Pháp luật (Quốc tế) – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:14:53 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Tòa phúc thẩm Paris sẽ xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga vào ngày 7/5 https://baovietduc.de/2024/04/toa-phuc-tham-paris-se-xet-xu-vu-kien-cua-ba-tran-to-nga-vao-ngay-7-5/ Fri, 26 Apr 2024 21:14:51 +0000 https://baovietduc.de/?p=79793
Vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam diễn ra vào 7/5.

Ngày 7/5, Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt và các tập đoàn hóa chất Mỹ đã cung cấp cho quân đội nước này chất độc da cam/dioxin để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc họp báo được tổ chức trực tiếp kết hợp với trực tuyến ngày 25/4 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở thủ đô Paris, bà Trần Tố Nga cùng các luật sư và các hội đoàn ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà đã thông báo sự kiện này trước đông đảo đại diện báo chí quốc tế, trong đó có Pháp và Việt Nam.

Chia sẻ với báo giới, bà Trần Tố Nga cho biết quyết tâm theo đuổi vụ kiện vì thấy có quá nhiều nạn nhân chiến tranh.

“Khi bắt đầu khởi kiện, ở Việt Nam đã có hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam. Chính con số này khiến trái tim tôi đau đớn và thúc đẩy tôi dấn thân vào vụ kiện này. Sau 12 năm theo đuổi hành trình công lý, tôi nhận thấy con số này đã không dừng ở đó, mà lên đến hơn 4 triệu nạn nhân và di truyền đến thế hệ thứ 4,” bà tâm sự và nhấn mạnh cuộc chiến của bà không chỉ nhằm chống lại việc sử dụng chất độc da cam, mà còn là cơ sở cho các cuộc đấu tranh khác vì môi trường.

“Tôi luôn có nghị lực để theo đuổi vụ kiện vì đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa và cao quý. Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và cả ở nước khác. Khi bạn đấu tranh cho chính nghĩa, thì bạn sẽ có nghị lực để theo đuổi cuộc chiến đấu. Chính điều này đã mang lại sức mạnh cho tôi và cũng không cho phép tôi buông bỏ giữa chừng. Vì thế mà tôi sẽ đi đến cùng,” bà khẳng định.

Bà Trần Tố Nga cũng cho biết tình cờ phiên tòa được mở đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và bà hy vọng sẽ trở thành “Chiến sỹ Điện Biên 2024” trong phiên tòa lịch sử của cuộc đời mình.

Sát cánh với bà Trần Tố Nga từ những ngày đầu của vụ kiện, hai luật sư William Bourdon và Bertrand Repolt, luôn tình nguyện hỗ trợ cho bà Tố Nga và hàng triệu nạn nhân da cam Việt Nam chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Đề cập đến những khó khăn trong quá trình theo đuổi vụ kiện, luật sư William Bourdon cho biết, thách thức lớn nhất trong phiên tòa sắp tới, đó là bác bỏ quyền “miễn trừ” mà các doanh nghiệp Mỹ dựa vào và được Tòa án Évry chấp nhận. Theo ông đó là một sự biện bạch hoàn toàn không có cơ sở.

“Chúng tôi cần phải đưa ra những luận cứ mạnh mẽ và thuyết phục để Tòa phúc thẩm Paris bác bỏ phán quyết vô lý của Tòa án Evry, ủng hộ các công ty Mỹ đã sản xuất ra những hóa chất độc hại gây ra một thảm họa nhân đạo, y tế và môi trường chưa từng có trong lịch sử nhân loại”, ông chỉ trích và nhấn mạnh: “Có rất nhiều những luận cứ pháp lý để chỉ ra rằng các công ty Mỹ không hề bị chính phủ Mỹ ép buộc mà họ tự nguyện đáp lại lời kêu gọi đấu thầu và chính họ đã chủ động sản xuất ra loại chất độc giết người màu da cam có chứa hàm lượng lớn dioxin, cũng là trọng tâm của vụ kiện này. Chúng tôi có đủ tài liệu để củng cố lý lẽ của chúng tôi và chúng tôi tin tưởng vào kết quả phiên tòa này. Đó sẽ là một phiên tòa lịch sử, mở ra hướng thay đổi phán quyết của Tòa Évry.”

Về phía mình, luật sư Bertrand Repolt cho rằng thách thức lớn nhất đó là sự việc đã diễn ra quá lâu, nhưng đến bây giờ mới có thể xét xử trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ về những hành động mà họ đã thực hiện từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc tập hợp và đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng ở thời điểm đó các công ty này đều ý thức được sự nguy hiểm của việc sử dụng các hóa chất độc hại này.

Để vượt qua thách thức này, các luật sư của bà Trần Tố Nga đã phải cộng tác với các đồng nghiệp Mỹ, những người có khả năng tiếp cận quá trình trao đổi thư từ nội bộ của các công ty này từ những năm 50, 60, 70 để có thông tin chứng tỏ rằng họ đã sớm nhận thức được sự nguy hiểm của sản phẩm từ quy trình đến phương thức sản xuất chất độc da cam.

Về thuận lợi, luật sư Bertrand Repolt cho rằng bà Trần Tố Nga là một người phụ nữ có nghị lực phi thường và bên cạnh đó còn có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nạn nhân da cam cũng như các hội đoàn ủng hộ họ.

“Chính điều này đã tạo nên sức mạnh thúc đẩy chúng tôi đi đến cùng trong cuộc chiến pháp lý này,” ông khẳng định.

Quả thực, bà Trần Tố Nga không hề đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Rất nhiều các cuộc biểu tình, hội họp, đã được tổ chức để bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Lá thư kêu gọi ủng hộ cuộc chiến pháp lý của bà Trần Tố Nga nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ trong đó nhiều nhân vật quan trọng, các chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, học giả, bác sỹ, văn nghệ sỹ,…

Ngay trong khuôn khổ cuộc họp báo, nhiều hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam đã bày tỏ sự đoàn kết với bà Trần Tố Nga.

Collectif Vietnam Dioxine thông báo sẽ tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam vào ngày 4/5, tại Quảng trường Cộng hòa (Place de la République) ở Paris.

Một bữa cơm từ thiện cũng sẽ được tổ chức vào tối 26/4 để gây quỹ ủng hộ vụ kiện.

Các hoạt động ủng hộ nạn nhân da cam cũng sẽ được tiến hành trong khuôn khổ sự kiện Tuần hành chống hóa chất nông nghiệp vào ngày 25/5 tại Paris.

Hành trình đòi công lý

Sinh năm 1942 tại tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Tố Nga từng là phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và bị nhiễm chất độc dioxin trong thời kỳ chiến tranh.

Theo kết quả giám định y tế, nồng độ dioxin trong máu của bà cao hơn tiêu chuẩn quy định dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Bà mắc 5 trong số 17 bệnh lý đã được Mỹ công nhận và liệt kê trong danh sách các bệnh do chất độc da cam gây ra. Không chỉ bản thân bà mà các con của bà đều bị dị tật tim và xương. Người con đầu đã qua đời khi mới 17 tháng tuổi do dị tật tim bẩm sinh.

Vào tháng 5/2009, bà Trần Tố Nga đứng ra làm chứng tại Tòa án lương tâm quốc tế vì nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam ở Paris. Sau đó, với sự ủng hộ và đồng hành của một số luật sư và nhà hoạt động xã hội Pháp ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, bà quyết định đứng ra kiện các công ty hóa chất Mỹ.

Bà Tố Nga là một trong những trường hợp hiếm hoi có thể theo đuổi các vụ kiện liên quan đến chất độc da cam vì hội tụ đủ 3 điều kiện gồm là công dân Pháp gốc Việt; đang sinh sống tại Pháp, nơi cho phép luật sư mở các vụ kiện quốc tế bảo vệ công dân Pháp chống lại một nước khác làm hại mình; và là nạn nhân chất độc da cam/dioxin.

Tháng 5/2013, Tòa đại hình Évry, thành phố nơi bà Trần Tố Nga đang sinh sống, đã chấp thuận đơn của bà khởi kiện các công ty hóa chất cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sau 19 phiên thủ tục, trong phán quyết ngày 10/5/2021, Tòa án Evry đã chấp thuận bào chữa của các công ty bị kiện cho rằng họ “hành động theo theo lệnh và vì Nhà nước Hoa Kỳ” và như vậy được hưởng quyền “miễn trừ” vì không một Nhà nước có chủ quyền nào bắt một Nhà nước có chủ quyền khác dưới quyền tài phán của mình.

Phía luật sư của bà Trần Tố Nga đã phản đối phán quyết này và cho rằng những công ty này “đã dự thầu,” có nghĩa là không hành động do bị ép buộc. Theo họ, Tòa án Evry đã áp dụng một nguyên tắc lỗi thời “đi ngược lại với những nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế” và quốc gia Pháp.

Không chùn bước trước thất bại này, sau khi Tòa đại hình thành phố Evry phán quyết rằng họ không đủ thẩm quyền để xử vụ án liên quan đến các hành động trong thời chiến của Chính phủ Mỹ, bà Trần Tố Nga, với sự ủng hộ của các luật sư và các hội đoàn ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa phúc thẩm Paris. Phiên điều trần sẽ được tổ chức vào thứ Ba ngày 7/5 tại Tòa phúc thẩm Paris.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin (chất độc nhất mà con người biết được từ trước đến nay) xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử này đã gây ra một thảm họa nhân đạo, sức khỏe và môi trường với những hệ quả vô cùng nặng nề và lâu dài: hơn 3 triệu người Việt Nam vẫn đang phải gánh chịu hậu quả vì ung thư và các bệnh do chất độc dioxine gây ra; khoảng 150.000 trẻ em, qua bốn thế hệ kể từ năm 1975 đến nay đã sinh ra với dị tật hoặc khuyết tật nghiêm trọng (không có chân tay, mù, điếc, khối u bên ngoài,..); 1 triệu ha diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá cùng sự biến mất của nhiều loài động vật hoang dã, 400.000ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm; và cho đến nửa thế kỷ sau, di chứng của chất độc da cam vẫn còn tồn tại và gây nên những nỗi đau tang tóc.

]]>
Tin thức thời sự quốc tế 26/04/24 https://baovietduc.de/2024/04/tin-thuc-thoi-su-quoc-te-26-04-24/ Fri, 26 Apr 2024 06:23:03 +0000 https://baovietduc.de/?p=79779 Toàn cảnh quốc tế sáng 26/4: Ukraine lộ nguy cơ khó giữ thế trận
Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.
 
 

Ukraine rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến

Sau nhiều  thất  bại  tại  chiến  trường, 5 trong  số  31 xe  tăng M1A1 Abrams được  Mỹ  mệnh  danh  bất  khả  chiến  bại  như  ” vua  chiến  trường” viện  trợ  cho  Ukraine  đã  bị  Nga  tiêu  diệt, Mỹ  lo  bị  mất  tiếng  nên  đã  lệnh  cho  Ukraine  rút khỏi mặt trận.   

Đô đốc Christopher Grady, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng một quan chức giấu tên khác của Washington cho biết mối đe dọa từ drone đã khiến Ukraine phải rút xe tăng M1A1 Abrams khỏi tiền tuyến. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ nói với báo giới hôm 25/4, khi cập nhật về hỗ trợ của Washington với Kiev trước thềm cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine (UDCG), còn gọi là “nhóm Ramstein”.

“Tập hợp lượng lớn xe tăng, thiết giáp cùng một chỗ là điều rất rủi ro trong bối cảnh drone xuất hiện khắp mọi nơi”, Grady nói, thêm rằng Mỹ sẽ thảo luận với Ukraine để xây dựng lại chiến thuật tác chiến sau khi rút Abrams.

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

“Vẫn có cách để tận dụng chúng”, Grady cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine và các đối tác khác trên thực địa để giúp họ tính toán cách triển khai loại khí tài này, khi bối cảnh chiến trường đã thay đổi và mọi thứ đều có thể bị phát hiện ngay lập tức”.

Mỹ chuẩn bị gói mua sắm vũ khí 6 tỷ USD cho Ukraine

Hai quan chức Mỹ và một nguồn tin am hiểu kế hoạch ngày 26/4 cho biết gói mua sắm sẽ có đạn tên lửa phòng không Patriot và NASAMS, đạn pháo, đạn rocket HIMARS, phương tiện bay không người lái (drone), vũ khí chống drone, tên lửa không đối không cho tiêm kích.

Gói mua sắm này thuộc khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD được Mỹ thông qua ngày 24/4, song số thiết bị nói trên có thể không tới Ukraine trong vài năm nữa do nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Theo sáng kiến này, Lầu Năm Góc ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới cho Ukraine, thay vì rút trực tiếp từ kho vũ khí của quân đội.

Binh sĩ Ukraine khai họa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Mỹ dự báo Nga giành thêm lợi ích chiến thuật tại Ukraine

Quan chức Nhà Trắng nhận định Nga sẽ giành thêm lợi ích trên chiến trường trong vài tuần tới, dù Ukraine bắt đầu nhận được vũ khí viện trợ của Mỹ.

Không lâu sau khi thông qua khoản viện trợ quân sự gần 61 tỷ USD cho Ukraine, giới chức Mỹ công bố lô vũ khí trị giá một tỷ USD với nhiều loại đạn dược, khí tài và phương tiện chiến đấu chuyển tới Kiev.

“Dù thông báo hôm nay là tin rất tốt với Ukraine, họ vẫn đang chịu áp lực nặng nề trên chiến trường và chắc chắn Nga có khả năng đạt được thêm lợi ích chiến thuật trong những tuần tới”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 24/4 nhận định.

Điều này đồng nghĩa lực lượng Nga có thể tiến quân và chiếm một số mục tiêu trên phòng tuyến Ukraine, trước khi vũ khí viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ.

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Ông Sullivan chỉ trích tranh cãi tại quốc hội Mỹ khiến gói viện trợ cho Ukraine mắc kẹt trong nhiều tháng, cho biết Ukraine cảm nhận rõ hậu quả của điều này khi “phải tiết kiệm đạn dược trong 6 tháng qua và mất nhiều khu vực ở miền đông”.

Toàn cảnh quốc tế sáng 26/4: Ukraine lộ nguy cơ khó giữ thế trận

Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.
 
 

Ukraine rút xe tăng Abrams khỏi tiền tuyến

Sau nhiều  thất  bại  tại  chiến  trường, 5 trong  số  31 xe  tăng M1A1 Abrams được  Mỹ  mệnh  danh  bất  khả  chiến  bại  như  ” vua  chiến  trường” viện  trợ  cho  Ukraine  đã  bị  Nga  tiêu  diệt, Mỹ  lo  bị  mất  tiếng  nên  đã  lệnh  cho  Ukraine  rút khỏi mặt trận.   

Đô đốc Christopher Grady, phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng một quan chức giấu tên khác của Washington cho biết mối đe dọa từ drone đã khiến Ukraine phải rút xe tăng M1A1 Abrams khỏi tiền tuyến. Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ nói với báo giới hôm 25/4, khi cập nhật về hỗ trợ của Washington với Kiev trước thềm cuộc họp trực tuyến của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine (UDCG), còn gọi là “nhóm Ramstein”.

“Tập hợp lượng lớn xe tăng, thiết giáp cùng một chỗ là điều rất rủi ro trong bối cảnh drone xuất hiện khắp mọi nơi”, Grady nói, thêm rằng Mỹ sẽ thảo luận với Ukraine để xây dựng lại chiến thuật tác chiến sau khi rút Abrams.

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

Xe tăng Abrams tác chiến gần Avdeevka trong video do BQP Ukraine đăng ngày 23/2. Ảnh chụp từ video

“Vẫn có cách để tận dụng chúng”, Grady cho biết. “Chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine và các đối tác khác trên thực địa để giúp họ tính toán cách triển khai loại khí tài này, khi bối cảnh chiến trường đã thay đổi và mọi thứ đều có thể bị phát hiện ngay lập tức”.

Mỹ chuẩn bị gói mua sắm vũ khí 6 tỷ USD cho Ukraine

Hai quan chức Mỹ và một nguồn tin am hiểu kế hoạch ngày 26/4 cho biết gói mua sắm sẽ có đạn tên lửa phòng không Patriot và NASAMS, đạn pháo, đạn rocket HIMARS, phương tiện bay không người lái (drone), vũ khí chống drone, tên lửa không đối không cho tiêm kích.

Gói mua sắm này thuộc khoản viện trợ trị giá 61 tỷ USD được Mỹ thông qua ngày 24/4, song số thiết bị nói trên có thể không tới Ukraine trong vài năm nữa do nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Theo sáng kiến này, Lầu Năm Góc ký hợp đồng với các công ty quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới cho Ukraine, thay vì rút trực tiếp từ kho vũ khí của quân độiBinh sĩ Ukraine khai họa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M101 tại vị trí gần thành phố Avdeevka ngày 22/3. Ảnh: AP

Căn cứ Nga bị tấn công giữa lúc Mỹ chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine

Căn cứ không quân của Nga ở Dzhankoi, phía Bắc Crimea – nơi cất giữ hàng loạt hệ thống tên lửa cũng như trực thăng tấn công có giá trị – đã bị tấn công bất ngờ trong đêm vào tuần trước và hôm qua. Được biết, tên lửa ATACMS  đã được sử dụng trong cuộc tấn công này. Cuộc tấn công xảy ra trong bối cảnh Mỹ xác nhận đã bí mật vận chuyển tên lửa tới Ukraine.

“Chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa theo chỉ đạo của Tổng thống”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel hôm 24/4 xác nhận.

Ông Vedant Patel cũng cho biết thêm tên lửa ATACMS tầm xa là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD của Mỹ dành cho Ukraine hôm 12/3 nhưng Washington “không thể công bố quyết định này ngay từ đầu để bảo đảm an ninh tác chiến cho Ukraine theo yêu cầu của Kiev”.

 

ATACMS có tầm bắn khoảng hơn 300km và có thể tiếp cận mục tiêu trong vòng 5 phút – gấp ba lần tốc độ của tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. Các đầu đạn nặng 230kg rất đắt đỏ, có giá 800.000 bảng Anh/đầu đạn, rất hiệu quả trong việc thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng, chính xác vào các mục tiêu nằm sâu trong phòng tuyến của đối phương.

Mỹ dự báo Nga giành thêm lợi ích chiến thuật tại Ukraine

Không lâu sau khi thông qua khoản viện trợ quân sự gần 61 tỷ USD cho Ukraine, giới chức Mỹ công bố lô vũ khí trị giá một tỷ USD với nhiều loại đạn dược, khí tài và phương tiện chiến đấu chuyển tới Kiev.

“Dù thông báo hôm nay là tin rất tốt với Ukraine, họ vẫn đang chịu áp lực nặng nề trên chiến trường và chắc chắn Nga có khả năng đạt được thêm lợi ích chiến thuật trong những tuần tới”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 24/4 nhận định.

Điều này đồng nghĩa lực lượng Nga có thể tiến quân và chiếm một số mục tiêu trên phòng tuyến Ukraine, trước khi vũ khí viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev củng cố khả năng phòng thủ.

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Quân nhân Nga trên thao trường tại tỉnh Zaporizhzhia ngày 14/3. Ảnh: BQP Nga

Ông Sullivan chỉ trích tranh cãi tại quốc hội Mỹ khiến gói viện trợ cho Ukraine mắc kẹt trong nhiều tháng, cho biết Ukraine cảm nhận rõ hậu quả của điều này khi “phải tiết kiệm đạn dược trong 6 tháng qua và mất nhiều khu vực ở miền đông”.

“Chúng ta sẽ mất một thời gian để thoát khỏi cái hố được tạo ra bởi 6 tháng quốc hội Mỹ trì hoãn thông qua gói viện trợ”, ông Sullivan nói.

Hà Huy, biên  tập  

]]>
Tổng thống Mỹ Biden ký luật viện trợ gần 61 tỷ USD cho Ukraine https://baovietduc.de/2024/04/tong-thong-my-biden-ky-luat-vien-tro-gan-61-ty-usd-cho-ukraine/ Wed, 24 Apr 2024 20:14:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79768
Ngày  24.04, Tổng thống Mỹ Biden đã ý thông qua các khoản viện trợ nước ngoài, trong đó có gần  61 tỷ USD cho Ukraine, sau khi được Hạ viện và Thượng viện phê duyệt.

Sau khi ký thông qua dự luật viện trợ nước ngoài, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/4 tuyên bố: “Gói ngân sách này cung cấp sự hỗ trợ quan trọng cho các đối tác của Mỹ để họ có thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa đối với chủ quyền. Chúng tôi cam kết các chuyến hàng viện trợ cho Ukraine sẽ bắt đầu khởi hành trong vài giờ tới”.

Theo dự luật, Washington sẽ chi 60,84 tỷ USD cho các vấn đề liên quan xung đột ở Ukraine, bao gồm 23 tỷ USD để bổ sung vũ khí, kho dự trữ và cơ sở vật chất của Mỹ; chi 26 tỷ USD cho Israel, bao gồm 9,1 tỷ USD cho các nhu cầu nhân đạo; cũng như chi 8,12 tỷ USD cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong gói viện trợ cho Ukraine, khoảng 23 tỷ USD sẽ được Mỹ sử dụng để bổ sung kho dự trữ vũ khí, tạo điều kiện để tiếp tục chuyển các khí tài cho Ukraine; 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép Lầu Năm Góc trực tiếp mua vũ khí từ các nhà thầu để chuyển cho Ukraine; 11 tỷ USD dành để tài trợ cho hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ trong khu vực; Khoảng 8 tỷ USD dành cho hỗ trợ phi quân sự, giúp chính phủ Ukraine duy trì các hoạt động cơ bản như trả lương và lương hưu.

Dự luật trước đó đã được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua. Đây nhiều khả năng là đợt viện trợ cuối cùng cho Ukraine trước khi Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống và lưỡng viện quốc hội vào tháng 11 năm nay.

Theo  VOV: vhttps://vov.vn/the-gioi/tong-thong-my-biden-ky-luat-vien-tro-gan-61-ty-usd-cho-ukraine-post1091249.vov

Hà Huy , biên  tập  

]]>
Tin nóng quốc tế 17/04/24 https://baovietduc.de/2024/04/tin-nong-quoc-te-17-04-24/ Wed, 17 Apr 2024 06:11:53 +0000 https://baovietduc.de/?p=79738 Hôm  nay 17/04,  Hội nghị Ngoại trưởng G7 tập trung vào các điểm nóng xung đột

Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển – G7 chính thức khai mạc trên đảo Capri, Italy. Tại hội nghị diễn ra trong 3 ngày này, Ngoại trưởng các nước G7 sẽ tập trung thảo luận một loạt vấn đề quốc tế nóng hiện nay như: xung đột tại Ukraine hay căng thẳng ở khu vực Trung Đông.

Theo kế hoạch, trong phiên khai mạc vào tối nay (theo giờ địa phương) và phiên thảo luận vào sáng mai (18/4), Ngoại trưởng các nước G7 sẽ tập trung vào những căng thẳng ở Trung Đông, bao gồm cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở dải Gaza, sự đối đầu “trực diện” bùng phát giữa Israel và Iran mới đây và tình hình an ninh hàng hải ở biển Đỏ.

Ngoại trưởng các nước G7 kỳ vọng sẽ có được một lập trường thống nhất để yêu cầu một lệnh ngừng bắn ở dải Gaza, thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn nữa cho người dân dải đất này và tìm kiếm sự giải phóng con tin từ lực lượng Hamas.

Các nước G7 cũng đặc biệt quan tâm đến sự leo thang căng thẳng hiện nay giữa Iran và Israel, sau khi Iran tấn công lãnh thổ Israel, với tuyên bố đáp trả vụ Đại sứ quán nước này ở Syria bị không kích. G7 từng tuyên bố lên án Iran và đang có kế hoạch bàn về các lệnh trừng phạt tiềm năng nhằm vào các cá nhân của nước này, có trách nhiệm liên quan tới cuộc tấn công vào Israel. Dù vậy, G7 dự kiến cũng kêu gọi Israel kiềm chế trong phản ứng để căng thẳng không leo thang thành xung đột toàn diện.

Đa số người dân Israel phản đối tấn công trả đũa Iran

Cụ thể, có tới 74% trong tổng số 1.466 người trưởng thành tại Israel tham gia khảo sát, phản đối việc tấn công trả đũa Iran, nếu việc này làm tổn hại quan hệ với các đồng minh. Chỉ 26% người Israel ủng hộ việc tấn công trả đũa Iran, ngay cả trong trường hợp khiến quan hệ với đồng minh xấu đi. Cuộc khảo sát được tiến hành với cả người Do thái và người Israel gốc A rập. Sai số khảo sát vào khoảng 4,2%.

Toàn cảnh quốc tế sáng 17/4: Loạt thành trì của Ukraine ở Tây Avdiivka thất thủ

Quân đội Nga đã đánh bật lực lượng Ukraine để giành quyền kiểm soát làng Semyonovka ở phía tây Avdiivka và tiếp tục phát huy thành công ở phía bắc thành phố, tiến tới Ocheretino.

Bộ Quốc phòng Nga vừa cho biết một nhóm binh sĩ sử dụng xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh đã loại bỏ một đơn vị của Ukraine và giành quyền kiểm soát một cứ điểm. Cùng ngày, các phi đội cường kích – ném bom Su-34 của nước này đã loại bỏ một sở chỉ huy của Ukraine ở khu vực phía nam Donetsk….

Kênh Rybar cho biết, tại Bakhmut, các cuộc đụng độ đã xảy ra tại tiểu khu Kanal ở ngoại ô phía đông Chasov Yar. Quân đội Nga đã đánh sập thành trì của Ukraine ở khu vực Stupky – Golubovskie… Nga chuẩn bị bao vây Rabotino.

Tại Avdiivka, một đơn vị lính dù Ukraine gồm 9 người đã hạ vũ khí gần Vodyanoye, Nga đang mở rộng vùng kiểm soát thêm vài km. Nga cũng đã hoàn toàn kiểm soát Berdychi, tuyến phòng ngự tạm thời mà Kiev thiết lập sau khi rút khỏi Avdiivka chính thức sụp đổ.

]]>
Iran phóng hơn 300 UAV, tên lửa tập kích, Israel nói 99% bị  đánh  chặn, phản  ứng  của  thế  giới  https://baovietduc.de/2024/04/tin-nong-quoc-te-ngay-15-04-24/ Mon, 15 Apr 2024 05:55:40 +0000 https://baovietduc.de/?p=79723 Iran phóng hơn 300 UAV, tên lửa tập kích

Chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên quân đội Israel (IDF), lúc 23h ngày 13/4 (3h sáng 14/4 giờ Hà Nội) thông báo Iran phóng 170 máy bay không người lái (UAV) kiểu Shahed, 30 tên lửa hành trình, 110 tên lửa đạn đạo tập kích Israel, đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Iran phóng UAV trong một đợt diễn tập. Ảnh: Tasnim

Iran phóng UAV trong một đợt diễn tập. Ảnh: Tasnim

Iran trước đó đã tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ tập kích vào tòa lãnh sự trong đại sứ quán Iran ở Syria khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 7 quan chức IRGC. Các nguồn tin an ninh Iraq cho hay một số UAV đã bay qua nước này từ phía Iran và mất vài giờ để bay tới mục tiêu ở Israel.

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Vị trí Iran và Israel. Đồ họa: BBC

Chính phủ thời chiến của Israel đã họp khẩn tại sở chỉ huy quân đội để ứng phó tình hình. IDF dự định tìm cách đánh chặn số UAV này trước khi chúng tới được không phận Israel. Các tiêm kích IDF đã sẵn sàng tham chiến, trong khi hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel cũng có thể vô hiệu hóa UAV Shahed của Iran.

IDF tuyên bố họ và các đối tác ngăn chặn khoảng 99% mục tiêu, trong đó có toàn bộ UAV và tên lửa hành trình, khiến chúng không thể xâm nhập không phận Israel.

Ba quan chức Mỹ cho biết trong số 120 tên lửa đạn đạo mà Iran khai hỏa, khoảng một nửa bay được tới gần Israel, phần lớn bị bắn hạ, số còn lại gặp trục trặc và rơi giữa đường, không tới được mục tiêu. Vì Iran muốn  tấn  công Israel phải  qua  lãnh  thổ  Irac.

“Tỷ lệ trục trặc này là quá lớn so với năng lực tên lửa đạn đạo vốn được tán dương của Iran”, một quan chức Mỹ nói.

Phản ứng của các bên sau cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel

Phản ứng của Mỹ

“Chúng tôi không muốn thấy sự leo thang và không tìm kiếm một cuộc xung đột lan rộng hơn với Iran”, Điều phối viên Phụ trách truyền thông chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết.

Israel đang trong tình trạng cảnh giác cao độ sau khi cuộc tấn công chưa từng có của Iran làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ “đầy cứng rắn” của Washington đối với Israel trong khi khuyên đồng minh thân cận nên tính toán kỹ lưỡng về bất cứ phản ứng quân sự nào với Iran.

Liên Hợp Quốc lên tiếng

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 14/4 đã cảnh báo các quốc gia thành viên không leo thang căng thẳng hơn nữa bằng các cuộc trả đũa nhằm vào Iran.

Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Tổng Thư ký Guterres tuyên bố với các quốc gia thành viên rằng Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào. Ông Guterres cũng lên án cuộc tấn công của Iran vào Israel.

“Trung Đông đang trên bờ vực. Người dân tại đây đối mặt với nguy cơ thực sự của một cuộc xung đột toàn diện tàn khốc. Giờ là lúc để xoa dịu căng thẳng và giảm leo thang. Cả khu vực và thế giới đều không thể chịu đựng thêm một cuộc chiến tranh nào nữa”, ông Guterres nói.

Nội các chiến tranh Israel ‘chưa thống nhất’ phương án đáp trả Iran

Nhật báo Israel Hayom dẫn lời một quan chức Israel khác khẳng định Tel Aviv “sẽ có động thái phản ứng”. Nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Israel nói với NBC rằng nước này chắc chắn “sẽ đáp trả”, dù nội các chiến tranh chưa đi đến quyết định chính thức. Kênh Channel 12 cho biết các quan chức Israel dự kiến sớm nhóm họp lại để thảo luận tiếp về phương án trả đũa Iran.

Giới chức Israel họp thảo luận phương án đáp trả Iran tại Tel Aviv hôm 14/4. Ảnh: ToI

Giới chức Israel họp thảo luận phương án đáp trả Iran tại Tel Aviv hôm 14/4. Ảnh: ToI

Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng nội các chiến tranh Gantz cho biết Israel sẽ khiến “Iran phải trả giá theo cách thức và địa điểm phù hợp”, động thái cho thấy quan chức này không ủng hộ đáp trả Tehran ngay lập tức, theo truyền thông Israel.

Huy  Thắng, biên  tập  

]]>
Chiến thắng của Nga tại Ukraine báo cho Trung Quốc biết ” Tất cả sẽ chiến thắng” https://baovietduc.de/2024/01/chien-thang-cua-nga-tai-ukraine-bao-cho-trung-quoc-biet-tat-ca-se-chien-thang/ Sat, 27 Jan 2024 19:40:42 +0000 https://baovietduc.de/?p=79692 Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói chiến thắng của Nga trong cuộc chiến Ukraine sẽ ‘báo hiệu cho Trung Quốc biết ” Tất cả sẽ chiến thắng’

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một chiến thắng của Nga ở Ukraine có thể khuyến khích Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nói.

Trong một bài bình luận gần đây cho Politico, ông Shapps kêu gọi phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

“Chúng ta phải duy trì đà đó. Và để làm được điều đó, chúng ta cần thêm sự hỗ trợ về ngoại giao, kinh tế và quân sự”, ông Shapps viết.

Tôi nghĩ giới lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng rút ra bài học từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga”, Giám đốc CIA William Burns nói với NBC vào tháng 7/2022.

“Chúng tôi có ấn tượng rằng câu hỏi không phải là liệu giới lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực trong một vài năm tới hay không, mà là làm thế nào và khi nào họ sẽ làm điều đó”, ông Burns nói thêm.

]]>
Tổng hợp chiến sự Ukraine 25/01/24 https://baovietduc.de/2024/01/tong-hop-chien-su-ukraine-25-01-24/ Thu, 25 Jan 2024 07:37:03 +0000 https://baovietduc.de/?p=79687 Ba Lan thể hiện quan điểm ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay: Tại cuộc gặp với Tổng thống Ukraine ở Kiev, Thủ tướng Ba Lan Tusk cho biết hai bên đã đạt được sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề bất đồng hiện nay thông qua đàm phán, bao gồm cả việc vận chuyển ngũ cốc và vận tải đường bộ. Những vấn đề này đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước trong những tháng qua. Các đồng minh của Ukraine gần đây đã tìm cách trấn an nước này bằng cách cam kết bảo vệ lâu dài trong bối cảnh lo ngại rằng sự hỗ trợ của phương Tây có thể bị suy giảm.

Thủ tướng Ba Lan cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine đối với cuộc xung đột hiện nay, đồng thời công bố một gói viện trợ quân sự mới lớn hơn và cam kết đồng hành hỗ trợ sản xuất các khí tài quân sự chung trong giai đoạn tới.

Cuộc chiến UAV chết chóc giữa Nga và Ukraine bên sông Dnipro: Tại khu vực sông Dnipro rộng dài, cuộc chiến UAV diễn ra rất khốc liệt, gây chết chóc cho cả hai phía Nga và Ukraine. Không có nơi nào thực sự an toàn. Thiết bị bay không người lái như tử thần lơ lửng trên bầu trời chờ cơ hội lao xuống.

>>> Cuộc chiến UAV chết chóc giữa Nga và Ukraine bên sông Dnipro

Cách Ukraine khai thác lỗ hổng phòng không của Nga: Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), Ukraine đang khai thác những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Nga, vốn được thiết kế để đối phó với một kiểu xung đột hoàn toàn khác.

“Nga sử dụng các hệ thống tầm ngắn như Pantsir, chúng có thể không bao phủ tất cả các mục tiêu quan trọng ở Leningrad nếu không đưa các hệ thống bổ sung vào khu vực. Việc Ukraine tiếp tục tấn công sâu vào khu vực hậu phương của Nga có thể làm tăng áp lực lên không quân Nga về mặt tổng thể”, ISW nhận định.

Nga bác bỏ bất kỳ kế hoạch hòa bình nào do Ukraine và phương Tây đề xuất: Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này sẽ bác bỏ bất kỳ kế hoạch hòa bình nào do Ukraine và phương Tây đề xuất. Trong khi đó, Trung Quốc cảnh báo sự hỗn loạn toàn cầu hơn nữa có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

Lo vỡ trận trước binh lực Nga, Ukraine xây thành đắp lũy dọc chiến tuyến: Những bước tiến Nga đạt được trên chiến trường đã buộc Ukraine phải áp dụng thế phòng thủ chặt chẽ hơn. Sau khi không tái chiếm được các khu vực rộng lớn ở phía Nam theo kế hoạch, Tổng thống Zelensky đã yêu cầu quân đội xây dựng các công sự mới dọc theo chiến tuyến dài 1.000km.

>>> Lo vỡ trận trước binh lực Nga, Ukraine xây thành đắp lũy dọc chiến tuyến

Binh sỹ Nga thử nghiệm áo khoác “tàng hình” trên chiến trường: Trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt, các binh sỹ Nga đã thử nghiệm một phát minh mới của các nhà phát triển nội địa, là áo khoác ngụy trang tiên tiến giúp các binh sỹ “tàng hình” trên chiến trường. Quá trình thử nghiệm loại áo khoác này được cho là sẽ hoàn thành khi kết thúc tháng 1 năm nay. Theo các chuyên gia quân sự, áo khoác ngụy trang mới có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, trọng lượng của chúng khá nhẹ, chỉ 350 gram, có thể dễ dàng vận chuyển bằng cách bỏ túi. Thứ hai, chất liệu của áo được làm bằng thành phần đặc biệt, giúp che chắn bức xạ nhiệt của con người một cách hiệu quả.

Tổ hợp phòng không Nga bắn trượt mục tiêu, trúng đòn tấn công của UAV Ukraine: Cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine vừa đăng tải đoạn video cho thấy tổ hợp phòng không Tor của Nga bắn trượt mục tiêu, sau đó trúng đòn tấn công từ UAV Warmate. Hệ thống phòng không Tor của Nga bị lữ đoàn trinh sát pháo binh số 15 của Ukraine phát hiện, đơn vị này sau đó tiến hành một cuộc tấn công chính xác bằng máy bay không người lái tự sát (UAV kamikaze) Warmate 3.0 do Ba Lan cung cấp.

Nga bắn nổ kho đạn dược Ukraine, Kiev tập kích dữ dội sở chỉ huy Nga: Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/1 cho biết, máy bay tác chiến, chiến thuật, máy bay không người lái, lực lượng tên lửa và pháo binh của nước này đã phá hủy hai kho đạn dược của lữ đoàn cơ giới số 23 của Ukraine.

>>> Nga bắn nổ kho đạn dược Ukraine, Kiev tập kích dữ dội sở chỉ huy Nga

Ukraine đạt bước tiến lớn trước Nga ở Biển Đen: Các cuộc tấn công thành công của Ukraine nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Nga đã giúp xuất khẩu ngũ cốc của Kiev tăng lên mức cao nhất kể từ khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022. Một bản cập nhật tình báo do Bộ Quốc phòng Anh đăng tải trên X cho rằng, Ukraine đã thiết lập tuyến đường vận chuyển hiệu quả trên Biển Đen, bất chấp cuộc xung đột vẫn đang diễn ra. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Ukraine đã đạt được bước tiến lớn trong việc nhắm vào các mục tiêu ở Bán đảo Crimea.

Tranh cãi quanh vụ ‘máy bay Nga chở tù binh Ukraine bị bắn rơi’

Nga cho hay vận tải cơ Il-76 chở tù binh Ukraine bị bắn rơi tại tỉnh Belgorod, nhưng tuyên bố này vấp phải hoài nghi và tranh cãi trong giới chuyên gia.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/1 thông báo một vận tải cơ Il-76 với kíp lái 6 người, chở 65 tù binh Ukraine cùng ba quân nhân áp giải, bị lực lượng Ukraine bắn hạ bằng tên lửa phòng không phóng từ Liptsy, tỉnh Kharkov. Máy bay rơi tại tỉnh Belgorod, khiến toàn bộ người trên khoang thiệt mạng.

“Ukraine biết rõ rằng các binh sĩ nước này sẽ được đưa bằng vận tải cơ quân sự tới sân bay Belgorod để trao đổi”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. “Theo thỏa thuận trước đó, cuộc trao đổi tù binh sẽ diễn ra tại trạm kiểm soát Kolotilovka ở biên giới Nga – Ukraine”.

Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) xác nhận có một cuộc trao đổi tù binh được lên kế hoạch diễn ra ngày 24/1. Tuy nhiên, GUR tuyên bố không được phía Nga thông báo về việc cần đảm bảo an toàn cho bất cứ chuyến bay quân sự nào trước khi vận tải cơ Il-76 rơi.

“Chúng tôi không có thông tin đáng tin cậy và toàn diện về danh tính và số lượng những người có mặt trên máy bay”, GUR cho biết.

Nhân viên Ủy ban Điều tra Liên bang Nga tại hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: SKR

Nhân viên Ủy ban Điều tra Liên bang Nga tại hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: SKR

Cơ quan phụ trách quản lý tù binh của Ukraine cùng ngày cảnh báo mọi người không phát tán thông tin chưa được xác minh liên quan vụ vận tải cơ Nga bị rơi. “Chúng tôi nhấn mạnh rằng đối phương đang tích cực triển khai chiến dịch lan truyền thông tin chống lại và nhằm gây bất ổn cho xã hội Ukraine”, cơ quan này cho biết.

Hà Huy, tổng hợp 

]]>
Báo Đức nêu 3 cái thiếu ở Ukraine cần NATO và Phương Tây viện trợ khẩn cấp https://baovietduc.de/2024/01/bao-duc-neu-3-cai-thieu-o-ukraine-can-nato-va-phuong-tay-vien-tro-khan-cap/ Mon, 15 Jan 2024 22:16:08 +0000 https://baovietduc.de/?p=79662 Theo Berliner Morgenpost: Thủ tướng đức, Olaf Scholz kêu gọi các nước khẩn cấp viện trợ cho Ukraine. Nhưng Ông lại ngập ngừng trả lời Ukraine cần gì ngay bây giờ ? Bài báo nêu Ukraine cần 3 cái trước mắt:

1. Đạn pháo
Các chuyên gia đang quan sát sự thiếu hụt ở khắp mọi nơi. Gustav Gressel từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR) phân tích trong một cuộc phỏng vấn với nhóm biên tập của chúng tôi: “Quân đội Ukraine đang cạn kiệt đạn pháo”. “Nhưng cũng thiếu loại đạn có thể được máy bay không người lái thả xuống các mục tiêu của Nga. Lựu đạn RPG-7, hiện đang cạn kiệt, chủ yếu được sử dụng cho mục đích này.” Chuyên gia quân sự Nico Lange gần đây cũng cảnh báo: “Ở một số khu vực của mặt trận, Ukraine chỉ có thể tiến hành các trận đấu pháo ở một mức độ rất hạn chế và mặt khác phải hạn chế sử dụng.” cho phép bản thân bị bắn ở những vị trí quan trọng.”

2. Phòng không chống tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa hành trình
Chính trị gia quốc phòng của FDP Marcus Faber thường tới Ukraine để có ấn tượng đầu tiên. Ông cũng báo cáo với nhóm biên tập của chúng tôi về những vấn đề mà quân đội Ukraine gặp phải với đạn dược cho pháo binh cũng như đạn phòng không. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ném bom Ukraine nhiều lần trong dịp nghỉ lễ bằng ít nhất 500 tên lửa, tên lửa hành trình và máy bay không người lái chiến đấu. Tổng thống Volodymyr Zelensky gần đây đã cảnh báo: “Hệ thống phòng không là thứ số một mà chúng ta đang thiếu.

3. Gia tăng sản xuất vũ khí ở Ukraine và châu Âu
Ukraine và những người ủng hộ nước này đang phải đối mặt với một vấn đề lớn. Không có lựu đạn ở mặt trận và việc sản xuất không theo kịp. EU đã tuyên bố sẽ cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào mùa xuân năm 2024. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Boris Pistorius (SPD) đã phải thừa nhận hồi tháng 11 rằng mục tiêu này không thể đạt được.

Hà Huy, biên tập

]]>
Xe tăng Abrams Ukraine ‘chưa ra trận đã lỗi thời’ trước UAV https://baovietduc.de/2024/01/xe-tang-abrams-ukraine-chua-ra-tran-da-loi-thoi-truoc-uav/ Fri, 05 Jan 2024 19:53:57 +0000 https://baovietduc.de/?p=79643 Giới chuyên gia cho rằng xe tăng Abrams Mỹ chuyển cho Ukraine chưa ra trận nhưng đã tồn tại nhiều điểm yếu và cần bổ sung giáp để đối phó UAV tự sát Nga.

Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 31 xe tăng Abrams phiên bản M1A1SA cho Ukraine, đủ trang bị cho một tiểu đoàn thiết giáp. Nhưng trong hai tháng qua, mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực này chưa tham gia bất cứ trận đánh nào, hình ảnh của chúng cũng rất hiếm hoi trên chiến trường Ukraine.

Trong thời gian này, Nga đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (UAV FPV) để tung các đòn đánh kiểu tự sát vào khí tài hiện đại mà phương Tây chuyển giao cho Ukraine, trong đó có các xe tăng như Leopard hay thiết giáp Bradley. Những đòn đánh này cho thấy xe tăng phương Tây chưa được trang bị hiệu quả để có thể đối phó với UAV tự sát.

“Không rõ binh sĩ Ukraine đã làm gì với loạt xe Abrams trong hai tháng qua, nhưng rõ ràng chúng cần được bổ sung vỏ giáp để đối phó với những đòn tập kích bằng UAV FPV của Nga”, cây bút David Axe cho biết trong bài viết trên Forbes hôm 3/1.

Một số chuyên gia phương Tây nhận định Ukraine đang phải tính toán phương án tốt nhất để sử dụng số xe tăng phương Tây hạn chế của mình, nhất là trong bối cảnh UAV FPV mang đầu nổ chống tăng xuất hiện dày đặc ở tiền tuyến và trở thành mối đe dọa không nhỏ.

Xe tăng M1A1SA của Ukraine trong ảnh công bố hôm hồi tháng 11/2023. Ảnh: X/Trotes936897

Xe tăng Abrams M1A1SA của Ukraine trong ảnh công bố hôm hồi tháng 11/2023. Ảnh: X/Trotes936897

Gabriel Silveira, nhà quan sát chuyên theo dõi hoạt động tác chiến tăng thiết giáp ở Ukraine, cho rằng xe tăng Abrams M1A1SA nguyên bản chưa tham chiến nhưng đã tỏ ra lỗi thời trước UAV và bộc lộ nhiều điểm yếu dễ bị lực lượng Nga khai thác.

“Nóc xe có diện tích lớn nhưng lại rất mỏng, với phần giáp chỉ dày khoảng 25 mm. UAV FPV mang đầu nổ lõm chống tăng lạc hậu cũng có thể xuyên thủng vị trí này, gây sát thương cho binh sĩ trong tháp pháo và phá hủy nhiều thiết bị điện tử, buộc tổ lái bỏ xe”, ông nói.

Giáp sườn của xe tăng Abrams cũng có vấn đề, do chỉ có một số khu vực được lắp giáp phức hợp đời cũ, diện tích còn lại chỉ bọc giáp thép đơn thuần. “Không khó để đối phó UAV FPV. Lực lượng Ukraine đã nâng cấp giáp cho nhiều xe tăng phương Tây trong biên chế để khắc phục điểm yếu ở vỏ giáp của chúng”, Silveria nói.

Xe tăng chủ lực Challenger 2 do Anh viện trợ được binh sĩ lắp giáp tự chế, gồm lưới thép trên nóc tháp pháo, lồng thép dọc sườn xe và một tấm thép ở trước mũi xe. Những chiếc Leopard 2A4 và 1A5 cũng được lắp nhiều khối giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-1 từ thời Liên Xô để tăng khả năng phòng vệ trước đầu nổ lõm chống tăng.

“Phương án nhanh nhất là hàn các tấm lồng thép vào nóc tháp pháo và sườn xe, nhằm kích nổ đầu đạn nổ lõm ở ngoài tầm sát thương hiệu quả. Ukraine ít khả năng lắp ERA cho xe tăng Abrams trong tương lai gần, do loại giáp này làm tăng đáng kể khối lượng xe, có thể khiến nó sa lầy khi chiến đấu trong giai đoạn cuối đông và đầu xuân”, Silveria nói.

Xe tăng Leopard 2A4 trang bị ERA của Ukraine bị bắn hỏng hồi tháng 9/2023. Ảnh: Army Recognition

Xe tăng Leopard 2A4 trang bị ERA của Ukraine bị bắn hỏng hồi tháng 9/2023. Ảnh: Army Recognition

Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo những biện pháp bổ sung vỏ giáp cũng không bảo đảm được khả năng sống sót của xe tăng Abrams trên chiến trường Ukraine.

“Chắc chắn Ukraine sẽ mất ít nhất một vài chiếc Abrams khi triển khai chúng ra chiến trường. Phiên bản M1A1SA ra đời từ thập niên 2000 và là một trong những loại xe tăng được bảo vệ tốt nhất thế giới, nhưng chúng không phải vũ khí bất khả xâm phạm”, cây bút Axe nêu quan điểm.

]]>
Tin nóng thế giới 05/01/24 https://baovietduc.de/2024/01/tin-nong-the-gioi-05-01-24/ Fri, 05 Jan 2024 19:39:52 +0000 https://baovietduc.de/?p=79633 Ukraine liên tiếp tập kích bán đảo Crimea

Không quân Ukraine tập kích hai mục tiêu quân sự trên bán đảo Crimea, Nga cho biết đã đánh chặn nhiều tên lửa, UAV phóng vào vùng lãnh thổ.

Tư lệnh không quân Ukraine Mykola Oleshchuk ngày 4/1 đăng lên Telegram video cột khói lớn bốc lên ở khu vực gần cảng Sevastopol, phía tây nam bán đảo Crimea do Nga kiểm soát, dường như là sau một vụ nổ. Ông cũng chia sẻ ảnh chụp màn hình một bài đăng trên mạng xã hội, trong đó nói căn cứ quân sự Nga ở thành phố Yevpatoria tại phía tây Crimea đã bị đánh trúng.

Ukraine bắt loạt blogger ghi hình tên lửa Nga tập kích Kiev

An ninh Ukraine bắt 4 người vì quay và đăng video tên lửa Nga lao xuống thủ đô Kiev, nói rằng hành động này giúp Moskva hiệu chỉnh vũ khí.

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) hôm 3/1 thông báo xác định danh tính và bắt giữ 4 blogger tại thủ đô Kiev với cáo buộc phát tán thông tin trái phép liên quan đến cuộc không kích dữ dội của Nga trước đó một ngày.

“Những người này đã đăng trái phép video tên lửa đối phương lao xuống thành phố. Các hình ảnh lập tức được truyền thông và tình báo đối phương khai thác, chúng có thể được dùng để hiệu chỉnh vũ khí, chuẩn bị cho những cuộc không kích tiếp theo nhằm vào Kiev”, SBU cho hay.

Iraq muốn liên quân Mỹ chấm dứt hiện diện

Thủ tướng al-Sudani cho biết sẽ chấm dứt vĩnh viễn hiện diện của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại Iraq sau vụ hạ sát chỉ huy dân quân.

“Chúng tôi nhấn mạnh lập trường vững chắc của mình trong chấm dứt sự tồn tại của liên minh quốc tế, những lý do để liên minh này duy trì hoạt động đã không còn”, thông cáo ngày 5/1 của Văn phòng Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết.

Cơ quan này cho biết chính phủ đang ấn định ngày ủy ban song phương bắt đầu làm việc để hiện thực hóa mong muốn của Iraq. “Chúng tôi sẽ sớm tổ chức các cuộc đối thoại nhằm xác định thủ tục liên quan”, thông cáo có đoạn.

Binh sĩ Mỹ trong buổi huấn luyện bắn lựu pháo M119 tại căn cứ không quân Al Asad ở Iraq tháng 4/2023. Ảnh: US Army

Binh sĩ Mỹ trong buổi huấn luyện bắn lựu pháo M119 tại căn cứ không quân Al Asad ở Iraq tháng 4/2023. Ảnh: US Army

Tuyên bố được Thủ tướng al-Sudani đưa ra một ngày sau khi Mỹ tấn công nhằm vào thủ lĩnh nhóm dân quân thân Iran Harakat al-Nujaba ở Baghdad, khiến người này cùng một thành viên khác của nhóm thiệt mạng. Mỹ tuyên bố vụ tập kích này nhằm mục đích tự vệ, không gây thương vong cho dân thường hay làm tổn hại đến hạ tầng xung quanh.

Hezbollah dọa đáp trả Israel sau vụ phó thủ lĩnh Hamas bị hạ sát

Hezbollah cảnh báo sẽ đáp trả Israel trên chiến trường, sau khi phó thủ lĩnh Hamas bị hạ sát ở Lebanon, nghi do Tel Aviv thực hiện.

“Chắc chắn sẽ có phản ứng. Chúng tôi không thể im lặng trước sự xâm phạm ở mức độ này, bởi điều đó đồng nghĩa toàn bộ Lebanon bị đặt vào thế nguy hiểm”, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh lực lượng Hezbollah, phát biểu trên truyền hình hôm nay.

Ông Nasrallah nhắc đến vụ tập kích hạ sát phó thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri, được cho là do quân đội Israel thực hiện, hôm 2/1 ở ngoại ô Beirut, Lebanon. Al-Arouri là quan chức Hamas cấp cao nhất thiệt mạng và đây là lần đầu tiên thủ đô Beirut bị tập kích từ khi chiến sự Israel – Hamas nổ ra ngày 7/10.

“Quyết định đã được đưa ra. Các thành viên ở khu vực biên giới sẽ đáp trả sự xâm phạm nguy hiểm vào vùng ngoại ô”, ông Nasrallah cho biết thêm.

Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah phát biểu trên truyền hình Lebanon ngày 5/1, cạnh ông là hình ảnh phó lãnh đạo Hamas Saleh al-Arouri. Ảnh: AFP

Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah phát biểu trên truyền hình Lebanon ngày 5/1, cạnh ông là hình ảnh phó lãnh đạo Hamas Saleh al-Arouri. Ảnh: AFP

Đây là lần thứ hai thủ lĩnh Hezbollah lên tiếng sau vụ hạ sát al-Arouri. Trong bài phát biểu ngày 3/1, ông Nasrallah cảnh báo Israel về việc gây chiến với Lebanon, dọa nhóm sẽ đáp trả “không giới hạn” nhằm vào Tel Aviv. Phát ngôn viên Daniel Hagari ngày 2/1 nói quân đội Israel “đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống” phát sinh liên quan.

Hàng chục nông dân chặn Phó thủ tướng Đức xuống phà

Nhóm nông dân Đức chặn Phó thủ tướng Habeck xuống phà khi ông trở về sau kỳ nghỉ để phản đối kế hoạch rút các khoản giảm thuế.

Phát ngôn viên cảnh sát địa phương cho biết khoảng 30 người biểu tình ngày 4/1 ngăn Robert Habeck, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, xuống phà tại thị trấn Schluettsiel khi ông quay lại sau kỳ nghỉ đông trên đảo Hallig Hooge.

Bất chấp các cuộc thương lượng, nhóm nông dân không đồng ý mở đường cho Phó thủ tướng Habeck khiến ông quyết định ở trên phà để quay lại đảo Hallig Hooge. Cảnh sát địa phương sau đó giải tán nhóm biểu tình và ông Habeck quay lại đất liền vào rạng sáng 5/1.

Tàu hỏa húc nhau tại Indonesia, 4 người thiệt mạng

Hai đoàn tàu chở khách đi ngược chiều húc vào nhau tại tỉnh Tây Java của Indonesia, khiến 4 người thiệt mạng và 42 người bị thương.

Giới chức Indonesia ngày 5/1 thông báo đoàn tàu Turangga và Bandung Raya đâm vào nhau lúc 6h30 khi di chuyển trên làn đường Cicalengka-Haurpuguh, gần ga Cicalengka thuộc huyện Bandung, tỉnh Tây Java. Hai đầu máy và một số toa tàu trật khỏi đường ray sau vụ tai nạn.

Ibrahim Tompo, phát ngôn viên cảnh sát tỉnh Tây Java, cho biết hai đoàn tàu chở theo tổng cộng 478 hành khách khi đâm vào nhau, 42 người trong số này bị thương. Vụ tai nạn khiến 4 thành viên kíp vận hành tàu thiệt mạng, thi thể một người vẫn kẹt trong đống đổ nát.

Hiện trường vụ hai đoàn tàu húc nhau tại tỉnh Tây Java, Indonesia ngày 5/1. Video: Antara News

Chưa rõ nguyên nhân khiến hai đoàn tàu di chuyển ngược chiều trên cùng tuyến đường rồi đâm vào nhau. Hãng vận hành đường sắt KAI của Indonesia và giới chức tỉnh Tây Java thông báo sẽ phối hợp điều tra với các quan chức phụ trách an toàn giao thông.

Hai ứng viên Cộng hòa cùng tung đòn công kích ông Trump

Ông DeSantis và bà Haley cùng chỉ trích ông Trump, khi bang đầu tiên ở Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu bầu ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley ngày 4/1 tham gia sự kiện hỏi đáp do đài CNN tổ chức ở thành phố Des Moines, bang Iowa. Đây là bang đầu tiên tổ chức bầu cử sơ bộ lựa chọn ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, dự kiến vào ngày 15/1.

Ông DeSantis và bà Haley không nhắc đến nhau nhiều tại sự kiện. Thay vào đó, họ đều tìm cách mô tả mình là ứng viên phù hợp hơn ông Donald Trump để đánh bại đối thủ đảng Dân chủ, khả năng cao là Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11.

“Thực tế là bất kể đúng hay sai, sự hỗn loạn luôn đi theo ông Trump”, bà Haley, 51 tuổi, nói. “Chúng ta không thể để đất nước rối ren, thế giới chìm trong biển lửa và trải qua thêm 4 năm hỗn loạn. Chúng ta sẽ không thể vượt qua điều đó”.

Thống đốc Florida Ron DeSantis (trái) và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Ảnh: AFP

Thống đốc Florida Ron DeSantis (trái) và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Ảnh: AFP

Cựu đại sứ Haley ngày càng có tiềm năng trở thành lựa chọn thay thế của những cử tri Cộng hòa không muốn bầu cho ông Trump. Haley đề cập kết quả các khảo sát cho thấy bà chiến thắng ông Biden trong các cuộc bầu cử giả định. Bà cũng cam kết thực thi những chính sách của đảng Cộng hòa nếu đắc cử.

“Đã đến lúc vượt qua thời ông Trump và bắt đầu tập trung vào cách khiến nước Mỹ mạnh hơn”, bà Haley nói.

Trong khi đó, ông DeSantis, 45 tuổi, mô tả cựu tổng thống Trump là ứng viên không giữ lời hứa khi đắc cử năm 2016. Ông chỉ trích quan điểm của ông Trump về các vấn đề như nhập cư và phá thai, cho rằng cựu tổng thống không còn đáng tin.

Đức chuyển thêm thiết giáp, tên lửa phòng không cho Ukraine

Đức chuyển giao thêm hệ thống phòng không, xe chiến đấu bộ binh, radar, tên lửa phòng không cho Ukraine trong gói viện trợ mới nhất.

Theo thông tin cập nhật ngày 4/1 trên trang web của chính phủ Đức, Berlin đã cung cấp cho Ukraine thêm 10 xe chiến đấu bộ binh Marder, một tổ hợp phòng không Skynex kèm đạn được, tên lửa cho hệ thống phòng không IRIS-T SLM, đạn cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 và khoảng 10.000 viên đạn pháo 155 mm.

Gói viện trợ mới còn bao gồm hai xe quét mìn Winsent-1, 12 radar giám sát, 30 hệ thống phát hiện máy bay không người lái (UAV), hơn 300 khẩu súng trường cùng nhiều khí tài và trang thiết bị khác.

Chính phủ Đức cũng thông báo kế hoạch cung cấp cho Ukraine thêm 4 hệ thống phòng không IRIS-T, một hệ thống Skynex kèm đạn dược, 20 thiết bị phát hiện UAV, hàng nghìn mìn chống tăng trong thời gian tới.

Xe phóng đạn của tổ hợp IRIS-T trưng bày tại Berlin hồi năm 2016. Ảnh: Wikimedia

Xe phóng đạn của tổ hợp IRIS-T trưng bày tại Berlin hồi năm 2016. Ảnh: Wikimedia

Gói viện trợ mới của Đức được công bố trong bối cảnh Ukraine đang kêu gọi Mỹ và đồng minh tăng cường chuyển giao thêm khí tài, đặc biệt là hệ thống phòng không, để đối phó các đòn tập kích tầm xa của Nga trong mùa đông.

Truyền thông Ukraine ngày 4/12 cho biết Nga đã tập kích trung tâm thành phố Kurakhove ở tỉnh Donetsk lúc nửa đêm, khiến nhiều tòa nhà bị phá hủy và hư hại. Moskva cũng mở hai cuộc tập kích vào thành phố Kharkov ở tỉnh cùng tên, dường như là bằng tên lửa phòng không S-300 hoán cải để tấn công mục tiêu mặt đất.

Nga nói phương Tây đã bơm hơn 200 tỷ USD cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã nhận hơn 203 tỷ USD hỗ trợ cùng hơn 5.200 tăng thiết giáp và 23.000 UAV từ 54 nước phương Tây.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/1 công bố báo cáo về hoạt động quân sự năm 2023, trong đó thống kê về những khoản hỗ trợ của nước ngoài cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022 tới nay.

Theo cơ quan này, trong gần hai năm qua, Ukraine đã nhận hỗ trợ tài chính, vũ khí từ khoảng 54 quốc gia phương Tây, với tổng trị giá hơn 203 tỷ USD. Ukraine đã nhận hơn 1.600 tổ hợp tên lửa và pháo, hơn 200 hệ thống phòng không, 5.200 xe tăng và thiết giáp, hơn 23.000 máy bay không người lái (UAV).

Mỹ và NATO cũng đã sử dụng hơn 500 phương tiện không gian như vệ tinh trinh sát để hỗ trợ quân đội NATO. Kiev cũng sử dụng hơn 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink của Mỹ để chỉ huy và liên lạc, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

Xe tăng Strv 122, một phiên bản của biến thể Leopard 2A5 thuộc lữ đoàn số 21 Ukraine trong công sự tại tỉnh Donetsk tháng 11/2023. Ảnh: AFP

Xe tăng Strv 122, một phiên bản của biến thể Leopard 2A5 thuộc lữ đoàn số 21 Ukraine trong công sự tại tỉnh Donetsk tháng 11/2023. Ảnh: AFP

“Tổng cộng hơn 13.500 lính đánh thuê nước ngoài đã tới gia nhập lực lượng vũ trang Ukraine, trong đó 8.500 người đến từ châu Âu, 1.700 người đến từ châu Á, 2.700 người đến từ châu Mỹ và 220 người từ châu Phi”, quân đội Nga thống kê. “Hơn 5.900 lính đánh thuê đã bị vô hiệu hóa, 5.600 người bỏ trốn. Hiện có 1.900 lính đánh thuê đang tham chiến”.

Ukraine chưa bình luận về thông tin của Bộ Quốc phòng Nga.

Kể từ khi xung đột bắt đầu năm ngoái, các đồng minh phương Tây đã cam kết hỗ trợ Ukraine hơn 274 tỷ USD, trong đó gần 152 tỷ USD viện trợ tài chính, 105 tỷ USD viện trợ quân sự và khoảng 17 tỷ USD viện trợ nhân đạo. Mỹ và NATO chưa thống kê tổng giá trị các khoản hỗ trợ đã chuyển cho Ukraine.

Nguồn viện trợ quân sự nước ngoài cho Ukraine giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Quốc hội Mỹ chưa duyệt gói hỗ trợ bổ sung trị giá khoảng 61 tỷ USD cho Ukraine do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Trong khi đó, Hungary đã phủ quyết gói viện trợ trong 4 năm với trị giá 55 tỷ USD dành cho Ukraine của Liên minh châu Âu (EU).

Nga nhiều lần cảnh báo vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine sẽ không thể ngăn nước này đạt được các mục tiêu trong xung đột với nước láng giềng, thay vào đó làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: WP

Nguyễn Tiến (Theo RIA Novosti, AFP, Reuters

]]>