Thời sự (Người Việt 5 Châu) – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:14:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 https://baovietduc.de/2024/04/toa-phuc-tham-paris-se-xet-xu-vu-kien-cua-ba-tran-to-nga-vao-ngay-7-5/ Fri, 26 Apr 2024 21:14:51 +0000 https://baovietduc.de/?p=79793
Vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam diễn ra vào 7/5.

Ngày 7/5, Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc họp báo được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến ngày 25/4 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở thủ đô Paris, bà Trần Tố Nga cùng các luật sư và các hội đoàn ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà đã thông báo sự kiện này trước đông đảo đại diện báo chí quốc tế, trong đó có Pháp và Việt Nam.

Chia sẻ với báo giới, bà Trần Tố Nga cho biết quyết tâm theo đuổi vụ kiện vì thấy có quá nhiều nạn nhân chiến tranh.

“Khi bắt đầu khởi kiện, ở Việt Nam đã có hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam. Chính con số này khiến trái tim tôi đau đớn và thúc đẩy tôi dấn thân vào vụ kiện này. Sau 12 năm theo đuổi hành trình công lý, tôi nhận thấy con số này đã không dừng ở đó, mà lên đến hơn 4 triệu nạn nhân và di truyền đến thế hệ thứ 4,” bà tâm sự và nhấn mạnh cuộc chiến của bà không chỉ nhằm chống lại việc sử dụng chất độc da cam, mà còn là cơ sở cho các cuộc đấu tranh khác vì môi trường.

“Tôi luôn có nghị lực để theo đuổi vụ kiện vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa và cao quý. Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và cả ở nước khác. Khi bạn đấu tranh cho chính nghĩa, thì bạn sẽ có nghị lực để theo đuổi cuộc chiến đấu. Chính điều này đã mang lại sức mạnh cho tôi và cũng không cho phép tôi buông bỏ giữa chừng. Vì thế mà tôi sẽ đi đến cùng,” bà khẳng định.

Bà Trần Tố Nga cũng cho biết tình cờ phiên tòa được mở đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và bà hy vọng sẽ trở thành “Chiến sỹ Điện Biên 2024” trong phiên tòa lịch sử của cuộc đời mình.

Sát cánh với bà Trần Tố Nga từ những ngày đầu của vụ kiện, hai luật sư William Bourdon và Bertrand Repolt, luôn tình nguyện hỗ trợ cho bà Tố Nga và hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Đề cập đến những khó khăn trong quá trình theo đuổi vụ kiện, luật sư William Bourdon cho biết, thách thức lớn nhất trong phiên tòa sắp tới, đó là bác bỏ quyền “miễn trừ” mà các doanh nghiệp Mỹ dựa vào và được Tòa án Évry chấp nhận. Theo ông đó là một sự biện bạch hoàn toàn không có cơ sở.

“Chúng tôi cần phải đưa ra những luận cứ mạnh mẽ và thuyết phục để Tòa phúc thẩm Paris bác bỏ phán quyết vô lý của Tòa án Evry, ủng hộ các công ty Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại gây ra một thảm họa nhân đạo, y tế và môi trường chưa từng có trong lịch sử nhân loại”, ông chỉ trích và nhấn mạnh: “Có rất nhiều những luận cứ pháp lý để chỉ ra rằng các công ty Mỹ không hề bị chính phủ Mỹ ép buộc mà họ tự nguyện đáp lại lời kêu gọi đấu thầu và chính họ đã chủ động sản xuất ra loại chất độc giết người màu da cam có chứa hàm lượng lớn dioxin, cũng là trọng tâm của vụ kiện này. Chúng tôi có đủ tài liệu để củng cố lý lẽ của chúng tôi và chúng tôi tin tưởng vào kết quả phiên tòa này. Đó sẽ là một phiên tòa lịch sử, mở ra hướng thay đổi phán quyết của Tòa Évry.”

Về phía mình, luật sư Bertrand Repolt cho rằng thách thức lớn nhất đó là sự việc đã diễn ra quá lâu, nhưng đến bây giờ mới có thể xét xử trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ về những hành động mà họ đã thực hiện từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc tập hợp và đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng ở thời điểm đó các công ty này đều ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng các hóa chất độc hại này.

Để vượt qua thách thức này, các luật sư của bà Trần Tố Nga đã phải cộng tác với các đồng nghiệp Mỹ, những người có khả năng tiếp cận quá trình trao đổi thư từ nội bộ của các công ty này từ những năm 50, 60, 70 để có thông tin chứng tỏ rằng họ đã sớm nhận thức được sự nguy hiểm của sản phẩm từ quy trình đến phương thức sản xuất chất độc da cam.

Về thuận lợi, luật sư Bertrand Repolt cho rằng bà Trần Tố Nga là một người phụ nữ có nghị lực phi thường và bên cạnh đó còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nạn nhân da cam cũng như các hội đoàn ủng hộ họ.

“Chính điều này đã tạo nên sức mạnh thúc đẩy chúng tôi đi đến cùng trong cuộc chiến pháp lý này,” ông khẳng định.

Quả thực, bà Trần Tố Nga không hề đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Rất nhiều các cuộc biểu tình, hội họp, đã được tổ chức để bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Lá thư kêu gọi ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ trong đó nhiều nhân vật quan trọng, các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, học giả, bác sỹ, văn nghệ sỹ,…

Ngay trong khuôn khổ cuộc họp báo, nhiều hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam đã bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga.

Collectif Vietnam Dioxine thông báo sẽ tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 4/5, tại Quảng trường Cộng hòa (Place de la République) ở Paris.

Một bữa cơm từ thiện cũng sẽ được tổ chức vào tối 26/4 để gây quỹ ủng hộ vụ kiện.

Các hoạt động ủng hộ nạn nhân da cam cũng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ sự kiện Tuần hành chống hóa chất nông nghiệp vào ngày 25/5 tại Paris.

Hành trình đòi công lý

Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Tố Nga từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và bị nhiễm chất độc dioxin trong thời kỳ chiến tranh.

Theo kết quả giám định y tế, nồng độ dioxin trong máu của bà cao hơn tiêu chuẩn quy định dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Bà mắc 5 trong số 17 bệnh lý đã được Mỹ công nhận và liệt kê trong danh sách các bệnh do chất độc da cam gây ra. Không chỉ bản thân bà mà các con của bà đều bị dị tật tim và xương. Người con đầu đã qua đời khi mới 17 tháng tuổi do dị tật tim bẩm sinh.

Vào tháng 5/2009, bà Trần Tố Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ở Paris. Sau đó, với sự ủng hộ và đồng hành của một số luật sư và nhà hoạt động xã hội Pháp ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, bà quyết định đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ.

Bà Tố Nga là một trong những trường hợp hiếm hoi có thể theo đuổi các vụ kiện liên quan đến chất độc da cam vì hội tụ đủ 3 điều kiện gồm là công dân Pháp gốc Việt; đang sinh sống tại Pháp, nơi cho phép luật sư mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình; và là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry, thành phố nơi bà Trần Tố Nga đang sinh sống, đã chấp thuận đơn của bà khởi kiện các công ty hóa chất cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 19 phiên thủ tục, trong phán quyết ngày 10/5/2021, Tòa án Evry đã chấp thuận bào chữa của các công ty bị kiện cho rằng họ “hành động theo theo lệnh và vì Nhà nước Hoa Kỳ” và như vậy được hưởng quyền “miễn trừ” vì không một Nhà nước có chủ quyền nào bắt một Nhà nước có chủ quyền khác dưới quyền tài phán của mình.

Phía luật sư của bà Trần Tố Nga đã phản đối phán quyết này và cho rằng những công ty này “đã dự thầu,” có nghĩa là không hành động do bị ép buộc. Theo họ, Tòa án Evry đã áp dụng một nguyên tắc lỗi thời “đi ngược lại với những nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế” và quốc gia Pháp.

Không chùn bước trước thất bại này, sau khi Tòa đại hình thành phố Evry phán quyết rằng họ không đủ thẩm quyền để xử vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ, bà Trần Tố Nga, với sự ủng hộ của các luật sư và các hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Paris. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào thứ Ba ngày 7/5 tại Tòa phúc thẩm Paris.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra một thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài: hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxine gây ra; khoảng 150.000 trẻ em, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay đã sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (không có chân tay, mù, điếc, khối u bên ngoài,..); 1 triệu ha diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm; và cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam vẫn còn tồn tại và gây nên những nỗi đau tang tóc.

]]>
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải từ chức https://baovietduc.de/2024/04/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-phai-tu-chuc/ Fri, 26 Apr 2024 20:51:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79784 Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam  phải từ chức đó là điều ông Vương Đình Huệ không muốn nhưng không thể khác

Sau cuộc họp bất thường ngày 26/04/2024 Trung Ương đồng ý thôi chức vụ chủ tịch Quốc Hội Việt Nam của ông Vương Đình Huệ. Quyết định được đưa ra 4 ngày sau khi trợ lý chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ông Phạm Thái Hà bị bắt và bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ để trục lợi.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023.
Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. AFP – STR

Theo thông cáo của Văn Phòng Trung Ương Đảng Cộng Sản, được truyền thông trong nước loan tải, Ban Chấp Hành Trung Ương đánh giá ông Vương Đình Huệ, 67 tuổi, « đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ». Những vi phạm và khuyết điểm nói trên « đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân »

Trước cuộc họp của Ban Chấp Hành Trung Ương, ông Huệ đã có đơn xin « thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác ».

Hôm 22/04/2024 ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội kiêm trợ lý chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, đã bị bắt trong khuôn khổ mở rộng điều tra vụ tham nhũng tại tập đoàn Thuận An.

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc Hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Theo một thăm dò do các phòng thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện, hơn 650 doanh nhân được hỏi cho biết ổn định chính trị là một lá chủ bài « hấp dẫn » thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Hà Huy, biên tập 

]]>
BCH HỘI NGƯỜI HẢI PHÒNG TẠI CHLB ĐỨC GẶP MẶT GIAO LƯU VỚI CÁC NHÀ TÀI TRỢ https://baovietduc.de/2024/04/hoi-nguoi-hai-phong-tai-chlb-duc-gap-mat-giao-luu-voi-cac-nha-tai-tro/ Wed, 24 Apr 2024 06:09:02 +0000 https://baovietduc.de/?p=79763 Thưa Quý vị và các bạn !

Để chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 20 năm Thành lập Hội người Hải Phòng tại CHLB Đức ( 19.05.2004 – 19.05.2024 ), buổi chiều Chủ Nhật, 21.04.2024, tại TTTM Đồng Xuân, Hội người Hải Phòng tại CHLB Đức đã tổ chức cuộc họp BCH nhằm kiểm tra công tác chuẩn bị và giao lưu tri ân với các cơ quan, Hội đoàn, doanh nghiệp, cá nhân là các nhà tài trợ, những người đồng hành ủng hộ Hội trong nhiều năm qua.

Hội đã quyết định tổ chức Kỷ niệm 20 năm thành lập vào ngày 19.05.2024, địa điểm tại Cung văn hóa TTTM Đồng Xuân, Berlin, Đức. Địa chỉ Herzbergstraße 128 – 139, Berlin 10365;

Nhân dịp này, Hội Người Hải Phòng tại CHLB Đức đã gặp gỡ giao lưu mang tính tri ân với các cơ quan, Hội đoàn, doanh nghiệp, cá nhân là những nhà tài trợ, đồng hành ủng hộ Hội trong suốt nhiều năm qua.

Kỷ niệm 20 năm thành lập là ngày hội của Hội người Hải Phòng trên toàn nước Đức. Theo BTC dự kiến có khoảng gần 1.000 người tham dự.

BCH Hội người Hải phòng Kính mời toàn thể bà con đồng hương Hải Phòng và những người yên mến Hội về tham dự.

Thực hiện Thu Hà & Huy Thắng

]]>
Kiều  bào cần biết : 105 thành phố, thị xã trên cả nước sẽ không được phân lô, bán nền https://baovietduc.de/2024/04/kieu-bao-can-biet-105-thanh-pho-thi-xa-tren-ca-nuoc-se-khong-duoc-phan-lo-ban-nen/ Wed, 17 Apr 2024 19:23:06 +0000 https://baovietduc.de/?p=79742 Quy định về việc phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.
Một dự án phân lô bán nền tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)
Một dự án phân lô bán nền tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Kể từ 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành và một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt do sẽ có tác động nhất định đến thị trường là quy định về việc phân lô, bán nền.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào 1/1/2025, các chuyên gia cho rằng sẽ có sự ảnh hưởng từ Bắc tới Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại dẫn chứng, hiện nay, khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị…

Bởi vậy cũng có nhiều ý kiến lo ngại sẽ có làn sóng “chạy” để phân lô bán nền trước khi Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực.

Ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Cần Thơ (CaREA) nhận xét, việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III đem tác động rất lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Thời gian sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt ở phân khúc đất nền.

phan lo tai Dak Nong.jpg
Mở đường, phân lô tại khu vực ven đường tránh trung tâm thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)

Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài từ 3-5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô, điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân.

Vì vậy, với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn, ông Thủy phân tích.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

bat dong san tphcm.jpg
Siết phân lô bán nền sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngoài 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị siết phân lô bán nền còn có 22 đô thị loại I; trong đó, có 3 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

Bên cạnh đó là 36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang-Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

Ngoài ra còn có 45 đô thị loại III bao gồm 29 thành phố: Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

Cùng đó, 16 thị xã gồm Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.

Nhận định về tác động của chính sách, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho rằng số lượng phân lô bán nền ở các đô thị loại II và III đã rầm rộ trong những năm gần đây.

Việc siết phân lô theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng toàn thị trường từ Bắc tới Nam nhưng có 90% nhà đầu tư chịu tác động là ở khu vực thành phố loại II,III.

Việc điều chỉnh giá là chuyện đương nhiên nhưng đất nền sẽ không còn rơi vào những đợt “sốt” như trước đây nữa, ông Tuấn dự báo./.

Huy Thắng, biên  tập

]]>
Đức: Hằng100.000 người biểu tình chống cánh hữu ở Düsseldorf https://baovietduc.de/2024/01/duc-100-000-nguoi-bieu-tinh-chong-canh-huu-o-dusseldorf/ Sat, 27 Jan 2024 19:54:35 +0000 https://baovietduc.de/?p=79695 Theo Báo chí Đức: Các cuộc biểu tình tiếp tục ở Bắc Rhine-Westphalia – chống lại cánh hữu và chống lại Đảng AfD. Tại thủ phủ bang Düsseldorf, có tới 100.000 người vào thứ Bảy. Và ở Aachen, ngay cả Thủ tướng Schleswig-Holstein cũng có mặt trong cuộc biểu tình.

ở North Rhine-Westphalia vào thứ Bảy tại Düsseldorf. Vào lúc cao điểm, có tới 65.000 người đã tham gia cuộc tuần hành biểu tình qua thành phố. 

]]>
Tổng thống Đức và phu nhân dạo phố Hà Nội, đánh trống Sấm trong Văn Miếu https://baovietduc.de/2024/01/tong-thong-duc-va-phu-nhan-dao-pho-ha-noi-danh-trong-sam-trong-van-mieu/ Wed, 24 Jan 2024 20:02:15 +0000 https://baovietduc.de/?p=79684 Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đến một ngõ nhỏ ở Hà Nội để thưởng thức cà phê, sau đó sang Viện Goethe.

Chiều 23/1, ngay sau khi đến Việt Nam, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và đoàn đã nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử trường đại học đầu tiên của Việt Nam; chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ, dừng chân tại Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sĩ, Điện Đại Thành…

Ông quan tâm đến những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của Di sản tư liệu thế giới- 82 tấm bia Tiến sĩ – và đánh giá cao truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam.

Tại đây, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã đánh một hồi trống Sấm trong quần thể Văn Miếu.

Sau đó, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã cùng dạo phố, đi sâu vào một con ngõ nhỏ của phố Văn Miếu – đặc trưng của Hà Nội để thưởng thức cà phê Việt Nam. Tổng thống vừa đi vừa nghe phiên dịch viên nói về sự hình thành của phố cổ và văn hóa người Hà Nội. Thi thoảng những khung cảnh, hoạt động của người dân tạo sự lạ lẫm khiến ông phải ngước nhìn.

Tổng thống Đức cũng tới thăm Viện Goethe – một tổ chức văn hóa phi lợi nhuận của Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Viện Goethe hỗ trợ việc phổ cập tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng với đó là thúc đẩy sự hợp tác về giao lưu văn hóa quốc tế.

Tại Việt Nam, hai phân viện của Viện Goethe được đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Tổng thống Đức đã gặp gỡ và trò chuyện với các nhóm sinh viên và học viên nhiều ngành nghề chuẩn bị sang Đức học tập, làm việc.

1hai 6905.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
1hai 6935.jpg
1phh 6798.jpg
1phh 6864.jpg
1phh 6891.jpg
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
1phh 6909.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân nghe giới thiệu về một ban thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và phu nhân đánh trống Sấm trong Văn Miếu.

dao pho cf 7033.jpg
Tổng thống và phu nhân đi bộ từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến một quán cà phê nhỏ gần đó.
dao pho cf 6952.jpg
Tổng thống Đức và phu nhân lạ lẫm trước khung cảnh người dân chăn nuôi gà ngay trong ngõ.
vien goethe 7132.jpg
Tại Viện Goethe, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với hai nữ điều dưỡng (áo trắng) đang học tiếng Đức để sang Đức học điều dưỡng hệ 3 năm.
vien goethe 7192.jpg
 Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với sinh viên trường Lilama 2.
]]>
Việt Nam bắn đại bác chào mừng Tổng thống Đức và Phu nhân https://baovietduc.de/2024/01/viet-nam-ban-dai-bac-chao-mung-tong-thong-duc-va-phu-nhan/ Wed, 24 Jan 2024 19:45:21 +0000 https://baovietduc.de/?p=79681 Chiều 23/1, lễ đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân Elke Büdenbender được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Khi đoàn xe lễ tân đưa Tổng thống, phu nhân và đoàn tiến vào Phủ Chủ tịch, trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm nhiệt liệt chào đón Tổng thống Đức và phu nhân.

Hai em học sinh gửi tới Tổng thống và phu nhân bó hoa tươi thắm. Chủ tịch nước mời Tổng thống bước trên thảm đỏ, tới bục danh dự.

vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193958.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chào đón Tổng thống Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: TTXVN
1hai 7049.jpg
1hai 7094.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.
vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193965.jpg
Nghi thức bắn 21 phát đại bác. Ảnh: TTXVN
1hai 7064.jpg
Nghi thức bắn đại bác được truyền trực tiếp từ Hoàng thành Thăng Long về Phủ Chủ tịch.

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Trên nền quốc ca hai nước, 21 loạt đại bác rền vang được bắn từ Hoàng thành Thăng Long trong nghi thức chào đón cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước của nguyên thủ Đức đến Việt Nam.

Kết thúc lễ đón chính thức, hai nhà lãnh đạo trở lại bục danh dự, cùng chứng kiến phần diễu binh chào mừng của Đội Danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Tổng thống Đức tiến hành hội đàm.

1hai 7160.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân và Tổng thống Đức cùng phu nhân
1hai 7301.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trước khi vào hội đàm.
1hai 7342.jpg
Những năm gần đây, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức tiếp tục đi vào chiều sâu thực chất trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2011.
1hai 7368.jpg
 Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU), và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt hơn 11 tỷ USD.
1phh 7204.jpg
Toàn cảnh hội đàm.

Tổng thống Steinmeier cũng sẽ hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có một số hoạt động khác trong chuyến thăm.

Sau khi kết thúc các hoạt động ở Hà Nội, Tổng thống sẽ thăm và khảo sát một số dự án của Đức tại TP.HCM và khu vực lân cận.

]]>
Tổng thống Đức: ‘Lần thứ 3 thăm Việt Nam, đất nước tôi rất tôn trọng, coi trọng’ https://baovietduc.de/2024/01/tong-thong-duc-lan-thu-3-tham-viet-nam-dat-nuoc-toi-rat-ton-trong-coi-trong/ Wed, 24 Jan 2024 19:37:23 +0000 https://baovietduc.de/?p=79678

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier chia sẻ đây là lần thứ 3 thăm Việt Nam – một đối tác thân thiết, một đất nước mà ông rất tôn trọng, coi trọng.

Chiều 23/1, sau lễ đón trọng thể với nghi thức bắn 21 loạt đại bác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Tại hội đàm, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh, trong gần 50 năm qua, sự gắn kết chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được củng cố phát triển. Ông khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong thương mại – đầu tư, chuyển đổi năng lượng, lao động và dạy nghề, hợp tác phát triển…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Đức.

1hai 7238.jpg
Hai nguyên thủ trao đổi phương hướng, biện pháp lớn nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức, cũng như chia sẻ vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.  

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về những phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam – Đức gần 5 thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố. Trong nhiều năm, Đức luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và Việt Nam hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á.

Kim ngạch hai nước năm 2023 đạt xấp xỉ 12 tỷ USD, tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Đức là nhà đầu tư lớn thứ tư trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược Việt Nam – Đức giai đoạn 2023 – 2025.

1phh 7204.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại hội đàm

Hợp tác giáo dục – đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là Đại học Việt Đức – dự án biểu tượng của quan hệ hai nước, đang vận hành hiệu quả. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để Đại học Việt Đức phát triển thành công, thu hút nhiều sinh viên Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, ủng hộ Đại học Việt Đức mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Về kinh tế, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau.

Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư. Chủ tịch nước đề nghị Đức sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam.

1phh 7224.jpg
Chủ tịch nước và Tổng thống Đức chứng kiến ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức.

Chủ tịch nước cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua, đề nghị Đức tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, môi trường và đào tạo nghề.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định, Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm khí phát thải về 0 đến năm 2050 mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, tư pháp, nông nghiệp; đẩy mạnh giao lưu văn hóa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn Đức tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức sinh sống ổn định. Tổng thống Đức khẳng định, cộng đồng 200.000 người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp tích cực cho xã hội sở tại.

Trên bình diện quốc tế, hai nước nhất trí phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn khu vực và đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN – Đức, ASEAN – EU, Liên Hợp Quốc.

1hai 7447.jpg
Hai nhà lãnh đạo gặp gỡ báo chí sau hội đàm

Tại cuộc gặp gỡ báo chí sau đó, Tổng thống Đức chia sẻ đây là lần thứ 3 ông thăm Việt Nam, “quay trở lại đất nước này không chỉ là quay trở lại với một đối tác thân thiết, còn là quay trở lại với đất nước mà tôi rất tôn trọng, coi trọng”.

Tổng thống cho biết, có một số dự án hợp tác giữa hai nước mà khi mới khởi xướng không ai nghĩ sẽ thành công đến thế, như: Đại học Việt Đức, ngôi nhà Đức. Với ngôi nhà Đức, khi sang đây lần thứ 2 (năm 2015) mới khởi công nên chuyến thăm TP.HCM ngày mai, Tổng thống Đức bày tỏ hào hứng muốn xem thành quả, sự phát triển của ngôi nhà Đức, về trường Đại học Việt Đức qua 15 năm phát triển đã đào tạo 3.000 sinh viên.

Tổng thống cho biết đi cùng ông trong chuyến thăm Việt Nam là phái đoàn các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sang tìm hiểu, thúc đẩy đầu tư.

1hai 7539.jpg
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier phát biểu với báo giới.

Trong giao lưu nhân dân, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cho biết, 200.000 người Việt đang sinh sống tại Đức đang trở thành cầu nối vun đắp quan hệ hai nước; ngoài ra nhiều người Việt trẻ đang có nhu cầu du học, làm việc tại Đức.

Về phần mình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, sau gần một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1975 -2024) và hơn một thập kỷ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2011 -2024), hai nước đã cùng nhau thúc đẩy hợp tác nhiều mặt trên mọi lĩnh vực, đạt nhiều thành tựu…

Hiện nay, Đức là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu; Việt Nam là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và Đối tác toàn cầu của Đức về hợp tác phát triển.

1hai 7516.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu.

Theo Chủ tịch nước, chuyến thăm của Tổng thống Đức là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần gia tăng tin cậy chính trị và tình hữu nghị, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra nhiều triển vọng hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững và cùng ứng phó hiệu quả thách thức toàn cầu.

]]>
Tin: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã đập tan tin đồn thất thiệt Ông đã từ trần https://baovietduc.de/2024/01/tin-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-du-khai-mac-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-5-quoc-hoi-khoa-xv-da-dap-tan-tin-don-that-thiet-ong-da-tu-tran/ Mon, 15 Jan 2024 19:26:38 +0000 https://baovietduc.de/?p=79657 (Chinhphu.vn) – Sáng 15/1 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã dự lễ khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sáng 15/1/2024 – Ảnh: VGP

Kỳ họp bất thường lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và sẽ bế mạc vào sáng 18/1. Ngày 17/1, Quốc hội nghỉ 1 ngày để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV- Ảnh 2.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội dự lễ khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sáng 15/1/2024 – Ảnh: VGP

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn./.

Huy Thằng, biên tập, nguồn _ https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-du-khai-mac-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-5-quoc-hoi-khoa-xv-102240114201112735.htm

]]>
Ngày 25.12.23 Hội người Nam Định tại CHLB Đức đã tổ chức gặp mặt truyền thống rất đông bà con tham dự https://baovietduc.de/2023/12/ngay-25-12-23-hoi-nguoi-nam-dinh-tai-chlb-duc-da-to-chuc-gap-mat-truyen-thong-rat-dong-ba-con-tham-du/ Tue, 26 Dec 2023 10:19:07 +0000 https://baovietduc.de/?p=79535 Thưa Quý vị và các bạn !

Như mọi năm, ngày 25.12.2023 bà con đồng hương thuộc Hội Người Nam Định tại CHLB Đức từ khắp các vùng trên nước Đức lại tưng bừng gặp mặt tại hội trường Nhà hàng East Moon II trên đường Herzbergstr. 100 – 10365 Berlin.

Đến tham dự và chúc mừng Hội Người Nam Định tổ chức buổi gặp mặt truyền thống này, có ông Chu Tuấn Đức, Tham tán Công sứ – Phó Đại sứ; bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Thường Trực ban Công tác cộng đồng ĐSQVN; Đại tá Nguyễn Tuấn Minh, Trưởng Phòng Tùy Viên Quốc Phòng VN tại CHLB Đức; ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội người Việt Tại CHLB Đức, Chủ tịch Hội ĐH Nghệ An cùng đại diện nhiều Hội đoàn của người Việt đã tham dự.

Thay mặt cơ quan Đại diện Việt Nam, ông Chu Tuấn Đức đã trao tặng Giấy Khen của Đại Sứ quán Việt Nam cho một số cá nhân tiêu biểu hoạt động tích cực xây dựng Hội. Cũng nhân dịp này, BCH Hội người Nam Định đã tặng Giấy Khen và quà của Hội cho các cháu là con em người Nam Định có thành tích cao trong học tập.

Thưa quý vị và các bạn ! Trong không khí nồng nhiệt và ấm áp bà con quê hương Nam Định cùng các vị khách quý đã nồng nhiệt nâng cốc chúc mừng Giáng Sinh và thưởng thức chương trình văn nghệ đón Năm Mới 2024. Chương trình có những tiết mục ” Cây nhà lá vườn” để lại những ấn tượng tốt đẹp và tiếng vỗ tay khéo dài…

Theo chúng tôi được biết, Hội người Nam Định là một Hội quy tụ được đông đảo bà con đồng hương tham gia, có tinh thần đoàn kết tạo ra sức mạnh tập thể. Trong thời gian qua Hội đã quyên góp và ủng hộ trong các phong trào chống Covid-19, giúp đỡ nhân dân vùng bị thiên tai, giúp người Việt Từ Ukraine sang Đức… và hôm nay, Hội đã phát động phong trào quyên góp xây dựng quỹ khuyến học dành cho quê hương Nam Định ở Việt Nam. Phong trào đã được mọi người nhiệt tình ủng hộ. Dưới đây là một số hình ảnh do BTV. Thu Hà và Nhà báo Huy Thắng đã ghi lại và gửi đến Quý vị cùng các bạn .

]]>