Tin nóng quốc tế ngày 29.04.2024

Tổng tư lệnh Ukraine: Nga dồn quân gần Kharkov

Tổng tư lệnh Ukraine Syrskyi thừa nhận tình hình chiến trường đang tệ đi và Nga đang dồn quân gần Kharkov, thành phố lớn thứ hai Ukraine.

“Chúng tôi phát hiện đối phương dồn quân và tái tập hợp lực lượng trên hướng Kharkov”, tổng tư lệnh quân đội Ukraine, thượng tướng Oleksandr Syrskyi ngày 28/4 cho biết. “Quân đội Ukraine đã điều các đơn vị xe tăng, pháo binh tới củng cố những nơi dễ bị đe dọa nhất”.

Kharkov là thành phố lớn thứ hai Ukraine, nằm ở phía đông bắc nước này, có 1,3 triệu dân và cách biên giới Nga 30 km. Kharkov gần đây hứng nhiều đợt không kích của Nga, giới chức Ukraine cáo buộc đây là hành động nhằm biến thành phố “thành nơi không thể sinh sống”.

Vị trí Kharkov. Đồ họa: FT

Vị trí Kharkov. Đồ họa: FT

Nga phá tuyến huyết mạch chở vũ khí Ukraine

Nga đã chuyển trọng tâm sang nhắm mục tiêu vào mạng lưới đường sắt của Ukraine nhằm cản trở hoạt động vận chuyển vũ khí của phương Tây cho Kiev cũng như việc đưa vũ khí đó ra tiền tuyến.

Chính trường Đức tranh cãi về phát triển vũ khí hạt nhân

Làm chủ vũ khí hạt nhân, điều từng là không tưởng với Berlin, giờ đây là chủ đề đốt nóng chính trường nước Đức.

Những tranh cãi về thiết lập năng lực răn đe hạt nhân dự phòng cho nước Đức, gồm cả hợp tác với hai cường quốc hạt nhân châu Âu là Pháp và Anh hay thậm chí là tự làm chủ vũ khí hạt nhân, nổ ra công khai trên nghị trường Đức từ đầu tháng 2, sau bài xã luận của Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner trên Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ).

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner tại Berlin tháng 12/2021. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner tại Berlin tháng 12/2021. Ảnh: Reuters

Những đề xuất từ Lindner, Merz và Barley lập tức gây tranh cãi trên chính trường Đức vì nước này chủ trương chống phổ biến vũ khí hạt nhân lẫn điện hạt nhân.

Nhà Trắng kêu gọi sinh viên phản đối Israel biểu tình ôn hòa

“Chúng tôi chắc chắn tôn trọng quyền biểu tình ôn hoà. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lên án những ngôn từ thù ghét, bài Do thái và đe dọa bạo lực xuất hiện gần đây”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói trên truyền hình hôm 28/4.

Phong trào biểu tình ủng hộ Palestine và phản đối Israel trong xung đột ở Dải Gaza đang diễn ra tại nhiều trường đại học trên toàn nước Mỹ, khi sinh viên dựng lều trại, kiểm soát các tòa nhà trong khuôn viên trường, phớt lờ yêu cầu giải tán của cảnh sát. Người biểu tình kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza, đồng thời yêu cầu các trường đại học cắt đứt quan hệ với Israel.

Phần lớn những cuộc biểu tình vẫn diễn ra ôn hòa, nhưng số người bị bắt đang tăng lên, với khoảng 275 người bị bắt ở 4 trường đại học trong cuối tuần qua. Lực lượng cảnh sát cũng phải triển khai sĩ quan chống bạo động mang hơi cay và súng điện để ứng phó tình hình.

Sinh viên biểu tình tại Đại học Michigan hôm 28/4. Ảnh: AFP

Sinh viên biểu tình tại Đại học Michigan hôm 28/4. Ảnh: AFP

Trong số những người bị bắt có Jill Stein, ứng viên tổng thống của đảng Xanh hồi năm 2012 và 2016. Bà cáo buộc cảnh sát áp dụng chiến thuật quyết liệt dẫn đến kích động bạo lực, thay vì kiềm chế tình hình.

Lính Nga chê xe phá mìn Mỹ nặng, khó tham chiến ở Ukraine

Binh sĩ Nga kiểm tra xe phá mìn M1150 thu gần Avdeevka, cho rằng mẫu xe do Mỹ sản xuất quá nặng và không hợp với chiến trường lầy lội.

Hãng tin RIA Novosti của Nga hôm 28/4 công bố video binh sĩ nước này đang khám nghiệm xe phá mìn M1150 và xe cứu kéo M88A2 Hercules của Ukraine được kéo về từ tiền tuyến gần thành phố Avdeevka hồi tuần trước.

Gói viện trợ của Mỹ được phân bổ sử dụng như thế nào ?

“Các nhóm của chúng tôi – Ukraine và Mỹ – đang nghiên cứu một thỏa thuận song phương về an ninh, về cơ sở cụ thể của an ninh và sự hợp tác giữa hai nước. Chúng tôi đang nỗ lực đưa ra các cam kết để đạt được mức hỗ trợ cụ thể trong năm nay và trong 10 năm tới; bao gồm hỗ trợ về quân sự, tài chính và chính trị, cũng như những gì liên quan đến việc sản xuất vũ khí chung”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một bài đăng trên Telegram cá nhân. 

Theo ông Zelensky, Kiev muốn đây là thỏa thuận “vững chắc nhất” trong số các thoả thuận mà nước này đã ký hoặc đang có kế hoạch ký với các đồng minh khác.

Trước đó, ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có 61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi gói chi tiêu này được quốc hội phê duyệt.

Theo ông Biden, việc thông qua gói chi tiêu này cũng liên quan trực tiếp đến lợi ích của Mỹ: “Dự luật sẽ giúp nước Mỹ an toàn hơn, khiến thế giới tốt đẹp hơn và duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới”.

Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển giao khí tài cho Ukraine. 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu Mỹ và chuyển cho Kiev.

11 tỷ USD sẽ dành để tài trợ hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực. Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.

Related Posts