Xã hội(Quốc tế) – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 05 Jan 2024 19:21:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Bị UAV Ukraine tập kích, lính Nga bỏ xe tăng T-90 M tháo chạy https://baovietduc.de/2024/01/79625/ Fri, 05 Jan 2024 19:09:38 +0000 https://baovietduc.de/?p=79625 Kíp lái Nga bỏ lại chiếc T-90M sau khi trúng đòn tập kích của UAV Ukraine, dù xe tăng dường như không chịu thiệt hại đáng kể.

Video được kênh Telegram NMFTE đăng vào cuối tháng 12 cho thấy một máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ của Lữ đoàn cơ giới số 47 Ukraine lao vào mặt trước tháp pháo xe tăng T-90M Nga đang di chuyển dọc rặng cây.

Đòn tập kích dường như không gây thiệt hại đáng kể cho chiếc T-90M, do UAV đánh trúng vị trí giáp dày nhất trên tháp pháo xe tăng. Vài giây sau khi bị UAV đánh trúng, một ngọn lửa nhỏ bốc lên gần vị trí va chạm trên chiếc T-90M.

Biên tập viên David Hambling của Forbes ngày 4/1 nhận định đây có thể chỉ là một khối giáp phản ứng nổ của xe tăng bắt lửa, nhưng vẫn khiến kíp xe tăng hoảng loạn, điều khiển xe lao khỏi đường, băng qua hàng cây ra bãi đất trống rồi ngoặt gấp.

Lái xe mở cửa sập phía trước chạy ra ngoài rồi nằm xuống đất, dường như do lo ngại đạn pháo trong chiếc T-90M có thể phát nổ. Trưởng xe không yêu cầu lái xe trở lại chiếc T-90M, thay vào đó cùng pháo thủ thoát ra ngoài bằng cửa trên nóc tháp pháo. Kíp lái T-90M chạy bộ về vị trí, bỏ lại chiếc xe tăng trên bãi đất trống.

https://video.vnexpress.net/embed/v_391258

]]>
Sau 18 phút sơ tán xong 350 khành khách ra khỏi máy bay vẫn chậm hơn 12 lần tiêu chuẩn ? https://baovietduc.de/2024/01/sau-18-phut-so-tan-xong-350-khanh-khach-ra-khoi-may-bay-van-cham-hon-12-lan-tieu-chuan/ Fri, 05 Jan 2024 19:05:38 +0000 https://baovietduc.de/?p=79622 Thứ sáu, 5/1/2024, 19:00 (GMT+7)

Thời gian sơ tán hành khách trên máy bay Nhật chậm ’12 lần tiêu chuẩn’

Tiếp viên Japan Airlines sơ tán toàn bộ khách trên máy bay bị cháy trong 18 phút, lâu hơn 12 lần so với tiêu chuẩn, làm dấy lên tranh cãi về “90 giây vàng”.

Chiều 2/1, chiếc Airbus A350 của hãng Japan Airlines bốc cháy khi va chạm với phi cơ của Cảnh sát biển trên đường băng sân bay Haneda, thủ đô Tokyo. Sau 18 phút kể từ khi sự cố xảy ra, toàn bộ 379 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc A350 sơ tán an toàn qua ba cửa thoát hiểm, trước khi máy bay bị nhấn chìm trong lửa.

Bộ Giao thông Nhật Bản nói quy trình sơ tán của Japan Airlines “đã được thực hiện đúng cách”. Các chuyên gia hàng không quốc tế cũng ca ngợi cách phản ứng của các tiếp viên trên chuyến bay, cho rằng sự bình tĩnh, chuyên nghiệp của họ đã góp phần tạo nên phép màu.

Phi cơ của Japan Airlines bị ngọn lửa bao trùm ở sân bay Haneda, Tokyo ngày 2/1. Ảnh: AFP

Phi cơ của Japan Airlines bị ngọn lửa bao trùm ở sân bay Haneda, Tokyo ngày 2/1. Ảnh: AFP

Anthony Brickhouse, phó giáo sư Đại học Hàng không Embry-Riddle ở Mỹ, cho rằng đây là cuộc sơ tán “rất ấn tượng, có tổ chức và trật sự”. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một thực tế là toàn bộ quá trình sơ tán mất đến 18 phút, nhiều gấp 12 lần so với “tiêu chuẩn vàng 90 giây” được các cơ quan quản lý hàng không quốc tế đề ra.

90 giây là thời gian sơ tán tối đa mà tập đoàn Airbus đã thể hiện trong các cuộc thử nghiệm để dòng máy bay A350 của họ được các cơ quan quản lý như Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và đối tác châu Âu cấp phép hoạt động. Việc phi hành đoàn của chiếc A350 bị cháy ở Nhật mất nhiều thời gian hơn thế để sơ tán nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho tất cả hành khách và thành viên phi hành đoàn đã làm dấy lên những tranh cãi về mức độ khắt khe của tiêu chuẩn này.

Bài kiểm tra về khả năng sơ tán hành khách trong vòng 90 giây với các điều kiện mô phỏng thực tế là một phần tốn kém và quan trọng của quá trình cấp phép. Các hãng như Airbus và Boeing phải tuyển hàng trăm tình nguyện viên đóng vai hành khách để tham gia thử nghiệm, với ít nhất 40% người là nữ, 35% trên 50 tuổi và tối thiểu 15% là nữ trên 50 tuổi. Ba búp bê với kích thước người thật được đưa lên khoang để mô phỏng trẻ em từ 2 tuổi trở xuống.

Hành lý xách tay, chăn và gối cũng được yêu cầu vứt lộn xộn trên sàn để tạo ra vật cản khi sơ tán và ánh sáng trong cabin phải được làm mờ để mô phỏng điều kiện khi máy bay gặp sự cố.

Nhằm đảm bảo điều kiện mô phỏng sát thực tế nhất có thể, chỉ một nửa số cửa thoát hiểm của máy bay có thể sử dụng, với Airbus là 4 trong 8 cửa, và hành khách không được báo trước về thời điểm bắt đầu quá trình sơ tán.

“Quy tắc 90 giây là có cơ sở, bởi máy bay rõ ràng có thể bị thiêu rụi chỉ trong vài giây”, Sara Nelson, chủ tịch Hiệp hội Tiếp viên Hàng không CWA, công đoàn đại diện cho phi hành đoàn của một số hãng hàng không ở Mỹ, nói.

Hồi tháng 5/2019, một chiếc Sukhoi Superjet 100 do Nga sản xuất và vận hành bị sét đánh ngay sau khi cất cánh, buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Máy bay đã sập càng đáp khi tiếp đất, nhiên liệu bị rò rỉ khiến lửa bùng lên ở phía sau.

Kết quả điều tra cho thấy chỉ những hành khách sơ tán khỏi máy bay trong vòng 70 giây là có thể thoát nạn. Sau thời gian đó, những người còn lại, chủ yếu ở phía sau máy bay, đều thiệt mạng. 37 người trong số 78 hành khách và thành viên phi hành đoàn sống sót.

Nhưng cuộc sơ tán trên máy bay A350 gặp nạn ở Tokyo ngày 2/1 có vẻ rất khác. Chỉ hai lối thoát hiểm ở phía trước và một cửa bên trái phía sau máy bay được coi là an toàn, ít hơn một so với trong bài kiểm tra. Máy bay cũng chở theo 379 người, nhiều hơn so với tiêu chuẩn 300-350 chỗ của A350. Các máy bay được khai thác trong chặng nội địa của Japan Airlines thường bố trí số ghế nhiều hơn tiêu chuẩn.

Đường bay khiến hai phi cơ Nhật va chạm, bốc cháy. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Đường bay khiến hai phi cơ Nhật va chạm, bốc cháy. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Không rõ mất chính xác bao lâu để chiếc máy bay A350 dừng lại hoàn toàn sau va chạm hoặc khi lệnh sơ tán chính thức được phi hành đoàn đưa ra. Lời kể ban đầu của hành khách trên chuyến bay cho thấy các tiếp viên mất khoảng 3 phút để xác định cửa thoát hiểm an toàn và sau đó mất hơn 10 phút để mọi người rời máy bay.

Năm 2020, một cơ quan giám sát của chính phủ Mỹ công bố báo cáo về các vụ tai nạn máy bay ở nước này từ năm 2009 tới 2016, cho thấy có nhiều yếu tố khiến thời gian sơ tán kéo dài từ 2 đến 5 phút, gồm khả năng ra quyết định chậm trễ của phi hành đoàn, hành khách không tuân thủ hướng dẫn an toàn như phải để lại tất cả hành lý xách tay và không sử dụng điện thoại trong quá trình sơ tán.

Phi hành đoàn của Japan Airlines dường như đã tránh được những yếu tố này, song hiện chưa rõ lý do khiến quá trình sơ tán kéo dài như vậy.

“Các tiếp viên Japan Airlines dường như đã thực hiện tốt công việc của mình, nhưng vẫn còn những câu hỏi như cách bài trí trong cabin, các ghế xếp gần nhau tới mức nào và những ai ở trong đó?”, Nelson nói.

Sơ đồ lối thoát hiểm máy bay A350 bị cháy ở Nhật Bản. Đồ họa: WSJ

Sơ đồ lối thoát hiểm máy bay A350 bị cháy ở Nhật Bản. Đồ họa: WSJ

Trong sự cố, máng trượt thoát hiểm ở phía sau máy bay cũng chỉ tạm thời an toàn, trước khi ngọn lửa lan rộng, khiến hành khách ngồi gần cuối phải di chuyển lên hai lối thoát hiểm phía trước. Tầm nhìn của họ lúc đó bị cản trở vì khói đang nhanh chóng tràn ngập cabin.

Máy bay đã bị nghiêng về phía trước do càng đáp bị sập, khiến hành khách khó di chuyển hơn. Điều đó cũng làm giảm độ dốc và tốc độ trượt ở hai máng trượt khẩn cấp.

Hệ thống thông báo của máy bay bị lỗi, khiến phi hành đoàn phải la hét hoặc dùng loa phóng thanh cầm tay để chỉ dẫn hành khách. Khi rà soát cabin lần cuối, cơ trưởng phát hiện một số hành khách vẫn bị mắc kẹt, khiến quá trình sơ tán kéo dài thêm.

Cristian Sutter, chuyên gia thiết kế cabin kiêm người đứng đầu nhóm phát triển nội thất cho đội bay A350 của Bristish Airways, cho biết một phần thành công của quá trình sơ tán là nhờ thiết kế của A350 cùng quy tắc và biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngọn lửa lan khắp máy bay.

“Thiết kế, giấy phép, vật liệu và những bài học kinh nghiệm từ những vụ tai nạn trước đây đã giúp hành khách có thêm thời gian sơ tán. Những điều đó đã khiến quá trình sơ tán có thể kéo dài hơn so với quy định”, Sutter nói.

“Bạn có thể nhìn nhận theo hai cách. Một là tại sao mất nhiều thời gian như thế và 18 phút là điều không thể chấp nhận. Hai là dù kéo dài 18 phút, tất cả hành khách trên máy bay đều được cứu”, chuyên gia này nói thêm.

Sutter cho biết tốc độ đám cháy lan rộng trên máy bay trong mỗi sự cố là khác nhau. “Trong các vụ tai nạn khác, hành khách có thể không có nhiều thời gian như vậy để thoát hiểm”, ông nói.

Dù vậy, vụ tai nạn với chiếc A350 của Japan Airlines một lần nữa làm dấy lên câu hỏi từng được nhiều nhóm bảo vệ khách hàng và các nghị sĩ Mỹ nêu lên về việc những yêu cầu trong bài kiểm tra cấp giấy phép máy bay có thể đảm bảo sơ tán nhanh chóng trong tình huống thực.

Máy bay ngày nay đã trở nên lớn hơn và khoảng cách giữa các chỗ ngồi cũng đã thu hẹp, điều mà một số người cho rằng các nhà quản lý đã không xem xét đầy đủ trong những cuộc kiểm tra trước đây.

A350 là máy bay chở khách lớn nhất hiện có thể mua mới trên thị trường. Cabin của nó dài 51 m, lớn hơn kích thước của một bể bơi tiêu chuẩn Olympic, khiến quá trình di chuyển từ đuôi đến đầu máy bay có thể mất nhiều thời gian hơn so với các loại phi cơ đời cũ, đặc biệt là trong điều kiện khói bao phủ cabin.

Lần cập nhật quy định sơ tán cuối cùng là vào năm 2004, phần lớn dựa trên vụ va chạm giữa một chiếc Boeing 737 đang chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Los Angeles và một máy bay cánh quạt nhỏ chờ cất cánh năm 1991. Vụ tai nạn khiến 12 người trên máy bay nhỏ và 23 trong số 89 người trên Boeing 737 thiệt mạng, hầu hết vì ngạt khói trong khi chờ sơ tán.

]]>
Tin nóng thế giới ngày 03/01/24 https://baovietduc.de/2024/01/tin-nong-the-gioi-ngay-03-01-24/ Wed, 03 Jan 2024 20:25:55 +0000 https://baovietduc.de/?p=79604 Vụ cháy máy bay Nhật có thể do hiểu nhầm chỉ dẫn

Cơ trưởng máy bay Cảnh sát biển Nhật có thể hiểu nhầm chỉ dẫn và tiến vào đường băng khi chưa được phép, dẫn tới va chạm với phi cơ chở khách.

Đài truyền hình Nhật Bản NHK hôm nay dẫn lời quan chức Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản nói rằng vụ tai nạn ở sân bay Haneda hôm 2/1 có thể xảy ra do “cơ trưởng Cảnh sát biển (JCG) hiểu nhầm chỉ dẫn từ kiểm soát viên không lưu”.

Theo quan chức này, kiểm soát không lưu tại sân bay Haneda đã cho phép máy bay Japan Airlines chở 379 người hạ cánh và yêu cầu phi cơ tuần thám Bombardier DHC-8-315Q của JCG dừng chờ trên đường lăn sát đường băng để tránh nguy cơ va chạm.

Máy bay của Cảnh sát biển Nhật Bản khi đó chuẩn bị cất cánh để hỗ trợ chiến dịch cứu hộ nạn nhân trận động đất mạnh 7,6 độ ở miền trung nước này ngày 1/1. Haneda là sân bay đông đúc nhất nước này, đón hơn 26,5 triệu lượt khách năm 2021.

Tuy nhiên, Genki Miyamoto, 39 tuổi, cơ trưởng máy bay Cảnh sát biển, dường như đã hiểu nhầm chỉ thị của kiểm soát viên không lưu và thông báo với JCG rằng đã được “cấp phép tiến vào đường băng để cất cánh” ngay trước khi xảy ra tai nạn.

Khoảnh khắc máy bay bốc cháy trên đường băng sân bay Haneda, ngày 2/1. Video: TBS News

Nhật Bản tiếp tục hứng chịu 200 trận động đất

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết từ tối 2/1 đến sáng 3/1, Nhật Bản hứng chịu thêm 200 trận động đất, nâng tổng số trận động đất nước này ghi nhận từ những rung chấn đầu tiên hôm 1/1 lên 400.

Một nhóm chuyên gia chính phủ ngày 2/1 nói đường đứt gãy gây ra trận động đất ở Ishikawa có thể kéo dài khoảng 150 km bên dưới bán đảo Noto và hoạt động địa chấn liên quan có thể sẽ tiếp tục.

Khu vực hoạt động kiến tạo đang mở rộng trong và xung quanh khu vực. Các chuyên gia kêu gọi người dân nên cảnh giác với nguy cơ những trận động đất mạnh tiếp tục xảy ra.

Một tòa nhà ở thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa bị sập sau trận động đất hôm 1/1. Ảnh: Kyodo

Một tòa nhà ở thành phố Wajima, tỉnh Ishikawa bị sập sau trận động đất hôm 1/1. Ảnh: Kyodo

Hoạt động địa chấn mạnh đã được ghi nhận ở phía bắc bán đảo Noto kể từ tháng 12/2020. Khu vực này đã trải qua các trận động đất 5,4 độ tháng 6/2022 và 6,5 độ tháng 5/2023.

“Trận động đất mới nhất là một phần của hoạt động địa chấn đang diễn ra, nhưng hiện chưa thể biết chính xác phần nào của đường đứt gãy đã dịch chuyển”, Naoshi Hirata, giáo sư danh dự tại Đại học Tokyo, cho hay.

Ít nhất 64 người đã thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, trong đó có 20 người bị thương nặng, trong trận động đất 7,6 độ ngày 1/1 ở tỉnh Ishikawa. Bán đảo Noto chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hàng trăm tòa nhà bị hỏa hoạn tàn phá và nhà cửa bị san phẳng.

Làng ven biển Nhật Bản tan hoang hậu động đất, sóng thần

Trận động đất mạnh 7,6 độ ở tỉnh Ishikawa gây sóng thần ập vào làng ven biển tại thành phố Suzu, tạo khung cảnh hoang tàn.

Khoảnh khắc đạn dẫn đường Nga hạ xe tăng Leopard 2

Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này sử dụng đạn dẫn đường chính xác cao hạ nhiều xe tăng Leopard 2 của Ukraine.

“Tại hướng Svatovo, các thành viên lực lượng vũ trang Ukraine chuẩn bị tấn công vào vị trí của quân đội Nga bằng một trung đội thiết giáp với xe tăng Leopard 2 gần làng Terny”, Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/1 thông báo. “Quân nhân thuộc cánh quân Zapad của Nga hạ trung đội xe tăng Ukraine bằng đạn chính xác cao”.

Ảnh chụp  trên  màn  hình  từ  video  Nga  công  bố

 Bộ Quốc phòng Nga công bố cùng ngày cho thấy cảnh đạn lao vào những chiếc Leopard 2 dường như đang đứng yên trên bãi đất trống và khiến chúng bốc cháy.

Chưa rõ loại vũ khí quân nhân Nga sử dụng và số lượng xe tăng Leopard 2 bị hạ trong trận tấn công. Theo biên chế của NATO và quân đội Nga, mỗi trung đội xe tăng sở hữu 4 phương tiện chiến đấu này.

Ukraine hứng chịu hơn 500 tên lửa, UAV trong 5 ngày

Ông Zelensky nói rằng Nga đang tăng cường các cuộc không kích dữ dội vào nhiều thành phố Ukraine trong mùa đông. Theo ông, lực lượng Nga đã phóng ít nhất 500 tên lửa và UAV về phía Ukraine trong vòng 5 ngày qua.

Vụ nổ tại thủ đô Kiev của Ukraine trong cuộc không kích hôm 2/1. Ảnh: Reuters

Vụ nổ tại thủ đô Kiev của Ukraine trong cuộc không kích hôm 2/1. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin. Cơ quan này hiếm khi công bố số lượng tên lửa và UAV tự sát được dùng trong các đòn tấn công hiệp đồng nhằm vào mục tiêu tại Ukraine.

Bộ tư lệnh phòng không Ukraine hôm 29/12 thông báo Nga mở đòn tập kích bằng 158 tên lửa và UAV nhằm vào loạt đô thị chủ chốt, mức cao chưa từng thấy trong chiến sự.

Kiev tuyên bố bắn hạ 87 tên lửa hành trình Kh-101/555 và 27 UAV tự sát, tương đương 72% tổng số vũ khí được Moskva sử dụng, nhưng không chặn được tên lửa Kinzhal, Kh-22/32, S-300, Iskander-M, Kh-31P và Kh-59 nào.

Nga tuyên bố bắn hạ loạt rocket, tên lửa Ukraine ở Belgorod

Giới chức Nga thông báo phòng không nước này hạ loạt rocket và tên lửa Ukraine tập kích tỉnh Belgorod cùng bán đảo Crimea.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 2/1 thông báo quân đội nước này ngăn chặn ba trận tập kích bằng pháo phản lực hạng nặng Olkha của Ukraine nhằm vào tỉnh biên giới Belgorod vào đầu giờ chiều. Tổng cộng 17 rocket bị phòng không Nga bắn hạ.

Tới tối cùng ngày, phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa đạn đạo Tochka-U và 7 rocket Olkha phóng nhằm vào tỉnh Belgorod, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Chưa rõ thương vong hay thiệt hại liên quan đến các vụ tập kích này.

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Mikhail Razvozhaev, lãnh đạo thành phố Sevastopol do Nga bổ nhiệm ở Crimea, ngày 3/1 cho biết “theo thông tin sơ bộ, một tên lửa bị bắn rơi trên biển”. “Cơ quan cứu hộ Sevastopol thông báo không ghi nhận thiệt hại nào đối với hạ tầng. Các cơ quan đang tiếp tục theo dõi tình hình”, ông Razvozhaev thông báo.

Nga và Ukraine gần đây leo thang tập kích lẫn nhau khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương. Giới chức Ukraine ngày 2/1 cho biết lực lượng Nga mở đợt tấn công chủ yếu nhằm vào Kiev và Kharkov, khiến tổng cộng 5 người thiệt mạng và 130 người bị thương.

Vyacheslav Gladkov, lãnh đạo tỉnh Belgorod của Nga, cùng ngày thông báo một người thiệt mạng và 11 người bị thương sau khi Ukraine pháo kích thành phố Belgorod và một số khu vực khác trong tỉnh. Ba vụ pháo kích làm hư hại hàng chục ngôi nhà, nhiều căn hộ và tòa chung cư, một số cơ sở kinh tế và ôtô.

Xuồng tự sát Ukraine phóng rocket vào chiến hạm Nga

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) ngày 1/1 tuyên bố lần đầu sử dụng xuồng tự sát Sea Baby lắp bệ phóng rocket tấn công chiến hạm Nga gần quân cảng tại bán đảo Crimea. Theo truyền thông Ukraine, đây là đòn phản kích được thực hiện khi chiến hạm Nga được triển khai để săn lùng xuồng tự sát của SBU.

Video do SBU công bố cùng ngày cho thấy xuồng tự sát dường như phóng 14 quả đạn. Tuy nhiên, video không cho thấy kết quả của trận giao tranh hay thiệt hại của chiến hạm Nga.

Xuồng không người lái Ukraine lắp ống phóng rocket nhiệt áp RPO-A Shmel. Ảnh: Ukraina 1+1

Xuồng không người lái Ukraine lắp ống phóng rocket nhiệt áp RPO-A Shmel. Ảnh: Ukraina 1+1

Tin chiến  sự Israel-Hamas

Israel có thể đã phá hủy, làm hư hại hơn 70% nhà dân tại Gaza

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hơn 70% nhà cửa tại Dải Gaza bị hư hại hoặc phá hủy sau ba tháng chiến sự giữa Israel và Hamas.

Ảnh vệ tinh thương mại được tờ Wall Street Journal của Mỹ phân tích hôm nay cho thấy gần 70% trong số 439.000 nhà dân ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại trong các vụ tập kích kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch tại vùng đất này hồi tháng 10.

An explosion of a drone is seen during a Russian drone strike, amid Russia’s attack on Ukraine, in Kyiv, Ukraine May 8, 2023. REUTERS/Gleb Garanich

A picture taken from Rafah shows smoke billows after an Israeli strike south of Gaza City on November 22, 2023, amid ongoing battles between Israel and the Palestinian Hamas movement. (Photo by MOHAMMED ABED / AFP)

Tính đến giữa tháng 12, Israel đã sử dụng khoảng 29.000 quả bom, pháo và các loại đạn dược khác tại Dải Gaza, đánh sập hoặc làm hư hỏng khoảng một nửa tổng số công trình được xây dựng ở khu vực này.

]]>
Thông điệp qan trọng ủa ông Putin trong cuộc họp báo 4 giờ về tình hình thế giới và trong nước https://baovietduc.de/2023/12/thong-diep-qan-trong-ua-ong-putin-trong-cuoc-hop-bao-4-gio-ve-tinh-hinh-the-gioi-va-trong-nuoc/ Fri, 15 Dec 2023 21:56:35 +0000 https://baovietduc.de/?p=79462 Sau một năm bị hủy, cuộc họp báo thường niên của ông Putin được nối lại trong 4 giờ, với những thông điệp mạnh mẽ về Ukraine, phương Tây, kinh tế Nga.

Trong cuộc họp báo thường niên dài 4 giờ 4 phút ở trung tâm Moskva ngày 14/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện tinh thần đầy lạc quan về chiến thắng ở chiến trường Ukraine. “Tôi chắc chắn chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta”, ông Putin nói.

Giới quan sát cho rằng sự lạc quan của ông Putin được tiếp sức bởi những khó khăn mà Ukraine đang đối mặt trên chiến trường và nỗi mệt mỏi vì chiến sự kéo dài đang lan rộng ở phương Tây.

Charles Maynes, cựu quan chức ngoại giao Mỹ và hiện là nhà phân tích của NPR, cho biết chỉ riêng việc ông Putin xuất hiện trở lại tại cuộc họp báo thường niên sau một năm hủy sự kiện đã cho thấy niềm tin ngày càng tăng của giới lãnh đạo Nga về chiến thắng ở Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo thường niên ở Moskva ngày 14/12. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo thường niên ở Moskva ngày 14/12. Ảnh: Reuters

Năm ngoái, Điện Kremlin liên tục trì hoãn và cuối cùng hủy cuộc họp báo thường niên, trong bối cảnh lực lượng Nga ở Ukraine liên tiếp hứng chịu thất bại, buộc ông Putin phải ban hành lệnh động viên một phần, gây nhiều bất bình trong dư luận, theo Mayners. Tuy nhiên, năm nay, ông Putin chỉ ra cuộc phản công đình trệ của Ukraine và sự suy yếu nền tảng ủng hộ của phương Tây là những dấu hiệu cho thấy chiến thắng của Nga là tất yếu.

“Lực lượng Nga đã cải thiện được vị thế gần như trên toàn bộ chiến trường Ukraine”, ông Putin nói, cho biết 617.000 quân nhân đã được triển khai ở khu vực xung đột dọc chiến tuyến dài hơn 2.000 km.

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Nga công bố tổng quân số tham chiến ở Ukraine, kể từ khi phát động chiến dịch tại quốc gia này hồi tháng 2/2022. Ông đảm bảo với công chúng rằng một đợt huy động quân tiếp theo là điều không cần thiết.

Giới phân tích quân sự Ukraine và phương Tây đồng tình rằng chiến dịch phản công quy mô lớn của Ukraine gần như đã kết thúc và quân đội Nga đã giành lại thế chủ động trên phần lớn mặt trận, theo Mark Mackinnon, nhà phân tích của The Globe and Mail.

Tuy nhiên, khi được hỏi về triển vọng hòa bình, ông Putin khẳng định điều đó sẽ chỉ xảy ra sau khi “phi phát xít hóa, phi quân sự hóa” Ukraine, hai mục tiêu mà Điện Kremlin đã nêu ngay từ đầu cuộc chiến.

“Sẽ có hòa bình khi chúng tôi đạt được mục tiêu của mình”, lãnh đạo Điện Kremlin nói.

Ông Putin lặp lại quan điểm rằng chính Mỹ và đồng minh đã buộc Nga phải phát động cuộc chiến ở Ukraine, khi có ý định kết nạp Kiev vào NATO. Ông nêu một điều kiện khác để thiết lập lại hòa bình ở Ukraine là Kiev phải duy trì chính sách trung lập.

Ông Putin nói về chiến dịch ở Ukraine trong họp báo ngày 14/12. Video: Reuters

Lãnh đạo Điện Kremlin cũng phàn nàn về “tiêu chuẩn kép” của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và chiến dịch của Israel ở Gaza. Ông Putin gọi cuộc chiến ở Gaza là “thảm họa” và nói rằng nó đã dẫn tới chủ nghĩa bài Do Thái và chống Hồi giáo gia tăng trên toàn thế giới. Tổng thống Nga ủng hộ quyền tự quyết của người Palestine.

“Hãy nhìn vào chiến dịch quân sự đặc biệt và nhìn vào những gì đang xảy ra ở Gaza, hãy cảm nhận sự khác biệt. Không có điều gì tương tự xảy ra ở Ukraine”, ông Putin nói, đề cập tới cách Nga gọi cuộc chiến ở Ukraine.

Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã lao dốc nghiêm trọng kể từ khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine đầu năm 2022. Tuy nhiên, ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 14/12 cho biết sẵn sàng xây dựng quan hệ với Mỹ vì đây là “mối quan hệ quan trọng và cần thiết cho thế giới”.

Lãnh đạo Nga khẳng định Moskva không từ chối thỏa thuận trao đổi tù nhân với Washington, song khẳng định các cuộc đàm phán với Mỹ “khó khăn” vì hai bên chưa đạt được đồng thuận.

“Tôi hy vọng chúng ta tìm được giải pháp. Tuy nhiên, tôi nhắc lại rằng Mỹ phải lắng nghe chúng tôi và đưa ra quyết định phù hợp”, ông Putin nói.

Bình luận của ông Putin đưa ra khi tòa án ở Moskva giữ nguyên phán quyết gia hạn tạm giam chờ xét xử với phóng viên tờ Wall Street Journal Evan Gershkovich ít nhất tới ngày 31/1/2024. Nga trước đó cũng bác đề xuất thả cựu lính thủy đánh bộ Mỹ Paul Whelan, người đang thụ án 16 năm từ ở Nga. Mỹ cho rằng cả hai công dân nước này “bị giam trái phép” ở Nga.

Dù ông Putin để ngỏ khả năng xây dựng quan hệ với Mỹ, nhà phân tích tài chính và chính trị ở Hong Kong Angelo Giuliano nói với Sputnik rằng quyết định trả lời câu hỏi của phóng viên Xinhua trước phóng viên New York Times trong cuộc họp báo có thể là hành động cho thấy Nga coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc hơn.

“Việc ông Putin chọn phóng viên Xinhua là người đặt câu hỏi đầu tiên thực sự mang tính biểu tượng. Ông ấy có lẽ muốn chứng tỏ Mỹ không còn đóng vai trò chính nữa”, Giuliano nói. “Trung Quốc đã trở thành đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga. Cả hai nước đều bổ sung sức mạnh cho nhau và đều có mục tiêu chung là xây dựng trật tự thế giới công bằng hơn”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 18/10. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 18/10. Ảnh: AFP

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có của Mỹ và đồng minh đã không thể khiến nền kinh tế Nga sụp đổ. Bất chấp những biến động ban đầu, lợi nhuận từ dầu mỏ cho phép ông Putin duy trì ngân sách trợ cấp cho người dân, đặc biệt những người chiến đấu ở tiền tuyến và gia đình họ.

“Đến cuối năm, tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 3,5%. Đây là chỉ báo tốt, có nghĩa chúng ta đang phục hồi từ mức giảm năm ngoái”, ông Putin nói. GDP Nga giảm 2,1% trong năm 2022 do các lệnh trừng phạt liên quan chiến dịch ở Ukraine.

Trong họp báo, ông Putin đã trả lời tổng cộng 67 câu hỏi, trong đó có những vấn đề sát sườn và bức xúc của người dân Nga về mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Có những lời phàn nàn thậm chí được giải quyết ngay lập tức khi người dân trao đổi với ông Putin.

Một nhóm thanh niên ở Crimea đã gọi điện đến cuộc họp báo, nói với Tổng thống Nga rằng nhà thi đấu thể thao ở địa phương đã xuống cấp. Chỉ vài phút sau, người dẫn chương trình truyền hình Pavel Zarubin cho biết các tình nguyện viên ở bán đảo đã nhận được chỉ đạo và cam kết sẽ tu sửa nó.

Một số người đã gọi cho ông Putin, đề nghị ông can thiệp vào các vấn đề như thiếu sưởi ấm, nước nóng, cơ sở hạ tầng hư hỏng và lạm phát. Tổng thống Putin thậm chí đã công khai xin lỗi một phụ nữ về hưu trên truyền hình sau khi bà phàn nàn về giá trứng tăng.

Giới quan sát cho rằng sau thông báo tái tranh cử tổng thống năm sau, cuộc hỏi đáp của ông Putin với người dân có thể được xem như màn vận động tranh cử ấn tượng, củng cố cơ hội chiến thắng của ông.

Alexander Orlov, một phóng viên truyền hình trẻ ở vùng Viễn Đông Nga, cho biết “tất cả chúng tôi đều ủng hộ quyết định tham gia cuộc bầu cử năm tới của ngài. Bởi vì từ khi tôi bắt đầu có ký ức, ngài đã nắm quyền lực”.

Hà  Huyy, biên  tập

]]>
‘Tiểu sử Elon Musk’ – Người giầu nhất thế giới -ghịch cảnh nhào nặn thiên tài https://baovietduc.de/2023/12/tieu-su-elon-musk-nguoi-giau-nhat-the-gioi-ghich-canh-nhao-nan-thien-tai/ Tue, 12 Dec 2023 19:53:31 +0000 https://baovietduc.de/?p=79442 Elon Musk kể chuyện lớn lên trong gia đình bố mẹ bất hòa, trải qua tuổi thơ thiếu thốn, bị bắt nạt, ở sách tiểu sử.

Sách do Walter Isaacson, nhà báo nổi tiếng người Mỹ, viết trong hai năm. Bản tiếng Việt do AlphaBooks chuyển ngữ, dày 756 trang, ra mắt ngày 20/12. Cuốn sách giống một thước phim, tái hiện cuộc đời tài phiệt giàu nhất thế giới từ lúc ấu thơ đến khi trở thành ông trùm công nghệ. Qua cuốn tiểu sử, Musk hiện lên là một thiên tài điên loạn, người khó kiềm chế cảm xúc của bản thân và xử lý các mối quan hệ xung quanh. Theo cách nói của Walter Isaacson, “luôn có một con quỷ dữ” bên trong tỷ phú. “Nghịch cảnh nhào nặn nên tôi. Ngưỡng đau của tôi ở mức rất cao”, Elon Musk nói trong sách.

Washington Post đánh giá tiểu sử hấp dẫn dù khá dài, nhờ lối viết súc tích, các chương ngắn nhưng bao hàm nhiều dữ kiện. AP cho rằng phần hấp dẫn nhất nằm ở đầu sách, khi tác giả đào sâu nhiều chi tiết về quá trình trưởng thành, cuộc sống gia đình của Musk.

Tác giả dẫn dắt người đọc khám phá từng góc khuất trong con người tỷ phú, từ khi là đứa trẻ yếu ớt lớn lên ở Nam Phi. Musk sinh ra trong gia đình có phần hỗn loạn và hoang dã, người mẹ ưa phiêu lưu mạo hiểm và người cha là kỹ sư công nghệ lắm tài nhiều tật, vướng vào nhiều mối quan hệ tình ái phức tạp. Bà Maye – mẹ Elon Musk – nói nỗi sợ trở thành bản sao của cha đã dẫn lối đưa Musk đến thành công.

Cuốn sách Tiểu sử Elon Musk của Walter Issacson. Ảnh: AlphaBooks

Cuốn sách “Tiểu sử Elon Musk” của Walter Issacson. Ảnh: AlphaBooks

Cha Elon – ông Eroll Musk – đối xử khắt khe với các con, từng cho Elon và em trai Kimball vào trại sinh tồn kiểu bán quân sự, để họ tự học cách tồn tại. Là cậu bé nhỏ thó, Musk thường xuyên trở thành mục tiêu bị bắt nạt ở trường. Đỉnh điểm, Elon từng bị đánh đến nỗi phải nhập viện điều trị một tuần. 10 năm sau, ông vẫn phải phẫu thuật chỉnh hình để sửa các mô trong mũi.

Tuy nhiên, so với nỗi đau thể xác, Elon bị tổn thương nhiều hơn về mặt tinh thần. Sau mỗi lần bị đánh đập ở trường học, cậu bé luôn bị bố đổ lỗi, mắng nhiếc hàng tiếng đồng hồ. Trong cuốn tiểu sử, ông Eroll thừa nhận với tác giả rằng “bạo lực đơn thuần là một phần trải nghiệm học tập” của các con. Ông tự hào kết luận rằng đã thực hành “chế độ chuyên quyền kiểu đường phố vô cùng cứng rắn” với các con trai và nhấn mạnh quan điểm: “Sau này, Elon cũng sẽ áp dụng chế độ chuyên quyền cứng rắn như vậy với chính mình và những người khác”.

Từ nhỏ, tỷ phú đã bị coi là đứa trẻ khác thường. Bà Maye, tin rằng con mình là thiên tài, muốn cho Musk đi học sớm. Tuy nhiên, ở trường, các thầy cô giáo kết luận Musk chậm phát triển, kém tập trung. Musk cũng gặp khó khăn trong việc kết bạn, giao tiếp xã hội. Bà Maye nói: “Thật ra Elon chưa bao giờ được chẩn đoán, nhưng nó tự bảo là nó mắc Asperger, và tôi chắc chắn nó nói đúng”. Tình trạng này càng trầm trọng thêm bởi những sang chấn tuổi thơ. Người bạn thân Antonio Gracias cho biết mỗi khi cảm thấy bị bắt nạt hay đe dọa, cách phản ứng của Musk khá tiêu cực.

Elon Musk ở tuổi 44. Ảnh: Reuters

Elon Musk ở tuổi 44. Ảnh: Reuters

Sau khi ly hôn, bà Maye từng chật vật nuôi con vì thiếu tiền. Elon Musk và các em thường xuyên phải dùng lại quần áo, đồ dùng học tập cũ. Do thường xuyên xa nhà diễn thuyết về dinh dưỡng, bà Maye để cho các con tự lập, sống cùng quản gia. Elon thử nghiệm tên lửa, chất nổ từ khi học mẫu giáo, từng cho biết ngạc nhiên vì qua thời thơ ấu mà các ngón tay vẫn còn nguyên vẹn.

Ở các phần sau, sách kể câu chuyện Elon Musk khởi nghiệp, xây dựng Tesla và SpaceX rồi chống đỡ hai công ty này trên bờ vực phá sản, cho đến khi trở thành doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và trí tuệ nhân tạo và là người đầu tiên sở hữu 300 tỷ USD. Tác giả cũng khắc họa một Elon Musk điên rồ trong mắt nhiều người khi mua lại Twitter (nay là X), kẻ liên tục xuất hiện trên truyền thông, khiến các nhân viên cấp dưới nhiều phen lao đao khi tái cơ cấu công ty này.

Giống Steve Jobs, Elon Musk được miêu tả có khả năng “bóp méo thực tại”, một đức tính mà chính nhờ nó, họ có thể thuyết phục người khác làm những điều không tưởng để thay đổi hiện thực.

Cuốn sách cũng hé lộ các mối quan hệ của Musk với nhiều người đẹp như Amber Heard, Grimes hay mối tình với cấp dưới. Giống như cha mình – ông Eroll – có bảy con với ba phụ nữ, Elon Musk cũng có 11 con với ba người.

Ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT – nói khâm phục cách khai thác, kể chuyện của tác giả Walter Isaacson. “Ông dựng lên một
không gian đa chiều, kiên trì dẫn dắt độc giả bước về những ngày Musk còn bé
đến khi thành danh, khéo léo chắp nối những mảnh vụn ký ức, tỉnh táo lý giải
những ẩn ức và tác động từ môi trường đến số phận con người.

Ông dứt khoát gỡ vỏ bọc hào nhoáng mà truyền thông tô vẽ quanh Musk, trả lại cho độc giả một người hùng trần trụi đời thường. Con người ấy đi chơi vơi giữa đỉnh cao và vực sâu, giữa ước vọng cao đẹp và nội tâm tăm tối, giữa cơn cuồng vọng thành công của thực tại và những vết thương luôn há miệng không lành từ quá khứ.

Elon Musk (tên đầy đủ Elon Reeve Musk), 52 tuổi, là nhà sáng lập, CEO của SpaceX; CEO, kiến trúc sư sản phẩm của Tesla, nhà sáng lập của PayPal, đồng sáng lập Neuralink, chủ tịch SolarCity. Theo Forbes, Musk hiện là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản 251,3 tỷ USD.

Musk có 11 con, gồm sáu con với vợ đầu Justine (trong đó con trai đầu qua đời khi mới 10 tuần tuổi), ba con với ca sĩ Grimes và hai con với Shivon Zilis – cấp dưới của ông tại Neuralink.

Tác giả Walter Isaacson sinh năm 1952, là nhà báo, giáo sư, tác giả nổi tiếng người Mỹ. Ông là cựu chủ tịch, giám đốc điều hành của CNN, biên tập viên tạp chí Time. Ông là tác giả nhiều cuốn tiểu sử nổi tiếng của các nhân vật như Steve Jobs, Benjamin Franklin, Einstein.

]]>
Tin nóng quốc tế ngày 30/11 https://baovietduc.de/2023/12/tin-nong-quoc-te-ngay-30-11/ Thu, 30 Nov 2023 19:32:27 +0000 https://baovietduc.de/?p=79323 Ông Zelensky thăm sở chỉ huy tiền phương

Tổng thống Volodymyr Zelensky thăm sở chỉ huy và gặp gỡ các binh sĩ Ukraine chiến đấu gần tiền tuyến ở Kharkov, đông bắc đất nước.

“Thật vinh dự khi được tới thăm và khen thưởng các binh sĩ. Những người lính ở mặt trận Kupyansk đã bảo vệ cuộc sống hòa bình của người dân Ukraine và khu vực Kharkov”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài đăng trên mạng xã hội Telegram hôm nay.

Video đăng cùng bài viết cho thấy ông Zelensky tới thăm một sở chỉ huy trong khu vực Kupyansk với Tư lệnh lục quân Oleksandr Syrskyi, một trong những tướng hàng đầu của Ukraine. Tổng thống Ukraine cảm ơn những người lính vì sự hy sinh của họ.

“Tôi biết ngày nào các bạn cũng mất đi đồng đội và những người thân thiết. Mọi người đều hiểu rằng đây là cái giá đắt nhất”, ông nói với binh sĩ Ukraine.

Ông Zelensky chúc các binh sĩ Ukraine sẽ giành chiến thắng, thêm rằng “hãy mạnh mẽ và đừng để mất thế chủ động”.

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) và Tư lệnh lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi tại Kupyansk, Ukraine ngày 30/11. Ảnh: Reuters

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) và Tư lệnh lục quân Oleksandr Syrskyi tại Kupyansk, Ukraine ngày 30/11. Ảnh: Reuters

Quân đội Ukraine đã phải chống đỡ nhiều cuộc tấn công của quân Nga trên hướng Kupyansk trong vài tháng qua, khi lực lượng Nga tìm cách đẩy lùi đối phương khỏi khu vực họ từng để mất trong chiến dịch phản công chớp nhoáng của Kiev hơn một năm trước.

Thành viên Hamas xả súng ở Jerusalem

Hamas thừa nhận tiến hành vụ xả súng ở Jerusalem khiến 3 người thiệt mạng, ngay sau khi Israel và nhóm này gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza.

Trong tuyên bố đưa ra vài giờ sau vụ xả súng gần một trạm xe buýt ở thành phố Jerusalem hôm nay, Hamas gọi đây là “phản ứng tự nhiên đối với những tội ác chưa từng có của những kẻ chiếm đóng Dải Gaza và chống lại trẻ em ở Jenin”, khu vực do Israel kiểm soát ở Bờ Tây.

Cảnh sát Israel cho biết hai nghi phạm đi ôtô, một mang theo súng trường M-16 và một mang súng lục, đã thực hiện vụ tấn công. Video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hai người đàn ông bước ra từ chiếc ôtô màu trắng và nổ súng vào những người đang đứng chờ xe buýt, trước khi bị nhân viên an ninh và những người xung quanh bắn hạ tại hiện trường.

Cảnh sát cũng tìm thấy đạn và vũ khí khác trên ôtô của họ, thêm rằng hai người từng bị Israel bỏ tù. Hamas xác nhận hai tay súng là anh em Murad Nemr 38 tuổi và Ibrahim Nemr 30 tuổi, thành viên cánh vũ trang của nhóm ở phía đông Jesuralem.

Hiện trường vụ nổ súng ở Jerusalem ngày 30/11. Ảnh: AFP

Hiện trường vụ nổ súng ở Jerusalem ngày 30/11. Ảnh: AFP

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng hành động nhanh chóng của binh sĩ và dân thường đã giúp ngăn một cuộc tấn công nghiêm trọng hơn. “Chính phủ của tôi sẽ tăng cường phân phát vũ khí cho người dân”, ông nói.

Cuộc đối đầu giành giật từng mét chiến hào ở miền đông Ukraine

Ngồi trong chiến hào dưới làn mưa đạn pháo từ Nga, một người lính Ukraine nói với các đồng đội: “Các anh hãy để tôi lại, tôi không thể đi được nữa”.

Chân của anh bị thương do mảnh đạn và đang rỉ máu qua lớp băng. Người lính châm điếu thuốc hút trong lúc nằm trên mặt đất khi các bác sĩ cố gắng băng bó vết thương.

Vài phút trước đó, 4 xe tăng địch lao qua chỉ cách chiến hào vài mét, buộc anh và đồng đội phải nằm rạp xuống nền đất đen. Mặt đất rung chuyển khi xe tăng lăn bánh phía trên.

Nhiệm vụ của đơn vị là chiếm lại chiến hào dài 150 m ở thành phố Avdeevka, miền đông Ukraine, nơi đã trở thành một trong những địa điểm giao tranh ác liệt nhất giữa Moskva và Kiev.

Avdeevka đã bị biến thành chiến trường từ khi phe ly khai thân Nga giành quyền kiểm soát phần lớn khu vực Donbass vào năm 2014. Avdeevka liên tục nằm trong tầm ngắm hỏa lực Nga kể từ khi Moskva phát động chiến dịch hồi tháng hai năm ngoái.

Cả quân đội Ukraine và Nga coi đây là một thành trì kiên cố với hệ thống chiến hào liên tục được mở rộng trong suốt 8 năm. Hơn một tháng qua, giao tranh nổ ra ác liệt chưa từng có ở Avdeevka khi lực lượng Nga tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm bao vây thành phố.

Lực lượng Ukraine đang cố thủ ở khu vực, cố gắng đẩy lùi quân Nga. Trong số đó có chỉ huy đại đội Oleh Sentsov.

Đơn vị của Sentsov trong cuộc tấn công chiếm giữ chiến hào ở Avdiivka, miền đông Ukraine, hôm 19/10. Ảnh: CNN

Đơn vị của Sentsov trong cuộc tấn công chiếm giữ chiến hào ở Avdeevka, miền đông Ukraine, hôm 19/10. Ảnh: CNN

Sentsov, 47 tuổi, là nhà làm phim nổi tiếng người Ukraine xuất thân từ Crimea, từng bị Nga bỏ tù 5 năm vào năm 2014. Ông hiện chiến đấu trong Lữ đoàn Cơ giới 47 thuộc lực lượng bộ binh Ukraine. Sentsov đã tham gia một số trận chiến khốc liệt nhất, từ Bakhmut đến Zaporizhzhia và bây giờ là Avdeevka.

Ông Putin: Đức ‘ngậm đắng’ vì quay lưng với năng lượng Nga

Ông Putin cho rằng Đức đang bị đồng minh phương Tây chi phối và phải “ngậm đắng nuốt cay” khi khước từ nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga.

Phát biểu tại đại hội các nhà khoa học trẻ ở vùng Krasnodar hôm 29/11, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng các nước châu Âu đã tự quay lưng với nguồn năng lượng giá rẻ, hoặc nghe theo lời Mỹ cắt nguồn năng lượng từ Nga vì “lý do chính trị”.

Theo ông, an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) đã bị ảnh hưởng khi Ba Lan và Ukraine cắt nguồn cung khí đốt Nga qua lãnh thổ của họ và các đường ống Nord Stream bị phá hoại.

“Chính quyền Ukraine nhận tiền từ châu Âu, trong đó có Đức, nhưng Kiev đã cắt nguồn khí đốt từ Nga mà Đức rất cần”, Tổng thống Nga cho hay. “Và người Đức phải ngậm đắng nuốt cay, vì họ thiếu quyền tự chủ”.

Ông Putin cũng cho rằng một số quan chức cấp cao của chính phủ Đức “dường như thiếu kỹ năng để đưa ra những quyết định hợp lý, chuyên nghiệp”. “Ai cũng biết rõ điều này và cả thế giới cười nhạo họ”, Tổng thống Nga nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại đại hội các nhà khoa học trẻ ở vùng Krasnodar hôm 29/11. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại đại hội các nhà khoa học trẻ ở vùng Krasnodar hôm 29/11. Ảnh: AFP

Đức hiện chưa phản hồi về bình luận của Tổng thống Nga. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Khí hậu và Kinh tế Đức Robert Habeck năm ngoái tuyên bố nước này đã loại bỏ và không bao giờ quay lại mô hình kinh doanh phụ thuộc vào năng lượng giá rẻ của Nga.

Năm 2021, một năm trước khi xung đột Ukraine bùng phát, 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU đến từ Nga. Con số này đã giảm sau khi chiến sự nổ ra, tuy nhiên Nga vẫn thu về 6,6 tỷ USD từ việc xuất khẩu khí đốt cho EU trong năm nay.

Israel tức giận với Thủ tướng Tây Ban Nha

Israel tức giận triệu đại sứ Tây Ban Nha để khiển trách sau khi Thủ tướng Sanchez nghi ngờ việc Tel Aviv tôn trọng luật nhân đạo ở Dải Gaza.

“Dựa trên video chúng tôi xem được và số lượng trẻ em tử vong ngày càng gia tăng, tôi thực sự nghi ngờ Israel có đang tuân thủ luật nhân đạo quốc tế hay không”, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói trong cuộc phỏng vấn ngày 30/11. “Những gì chúng ta đang thấy ở Dải Gaza là không thể chấp nhận được”.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau đó cho biết ông đã chỉ thị Ngoại trưởng Eli Cohen triệu đại sứ Tây Ban Nha để khiển trách “sau tuyên bố đáng xấu hổ của Thủ tướng Tây Ban Nha vào cùng ngày Hamas sát hại người Israel ở Jerusalem”.

Bình luận của ông Netanyahu đề cập việc hai tay súng Hamas giết chết ba dân thường tại một trạm xe buýt ở Jerusalem trong giờ cao điểm sáng 30/11.

Trong bài đăng trên mạng xã hội, Ngoại trưởng Cohen cho biết đã triệu hồi Đại sứ Israel tại Tây Ban Nha để tham vấn. “Israel tự biết cách hành xử và sẽ tiếp tục hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Cohen cho hay.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại cuộc họp báo ở Madrid ngày 20/11. Ảnh: AFP

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại cuộc họp báo ở Madrid ngày 20/11. Ảnh: AFP

Hamas tấn công lãnh thổ Israel hồi đầu tháng trước, khiến 1.200 người thiệt mạng. Tel Aviv cam kết “nghiền nát” Hamas để đáp trả và đã phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn, khiến khoảng 15.000 người ở Gaza thiệt mạng.

Nga khen thưởng nhóm lính hạ xe tăng Leopard 1 đầu tiên

Quân đội Nga công bố video kíp tên lửa được trao huân chương và tiền mặt nhờ thành tích phá hủy xe tăng Leopard 1A5 đầu tiên của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay thông báo kíp tên lửa dẫn đường thuộc Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ số 1 là những người đầu tiên phá hủy xe tăng chủ lực Leopard 1A5 của Ukraine trong trận đánh ở hướng Kupyansk trước đó hai ngày.

Ảnh chụp lại trên màn hình

“Tư lệnh cánh quân Nam đề cao hành động hiệu quả và thành công của kíp tên lửa”, tướng Vladimir Lugovoy, phó tư lệnh Quân khu miền Tây của Nga, nói trong lễ trao thưởng cho nhóm binh sĩ. Các binh sĩ được trao Huân chương Dũng cảm cùng phần thưởng tiền mặt tương đương 7.800 USD.

“Chúng tôi đã chờ những chiếc Leopard 1A5 suốt hai tuần. Nó xuất hiện vào buổi chiều, chúng tôi ngắm mục tiêu và phóng hai quả đạn trúng đích”, kíp trưởng có biệt danh Piter nhớ lại.

Hình ảnh do quân đội Nga công bố cho thấy kíp tên lửa phóng hai quả đạn chống tăng dẫn đường về phía mục tiêu ở xa, nhưng không rõ có phải chiếc Leopard 1A5 bị vô hiệu hóa hay không.

Tổng thư ký NATO: F-16 không phải ‘viên đạn bạc’ của Ukraine

Tổng thư ký NATO nói tiêm kích F-16 sẽ cải thiện năng lực phòng thủ của Ukraine, nhưng không phải vũ khí thay đổi cục diện chiến sự.

“Điều quan trọng là tiêm kích F-16 sẽ làm nên sự khác biệt. Chúng sẽ củng cố năng lực phòng không của Ukraine, đồng thời giúp họ tăng cường khả năng gây tổn thất với lực lượng Nga”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, hôm 29/11.

Tổng thư ký NATO không đưa ra thời hạn chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine và hy vọng điều này diễn ra “sớm nhất có thể”. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng không loại vũ khí đơn lẻ nào có khả năng thay đổi hoàn toàn cục diện chiến sự.

“Tôi hoan nghênh nỗ lực cung cấp xe tăng hiện đại, pháo phản lực HIMARS, tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không và tiêm kích F-16, nhưng không có loại vũ khí nào được coi là ‘viên đạn bạc’. Vấn đề là nhiều hệ thống phải cùng phối hợp với nhau để đẩy lùi quân đội Nga. Chúng ta cần chuẩn bị cho chiến sự kéo dài và khó khăn”, ông nói. “Việc đạn bạc” là cụm từ chỉ cách giải quyết nhanh chóng và dễ dàng cho một vấn đề phức tạp.

Tiêm kích F-16 Hà Lan cất cánh trong chuyến huấn luyện tại Italy hồi tháng 10. Ảnh: USAF

Tiêm kích F-16 Hà Lan cất cánh trong chuyến huấn luyện tại Italy hồi tháng 10. Ảnh: USAF

Sau nhiều do dự, Mỹ từ hồi tháng 5 ủng hộ các quốc gia châu Âu viện trợ cho Kiev tiêm kích F-16. Đan Mạch và Hà Lan đang dẫn đầu nỗ lực đào tạo phi công F-16 cho Ukraine.

Đan Mạch đã cam kết chuyển F-16 cho Ukraine, lô đầu gồm 6 chiếc được bàn giao trong năm nay, 8 chiếc tiếp theo vào năm 2024 và 5 chiếc vào năm 2025. Giới chức Bỉ hồi tháng 10 cho biết nước này sẽ chuyển F-16 cho Ukraine, song không nêu số lượng cụ thể và nhận định tốc độ sẽ phụ thuộc vào quá trình Brussels thay thế mẫu máy bay này bằng tiêm kích tàng hình F-35.

https://vnexpress.net/ukraine-moi-nhan-mot-phan-ba-dan-phao-eu-cam-ket-vien-tro-4682785.html#:~:text=Ukraine%20m%E1%BB%9Bi%20nh%E1%BA%ADn,th%C3%A1ng%203/2024.

]]>
Kissinger – Người chấp nhận ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973 đã qua đời ở tuổi 100 https://baovietduc.de/2023/12/kissinger-nguoi-chap-nhan-ky-hiep-dinh-paris-ve-cham-dut-chien-tranh-lap-lai-hoa-binh-o-viet-nam-nam-1973-da-qua-doi-o-tuoi-100/ Thu, 30 Nov 2023 18:12:36 +0000 https://baovietduc.de/?p=79311 Để hiểu thêm về Cựu Ngoại  trưởng  Kissinger  xin mời các bạn đọc bài viết sau đây:

Sự nghiệp ngoại giao nhiều tranh cãi của Henry Kissinger

Theo đuổi chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ đối ngoại, ông Kissinger được ca ngợi về tầm nhìn ngoại giao, nhưng cũng bị chỉ trích vì theo đuổi nhiều cuộc chiến.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 tại nhà riêng ở bang Connecticut tối 29/11.

Kissinger là học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người gần như nắm toàn bộ quyền lực về chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt thời chính quyền tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Trong nhiều thập kỷ sau đó, với tư cách chuyên gia, nhà cố vấn, ông đã đưa ra nhiều lời khuyên chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và công chúng, góp phần định hình chính trị và kinh doanh toàn cầu.

Kissinger, tên khai sinh Heinz Alfred Kissinger, sinh ra trong một gia đình Do Thái trung lưu ở Bavaria, Đức ngày 27/5/1923. Gia đình ông sau đó phải di cư tới Mỹ để chạy trốn Đức Quốc xã và gia nhập cộng đồng người Do Thái gốc Đức ở New York vào tháng 8/1938.

Tại New York, gia đình ông định cư tại khu phố Washington Heights ở hạt Manhattan. Ban ngày, ông làm việc trong một nhà máy địa phương để kiếm tiền, ban đêm theo học trường công, nhanh chóng thành thạo tiếng Anh và thể hiện xuất sắc trong các môn học khác.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Kissinger đăng ký theo học lớp kế toán tại Đại học Thành phố New York. Tuy nhiên, ông chưa thể lấy được bằng tốt nghiệp khi phải nhập ngũ năm 1943, tham chiến ở châu Âu.

Thời điểm ông xuất ngũ năm 1947, các trường đại học ở Mỹ, thậm chí những trường danh giá nhất, tìm cách tuyển các cựu binh trẻ tuổi. Ông vào Đại học Harvard năm 1950. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp học thuật.

Ông kết hôn với bạn gái thời trung học Anneliese “Ann” Fleischer khi đang là sinh viên. Vợ chồng có hai con là Elizabeth và David, trước khi ly hôn năm 1964.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2013. Ảnh: Reuters

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2013. Ảnh: Reuters

Khi theo học ở Harvard, Kissinger không giao du bạn bè mà tập trung học hành chăm chỉ và tìm cách thiết lập quan hệ với các thành viên quyền lực trong trường như nhà khoa học George Kistiakowsky hay nhà sử học William Yandell Elliott. Thông qua những mối quan hệ đó, ông đã ấn hành tạp chí hàng quý về các vấn đề thế giới mang tên Confluence sau khi tốt nghiệp đại học.

Ông viết luận án tiến sĩ Một thế giới được khôi phục vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh với Liên Xô bắt đầu thu hút sự chú ý của dư luận thời kỳ đó. Luận văn này và một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, trong đó ông thách thức giá trị của chính sách trả đũa quy mô lớn trong chiến tranh hạt nhân, đã khiến ông trở thành ngôi sao của giới học thuật Mỹ.

Ông sau đó làm việc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đơn vị nghiên cứu chuyên về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ. Tại đây, ông viết cuốn sách Vũ khí hạt nhân và Chính sách đối ngoại, trong đó tranh luận về chính sách hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân, ở tuổi 31.

Trong khoảng thời gian này, Kissinger gặp Nelson Rockefeller, người khi đó là cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower và sau đó trở thành thống đốc New York. Nelson đã trở thành người bảo trợ và cố vấn của ông Kissinger trong đảng Cộng hòa.

Khi ông John F. Kennedy trở thành tổng thống Mỹ năm 1960, Kissinger mong muốn gia nhập nhóm tinh hoa về vấn đề quốc tế và nơi để làm điều đó là Washington. Ông trở thành cố vấn bán thời gian cho tổng thống Kennedy và sau đó là tổng thống Lyndon B. Johnson.

Sau khi Nixon đắc cử tổng thống năm 1968, Kissinger được thượng nghị sĩ Henry Cabot Lodge của bang Massachusetts tiến cử làm cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền mới.

Khi làm việc tại Nhà Trắng, Kissinger là người phức tạp và đầy tham vọng, phục vụ một người đàn ông phức tạp và thất thường. Mối quan hệ thân thiết nhưng không dễ chịu giữa họ trở nên căng thẳng do những sự kiện liên tiếp xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của Nixon, như việc Mỹ phát hiện Liên Xô điều chiến hạm, tàu ngầm hạt nhân tới Cuba hay vụ Nixon yêu cầu CIA ngăn Salvador Allende trở thành tổng thống Chile.

Những lúc như vậy, Nixon thường thức suốt đêm, gọi điện cho Kissinger và các quan chức cấp cao khác để đưa ra những mệnh lệnh kỳ lạ mà họ không thể hoặc sẽ không thực hiện. Kissinger thường nổi giận với nhân viên khi tình hình căng thẳng.

Có một lần, khi đang ở Moskva để đàm phán ngừng bắn cho cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973, Kissinger nhận được chỉ thị từ tổng thống Nixon để yêu cầu chuyển thư cho lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, trong đó nói Washington muốn thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với Moskva vì hòa bình khu vực.

Ông Kissinger, người đang nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn và biết ông Nixon đang gặp rắc rối ở Nhà Trắng vì bê bối Watergate, không chỉ từ chối chuyển thư mà còn chỉ trích chỉ thị là “không thể chấp nhận”.

Ông gửi thư cho cấp dưới Brent Scowcroft, nói rằng “bị sốc trước giọng điệu chỉ thị và khả năng phán đoán tình hình kém cỏi” của Nixon. Ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Đông khi đó đã suy giảm và Kissinger không muốn thúc đẩy một thỏa thuận như Nixon đề nghị.

Henry Kissinger và tổng thống Richard Nixon năm 1968. Ảnh: BBC

Henry Kissinger (bên phải) và tổng thống Richard Nixon năm 1968. Ảnh: BBC

Kissinger xây dựng mối quan hệ thân thiết với báo giới, trong khi tổng thống Nixon ghét phóng viên và phẫn nộ khi truyền thông tung ra những tin tức rò rỉ từ Nhà Trắng, đặc biệt là thông tin của Lầu Năm Góc về sự can dự của Mỹ ở Việt Nam.

Trong nỗ lực ngăn chặn rò rỉ tin tức, Nixon đã ra lệnh cho FBI nghe lén điện thoại của một số phóng viên và các nguồn tin khả nghi trong chính quyền. Ông Kissinger đã cộng tác với chương trình này, cung cấp cho FBI tên của những người bị nghe lén sau khi nổi cơn thịnh nộ vì NY Times đăng tải những thông tin của Lầu Năm Góc năm 1971.

Mục tiêu bị nghe lén gồm phóng viên, quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, nhân viên của ông Kissinger và người viết diễn văn cho tổng thống William Safire. Hành động này của Kissinger đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong dư luận.

Ông Kissinger sau đó không phủ nhận ông tiếp tay cho hoạt động nghe lén, nhưng viết trong hồi ký rằng “tôi chỉ làm theo những gì mà tôi cho là hợp pháp”. Ông cũng tố cáo “sự vô đạo đức của những người cố tình phá hoại chính sách quốc gia và đe dọa tính mạng người Mỹ”.

Chánh văn phòng tổng thống Nixon H.R. Haldeman cho biết chương trình nghe lén bắt đầu với sự phẫn nộ của ông Kissinger về việc giới truyền thông phơi bày chiến dịch ném bom bí mật của Mỹ ở Campuchia năm 1970.

Nixon được bầu để chấm dứt cuộc chiến không được người dân Mỹ ủng hộ ở Việt Nam. Song Kissinger lại bày tỏ thái độ ủng hộ và tìm cách kéo dài cuộc chiến trong vô vọng, thuyết phục Nixon rằng Mỹ sẽ mất uy tín trên trường quốc tế nếu rút quân.

Do đó, bất chấp tiến trình đàm phán ở Paris, Mỹ tiếp tục nỗ lực chiến tranh bằng kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” và thậm chí mở rộng sang Campuchia trong nhiệm kỳ đầu của ông Nixon. Chiến dịch ném bom rải thảm bằng B-52 của Mỹ ở Hà Nội vào tháng 12/1972 đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới.

Chính quyền Nixon chỉ chấp nhận thực tế sau thất bại thảm hại trên bầu trời Hà Nội. Sau những màn “đấu trí” căng thẳng với Cố vấn Lê Đức Thọ của Việt Nam, Kissinger và chính quyền Nixon chấp nhận ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.

Giải Nobel Hòa bình năm 1973 được Ủy ban Nobel trao cho ông Lê Đức Thọ và Kissinger, trở thành một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất lịch sử Nobel Hòa bình kể từ khi ra đời năm 1895. Ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng vì cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và “người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam”.

Dù vậy, Kissinger với quyền lực tuyệt đối trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ đó đã để lại một số dấu ấn nổi bật trong nỗ lực giảm căng thẳng giữa các siêu cường thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Kissinger là người thúc đẩy hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân SALT I năm 1972 với Liên Xô, được đàm phán khi hai siêu cường hạt nhân leo thang căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và đối đầu nhau trong nhiều cuộc xung đột trên toàn cầu.

Một thành tựu khác của ông Kissinger là nỗ lực “ngoại giao con thoi” sau cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973. Cuộc xung đột nổ ra hai tuần sau khi ông Kissinger nhậm chức ngoại trưởng Mỹ, trong khi vẫn giữ chức cố vấn Nhà Trắng.

Trong hầu hết các chính quyền Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống thường đóng vai trò điều phối hơn là nhà hoạch định chính sách. Họ sẽ làm việc với tất cả cơ quan về vấn đề quốc tế để đưa ra phân tích và lời khuyên tốt nhất cho tổng thống, trong đó gồm cả phương án hành động. Song đây không phải phong cách của Kissinger.

Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (trái) gặp ông Vương Nghị, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, vào ngày 19/7 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger (trái) gặp ông Vương Nghị, quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, vào ngày 19/7 tại Bắc Kinh. Ảnh: AFP

Trong quan hệ với Trung Quốc, ông là người tiên phong mở các kênh đàm phán bí mật giữa Washington và Bắc Kinh vào đầu những năm 1970, dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước và chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972.

Chính sách của Kissinger với Liên Xô và Trung Quốc được coi là đã góp phần tái định hình hướng đi của Chiến tranh Lạnh, giúp giảm căng thẳng giữa các cường quốc.

Khi Nixon rời nhiệm sở năm 1974, ông Kissinger được người kế nhiệm Greald Ford giữ lại làm ngoại trưởng Mỹ. Tới năm 1977, ông rời nhiệm sở. Đại học Columbia ban đầu mời ông tới làm việc, nhưng sau đó phải rút lại đề nghị vì vấp phản đối từ sinh viên, những người cho rằng Kissinger đã theo đuổi nhiều cuộc chiến trên thế giới.

Kissinger cũng gây tranh cãi khi thúc đẩy việc mở rộng NATO về phía đông, điều đã tạo ra căng thẳng ngày càng tăng với Nga. Sau khi được mời làm cố vấn cho chính phủ Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001, ông ủng hộ mở chiến dịch quân sự tấn công Iraq năm 2003, điều được coi là một những sai lầm chiến lược lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Sau chiến dịch tấn công của Mỹ, Kissinger tham vấn cho tổng thống George W. Bush và phó tổng thống Dick Cheney về chính sách ở Iraq. Ông khi đó nói rằng “chiến thắng cuộc nổi dậy là chiến lược rút lui duy nhất”.

Là người có tầm ảnh hưởng ở Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ sau khi rời nhiệm sở, ông từng chia sẻ với tổng thống Donald Trump về các vấn đề đối ngoại, trong đó có đề nghị Mỹ chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, khi ở tuổi 100, ông thay đổi quan điểm về Ukraine. Sau khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine vào tháng 2/2022, Kissinger cho rằng đất nước của Tổng thống Volodymyr Zelensky nên gia nhập NATO sau khi giành được hòa bình.

Ông Kissinger xem mình là trung tâm quyền lực trong những sự kiện của thế kỷ trước. Dù vấp làn sóng chỉ trích và phẫn nộ của dư luận, ông vẫn không hối hận về nỗ lực theo đuổi các lợi ích của Mỹ.

“Một đất nước đòi hỏi sự hoàn hảo về mặt đạo đức trong chính sách đối ngoại sẽ không có được sự hoàn hảo về mặt an ninh”, ông Kissinger từng tuyên bố.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ lời chia buồn sau khi Kissinger qua đời, đánh giá rằng ông là “chính khách khôn ngoan và có tầm nhìn xa trông rộng”.

“Tên tuổi của Henry Kissinger gắn chặt với chính sách đối ngoại thực dụng, từng giúp giảm căng thẳng quốc tế và đạt được các thỏa thuận quan trọng nhất giữa Liên Xô và Mỹ, góp phần tăng cường an ninh toàn cầu. Tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ông nhiều lần và chắc chắn sẽ giữ lại những kỷ niệm đẹp nhất”, Tổng thống Nga cho hay.

]]>
Xem ngay : Tin nóng quốc tế 21/09/23 https://baovietduc.de/2023/09/xem-ngay-tin-nong-quoc-te-21-09-23/ Thu, 21 Sep 2023 04:27:40 +0000 https://baovietduc.de/?p=79152 Ba Lan ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine

Thủ tướng Ba Lan tuyên bố ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine để tập trung xây dựng nền quốc phòng, giữa lúc hai nước căng thẳng về nông sản.

“Chúng tôi không còn chuyển bất cứ vũ khí nào cho Ukraine, vì đang tập trung trang bị những khí tài hiện đại hơn cho chính Ba Lan. Chúng tôi hành động dựa trên nguyên tắc ‘nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh'”, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói trên truyền hình hôm 20/9.

Ông Morawiecki đưa ra phát biểu khi được hỏi liệu Warsaw có duy trì ủng hộ Kiev giữa lúc hai nước căng thẳng vì nông sản hay không.

Bộ Ngoại giao Ba Lan trước đó triệu Đại sứ Ukraine Vasyl Zvarych để phản đối phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người nói rằng “các sân khấu chính trị” xung quanh hoạt động nhập khẩu nông sản chỉ làm lợi cho Nga.

Xe tăng T-72 Ba Lan viện trợ cho Ukraine tham chiến tại Donetsk hồi năm 2022. Ảnh: Twitter/UAWeapons

Xe tăng T-72 Ba Lan viện trợ cho Ukraine tham chiến tại Donetsk hồi năm 2022. Ảnh: Twitter/UAWeapons

Ba Lan là một trong những đồng minh ủng hộ nhiệt thành nhất của Ukraine từ khi chiến sự bùng phát đầu năm 2022. Warsaw đã cung cấp hơn 3,2 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev, cung cấp nhiều tiêm kích MiG-29, xe tăng và thiết giáp, khí tài hạng nặng cùng đạn dược. Ba Lan cũng tiếp nhận khoảng một triệu người tị nạn Ukraine, bảo vệ Kiev trên các diễn đàn quốc tế, biến lãnh thổ của mình thành nơi tập kết vũ khí phương Tây trước khi chuyển cho Ukraine.

Tuy nhiên, hai nước đã bất đồng sâu sắc vì lệnh cấm nhập khẩu nông sản Ukraine và thái độ của Ukraine nên Ba Lan đã tuyên bố ” Chúng tôi không còn chuyển bất cứ vũ khí nào cho Ukraine !”

Ukraine nói thám báo tấn công căn cứ không quân Nga ở Moskva

Tình báo Ukraine tuyên bố nhóm thám báo “không rõ danh tính” đặt thuốc nổ làm hư hại ba máy bay tại căn cứ không quân Chkalovsky ở tỉnh Moskva.

“Nhóm chưa rõ danh tính đặt chất nổ tại căn cứ không quân được bảo vệ nghiêm ngặt, làm hư hỏng máy bay An-184 và Il-20 thuộc Trung đoàn Đặc nhiệm 354, cũng như một trực thăng Mi-28N từng tham gia bắn hạ máy bay không người lái (UAV) tại tỉnh Moskva”, Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) tuyên bố hôm 20/9.

Theo GUR, vụ tập kích xảy ra ở căn cứ không quân Chkalovsky, nằm cách thủ đô Moskva khoảng 30 km về phía đông bắc. Cơ quan này nhận định thiệt hại về máy bay “sẽ không cho phép Nga tin tưởng vào năng lực phục hồi nhanh chóng của họ”. Tuy nhiên, GUR chưa đưa ra bằng chứng cụ thể nào để xác nhận thông tin.

Giới chức Nga chưa bình luận về tuyên bố này.

Vận tải cơ Il-76MD tại căn cứ không quân Chkalovsky tháng 3/2020. Ảnh: BQP Nga

Vận tải cơ Il-76MD tại căn cứ không quân Chkalovsky tháng 3/2020. Ảnh: BQP Nga

Ukraine hiếm khi nhận trách nhiệm về các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ. Một số quan chức quân sự và tình báo Ukraine gần đây ám chỉ họ thực hiện các vụ tập kích nhằm vào mục tiêu trong lãnh thổ Nga, bất chấp phương Tây nhiều lần bày tỏ không khuyến khích hoạt động này.

UAV Nga tập kích gây cháy nhà máy lọc dầu lớn nhất Ukraine

Ukraine tuyên bố chặn 17 trong 24 UAV tự sát Nga tập kích trong đêm, số còn lại gây cháy tại nhà máy lọc dầu Kremenchuk ở tỉnh Poltava.

Bộ tư lệnh không quân Ukraine hôm nay thông báo quân đội Nga triển khai 24 máy bay không người lái (UAV) tự sát kiểu Shahed-136/131 để tấn công nước này từ hướng bắc và đông nam sau nửa đêm.

“Các đơn vị phòng không đã bắn hạ 17 mục tiêu trên bầu trời tỉnh Sumy, Poltava, Kirovograd và Dnipro. Không may là những trận giao tranh ở nhà máy lọc dầu tại tỉnh Poltava đã khiến cơ sở này phải ngừng hoạt động. Lực lượng ứng phó khẩn cấp đang nỗ lực khắc phục hậu quả”, Bộ tư lệnh không quân Ukraine cho hay.

Một nhà máy trúng tên lửa Nga ở tỉnh Poltava hồi cuối tháng 8. Ảnh: Reuters

Một nhà máy trúng tên lửa Nga ở tỉnh Poltava, Ukraine, hồi cuối tháng 8. Ảnh: Reuters

Dmytro Lunin, tỉnh trưởng tỉnh Poltava ở miền trung Ukraine, xác nhận cuộc tấn công đã gây cháy tại nhà máy lọc dầu Kremenchuk và cơ sở này đang phải đình chỉ hoạt động. “Lực lượng phòng không đã làm tốt công việc đối phó UAV đối phương”, ông nói và thêm rằng chưa có thông tin về thương vong.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Ukraine từ chối nhận lô xe tăng Leopard 1 của Đức

Ukraine không nhận lô xe tăng Leopard 1 mà Đức mới chuyển giao, cho rằng chúng bị hỏng và Kiev không thể tự sửa chữa.

Tờ Der Spiegel của Đức hôm 19/9 cho biết Ukraine từ chối nhận 10 chiếc xe tăng Leopard 1 của Đức trong buổi lễ bàn giao ở thành phố Rzeszów, Ba Lan, khi phát hiện những chiếc xe này bị hư hỏng và Kiev không có đủ kỹ sư, linh kiện thay thế để tự sửa chữa.

Đây là lô Leopard 1 thứ hai mà Đức chuyển giao cho Ukraine từ đầu chiến sự. Berlin hồi đầu năm cam kết phối hợp với Hà Lan và Đan Mạch để cung cấp cho Kiev hơn 100 chiếc Leopard 1 đã được tân trang. Một số chiếc trong lô đầu tiên mà Đức bàn giao cho Ukraine hồi tháng 7 cũng gặp vấn đề về kỹ thuật tương tự lô thứ hai.

Binh sĩ Ukraine trong buổi huấn luyện xe tăng Leopard 1 tại Đức hôm 3/5. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine trong buổi huấn luyện xe tăng Leopard 1 tại Đức hôm 3/5. Ảnh: Reuters

Xe tăng Leopard 1 do hãng Porsche phát triển vào những năm 1960, với hơn 4.700 chiếc đã xuất xưởng. Leopard 1 nặng 42,2 tấn, được trang bị pháo với rãnh khương tuyến L7A3 105 mm, hai súng MG-3 hoặc FN MAG, có thể đạt tốc độ tối đa 65 km/h với tầm hoạt động 450-600 km.

Tiêm kích bom Su-34 rơi tại Nga

Chiếc Su-34 ngày 20/9 gặp sự cố khi thực hiện chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch và không mang theo đạn dược. “Tổ lái hai người bật ghế phóng thoát ra ngoài và được đưa về căn cứ nơi họ đóng quân. Họ không đối mặt nguy cơ sức khỏe nào”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo.

Chiếc Su-34 nói trên rơi ở vị trí xa khu dân cư, không gây thiệt hại trên mặt đất. Thông tin sơ bộ cho thấy nguyên nhân của vụ tai nạn là trục trặc kỹ thuật.

Tài khoản Telegram Fighter Bomber của một phi công tiêm kích Nga cho biết một trong hai càng đáp chính của chiếc Su-34 bị hỏng. “Sau nỗ lực khắc phục sự cố bất thành, tổ lái đưa máy bay tới vị trí phù hợp và bật ghế phóng”, phi công này cho biết.

“Không thể hạ cánh tiêm kích bom Su-34 với một càng đáp chính, chúng ta phải bật ghế phóng thoát ra. Đó là những gì mà tổ lái đã làm. Mọi người đều an toàn, mọi thứ đều ổn”, phi công Nga viết.

Tiêm kích bom Su-34 Nga cất cánh trong nhiệm vụ tấn công vị trí Ukraine tháng 4/2022. Ảnh: BQP Nga

Tiêm kích bom Su-34 Nga cất cánh trong nhiệm vụ tấn công vị trí Ukraine tháng 4/2022. Ảnh: BQP Nga

Tiêm kích Su-34 được phát triển từ thời Liên Xô, không quân Nga biên chế vào năm 2014. Su-34 chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ném bom và phóng tên lửa dẫn đường vào vị trí của đối phương, song có mang theo tên lửa không đối không để đối phó máy bay địch.

]]>
Số người chết trong vụ cháy rừng Hawaii có thể tăng lên 200 https://baovietduc.de/2023/08/so-nguoi-chet-trong-vu-chay-rung-hawaii-co-the-tang-len-200/ Tue, 15 Aug 2023 06:55:19 +0000 http://baovietduc.de/?p=79046 Thống đốc Hawaii cho biết số người chết trong vụ cháy rừng ở đảo Maui, Hawaii, đã tăng lên 99 và có thể gấp đôi trong 10 ngày tới.

“Lực lượng cứu hộ mới chỉ tìm kiếm ở khu vực nhỏ gần bờ biển Lahaina và 10-20 thi thể được phát hiện mỗi ngày. Số nạn nhân tử vong đã được xác nhận là 99 người. Con số này sẽ tăng lên rất nhiều, có thể gấp đôi trong 10 ngày tới. Chúng tôi đã chuẩn bị cho khả năng bi thảm này”, Thống đốc Hawaii Josh Green hôm 14/8 cho hay.

Ba đám cháy bùng lên và càn quét thị trấn du lịch nổi tiếng Lahaina cùng một số khu vực khác trên đảo Maui từ ngày 8/8, san bằng thị trấn và thiêu rụi gần như mọi thứ trên đường di chuyển. Thảm thực vật khô dày kết hợp gió mạnh khiến đám cháy lan nhanh đến mức nhiều người trong thị trấn không kịp sơ tán.

Chó nghiệp vụ đang được triển khai ở những đống đổ nát để tìm kiếm nạn nhân. Số người mất tích giảm xuống còn khoảng 1.300, trong khi việc chậm khôi phục mạng điện thoại di động gây khó khăn cho những cư dân đã rời thị trấn liên lạc trở lại.

Những ngôi nhà bị thiêu rụi ở Lahaina, phía tây đảo Maui, Hawaii hôm 12/8, sau thảm họa cháy rừng. Ảnh: AFP

Những ngôi nhà bị thiêu rụi ở Lahaina, phía tây đảo Maui, Hawaii hôm 12/8, sau thảm họa cháy rừng. Ảnh: AFP

Thị trấn Lahaina, thủ đô của vương quốc Hawaii đầu thế kỷ 19, là nơi sinh sống của khoảng 12.000 cư dân, và cũng là điểm du lịch nhộn nhịp với nhiều cửa hàng, nhà hàng.

“Bây giờ chẳng còn gì ngoài sự tàn phá hoàn toàn”, Thống đốc Green, người đã nhiều lần thị sát những con đường chỉ còn đống đổ nát và tro bụi, cho hay.

Cường độ đám cháy và quy mô sự hủy diệt khiến việc xác định các thi thể càng khó khăn. Nhiều thi thể đã bắt đầu phân hủy khi được lực lượng tìm kiếm phát hiện. Cảnh sát đang khuyến khích những người có thân nhân mất tích cung cấp mẫu ADN để đẩy nhanh quá trình nhận dạng.

“Đây là vụ cháy rừng có sức tàn phá không thể ngờ và tình hình rất khó khăn”, Jeremy Greenberg, quan chức Cơ quan Ứng phó Khẩn cấp Liên bang (FEMA), nói trong cuộc họp báo hôm 14/8.

Theo FEMA, chi phí để xây dựng lại Lahaina ước tính khoảng 5,5 tỷ USD, khi hơn 2.200 công trình bị hư hại hoặc phá hủy và khu vực rộng hơn 850 ha bị đốt cháy.

Khung cảnh hoang tàn ở thị trấn Lahaina sau cháy rừng nhìn từ trên cao hôm 12/8. Video: AFP

Nhiều người đang đặt ra câu hỏi về sự chuẩn bị và phản ứng của chính quyền đối với thảm họa. Quan chức lực lượng cứu hỏa Tonya Hoover cho biết một số vòi chữa cháy đã cạn kiệt trong giai đoạn đầu vụ cháy rừng do “các hoạt động và sử dụng nước cường độ cao” của lính cứu hỏa.

Một vụ kiện đã được đệ trình chống lại Hawaiian Electric, công ty điện lực lớn nhất bang, với cáo buộc “duy trì các đường dây điện hoạt động một cách vô lý trong điều kiện nguy cơ hỏa hoạn cao”. Hawaiian Electric từ chối đưa ra bình luận.

Vị trí cháy rừng ở thị trấn Lahaina. Đồ họa: Globe & Mail

Vị trí cháy rừng ở thị trấn Lahaina. Đồ họa: Globe & Mail

]]>
Cháy trạm xăng Nga, ít nhất 25 người chết https://baovietduc.de/2023/08/chay-tram-xang-nga-it-nhat-25-nguoi-chet/ Tue, 15 Aug 2023 06:52:08 +0000 http://baovietduc.de/?p=79043 Vụ cháy tại trạm xăng ở Dagestan, miền nam Nga, khiến ít nhất 25 người chết và hàng chục người bị thương.

Giới chức Nga cho biết ngọn lửa bùng lên từ một cửa hàng sửa chữa ôtô ở Makhachkala, Cộng hoà Dagestan thuộc Nga, tối 14/8 và dẫn tới vụ nổ gây cháy lan sang trạm xăng gần đó.

Tỉnh trưởng Dagestan Sergey Melikov xác nhận ít nhất 25 người đã thiệt mạng và 60 người bị thương trong sự việc. Cơ quan khẩn cấp địa phương cho biết ngọn lửa bao phủ khu vực rộng khoảng 500 m2.

Lực lượng cứu hộ dập lửa tại hiện trường vụ nổ tại trạm xăng ở Makhachkala hôm 14/8. Ảnh: Reuters

Lực lượng cứu hỏa dập lửa tại hiện trường vụ cháy tại trạm xăng ở Makhachkala hôm 14/8. Ảnh: Reuters

“Sau tiếng nổ, mọi thứ đổ sụp xuống đầu chúng tôi, chúng tôi không thể nhìn thấy gì”, một nhân chứng kể lại.

Khoảng 260 lính cứu hỏa đã được điều động tới hiện trường vụ cháy. Họ mất 3,5 giờ để dập lửa.

Thứ trưởng Y tế Nga Viktor Fisenko cùng các quan chức cấp cao Dagestan đã tới hiện trường. Tỉnh trưởng Melikov cho biết gia đình các nạn nhân sẽ nhận được mọi hỗ trợ cần thiết.

Văn phòng công tố địa phương đang điều tra sự việc.

Thành phố Makhachkala, Dagestan, Nga. Đồ họa: Google Maps

Thành phố Makhachkala, Dagestan, Nga. Đồ họa: Google Maps

]]>