự của Nga đang di chuyển theo hướng ngược lại. Qua thành phố Mariupol theo hướng Livoberezhzhia (lãnh thổ tả ngạn sông Kalmius ở Mariupol) và thị trấn Novoazovsk”, ông viết.

Nhóm Kháng chiến Mariupol liên kết điều này với khả năng lực lượng Nga đang có kế hoạch thiết lập các điểm lưu trữ đạn dược mới ở một nơi an toàn hơn ở Mariupol và các vùng lãnh thổ lân cận.

Phương Tây tìm cách đáp ứng nhu cầu vũ khí của Ukraine

Khi đồng minh chạy đua gửi thêm vũ khí cho Kiev đề phòng cuộc tấn công mới của Nga, việc đáp ứng nhu cầu của Ukraine đối mặt nhiều thách thức.

Các thành viên Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine do Mỹ dẫn đầu hôm nay thảo luận ở Brussels về các biện pháp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Họ đối mặt với áp lực phải tìm cách đẩy nhanh tốc độ giao hàng và cung cấp nhiều vũ khí tiên tiến hơn nữa cho quân đội Ukraine.

“Chúng tôi đã nhận được những tín hiệu tốt, cả về tên lửa tầm xa và xe tăng, cũng như cấp độ hợp tác tiếp theo của chúng tôi là tiêm kích”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói sau chuyến thăm châu Âu tuần trước.

Dù hầu hết đối tác phương Tây cam kết tăng viện trợ cho Ukraine khi xung đột có nguy cơ leo thang, các nước cũng phải đối mặt nhiều rào cản trong nỗ lực này.

“Chúng tôi rõ ràng đang trong cuộc đua về hậu cần. Các khoản viện trợ then chốt như đạn, nhiên liệu và phụ tùng phải đến được Ukraine trước khi Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói ngày 13/2.

Tổng thống Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Olaf Scholz tại Điện Elysee ở Paris, Pháp, hôm 8/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Thủ tướng Olaf Scholz tại Điện Elysee ở Paris, Pháp, hôm 8/2. Ảnh: Reuters.

Nguồn cung vũ khí hiện tại và tương lai cho Ukraine sẽ được khoảng 50 quốc gia thảo luận trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại trụ sở NATO. Các thành viên NATO cũng tổ chức cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ngay sau đó để nghe đánh giá mới nhất từ các đối tác của Kiev và thảo luận về những thách thức trong tương lai.

Phương Tây khó tịch thu tài sản Nga

Ý tưởng tịch thu hàng trăm tỷ USD tài sản của Nga ở nước ngoài để hỗ trợ Ukraine có vẻ đơn giản, song đây thực sự là thách thức với phương Tây.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng hai năm ngoái, phương Tây đã áp loạt biện pháp trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào kinh tế Nga và đóng băng khoảng 350 tỷ USD dự trữ ngoại hối cũng như tài sản của giới tài phiệt nước này.

Gần 12 tháng trôi qua, các chính trị gia phương Tây đang tìm cách chuyển số tài sản đóng băng này thành nguồn viện trợ cho Ukraine, giúp Kiev xây dựng lại cơ sở hạ tầng, nhà cửa và doanh nghiệp bị phá hủy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Kho lưu trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP.

Cuộc xung đột “đã gây ra quá nhiều thiệt hại và quốc gia khơi mào nó phải trả giá”, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng một.

Quốc hội Mỹ đã tổ chức các phiên điều trần về cách thức thay đổi quy định luật pháp nhằm cho phép tịch thu vĩnh viễn tài sản của Nga, mặc dù chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn tỏ ra thận trọng về ý tưởng này.

Lính Ukraine ví chiến địa Bakhmut như ‘cối xay thịt’ Verdun

Xe cứu thương hú còi inh ỏi lao về trạm quân y Ukraine ở ngoại ô Bakhmut, nơi chứng kiến giao tranh đẫm máu giữa lực lượng Nga và Ukraine.

“Ở đó giống như chiến trường Verdun”, Ivan, tài xế xe cứu thương đang chờ bên vệ đường bên ngoài Bakhmut, thành phố công nghiệp nhộn nhịp một thời ở Donetsk, nói trong một ngày tháng 2 giá rét.

Verdun mà Ivan nhắc đến là trận đánh đẫm máu năm 1916 ở mặt trận phía tây nước Pháp, nơi được ví như “cối xay thịt” với hơn 300.000 binh sĩ Đức và Pháp thương vong trong các đợt giao tranh kéo dài 10 tháng.

Giao tranh ở Bakhmut giờ đây đã bước sang tháng thứ 7, với mức độ tàn phá và thương vong không kém. Vô số người chết và bị thương được vội vã đưa về hậu cứ, nhưng cả hai bên đều tiếp tục đổ thêm quân, đào sâu thêm chiến hào nhằm phá vỡ thế bế tắc.

Serhiy Osachuk , cựu thống đốc tỉnh Chernivtsi, trung tá Lực lượng Biên phòng Ukraine, trong phòng tác chiến của Ukraine tại Bakhmut ngày 9/2. Ảnh: AFP

Serhiy Osachuk, cựu thống đốc tỉnh Chernivtsi, trung tá Lực lượng Biên phòng Ukraine, trong phòng tác chiến tại Bakhmut ngày 9/2. Ảnh: AFP

Trong khi Nga dồn lực tấn công Bakhmut để giành chiến thắng quan trọng đầu tiên sau nhiều bước lùi, quân đội Ukraine quyết tâm giữ thành phố này, dù nó không mang nhiều giá trị về mặt chiến lược hay quân sự.

Nga siết chặt vòng vây ở Bakhmut, Ukraine đứng trước lựa chọn khó khăn

Ukraine có thể sẽ sớm phải đối mặt với một quyết định khó khăn về việc rút quân khỏi thành phố Bakhmut ở phía Đông Donetsk, trong bối cảnh Moscow và Kiev vẫn bất phân thắng bại tại mặt trận này.

Nga và Ukraine đã giao tranh dữ dội trong nhiều tháng tại “chảo lửa” Bakhmut. Nga coi việc giành quyền kiểm soát thành phố này là một mục tiêu chiến lược và là cách để cắt đứt các tuyến tiếp tế của Ukraine ở khu vực Donetsk

Nga đang tập trung tất cả nhân lực và pháo binh vào Bakhmut do có thể họ muốn đạt được một chiến thắng vào thời điểm tròn 1 năm triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Yuriy Sak, cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho rằng Nga “thực sự đang sử dụng mọi thứ họ có trong và xung quanh Bakhmut” trước ngày đánh dấu một năm xung đột.

“Chúng tôi hiểu rằng Nga sẽ không dừng lại. Nga đang hy vọng rằng họ sẽ chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng tôi và họ sẽ tiến xa hơn vào khu vực Donetsk”, ông Yuriy Sak nói.

Ukraine thừa nhận sự khốc liệt của mặt trận ở Bakhmut và đã cử chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, phụ trách các hoạt động quân sự địa phương ở khu vực.

Hà Huy, biên tập 

Related Posts