Tin nóng thế giới ngày 22/08/2024

Nga tuyên bố chặn lính Ukraine tiến vào tỉnh giáp Kursk

Sau  khi  đột  kích  ( 06/08/2024) và  giành  thắng lợi bước đầu, Ukraine  tiếp  tục  mở  rộng  các  mũi  tấn  công khác vào lãnh thổ Nga.

Ngày  21.08, Nga thông báo đã chặn một nhóm quân Ukraine tìm cách tấn công tỉnh biên giới Bryansk, khi giao tranh tại tỉnh Kursk lân cận vẫn diễn ra ác liệt.

“Một nhóm trinh sát – phá hoại Ukraine đã bị lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngăn chặn khi tìm cách xâm nhập vào quận Klimov ở tỉnh Bryansk hôm 21/8”, tỉnh trưởng Bryansk Alexander Bogomaz thông báo, thêm rằng tình hình đã “ổn định” và “nằm trong tầm kiểm soát”.

Các kênh Telegram của Nga trước đó cho biết đã xảy ra giao tranh gần biên giới của tỉnh Bryansk. Theo Mash, tài khoản Telegram ủng hộ Điện Kremlin và có gần ba triệu người theo dõi, lực lượng Ukraine xâm nhập tỉnh Bryansk có khoảng 200 người.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin.

Biên phòng Nga làm nhiệm vụ ở biên giới với Kazakhstan tháng 5/2022. Ảnh: RIA Novosti

Biên phòng Nga làm nhiệm vụ ở biên giới hồi tháng 5/2022. Ảnh: RIA Novosti

Tỉnh Bryansk nằm ở phía bắc hai tỉnh Cherhiniv và Sumy của Ukraine, đồng thời giáp tỉnh Kursk, khu vực hàng nghìn binh sĩ Ukraine đang tấn công từ hôm 6/8, về phía tây.

Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky ngày 20/8 thông báo lực lượng nước này đã tiến sâu “28-35 km” kể từ khi bắt đầu chiến dịch ở tỉnh Kursk. Ông thêm rằng họ đã kiểm soát được 93 khu dân cư và 1.263 km2 lãnh thổ Nga.

Liệu  quân  đội  Ukraine  có  chiếm  được  và  giữ  lâu bao nhiêu còn chờ thời gian nhưng  đây là đòn gíang  mạnh vào nền  chính trị Nga.

Ukraine dùng pháo HIMARS phá cầu phao Nga ở tỉnh Kursk

Ukraine cho biết đã sử dụng pháo phản lực HIMARS để phá hủy cầu phao bắc qua sông Seim và thiết bị công binh của Nga ở tỉnh Kursk.

“Cầu phao của Nga biến đi đâu ở khu vực Kursk? Các đơn vị vận hành pháo phản lực HIMARS đã phá hủy chúng một cách chính xác”, lực lượng đặc nhiệm Ukraine thông báo trên Telegram hôm nay.

Hình ảnh vệ tinh cầu phao bắc qua sông Seim trước khi bị phá hủy ở gần Glushkovo, tỉnh Kursk ngày 17/8. Ảnh: Reuters

Hình ảnh vệ tinh cầu phao bắc qua sông Seim trước khi bị phá hủy ở gần Glushkovo, tỉnh Kursk ngày 17/8. Ảnh: Reuters

Nga gần đây cho hay cây cầu bê tông thứ ba bắc qua sông Seim cũng đã bị Ukraine phá hủy, nhưng Kiev chưa xác nhận thông tin. Việc các cây cầu chiến lược bị đánh sập buộc Nga phải dựa vào cầu phao để duy trì tiếp tế và chi viện cho lực lượng đang giao tranh với quân đội Ukraine ở tỉnh Kursk.

Điện Kremlin cho rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ trong lãnh thổ Nga là hành động “leo thang”.

Cục diện xung đột Ukraine - Nga tính đến ngày 16/8. Đồ họa: The Guardian

Cục diện xung đột Ukraine – Nga tính đến ngày 16/8. Đồ họa: The Guardian

Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky ngày 20/8 tuyên bố lực lượng nước này đã tiến sâu “28-35 km” trong lãnh thổ đối phương và kiểm soát 93 khu dân cư, sau khi phát động chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Nga từ ngày 6/8.

Israel tuyên bố đánh bại Lữ đoàn Rafah của Hamas

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố Lữ đoàn Rafah của Hamas đã bị đánh bại, sau hơn ba tháng giao chiến ở thành phố phía nam Dải Gaza.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ngày 21/8 đến Dải Gaza gặp các chỉ huy và quân nhân thuộc Sư đoàn 162 thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), đơn vị chịu trách nhiệm tác chiến ở khu vực Rafah, miền nam dải đất, và hành lang Philadelphi giáp biên giới Ai Cập – Gaza.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố 150 địa đạo của Hamas tại Rafah đã bị phá hủy, trong đó khoảng 100 đoạn là chiến hào được đào nông, phủ khoảng 1-2 m đất để ngụy trang.

Hamas chưa bình luận về thông tin này.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (phải) gặp các chỉ huy và quân nhân Sư đoàn 162 của IDF ở Hành lang Philadelphi ngày 21/8. Ảnh: IDF

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant (áo đen) gặp các chỉ huy và quân nhân Sư đoàn 162 của IDF ở Hành lang Philadelphi ngày 21/8. Ảnh: IDF

Rafah được coi là thành trì của Hamas khi Israel tấn công miền bắc Gaza. IDF bắt đầu triển khai bộ binh tác chiến ở một phần thành phố và các khu vực lân cận, trong đó có hành lang Philadelphi và cửa khẩu Rafah, từ đầu tháng 5. Lực lượng Israel nhiều lần đưa xe tăng và bộ binh vào khu vực trung tâm thành phố để tấn công các mục tiêu Hamas.

Thủ tướng Đức: Ukraine đã chuẩn bị chiến dịch Kursk ‘rất bí mật’

Phát biểu tại buổi họp báo hôm 21/8 sau cuộc hội đàm với Tổng thống Moldova Maia Sandu tại Chisinau, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết Berlin đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến xung quanh cuộc tấn công của Ukraine ở Kursk.

“Ukraine đã chuẩn bị chiến dịch quân sự ở khu vực Kursk một cách rất bí mật và không trao đổi với bên nào. Chắc chắn do tình thế nên họ mới làm vậy”, ông Scholz nói. “Đây là chiến dịch rất hạn chế về mặt không gian và có thể là cả thời gian”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Chisinau, Moldova ngày 21/8. Ảnh: AFP

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Chisinau, Moldova ngày 21/8. Ảnh: AFP

Ông cũng nhắc lại rằng Đức, quốc gia đóng góp viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ, sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến của Kiev, dù Berlin có kế hoạch cắt giảm một nửa ngân sách hỗ trợ cho nước này trong năm 2025.

Ông Medvedev: Nga chỉ đàm phán khi Ukraine bị đánh bại

“Mọi thứ trở nên sáng tỏ sau khi Ukraine tiến hành hoạt động khủng bố ở Kursk. Cuộc đàm phán vô nghĩa của các bên trung gian không ai cho phép về nền hòa bình kỳ diệu đã kết thúc”, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đăng trên tài khoản Telegram ngày 21/8.

Bình luận của ông Medvedev được đưa ra khi lực lượng Ukraine đang mở chiến dịch tấn công tỉnh biên giới Kursk của Nga. Giao tranh bùng phát tại Kursk từ ngày 6/8, khi hàng nghìn binh sĩ Ukraine tràn vào lãnh thổ Nga, trong chiến dịch tấn công khiến giới lãnh đạo quân sự nước này bất ngờ.

“Họ phải hiểu rằng sẽ không có cuộc đàm phán nào cho đến khi kẻ thù bị đánh bại hoàn toàn”, ông Medvedev viết, thêm rằng ông đang đề cập đến “các cuộc đàm phán hòa bình chưa chín muồi và không cần thiết” được cộng đồng quốc tế đề xuất trước đó.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev (trái) thăm vùng Volgograd, miền nam nước Nga tháng 6/2023. Ảnh: AFP

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev (trái) thăm vùng Volgograd, miền nam nước Nga tháng 6/2023. Ảnh: AFP

Ukraine hiện chưa lên tiếng về bình luận của ông Medvedev.

Nga gọi chiến dịch của Ukraine ở Kursk là “hành động khiêu khích lớn” và tuyên bố sẽ “đáp trả thích đáng”. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố các lực lượng nước này tấn công vào tỉnh Kursk nhằm buộc Moskva phải đàm phán theo các điều khoản “công bằng” và thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Ukraine đã mất tổng cộng hơn 3.460 quân nhân, 50 xe tăng, 25 xe chiến đấu bộ binh, 45 thiết giáp chở quân cùng nhiều phương tiện, vũ khí khác từ đầu chiến dịch tại tỉnh Kursk.

Vị trí tỉnh Kursk. Đồ họa: CNN

Vị trí tỉnh Kursk. Đồ họa: CNN

Ông Zelensky: Lằn ranh đỏ của Nga đã không còn

Tổng thống Zelensky cho rằng chiến dịch tấn công tỉnh Kursk chứng minh lo ngại của phương Tây về “lằn ranh đỏ” của Nga là không có cơ sở. “Chúng ta đang chứng kiến thay đổi đáng kể về mặt nhận thức. Khái niệm ngây thơ, viển vông về cái gọi là ‘lằn ranh đỏ’ liên quan Nga, vốn chi phối nhận thức của một số đối tác về cuộc xung đột, đã sụp đổ đâu đó gần Sudzha”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/8 nói, đề cập thị trấn bị lực lượng nước này chiếm trong chiến dịch tấn công tỉnh Kursk, miền tây Nga.

Ông Zelensky cho rằng một số đối tác phương Tây đã cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, song không cho phép Kiev sử dụng chúng để tập kích mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga, do lo ngại về nguy cơ vượt “lằn ranh đỏ” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra.

Ông Putin đã nhiều lần cảnh báo Ukraine không được sử dụng khí tài do phương Tây cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, cho rằng điều này có thể khiến xung đột leo thang.

Tổng thống Ukraine Zelensky trong chuyến thăm tỉnh Dnipropetrovsk hôm 19/8. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thống Ukraine Zelensky trong chuyến thăm tỉnh Dnipropetrovsk hôm 19/8. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thống Zelensky kêu gọi các nước phương Tây mạnh dạn hơn khi ra quyết định giúp đỡ Ukraine trong cuộc xung đột. “Nếu các đối tác dỡ hạn chế về việc sử dụng vũ khí trên lãnh thổ Nga, chúng tôi đã không cần phải đưa quân tiến vào tỉnh Kursk”, ông nói, nhấn mạnh nhu cầu bảo vệ người dân sống gần biên giới trước các đợt pháo kích của Nga.

Tàu sân bay Mỹ mang tiêm kích F-35 đến Trung Đông

Chiến hạm USS Abraham Lincoln mang tiêm kích tàng hình F-35C bắt đầu hoạt động ở Trung Đông, tăng số tàu sân bay Mỹ tại khu vực lên hai chiếc.

“Tàu sân bay USS Abraham Lincoln trang bị tiêm kích tàng hình F-35C và chiến đấu cơ đa năng F/A-18 Block III đã tiến vào khu vực phụ trách của Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM). Đây là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3, được hộ tống bởi Hải đoàn Khu trục hạm số 21 và Không đoàn tàu sân bay số 9”, CENTCOM cho biết hôm nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 11/8 yêu cầu tàu sân bay Abraham Lincoln “tăng tốc di chuyển”, vài ngày sau khi ra lệnh điều động nhóm chiến hạm đến Trung Đông.

USS Abraham Lincoln di chuyển qua Ấn Độ Dương hôm 18/8. Ảnh: US Navy

USS Abraham Lincoln di chuyển qua Ấn Độ Dương hôm 18/8. Ảnh: US Navy

Đơn vị này còn sở hữu một phi đoàn chiến đấu cơ tàng hình F-35C, tiêm kích tấn công điện tử EA-18G Growler chuyên gây nhiễu, chế áp và tấn công hệ thống phòng không đối phương, máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye đóng vai trò tai mắt của cả nhóm tàu sân bay, cùng hai phi đoàn trực thăng chiến đấu.

Động thái trên gián tiếp hỗ trợ cho Israel.

Hà  Huy, biên  tập  

Related Posts