Quốc tế – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:14:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 https://baovietduc.de/2024/04/toa-phuc-tham-paris-se-xet-xu-vu-kien-cua-ba-tran-to-nga-vao-ngay-7-5/ Fri, 26 Apr 2024 21:14:51 +0000 https://baovietduc.de/?p=79793
Vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam diễn ra vào 7/5.

Ngày 7/5, Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc họp báo được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến ngày 25/4 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở thủ đô Paris, bà Trần Tố Nga cùng các luật sư và các hội đoàn ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà đã thông báo sự kiện này trước đông đảo đại diện báo chí quốc tế, trong đó có Pháp và Việt Nam.

Chia sẻ với báo giới, bà Trần Tố Nga cho biết quyết tâm theo đuổi vụ kiện vì thấy có quá nhiều nạn nhân chiến tranh.

“Khi bắt đầu khởi kiện, ở Việt Nam đã có hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam. Chính con số này khiến trái tim tôi đau đớn và thúc đẩy tôi dấn thân vào vụ kiện này. Sau 12 năm theo đuổi hành trình công lý, tôi nhận thấy con số này đã không dừng ở đó, mà lên đến hơn 4 triệu nạn nhân và di truyền đến thế hệ thứ 4,” bà tâm sự và nhấn mạnh cuộc chiến của bà không chỉ nhằm chống lại việc sử dụng chất độc da cam, mà còn là cơ sở cho các cuộc đấu tranh khác vì môi trường.

“Tôi luôn có nghị lực để theo đuổi vụ kiện vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa và cao quý. Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và cả ở nước khác. Khi bạn đấu tranh cho chính nghĩa, thì bạn sẽ có nghị lực để theo đuổi cuộc chiến đấu. Chính điều này đã mang lại sức mạnh cho tôi và cũng không cho phép tôi buông bỏ giữa chừng. Vì thế mà tôi sẽ đi đến cùng,” bà khẳng định.

Bà Trần Tố Nga cũng cho biết tình cờ phiên tòa được mở đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và bà hy vọng sẽ trở thành “Chiến sỹ Điện Biên 2024” trong phiên tòa lịch sử của cuộc đời mình.

Sát cánh với bà Trần Tố Nga từ những ngày đầu của vụ kiện, hai luật sư William Bourdon và Bertrand Repolt, luôn tình nguyện hỗ trợ cho bà Tố Nga và hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Đề cập đến những khó khăn trong quá trình theo đuổi vụ kiện, luật sư William Bourdon cho biết, thách thức lớn nhất trong phiên tòa sắp tới, đó là bác bỏ quyền “miễn trừ” mà các doanh nghiệp Mỹ dựa vào và được Tòa án Évry chấp nhận. Theo ông đó là một sự biện bạch hoàn toàn không có cơ sở.

“Chúng tôi cần phải đưa ra những luận cứ mạnh mẽ và thuyết phục để Tòa phúc thẩm Paris bác bỏ phán quyết vô lý của Tòa án Evry, ủng hộ các công ty Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại gây ra một thảm họa nhân đạo, y tế và môi trường chưa từng có trong lịch sử nhân loại”, ông chỉ trích và nhấn mạnh: “Có rất nhiều những luận cứ pháp lý để chỉ ra rằng các công ty Mỹ không hề bị chính phủ Mỹ ép buộc mà họ tự nguyện đáp lại lời kêu gọi đấu thầu và chính họ đã chủ động sản xuất ra loại chất độc giết người màu da cam có chứa hàm lượng lớn dioxin, cũng là trọng tâm của vụ kiện này. Chúng tôi có đủ tài liệu để củng cố lý lẽ của chúng tôi và chúng tôi tin tưởng vào kết quả phiên tòa này. Đó sẽ là một phiên tòa lịch sử, mở ra hướng thay đổi phán quyết của Tòa Évry.”

Về phía mình, luật sư Bertrand Repolt cho rằng thách thức lớn nhất đó là sự việc đã diễn ra quá lâu, nhưng đến bây giờ mới có thể xét xử trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ về những hành động mà họ đã thực hiện từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc tập hợp và đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng ở thời điểm đó các công ty này đều ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng các hóa chất độc hại này.

Để vượt qua thách thức này, các luật sư của bà Trần Tố Nga đã phải cộng tác với các đồng nghiệp Mỹ, những người có khả năng tiếp cận quá trình trao đổi thư từ nội bộ của các công ty này từ những năm 50, 60, 70 để có thông tin chứng tỏ rằng họ đã sớm nhận thức được sự nguy hiểm của sản phẩm từ quy trình đến phương thức sản xuất chất độc da cam.

Về thuận lợi, luật sư Bertrand Repolt cho rằng bà Trần Tố Nga là một người phụ nữ có nghị lực phi thường và bên cạnh đó còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nạn nhân da cam cũng như các hội đoàn ủng hộ họ.

“Chính điều này đã tạo nên sức mạnh thúc đẩy chúng tôi đi đến cùng trong cuộc chiến pháp lý này,” ông khẳng định.

Quả thực, bà Trần Tố Nga không hề đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Rất nhiều các cuộc biểu tình, hội họp, đã được tổ chức để bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Lá thư kêu gọi ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ trong đó nhiều nhân vật quan trọng, các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, học giả, bác sỹ, văn nghệ sỹ,…

Ngay trong khuôn khổ cuộc họp báo, nhiều hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam đã bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga.

Collectif Vietnam Dioxine thông báo sẽ tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 4/5, tại Quảng trường Cộng hòa (Place de la République) ở Paris.

Một bữa cơm từ thiện cũng sẽ được tổ chức vào tối 26/4 để gây quỹ ủng hộ vụ kiện.

Các hoạt động ủng hộ nạn nhân da cam cũng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ sự kiện Tuần hành chống hóa chất nông nghiệp vào ngày 25/5 tại Paris.

Hành trình đòi công lý

Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Tố Nga từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và bị nhiễm chất độc dioxin trong thời kỳ chiến tranh.

Theo kết quả giám định y tế, nồng độ dioxin trong máu của bà cao hơn tiêu chuẩn quy định dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Bà mắc 5 trong số 17 bệnh lý đã được Mỹ công nhận và liệt kê trong danh sách các bệnh do chất độc da cam gây ra. Không chỉ bản thân bà mà các con của bà đều bị dị tật tim và xương. Người con đầu đã qua đời khi mới 17 tháng tuổi do dị tật tim bẩm sinh.

Vào tháng 5/2009, bà Trần Tố Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ở Paris. Sau đó, với sự ủng hộ và đồng hành của một số luật sư và nhà hoạt động xã hội Pháp ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, bà quyết định đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ.

Bà Tố Nga là một trong những trường hợp hiếm hoi có thể theo đuổi các vụ kiện liên quan đến chất độc da cam vì hội tụ đủ 3 điều kiện gồm là công dân Pháp gốc Việt; đang sinh sống tại Pháp, nơi cho phép luật sư mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình; và là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry, thành phố nơi bà Trần Tố Nga đang sinh sống, đã chấp thuận đơn của bà khởi kiện các công ty hóa chất cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 19 phiên thủ tục, trong phán quyết ngày 10/5/2021, Tòa án Evry đã chấp thuận bào chữa của các công ty bị kiện cho rằng họ “hành động theo theo lệnh và vì Nhà nước Hoa Kỳ” và như vậy được hưởng quyền “miễn trừ” vì không một Nhà nước có chủ quyền nào bắt một Nhà nước có chủ quyền khác dưới quyền tài phán của mình.

Phía luật sư của bà Trần Tố Nga đã phản đối phán quyết này và cho rằng những công ty này “đã dự thầu,” có nghĩa là không hành động do bị ép buộc. Theo họ, Tòa án Evry đã áp dụng một nguyên tắc lỗi thời “đi ngược lại với những nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế” và quốc gia Pháp.

Không chùn bước trước thất bại này, sau khi Tòa đại hình thành phố Evry phán quyết rằng họ không đủ thẩm quyền để xử vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ, bà Trần Tố Nga, với sự ủng hộ của các luật sư và các hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Paris. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào thứ Ba ngày 7/5 tại Tòa phúc thẩm Paris.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra một thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài: hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxine gây ra; khoảng 150.000 trẻ em, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay đã sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (không có chân tay, mù, điếc, khối u bên ngoài,..); 1 triệu ha diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm; và cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam vẫn còn tồn tại và gây nên những nỗi đau tang tóc.

]]>
Nga đang thắng lớn ở Ukraine https://baovietduc.de/2024/04/nga-dang-thang-lon-o-ukraine/ Fri, 26 Apr 2024 21:07:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79783 Toàn cảnh quốc tế trưa 26/4: Nga hạ lính đánh thuê, đánh bật 5 lữ đoàn ở Donbass

Bộ Quốc phòng Nga cho biết: Lực lượng không quân chiến thuật, tên lửa và pháo binh nước này đã tấn công binh sĩ và thiết bị của Ukraine cũng như các nhóm lính đánh thuê tại 122 khu vực. Nhóm chiến đấu phía tây cũng đã gây thiệt hại về hỏa lực cho quân đội và thiết bị của 5 lữ đoàn Ukraine tại các vùng Lugansk, Kharkov và Donetsk.

Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu mới đây tuyên bố, quân đội Nga đang kiểm soát chắc chắn tình hình chiến trường Ukraine và đang đều đặn đẩy lui quân đối phương.

Phát biểu trong cuộc họp tư lệnh cấp cao Nga hôm 22/4, ông Shogiu tuyên bố Nga đã giành được từ tay Ukraine các ngôi làng Pervomayskoe và Novomikhailovka, phía Tây và Tây Nam thành phố Donetsk cũng như khu định cư Bogdanovka cách không xa Bakhmut (Artemovsk).

Bộ trưởng Shoigu cho biết, vùng kiểm soát của Nga đang được mở rộng ở Berdychi và Georgievka, phía Bắc và Tây Donetsk.

Vị tướng Nga khẳng định tiềm lực chiến đấu của nước này cho phép họ tấn công liên tục và ngăn ngừa đối phương giữ được phòng tuyến.

Tướng Shoigu nhắc lai cuộc phản công của Ukraine vào năm 2023 và nói rằng dù được NATO giúp đỡ về vũ khí và lối đánh, cuộc phản công đó vẫn thất bại.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Nga cho biết, nước này sắp tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa sản xuất quân sự trong lúc “gia tăng cường độ tấn công các trung tâm hậu cần cất trữ vũ khí của phương Tây”.

]]>
Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Góc nhìn hôm nay https://baovietduc.de/2024/04/nhin-lai-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-goc-nhin-hom-nay/ Fri, 26 Apr 2024 21:00:39 +0000 https://baovietduc.de/?p=79787

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh.

Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang Thượng Lào và Liên khu 4 gồm 6 tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó Pháp đã kéo dài cuộc chiến tại Đông Dương 8 năm, tính tới 1953, bị dư luận quốc tế, người dân trong nước phản đối. Nội bộ chia rẽ, đấu tranh gay gắt trong Quốc hội và nội các thay đổi. Kéo dài cuộc chiến đồng nghĩa khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị và buộc Pháp càng phải dựa vào Mỹ.

Tướng Henri Navarre. Ảnh: AP

Nhằm xoay chuyển tình thế, ngày 7/5/1953, Chính phủ Pháp cử tướng Henri Navarre, người từng chiến đấu trong Thế chiến I, Thế chiến II, làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Sau một tháng khảo sát, Navarre cho ra đời kế hoạch tác chiến mang tên mình.

Navarre đặt mục tiêu thu đông 1953 và xuân 1954, lực lượng viễn chinh giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ nếu bị tấn công; bình định miền Nam và chỉ phát động chiến dịch quy mô lớn để xóa vùng tự do Trung Trung Bộ. Navarre cũng cố gắng chuyển giao các vùng an toàn cho Quân đội quốc gia Việt Nam thân Pháp và xây dựng đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.

Từ thu đông 1954, quân Pháp chuyển ra Bắc, tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự. “Navarre kỳ vọng giành thắng lợi quyết định về quân sự làm cơ sở cho một giải pháp rút lui trong danh dự cho nước Pháp”, thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự, viết trong bài phân tích tại tọa đàm tổ chức vào tháng 3/2024.

Đoán biết ý định đối phương, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực dự kiến hoạt động trên ba hướng chính gồm: Tây Bắc; Thượng Lào và Trung – Hạ Lào, Tây Nguyên. Hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Người nêu rõ nguyên tắc tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp tương đối yếu, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.

Trên chiến trường miền Bắc, Việt Minh tiêu diệt lượng lớn quân Pháp ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Ở hướng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bộ đội đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 và Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325 hành quân sang Trung Lào.

Từ không có trong kế hoạch thành tâm điểm chiến dịch

Trước chuyển động của chiến trường Tây Bắc, tháng 11/1953, tướng Navarre lệnh cho 6 tiểu đoàn quân Âu Phi tinh nhuệ xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) – mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 12/1953, Navarre điều quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, nâng tổng số lên 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo. Tất cả được chuyển thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO).

Ban đầu Điện Biên Phủ không có trong kế hoạch thu đông 1953-1954, nhưng sau đó trở thành địa điểm thứ hai ở Tây Bắc, cùng với Lai Châu, có quân Pháp chiếm giữ. Mục tiêu của Navarre là giữ vững Lai Châu, tạo thế tiến công chiếm lại Tây Bắc, ngăn chặn quân Việt Minh tiến sang Thượng Lào và thủ đô Luang Prabang. Đây chính là cách bảo vệ Lào, đồng minh của Pháp và là thành viên Liên hiệp Pháp.

Đại tá De Castries (trái), tướng Henri Navarre (giữa) và tướng René Cogny kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Điện Biên Phủ là thung lũng dài chừng 18 km, rộng 6-8 km, cách Hà Nội hơn 300 km, cách Luang Prabang 190 km. Xung quanh là núi non, rừng rậm, điểm xuyết những ruộng bậc thang. Trên thung lũng có những chỏm núi cao từ 500 đến 1.200 m, ở giữa là dòng Nậm Rốn chảy qua cánh đồng Mường Thanh của người Thái. Ở đó có sân bay dã chiến bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời Đông Dương năm 1945.

“Bất kỳ ai có ý định chiếm Lào đều phải kiểm soát được thung lũng Điện Biên Phủ. Khu vực này dẫn trực tiếp đến Lào, cung cấp căn cứ xuất phát và lui quân lý tưởng cho các đơn vị khi tác chiến”, tác giả người Pháp Ivan Cadeau viết trong cuốn Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975.

Chuyển từ phòng ngự sang giao chiến với quân Việt Minh ở miền Bắc, Navarre nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong khu vực dài hơn 10 km, rộng 5 km, quân Pháp tổ chức hệ thống liên hoàn 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm có hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hỏa lực có thể chiến đấu độc lập. Cứ điểm gần nhau hợp thành trung tâm đề kháng, đặt theo tên phụ nữ Pháp, và chia thành 3 phân khu.

Phân khu trung tâm nằm ở giữa Mường Thanh, gồm 5 trung tâm đề kháng: Dominique (đồi E) phòng ngự ở hướng đông bắc; Eliane (đồi C1) phòng ngự hướng đông và đông nam; Claudine – trung tâm đề kháng nam sân bay Mường Thanh – phòng ngự hướng tây nam; Huguette – trung tâm đề kháng tây sân bay – trực tiếp bảo vệ sân bay; Béatrice – trung tâm đề kháng Him Lam – phòng ngự đột xuất ở đông bắc. Phân khu này quan trọng nhất bởi tiếp nhận tất cả trung tâm chỉ huy, bộ phận hỗ trợ, trong đó có quân y.

Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng Gabriel (đồi Độc lập) và Anne-Marie (Bản Kéo). Hai nơi này cùng với trung tâm đề kháng Him Lam tạo thành trận địa phòng ngự tiền duyên án ngữ phía Bắc, ngăn chặn sự tiến công của Việt Minh từ hướng Bắc và Đông Bắc.

Phân khu Nam chỉ có một cứ điểm Isabelle (Hồng Cúm) nằm cách trung tâm chỉ huy của GONO khoảng 6 km, có nhiệm vụ ngăn chặn Việt Minh tiến công từ phía Nam lên.

Tướng Navarre và thiếu tướng René Cogny, Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở miền Bắc, thống nhất trao vị trí chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho đại tá Christian de Castries, Chỉ huy pháo binh là trung tá Charles Piroth.

Ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đồ họa: Hoàng Khánh

Ngày 30/1/1954, Ủy ban đặc biệt của Văn phòng Tổng thống Mỹ nhóm họp, thông qua quyết định tăng cường thêm nhân, vật lực cho Điện Biên Phủ. Ngoài 285 tỷ Franc Pháp cung cấp vào năm 1953, riêng kế hoạch của tướng Navarre được Mỹ viện trợ thêm 385 triệu USD.

Đội quân tham chiến ở Điện Biên Phủ gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 mm (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 mm (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 mm (4 khẩu), một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng (10 chiếc), một đại đội xe vận tải (khoảng 200 xe), một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Tổng số quân lúc đầu hơn 11.800, sau được bổ sung lên 16.200, chủ yếu là lính dù và Âu – Phi.

Các phương tiện trang bị cho quân viễn chinh ở Điện Biên Phủ đều thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ. Như pháo binh cỡ nòng 155 mm là loại lớn nhất của lực lượng pháo binh tại Đông Dương, có thể bắn đầu đạn 43 kg ở tầm xa tối đa 15 km. Tập đoàn được trang bị không quân riêng với máy bay Morane 500 cỡ nhỏ làm nhiệm vụ thám thính, tiêm kích F8F Bearcat, máy bay ném bom B26.

Sau chuyến thăm Điện Biên Phủ, phóng viên Robert Guillain viết trên tờ LeMonde của Pháp tháng 2/1954: “Đó là loại bẫy khổng lồ và phức tạp, đầy rẫy cao điểm, chi chít công sự, được gài mìn, đào hào, chia ô, cày nát trên hàng kilomet vuông và có lượng người ở đông hơn tổ kiến… Không gì có thể mọc lên trên bề mặt, ngoại trừ tiêu bản kim loại: dây thép gai”.

Về phía Việt Nam, Bộ Chính trị họp, đánh giá Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng bị cô lập, mọi tiếp tế phải dựa vào hàng không. Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bộ Tư lệnh chiến dịch được thành lập, do đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, ông Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị. Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực mở 5 đòn tiến công trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào.

“Những quả đấm buộc địch phân tán khối chủ lực cơ động chiến lược ra khắp các hướng chiến trường”, tướng Nhiên giải thích.

Việt Minh đã huy động các đại đoàn 308, 312, 316, 304, trung đoàn 57. Về pháo, Đại đoàn Công pháo 351 có hai tiểu đoàn pháo 105 mm với 24 khẩu; Trung đoàn Sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75 mm với 15 khẩu; Trung đoàn Pháo phòng không 367 có 24 khẩu 37 mm và 2 đại đội súng máy phòng không với 24 khẩu, cỡ nòng 12,7 mm.

Tổng số quân chủ lực của Việt Minh khoảng 40.000, nếu tính cả tuyến hai là 55.000. Lực lượng phục vụ chiến dịch gồm 628 ôtô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu, thuyền, lừa, ngựa.

Đánh giá về tương quan lực lượng, thiếu tướng Lưu Quang Vụ, Phó cục trưởng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, nhìn nhận quân Pháp chiếm ưu thế tuyệt đối về phương tiện chiến đấu, đặc biệt là xe tăng và máy bay. Bộ đội Việt Nam có ưu thế về bộ binh. Lực lượng pháo binh hai bên tương đương.

Bộ Chính trị tổ chức họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Pháp tự tin “bắt tướng Giáp bại trận”

Quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự hiện đại và tận dụng lợi thế địa hình, Bộ Chỉ huy Pháp coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài không thể công phá”, “con nhím khổng lồ” giữa núi rừng Tây Bắc. Pháp tự tin chặn mọi sự tiếp tế của bên ngoài cho Việt Minh, cuối cùng đánh bại quân chủ lực, làm bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh ở Điện Biên Phủ.

Tướng Navarre dự đoán Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công, không thể đưa pháo vào trận địa do đường sá xa xôi, thiếu phương tiện cơ giới. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm kéo dài hàng tháng.

“Họ sẽ không thể duy trì được sức chiến đấu. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch, lúc đó không đánh cũng thua”, tướng Navarre viết trong hồi ký.

Charles Piroth, Chỉ huy pháo binh trong trận Điện Biên Phủ, bày tỏ tự tin về số trọng pháo: “Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa pháo đến tận đây. Nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay… và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi”.

Ngày 2/1/1954, trả lời phỏng vấn hãng tin AP của Mỹ, tướng René Cogny, Chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc, cũng khẳng định: “Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần. Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải bại trận”.

Sơn Hà

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ Kỷ yếu hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ – Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại” ngày 20/3/2024; Kỷ yếu tọa đàm “Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ – Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay” ngày 25/3/2024; Sách Đường tới Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Sách Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget và sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975 của Ivan Cadeau.

]]>
Tin thức thời sự quốc tế 26/04/24 https://baovietduc.de/2024/04/tin-thuc-thoi-su-quoc-te-26-04-24/ Fri, 26 Apr 2024 06:23:03 +0000 https://baovietduc.de/?p=79779 Toàn cảnh quốc tế sáng 26/4: Ukraine lộ nguy cơ khó giữ thế trận
Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.
 
 

Ukraine rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến

Sau nhiều  thất  bại  tại  chiến  trường, 5 trong  số  31 xe  tăng M1A1 Abrams được  Mỹ  mệnh  danh  bất  khả  chiến  bại  như  ” vua  chiến  trường” viện  trợ  cho  Ukraine  đã  bị  Nga  tiêu  diệt, Mỹ  lo  bị  mất  tiếng  nên  đã  lệnh  cho  Ukraine  rút khỏi mặt trận.   

Đô đốc Christopher Grady, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng một quan chức giấu tên khác của Washington cho biết mối đe dọa từ drone đã khiến Ukraine phải rút xe tăng M1A1 Abrams khỏi tiền tuyến. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ nói với báo giới hôm 25/4, khi cập nhật về hỗ trợ của Washington với Kiev trước thềm cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine (UDCG), còn gọi là “nhóm Ramstein”.

“Tập hợp lượng lớn xe tăng, thiết giáp cùng một chỗ là điều rất rủi ro trong bối cảnh drone xuất hiện khắp mọi nơi”, Grady nói, thêm rằng Mỹ sẽ thảo luận với Ukraine để xây dựng lại chiến thuật tác chiến sau khi rút Abrams.

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

“Vẫn có cách để tận dụng chúng”, Grady cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine và các đối tác khác trên thực địa để giúp họ tính toán cách triển khai loại khí tài này, khi bối cảnh chiến trường đã thay đổi và mọi thứ đều có thể bị phát hiện ngay lập tức”.

Mỹ chuẩn bị gói mua sắm vũ khí 6 tỷ USD cho Ukraine

Hai quan chức Mỹ và một nguồn tin am hiểu kế hoạch ngày 26/4 cho biết gói mua sắm sẽ có đạn tên lửa phòng không Patriot và NASAMS, đạn pháo, đạn rocket HIMARS, phương tiện bay không người lái (drone), vũ khí chống drone, tên lửa không đối không cho tiêm kích.

Gói mua sắm này thuộc khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD được Mỹ thông qua ngày 24/4, song số thiết bị nói trên có thể không tới Ukraine trong vài năm nữa do nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Theo sáng kiến này, Lầu Năm Góc ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới cho Ukraine, thay vì rút trực tiếp từ kho vũ khí của quân đội.

Binh sĩ Ukraine khai họa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Mỹ dự báo Nga giành thêm lợi ích chiến thuật tại Ukraine

Quan chức Nhà Trắng nhận định Nga sẽ giành thêm lợi ích trên chiến trường trong vài tuần tới, dù Ukraine bắt đầu nhận được vũ khí viện trợ của Mỹ.

Không lâu sau khi thông qua khoản viện trợ quân sự gần 61 tỷ USD cho Ukraine, giới chức Mỹ công bố lô vũ khí trị giá một tỷ USD với nhiều loại đạn dược, khí tài và phương tiện chiến đấu chuyển tới Kiev.

“Dù thông báo hôm nay là tin rất tốt với Ukraine, họ vẫn đang chịu áp lực nặng nề trên chiến trường và chắc chắn Nga có khả năng đạt được thêm lợi ích chiến thuật trong những tuần tới”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 24/4 nhận định.

Điều này đồng nghĩa lực lượng Nga có thể tiến quân và chiếm một số mục tiêu trên phòng tuyến Ukraine, trước khi vũ khí viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ.

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Ông Sullivan chỉ trích tranh cãi tại quốc hội Mỹ khiến gói viện trợ cho Ukraine mắc kẹt trong nhiều tháng, cho biết Ukraine cảm nhận rõ hậu quả của điều này khi “phải tiết kiệm đạn dược trong 6 tháng qua và mất nhiều khu vực ở miền đông”.

Toàn cảnh quốc tế sáng 26/4: Ukraine lộ nguy cơ khó giữ thế trận

Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.
 
 

Ukraine rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến

Sau nhiều  thất  bại  tại  chiến  trường, 5 trong  số  31 xe  tăng M1A1 Abrams được  Mỹ  mệnh  danh  bất  khả  chiến  bại  như  ” vua  chiến  trường” viện  trợ  cho  Ukraine  đã  bị  Nga  tiêu  diệt, Mỹ  lo  bị  mất  tiếng  nên  đã  lệnh  cho  Ukraine  rút khỏi mặt trận.   

Đô đốc Christopher Grady, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng một quan chức giấu tên khác của Washington cho biết mối đe dọa từ drone đã khiến Ukraine phải rút xe tăng M1A1 Abrams khỏi tiền tuyến. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ nói với báo giới hôm 25/4, khi cập nhật về hỗ trợ của Washington với Kiev trước thềm cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine (UDCG), còn gọi là “nhóm Ramstein”.

“Tập hợp lượng lớn xe tăng, thiết giáp cùng một chỗ là điều rất rủi ro trong bối cảnh drone xuất hiện khắp mọi nơi”, Grady nói, thêm rằng Mỹ sẽ thảo luận với Ukraine để xây dựng lại chiến thuật tác chiến sau khi rút Abrams.

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

“Vẫn có cách để tận dụng chúng”, Grady cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine và các đối tác khác trên thực địa để giúp họ tính toán cách triển khai loại khí tài này, khi bối cảnh chiến trường đã thay đổi và mọi thứ đều có thể bị phát hiện ngay lập tức”.

Mỹ chuẩn bị gói mua sắm vũ khí 6 tỷ USD cho Ukraine

Hai quan chức Mỹ và một nguồn tin am hiểu kế hoạch ngày 26/4 cho biết gói mua sắm sẽ có đạn tên lửa phòng không Patriot và NASAMS, đạn pháo, đạn rocket HIMARS, phương tiện bay không người lái (drone), vũ khí chống drone, tên lửa không đối không cho tiêm kích.

Gói mua sắm này thuộc khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD được Mỹ thông qua ngày 24/4, song số thiết bị nói trên có thể không tới Ukraine trong vài năm nữa do nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Theo sáng kiến này, Lầu Năm Góc ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới cho Ukraine, thay vì rút trực tiếp từ kho vũ khí của quân độiBinh sĩ Ukraine khai họa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Căn cứ Nga bị tấn công giữa lúc Mỹ chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine

Căn cứ không quân của Nga ở Dzhankoi, phía Bắc Crimea – nơi cất giữ hàng loạt hệ thống tên lửa cũng như trực thăng tấn công có giá trị – đã bị tấn công bất ngờ trong đêm vào tuần trước và hôm qua. Được biết, tên lửa ATACMS  đã được sử dụng trong cuộc tấn công này. Cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh Mỹ xác nhận đã bí mật vận chuyển tên lửa tới Ukraine.

“Chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa theo chỉ đạo của Tổng thống”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel hôm 24/4 xác nhận.

Ông Vedant Patel cũng cho biết thêm tên lửa ATACMS tầm xa là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD của Mỹ dành cho Ukraine hôm 12/3 nhưng Washington “không thể công bố quyết định này ngay từ đầu để bảo đảm an ninh tác chiến cho Ukraine theo yêu cầu của Kiev”.

 

ATACMS có tầm bắn khoảng hơn 300km và có thể tiếp cận mục tiêu trong vòng 5 phút – gấp ba lần tốc độ của tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. Các đầu đạn nặng 230kg rất đắt đỏ, có giá 800.000 bảng Anh/đầu đạn, rất hiệu quả trong việc thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng, chính xác vào các mục tiêu nằm sâu trong phòng tuyến của đối phương.

Mỹ dự báo Nga giành thêm lợi ích chiến thuật tại Ukraine

Không lâu sau khi thông qua khoản viện trợ quân sự gần 61 tỷ USD cho Ukraine, giới chức Mỹ công bố lô vũ khí trị giá một tỷ USD với nhiều loại đạn dược, khí tài và phương tiện chiến đấu chuyển tới Kiev.

“Dù thông báo hôm nay là tin rất tốt với Ukraine, họ vẫn đang chịu áp lực nặng nề trên chiến trường và chắc chắn Nga có khả năng đạt được thêm lợi ích chiến thuật trong những tuần tới”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 24/4 nhận định.

Điều này đồng nghĩa lực lượng Nga có thể tiến quân và chiếm một số mục tiêu trên phòng tuyến Ukraine, trước khi vũ khí viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ.

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Ông Sullivan chỉ trích tranh cãi tại quốc hội Mỹ khiến gói viện trợ cho Ukraine mắc kẹt trong nhiều tháng, cho biết Ukraine cảm nhận rõ hậu quả của điều này khi “phải tiết kiệm đạn dược trong 6 tháng qua và mất nhiều khu vực ở miền đông”.

“Chúng ta sẽ mất một thời gian để thoát khỏi cái hố được tạo ra bởi 6 tháng quốc hội Mỹ trì hoãn thông qua gói viện trợ”, ông Sullivan nói.

Hà Huy, biên  tập  

]]>
Tin quốc tế mới nhất 25/04/24: Nga chiếm ưu thế chiến trường, Ukraine tấn công hậu sâu trong lãnh thổ Nga, … https://baovietduc.de/2024/04/tin-quoc-te-moi-nhat-26-04-24/ Thu, 25 Apr 2024 07:08:12 +0000 https://baovietduc.de/?p=79771 Mỹ dự báo Nga giành thêm lợi ích chiến thuật tại Ukraine

Quan chức Nhà Trắng nhận định Nga sẽ giành thêm lợi ích trên chiến trường trong vài tuần tới, dù Ukraine bắt đầu nhận được vũ khí viện trợ của Mỹ.

Không lâu sau khi thông qua khoản viện trợ quân sự gần 61 tỷ USD cho Ukraine, giới chức Mỹ công bố lô vũ khí trị giá một tỷ USD với nhiều loại đạn dược, khí tài và phương tiện chiến đấu chuyển tới Kiev.

“Dù thông báo hôm nay là tin rất tốt với Ukraine, họ vẫn đang chịu áp lực nặng nề trên chiến trường và chắc chắn Nga có khả năng đạt được thêm lợi ích chiến thuật trong những tuần tới”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 24/4 nhận định.

Điều này đồng nghĩa lực lượng Nga có thể tiến quân và chiếm một số mục tiêu trên phòng tuyến Ukraine, trước khi vũ khí viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ.

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Ông Sullivan chỉ trích tranh cãi tại quốc hội Mỹ khiến gói viện trợ cho Ukraine mắc kẹt trong nhiều tháng, cho biết Ukraine cảm nhận rõ hậu quả của điều này khi “phải tiết kiệm đạn dược trong 6 tháng qua và mất nhiều khu vực ở miền đông”.

Nga đổi chiến thuật, nhắm thẳng vào mục tiêu quan trọng khác của Ukraine?

Theo ISW, Nga cũng có thể thay đổi chiến thuật, chuyển sự tập trung từ cơ sở hạ tầng năng lượng sang mạng lưới giao thông nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí đến tiền tuyến.

“Các lực lượng Nga có thể thay đổi mục tiêu đã đặt ra để tấn công cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần và kho quân sự của Ukraine”, các nhà phân tích của ISW cho hay.

Trước đó, các cuộc tấn công ngày 19/4 của Nga vào tỉnh Dnipropetrovsk, nhằm vào nhà ga đường sắt thành phố Dnipro, cũng cho thấy mối đe dọa mới đối với cơ sở hạ tầng giao thông của Ukraine.

Ukraine  sử  dụng  AUAV  tấn  công vào cơ sở lọc  dầu nằm  sâu trong  lãnh  thổ  Nga

Trong  bối  cảnh  hiện  nayy, cách  tốt  nhất  mà  Ukraine  có  thể  làm  Nga  suy  yếu là  tấn  công  vào phía sau lưng chiến tuyến của  Nga, trong  đó  có  các  sân  bayy, cơ  sở  lọc  dầu.

“Khu vực của chúng tôi một lần nữa bị tấn công bởi các máy bay không người lái của Ukraine”, Thống đốc vùng Smolensk Vasily Anokhi viết trên Telegram vào khoảng 5 giờ sáng 24/4 (giờ địa phương). Ông Anokhi cho biết thêm rằng lực lượng phòng không Nga đang ứng phó với tình huống này.

Theo Thống đốc vùng Smolensk, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhắm vào “các cơ sở năng lượng và nhiên liệu dân sự”, và gây ra một số vụ hỏa hoạn ở các quận Smolensky và Yartsevsky. Lực lượng cứu hỏa đã cố gắng dập tắt ngọn lửa và kêu gọi người dân giữ bình tĩnh.

Vùng Smolensk cách Moscow khoảng 300km về phía Đông Nam và giáp Belarus. Khoảng cách từ Smolensk đến biên giới với Ukraine là 400km.

Vào cuối tuần qua, lực lượng phòng không Nga đã chặn một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trên khắp khu vực phía Tây của đất nước, phá hủy khoảng 50 UAV trên các khu vực biên giới Belgorod, Bryansk và Kursk.

Kể từ tháng 1, Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công tầm xa bằng UAV tự sát vào các cơ sở năng lượng của Nga, bao gồm các kho dầu và nhà máy lọc dầu. Các cuộc tấn công của Ukraine đã làm gián đoạn 16% công suất lọc dầu của Nga vào cuối tháng 3.

Mỹ âm thầm gửi tên lửa ATACMS phiên bản 300 km cho Ukraine từ tháng 3

Mỹ xác nhận đã âm thầm gửi tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine vào tháng 3 và vũ khí này vừa được sử dụng lần đầu tiên trong các cuộc tấn công gần đây.

Reuters ngày 25.4 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết nước này đã gửi tên lửa tầm xa ATACMS, tên đầy đủ là Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân, cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden ký hồi 12.3.

Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc hồi năm 2022

Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận Mỹ-Hàn Quốc hồi năm 2022, AFP

“Tôi có thể xác nhận rằng Mỹ đã cung cấp ATACMS tầm xa cho Ukraine theo chỉ đạo trực tiếp của tổng thống”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nói ngày 24.4, lưu ý rằng Washington đã không công bố ngay khi đó nhằm duy trì an ninh hoạt động theo yêu cầu của Kyiv. Ông nói thêm rằng số tên lửa đã được đưa đến Ukraine trong tháng 4.

Huy Thắng, biên  tập  theo  báo  chí  trong  và  ngoài  nước  ! 

]]>
Tổng thống Mỹ Biden ký luật viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine https://baovietduc.de/2024/04/tong-thong-my-biden-ky-luat-vien-tro-gan-61-ty-usd-cho-ukraine/ Wed, 24 Apr 2024 20:14:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79768
Ngày  24.04, Tổng thống Mỹ Biden đã ý thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có gần  61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi được Hạ viện và Thượng viện phê duyệt.

Sau khi ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/4 tuyên bố: “Gói ngân sách này cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền. Chúng tôi cam kết các chuyến hàng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu khởi hành trong vài giờ tới”.

Theo dự luật, Washington sẽ chi 60,84 tỷ USD cho các vấn đề liên quan xung đột ở Ukraine, bao gồm 23 tỷ USD để bổ sung vũ khí, kho dự trữ và cơ sở vật chất của Mỹ; chi 26 tỷ USD cho Israel, bao gồm 9,1 tỷ USD cho các nhu cầu nhân đạo; cũng như chi 8,12 tỷ USD cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển các khí tài cho Ukraine; 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu để chuyển cho Ukraine; 11 tỷ USD dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực; Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.

Dự luật trước đó đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua. Đây nhiều khả năng là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11 năm nay.

Theo  VOV: vhttps://vov.vn/the-gioi/tong-thong-my-biden-ky-luat-vien-tro-gan-61-ty-usd-cho-ukraine-post1091249.vov

Hà Huy , biên  tập  

]]>
Tin nóng quốc tế 22/4 https://baovietduc.de/2024/04/tin-nong-quoc-te-22-4/ Mon, 22 Apr 2024 05:41:25 +0000 https://baovietduc.de/?p=79755 Hạ viện Mỹ thông qua viện trợ cho Ukraine: 

Hạ viện Mỹ ngày 20/4 đã thông qua 4 dự luật về viện trợ nước ngoài, gồm gói viện trợ dành cho Ukraine, Israel, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và dự luật trừng phạt Iran.

Theo đó, Mỹ sẽ dành gần 61 tỷ USD để viện trợ Ukraine, 26 tỷ USD cho Israel, hơn 8 tỷ USD cho các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan.

Sau khi được Hạ viện thông qua, gói viện trợ này sẽ được Thượng viện cân nhắc và bỏ phiếu thông qua trước khi được đưa lên Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Gần như chắc chắn gói viện trợ này sẽ được thông qua tại Thượng viện trong khi Tổng thống Biden cam kết sẽ ký duyệt ngay sau khi được Quốc hội thông qua.

Với  gói ngân sách khủng được Quốc hội Mỹ thông qua, quân  đội  Mỹ  đang  khẩn  truơng  chuyển nhanh vũ khí đã được chuẩn bị sẵn giao cho Ukraine  để ứng phó chống lạ Nga.

Nga phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc Hạ viện Mỹ thông qua viện trợ an ninh cho Ukraine sẽ dẫn tới nhiều thiệt hại và thương vong hơn.

Ukraine khai hỏa lựu pháo D-20 về phía Nga tại một vị trí gần Bakhmut. Ảnh: Reuters

Nga sẵn sàng ứng phó xung đột quy mô lớn với NATO

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết, Nga đang mở rộng một phần quân đội để sẵn sàng ứng phó với một cuộc xung đột quy mô lớn với NATO. Đánh giá của ISW được đưa ra sau một báo cáo trên tờ Izvestia của Nga về việc Bộ Quốc phòng Nga mở rộng quân khu Leningrad mới thành lập. Vào tháng 12/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập quân khu Leningrad và tập trung một số đơn vị quân đội ở đó để phản ứng trước việc Phần Lan gia nhập NATO.

Giới quan sát nêu các kịch bản Ukraine thất bại trong cuộc xung đột với Nga: Giữa bối cảnh sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine đang chững lại, nỗ lực chiến đấu của Kiev trước các lực lượng của Moscow ngày càng trở nên tuyệt vọng. Quân đội Ukraine đang thiếu pháo cũng như đạn dược trầm trọng và ở một số nơi, họ đang bị áp đảo với tỷ lệ 10:1 khi phải vật lộn để ngăn chặn các cuộc tấn công gia tăng của Nga. Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang theo đuổi “các mục tiêu tối đa ở Ukraine, theo đó dẫn đến “sự đầu hàng hoàn toàn của Kiev và phương Tây”.

Nga lợi dụng điểm yếu của Ukraine để oanh tạc các thành phố “pháo đài”: Nguồn cung đạn pháo và tên lửa phòng không cho Ukraine ngày càng suy giảm đã khiến cho Nga có thể tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nước này, cho phép các lực lượng của Moscow tiếp tục các bước tiến chậm mà chắc trên chiến trường.

NATO đồng ý cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine: Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, đã công bố một thỏa thuận cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine tuy nhiên không nêu rõ thời gian cụ thể.

Phương Tây “chỉ còn một bước nữa” là đưa quân tới Ukraine: 

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết các nhà lãnh đạo phương Tây “chỉ còn một bước nữa” là đưa quân tới Ukraine.

“Chúng ta chỉ còn một bước nữa là phương Tây sẽ gửi quân tới Ukraine. Đây là một vòng xoáy quân sự có thể kéo châu Âu xuống đáy. Brussels đang đùa với lửa”, ông Orban nói tại một sự kiện vận động cho đảng Fidesz của mình. Thủ tướng Hungary Orban từng nhiều lần ngăn chặn viện trợ từ Liên minh châu Âu (EU) cho Ukraine và lên tiếng phản đối việc Ukraine trở thành thành viên NATO.

]]>
Tin nóng quốc tế 21.04.24 https://baovietduc.de/2024/04/tin-nong-quoc-te-21-04-24/ Sun, 21 Apr 2024 06:43:21 +0000 https://baovietduc.de/?p=79752  Giao tranh ác liệt ở Chasov Yar

Kênh Military Summary đưa tin, lực lượng Moscow đã chiếm được phần phía nam của Bohdanivka, đánh bật lực lượng Ukraine khỏi những cứ điểm cuối cùng ở khu định cư này. Trong khi đó, theo hướng Bakhmut, các trận chiến khốc liệt vẫn tiếp tục diễn ra ở vùng ngoại ô phía đông Chasov Yar, cũng như ở vùng ngoại ô Bohdanivka và khu vực Klishchiivka.

Hạ Viện Mỹ Thông Qua gói viện trợ cho Ukraine, Israel, và một số khu vực khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Hạ viện Mỹ ngày 20/4 đã bỏ phiếu thông qua một số dự luật về viện trợ nước ngoài quan trọng, trong đó có gói hỗ trợ quân sự cho Ukraine, vốn bị trì hoãn lại trong thời gian qua tại quốc hội Mỹ. Các nước phương Tây hoan nghênh động thái của Mỹ, trong khi Nga cảnh báo về nguy cơ mới trong xung đột với Ukraine.
Theo kế hoạch được thông qua, Mỹ sẽ dành gần 61 tỷ USD để viện trợ Ukraine, 26 tỷ USD cho Israel và hơn 8 tỷ USD cho các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ngay lập tức hoan nghênh Hạ viện đã thông qua gói viện trợ mới dành cho Ukraine, Israel. Theo ông gói viện trợ nước ngoài này phát đi thông điệp rõ ràng về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ông cũng đồng thời kêu gọi Thượng viện nhanh chóng thông qua dự luật để ông có thể ký ban hành luật
Ngay sau quyết định của Hạ viện Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảm ơn Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ mới gần 61 tỷ USD cho nước này.
“Hôm nay, chúng tôi đã nhận được quyết định mà chúng tôi chờ đợi rất lâu: đó là gói hỗ trợ của Mỹ dành cho chúng tôi. Cảm ơn Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật. Tôi hy vọng rằng gói hỗ trợ này sẽ được xem xét tại Thượng viện Mỹ và chuyển đến Tổng thống Biden ký thành luật nhanh nhất có thể”, ông Zelensky nói.
Trong khi đó, Nga cảnh báo về nguy cơ mới trong xung đột với Ukraine.

 Ukraine tấn công ồ ạt bằng UAV vào 8 khu vực của Nga

Theo thông tin Bộ Quốc phòng Nga, đêm 20 rạng 21.04 Ukraine đã ồ ạt tấn công bằng máy bay không người lái ( UAV ) vào sâu lãnh thổ Nga.  Phía Nga đã bắn hạ 50 chiếc ở 8 khu vực.

Ukraine: Tập kích tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Nga

Sau khi tập kích căn cứ hải quân Nga, nay Ukraine lại tăng cường tập kích căn cứ không quân Nga, sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS. Ukraine và phương Tây hy vọng điều này có thể thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho họ.

Theo Bộ quốc phòng Ukraine, UK  đã tấn công vào căn cứ Dzhankoi ở bán đảo Crimea phá hủy 4 bệ phóng, 3 trạm ra da và phá hủy nhiều  máy bay chiến đấu của Nga.

Nga trả đũa tàn phá cơ sở hạ tầng nhà máy điện, trạm điệm của Ukraine

Theo báo chí nước ngoài, qua các đợt tấn công của Nga vào các nhà máy phát điện, thủy điện, lưới điện của Ukraine đến nay ước đoán khoảng 80 % hệ thống điện bị ảnh hưởng nặng, 50% thủy điện không hoạt động được, cần phải khôi phục.

Hà Huy, biên tập 

]]>
Tin quốc tế nóng nhất ngày 19/04/24 https://baovietduc.de/2024/04/tin-quoc-te-nong-nhat-ngay-19-04-24/ Fri, 19 Apr 2024 07:02:12 +0000 https://baovietduc.de/?p=79749 Iran rung chuyển bởi một loạt vụ nổ, Israel chưa lên tiếng

Iran hôm nay (19/4) đã kích hoạt hệ thống phòng không ở một số khu vực sau khi truyền thông nước này đưa tin về các vụ nổ xảy ra gần thành phố miền Tây Isfahan. Đây là nơi đặt một căn cứ không quân lớn của Iran cũng như các địa điểm liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này.

Trong khi đó, Hãng thông tấn bán chính thức FARS của Iran dẫn các nguồn tin cho biết, hệ thống phòng thủ đã được kích hoạt để đáp trả một vật thể có khả năng là máy bay không người lái. Cũng theo nguồn tin, radar của quân đội có thể là một trong những mục tiêuvà vụ nổ đã khiến cửa sổ của một số toà nhà văn phòng tại khu vực bị vỡ.

Trang web theo dõi chuyến bay Flight Radar 24 cho biết một số chuyến bay đã được yêu cầu chuyển hướng khỏi không phận Iran. Phía Iran cũng thông báo đình chỉ hoạt động tại các sân bay ở phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của nước này.

Iran tuyên bố bắn hạ 3 UAV, không có thiệt hại về cơ sở hạ tầng

Sau các vụ tấn công ở tỉnh Isfahan sáng 19/4, truyền thông nhà nước Iran đưa tin các cơ sở quan trọng trong khu vực đều an toàn, bao gồm cả các cơ sở hạt nhân quan trọng.

Ảnh chụp lại trên màm hình có tính chất minh hoạ.

Tỉnh Isfahan, cách thủ đô Tehran 340km về phía Nam, nơi đặt cơ sở hạt nhân nơi đặt một căn cứ không quân lớn của Iran cũng như các địa điểm liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này đã rung chuyển sau các vụ tấn công được cho là do Israel thực hiện.

Một nguồn tin khác từ hãng thông tấn Tasnim của nhà nước Iran cho biết, một vụ nổ lớn nghe thấy gần thành phố Isfahan của Iran là do “phòng không bắn vào một vật thể khả nghi”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Israel điện đàm trước cuộc tấn công vào Iran

Theo thông tin của Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 18/4 đã trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant về “các mối đe dọa trong khu vực và các hành động gây bất ổn của Iran ở Trung Đông”.

Cuộc điện đàm diễn ra trước khi Israel tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổ Iran. Thông tin của Lầu Năm Góc không đề cập đến bất kỳ cuộc thảo luận nào về kế hoạch tấn công của Israel.

Thông báo cho hay, Bộ trưởng Austin cũng thảo luận về “tầm quan trọng của việc tăng cường và duy trì dòng viện trợ nhân đạo cho dân thường ở Dải Gaza, bao gồm cả tuyến đường mới từ Cảng Ashdod ở Israel”.

Nga hạ tên lửa Mỹ cung cấp cho Ukraine

Theo hướng Avdiivka, “Tam giác quỷ Bermuda” không cứu được quân đội Ukraine gần Ocheretino, các mũi xung kích tiên phong của họ đã bám được vào những ngôi nhà đầu tiên ở ngoại vi Ocheretino, đồng thời gây sức ép mạnh lên hai đỉnh tam giác còn lại là Arkhangelskoye và Novokalinovo. Trong diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bắn hạ 6 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất.

Nga tấn công tên lửa vào căn cứ không quân Ukraine

Ít nhất 2 máy bay MiG-29 và một tổ hợp phòng không S-300 của Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc tấn công của Nga.

Hình ảnh do máy bay không người lái ghi lại cho thấy nhiều tên lửa của Nga tấn công vào căn cứ không quân Aviatorskoe của lực lượng vũ trang Ukraine ở Vùng Dnepropetrovsk.

Trong đoạn video đầu tiên, có thể thấy một số máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay vận tải tại sân bay bị tấn công bằng một loại vũ khí dường như là đạn chùm từ tên lửa Iskander-M. Các nhà chứa máy bay và kho đạn dược gần đó cũng bị tấn công.

NATO kêu  gọi  gấp rút tăng cường năng lực phòng không cho Ukraine nếu  không  sẽ  thua  Ngaa

Trao đổi với báo giới bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trên đảo Capri (Italy), ông Stoltenberg nêu rõ: “Hôm nay chúng tôi tập trung vào phòng không. Hiện có nhu cầu cấp thiết về phòng không nhiều hơn. Chúng tôi đang tích cực làm việc về vấn đề đó ở NATO, kể từ khi Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng Ngoại giao của chúng tôi, chỉ hai tuần trước tại Brussels. Vì vậy, chúng tôi đã tăng cường. Chúng tôi đã tổng hợp dữ liệu về các hệ thống phòng không khác nhau mà chúng tôi có trong NATO và tập trung vào các hệ thống Patriot, đồng thời chúng tôi đang làm việc với các đồng minh để đảm bảo rằng họ sẽ triển khai lại một số hệ thống khác tới Ukraine”.

Tổng Thư ký NATO cho rằng việc cung cấp Patriot là “hết sức quan trọng” vì đây là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất mà liên minh quân sự này có thể tin cậy. Theo ông, NATO cũng có thể cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng thủ khác, kể cả hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS (Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia).

Ukraine đang rơi vào thế bất lợi và nguy cơ sự đoàn kết phương Tây bị phá vỡ

Ukraine rơi vào thế bất lợi

Theo Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Ukraine – Tướng Oleksandr Syrsky, không chỉ các điều kiện trên tiền tuyến trở nên xấu đi đáng kể mà khả năng thất bại của Ukraine hiện đang được thảo luận công khai bởi những người như Cựu chỉ huy của Bộ tư lệnh liên quân Anh Richard Barrons.

Ông Barrons đã nói với BBC hôm 13/4 rằng Ukraine có thể thua trong cuộc xung đột vào năm 2024 bởi “Ukraine có thể cảm thấy mình không thể chiến thắng… Và khi đến thời điểm đó, tại sao người ta lại muốn chiến đấu và hy sinh nữa chỉ để bảo vệ những gì không thể không thể bảo vệ?”

Triển vọng ảm đạm

Sự cân bằng khả năng nhằm duy trì nỗ lực chiến đấu đang thay đổi, vốn ngày càng có lợi cho Nga, đã cho phép Điện Kremlin áp dụng chiến lược phá hủy các hệ thống phòng thủ của Ukraine dọc các mặt trận, đặc biệt là tại Donbass ở phía Đông, nơi Moscow gia tăng sức ép lên đối phương trong những tháng gần đây.

Hiện quân đội Nga cũng đang tập trung số lượng lớn lực lượng ở biên giời gần Kharkiv. Thành phố lớn thứ hai của Ukraine đã bị Nga tăng cường tấn công trong một vài tuần qua.

Những điểm yếu chí tử của Ukraine mà Nga đang khoét sâu

Quân đội Ukraine đang tồn tại 3 điểm yếu lớn khó khắc phục. Ý thức rõ điều đó, lực lượng Nga khẩn trương xốc tới, khoét sâu vào các tử huyệt này. Giới chỉ huy quân sự Ukraine đứng trước những lựa chọn khó khăn trong triển khai nguồn lực có hạn.

Tình hình Ukraine u ám khi lộ rõ điểm yếu lớn cho Nga khai thác

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky vừa đưa ra một đánh giá u ám về thế của quân đội nước này tại mặt trận phía Đông. Theo đó, ông xác định thế của quân đội Ukraine “đã xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”.

Tướng Syrsky tuyên bố vào kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua: Các lực lượng Nga đã tăng cường khai thác lợi thế gia tăng của họ về nhân lực và đạn dược để đột phá phòng tuyến Ukraine.

Viên tướng Ukraine nói: “Đối phương gia tăng nỗ lực sử dụng các đơn vị mới, cơ động bằng xe thiết giáp, nhờ đó giành được các thành quả cấp chiến thuật”.

Trong lúc đó, Bộ Năng lượng Ukraine cảnh báo hàng triệu dân thường Ukraine sẽ phải thay đổi sạc dự phòng, lôi máy phát điện ra khỏi kho và “chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản” trong bối cảnh các nhà máy điện Ukraine bị hư hại hoặc bị phá hủy trong các cuộc không kích của Nga.

Với viện trợ quân sự từ Mỹ và phương Tây giảm mạnh, các chỉ huy Ukraine hiện phải cân nhắc rất khó khăn về cách sử dụng những nguồn lực vô cùng hạn chế có trong tay.

Hà Huy, biên  tập  

]]>
Tin quốc tế nóng 18/04/2024 https://baovietduc.de/2024/04/tin-quoc-te-nong-18-04-2024/ Thu, 18 Apr 2024 08:06:30 +0000 https://baovietduc.de/?p=79746 Toàn cảnh quốc tế sáng 18/4: Lính Nga đột phá Krasnohorivka

Kênh Military Summary đưa tin, Nga đã đánh sập hàng loạt cứ điểm, vượt qua được hàng phòng ngự của Ukraine để thọc sâu vào phần phía nam Krasnohorivka và chiếm tới 30% thành phố. Trước tình hình đó, lực lượng Kiev buộc phải tháo chạy, lùi vào khu đô thị lõi để tiếp tục cố thủ.

Tình hình Ukraine u ám khi lộ rõ điểm yếu lớn cho Nga khai thác

Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky vừa đưa ra một đánh giá u ám về thế của quân đội nước này tại mặt trận phía Đông. Theo đó, ông xác định thế của quân đội Ukraine “đã xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”.

Tướng Syrsky tuyên bố vào kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua: Các lực lượng Nga đã tăng cường khai thác lợi thế gia tăng của họ về nhân lực và đạn dược để đột phá phòng tuyến Ukraine.

Viên tướng Ukraine nói: “Đối phương gia tăng nỗ lực sử dụng các đơn vị mới, cơ động bằng xe thiết giáp, nhờ đó giành được các thành quả cấp chiến thuật”.

Trong lúc đó, Bộ Năng lượng Ukraine cảnh báo hàng triệu dân thường Ukraine sẽ phải thay đổi sạc dự phòng, lôi máy phát điện ra khỏi kho và “chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản” trong bối cảnh các nhà máy điện Ukraine bị hư hại hoặc bị phá hủy trong các cuộc không kích của Nga.

Với viện trợ quân sự từ Mỹ và phương Tây giảm mạnh, các chỉ huy Ukraine hiện phải cân nhắc rất khó khăn về cách sử dụng những nguồn lực vô cùng hạn chế có trong tay.

Ngay từ trước lúc gói viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá 60 tỷ USD bị Quốc hội Mỹ đình lại, nhìn chung giới tướng lĩnh và các nhà phân tích quân sự Ukraine đều nhất trí rằng năm thứ 3 của xung đột Nga – Ukraine sẽ là một năm cực kỳ khó khăn đối với Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky mới đây cảnh báo rằng theo các thông tin mới nhất do tình báo Ukraine cung cấp, Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè 2024 này.

Ba điểm yếu lớn nhất đối với Ukraine lúc này bao gồm: 1- Tình trạng thiếu đạn dược; 2- tình trạng thiếu binh sĩ được huấn luyện chuẩn chỉ; và 3- sự thiếu thốn vũ khí phòng không.

Tuyên bố “nóng” từ đôi bên, Israel – Iran lại bên bờ cuộc chiến?

Để  trả đũa cho việc Israel tấn công vào cơ quan Ngoại giao của Iran  tại Syria làm  13 người  thiệt  mạng ngày  01/04,  đêm 13/04 Iran  đã  phóng  300 UAV  và  tên  lửa vào  lãnh  thổ  Israel, mặc  dù  hầu  hết  ( 99%) như  Israel  tuyên  bố  đã  bị  đánh  chặn, không  ảnh hưởng lớn đến người dân nhưng hai bên đều tuyên bố  cứng  rắn sẽ  tiếp  tục  đáp  trả.

Cả Tổng thống Iran và Thủ tướng Israel hôm qua đều đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm vào đối phương. Iran cảnh báo về một phản ứng “gay gắt và nặng nề” nếu Israel xâm phạm lãnh thổ. Về phía Israel, bất chấp những lời kêu gọi hạ nhiệt từ quốc tế, nước này tuyên bố sẽ tự quyết định hành động tự vệ của mình.

Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Anh David Cameron xác nhận Israel sắp đưa ra hành động đáp trả nhằm vào Iran.

“Tình hình rất đáng lo ngại. Rõ ràng là Israel đang đưa ra quyết định hành động. Chúng tôi hy vọng họ sẽ làm theo cách ít làm leo thang căng thẳng nhất có thể, hy vọng đó là một hành động vừa thông minh, vừa cứng rắn. Dẫu vậy điều cần làm hiện nay là tập trung vào Hamas và đưa con tin trở về và ngừng cuộc xung đột ở Gaza”, ông Cameron nói.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bày tỏ mong muốn căng thẳng Iran – Israel sẽ không bị rơi vào tình huống khó lường, không thể kiểm soát. Ngoại trưởng Đức kêu gọi các bên hành động “thận trọng và có trách nhiệm”.

Ukraine có thể vừa vượt qua lằn ranh đỏ hạt nhân của Nga?

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một địa điểm radar của Nga có thể vượt qua một trong những lằn ranh đỏ của Moscow về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, đó là “sự gián đoạn các hành động phản ứng của lực lượng hạt nhân” theo cách diễn đạt trong sắc lệnh của Điện Krelin do Tổng thống Vladimir Putin ký vào năm 2020.

Các máy bay không người lái của Ukraine được cho là đã nhắm vào trung tâm kỹ thuật vô tuyến 590 của đơn vị 84680 ở thành phố Kovilkino vào sáng 17/4 và 11/4. Kovilkino nằm ở Cộng hòa Mordovia, cách biên giới Ukraine 580km.

Địa điểm này là nơi đặt radar 29B6 “Container”, tạo thành một phần của mạng lưới trinh sát và cảnh báo sớm của Nga đối với các cuộc tấn công trên không, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Các nguồn tin cho biết, kết quả cuộc tấn công hôm 17/4 vẫn đang được xác định. Truyền thông Ukraine đưa tin, tòa nhà của sở chỉ huy tại địa điểm này đã bị hư hại trong cuộc tấn công ngày 11/4, trong khi chính quyền Nga cho biết 2 UAV đã bị bắn hạ. Ukrainska Pravda dẫn một nguồn tin giấu tên thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết kết quả của cuộc tấn công vẫn đang được đánh giá.

Nếu hệ thống radar Container bị ảnh hưởng, các cuộc tấn công có thể đã đáp ứng một trong những “điều kiện xác định khả năng Liên bang Nga sử dụng vũ khí hạt nhân” như sắc lệnh của tổng thống năm 2020 đã đặt ra.

Những điều kiện này bao gồm “nhận được thông tin đáng tin cậy về việc phóng tên lửa đạn đạo tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga và (hoặc) các đồng minh” và “việc đối phương sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt trên lãnh thổ Nga và (hoặc) đồng minh”.

Điều  có có thể gây phản ứng nguy hiểm bằng vũ khí hạt nhân.

]]>