Bình luận (TS Trong nước) – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:07:47 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Nga đang thắng lớn ở Ukraine https://baovietduc.de/2024/04/nga-dang-thang-lon-o-ukraine/ Fri, 26 Apr 2024 21:07:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79783 Toàn cảnh quốc tế trưa 26/4: Nga hạ lính đánh thuê, đánh bật 5 lữ đoàn ở Donbass

Bộ Quốc phòng Nga cho biết: Lực lượng không quân chiến thuật, tên lửa và pháo binh nước này đã tấn công binh sĩ và thiết bị của Ukraine cũng như các nhóm lính đánh thuê tại 122 khu vực. Nhóm chiến đấu phía tây cũng đã gây thiệt hại về hỏa lực cho quân đội và thiết bị của 5 lữ đoàn Ukraine tại các vùng Lugansk, Kharkov và Donetsk.

Trong khi tuyến phòng thủ Kiev ở Avdiivka đang sụp đổ theo dây chuyền do lực lượng sứt mẻ và thiếu vũ khí, cụm lực lượng Trung tâm Nga đã quét sạch tàn quân Ukraine ở Ocheretino, đồng thời giành quyền kiểm soát Novobakhmutovka, tiếp tục tấn công Novokalinovo, Semyonovka và tiếp cận Keramik.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu mới đây tuyên bố, quân đội Nga đang kiểm soát chắc chắn tình hình chiến trường Ukraine và đang đều đặn đẩy lui quân đối phương.

Phát biểu trong cuộc họp tư lệnh cấp cao Nga hôm 22/4, ông Shogiu tuyên bố Nga đã giành được từ tay Ukraine các ngôi làng Pervomayskoe và Novomikhailovka, phía Tây và Tây Nam thành phố Donetsk cũng như khu định cư Bogdanovka cách không xa Bakhmut (Artemovsk).

Bộ trưởng Shoigu cho biết, vùng kiểm soát của Nga đang được mở rộng ở Berdychi và Georgievka, phía Bắc và Tây Donetsk.

Vị tướng Nga khẳng định tiềm lực chiến đấu của nước này cho phép họ tấn công liên tục và ngăn ngừa đối phương giữ được phòng tuyến.

Tướng Shoigu nhắc lai cuộc phản công của Ukraine vào năm 2023 và nói rằng dù được NATO giúp đỡ về vũ khí và lối đánh, cuộc phản công đó vẫn thất bại.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Nga cho biết, nước này sắp tới sẽ đẩy mạnh hơn nữa sản xuất quân sự trong lúc “gia tăng cường độ tấn công các trung tâm hậu cần cất trữ vũ khí của phương Tây”.

]]>
Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Góc nhìn hôm nay https://baovietduc.de/2024/04/nhin-lai-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-goc-nhin-hom-nay/ Fri, 26 Apr 2024 21:00:39 +0000 https://baovietduc.de/?p=79787

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh.

Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang Thượng Lào và Liên khu 4 gồm 6 tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó Pháp đã kéo dài cuộc chiến tại Đông Dương 8 năm, tính tới 1953, bị dư luận quốc tế, người dân trong nước phản đối. Nội bộ chia rẽ, đấu tranh gay gắt trong Quốc hội và nội các thay đổi. Kéo dài cuộc chiến đồng nghĩa khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị và buộc Pháp càng phải dựa vào Mỹ.

Tướng Henri Navarre. Ảnh: AP

Nhằm xoay chuyển tình thế, ngày 7/5/1953, Chính phủ Pháp cử tướng Henri Navarre, người từng chiến đấu trong Thế chiến I, Thế chiến II, làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Sau một tháng khảo sát, Navarre cho ra đời kế hoạch tác chiến mang tên mình.

Navarre đặt mục tiêu thu đông 1953 và xuân 1954, lực lượng viễn chinh giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ nếu bị tấn công; bình định miền Nam và chỉ phát động chiến dịch quy mô lớn để xóa vùng tự do Trung Trung Bộ. Navarre cũng cố gắng chuyển giao các vùng an toàn cho Quân đội quốc gia Việt Nam thân Pháp và xây dựng đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.

Từ thu đông 1954, quân Pháp chuyển ra Bắc, tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự. “Navarre kỳ vọng giành thắng lợi quyết định về quân sự làm cơ sở cho một giải pháp rút lui trong danh dự cho nước Pháp”, thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự, viết trong bài phân tích tại tọa đàm tổ chức vào tháng 3/2024.

Đoán biết ý định đối phương, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực dự kiến hoạt động trên ba hướng chính gồm: Tây Bắc; Thượng Lào và Trung – Hạ Lào, Tây Nguyên. Hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Người nêu rõ nguyên tắc tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp tương đối yếu, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.

Trên chiến trường miền Bắc, Việt Minh tiêu diệt lượng lớn quân Pháp ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Ở hướng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bộ đội đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 và Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325 hành quân sang Trung Lào.

Từ không có trong kế hoạch thành tâm điểm chiến dịch

Trước chuyển động của chiến trường Tây Bắc, tháng 11/1953, tướng Navarre lệnh cho 6 tiểu đoàn quân Âu Phi tinh nhuệ xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) – mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 12/1953, Navarre điều quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, nâng tổng số lên 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo. Tất cả được chuyển thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO).

Ban đầu Điện Biên Phủ không có trong kế hoạch thu đông 1953-1954, nhưng sau đó trở thành địa điểm thứ hai ở Tây Bắc, cùng với Lai Châu, có quân Pháp chiếm giữ. Mục tiêu của Navarre là giữ vững Lai Châu, tạo thế tiến công chiếm lại Tây Bắc, ngăn chặn quân Việt Minh tiến sang Thượng Lào và thủ đô Luang Prabang. Đây chính là cách bảo vệ Lào, đồng minh của Pháp và là thành viên Liên hiệp Pháp.

Đại tá De Castries (trái), tướng Henri Navarre (giữa) và tướng René Cogny kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Điện Biên Phủ là thung lũng dài chừng 18 km, rộng 6-8 km, cách Hà Nội hơn 300 km, cách Luang Prabang 190 km. Xung quanh là núi non, rừng rậm, điểm xuyết những ruộng bậc thang. Trên thung lũng có những chỏm núi cao từ 500 đến 1.200 m, ở giữa là dòng Nậm Rốn chảy qua cánh đồng Mường Thanh của người Thái. Ở đó có sân bay dã chiến bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời Đông Dương năm 1945.

“Bất kỳ ai có ý định chiếm Lào đều phải kiểm soát được thung lũng Điện Biên Phủ. Khu vực này dẫn trực tiếp đến Lào, cung cấp căn cứ xuất phát và lui quân lý tưởng cho các đơn vị khi tác chiến”, tác giả người Pháp Ivan Cadeau viết trong cuốn Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975.

Chuyển từ phòng ngự sang giao chiến với quân Việt Minh ở miền Bắc, Navarre nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong khu vực dài hơn 10 km, rộng 5 km, quân Pháp tổ chức hệ thống liên hoàn 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm có hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hỏa lực có thể chiến đấu độc lập. Cứ điểm gần nhau hợp thành trung tâm đề kháng, đặt theo tên phụ nữ Pháp, và chia thành 3 phân khu.

Phân khu trung tâm nằm ở giữa Mường Thanh, gồm 5 trung tâm đề kháng: Dominique (đồi E) phòng ngự ở hướng đông bắc; Eliane (đồi C1) phòng ngự hướng đông và đông nam; Claudine – trung tâm đề kháng nam sân bay Mường Thanh – phòng ngự hướng tây nam; Huguette – trung tâm đề kháng tây sân bay – trực tiếp bảo vệ sân bay; Béatrice – trung tâm đề kháng Him Lam – phòng ngự đột xuất ở đông bắc. Phân khu này quan trọng nhất bởi tiếp nhận tất cả trung tâm chỉ huy, bộ phận hỗ trợ, trong đó có quân y.

Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng Gabriel (đồi Độc lập) và Anne-Marie (Bản Kéo). Hai nơi này cùng với trung tâm đề kháng Him Lam tạo thành trận địa phòng ngự tiền duyên án ngữ phía Bắc, ngăn chặn sự tiến công của Việt Minh từ hướng Bắc và Đông Bắc.

Phân khu Nam chỉ có một cứ điểm Isabelle (Hồng Cúm) nằm cách trung tâm chỉ huy của GONO khoảng 6 km, có nhiệm vụ ngăn chặn Việt Minh tiến công từ phía Nam lên.

Tướng Navarre và thiếu tướng René Cogny, Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở miền Bắc, thống nhất trao vị trí chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho đại tá Christian de Castries, Chỉ huy pháo binh là trung tá Charles Piroth.

Ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đồ họa: Hoàng Khánh

Ngày 30/1/1954, Ủy ban đặc biệt của Văn phòng Tổng thống Mỹ nhóm họp, thông qua quyết định tăng cường thêm nhân, vật lực cho Điện Biên Phủ. Ngoài 285 tỷ Franc Pháp cung cấp vào năm 1953, riêng kế hoạch của tướng Navarre được Mỹ viện trợ thêm 385 triệu USD.

Đội quân tham chiến ở Điện Biên Phủ gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 mm (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 mm (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 mm (4 khẩu), một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng (10 chiếc), một đại đội xe vận tải (khoảng 200 xe), một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Tổng số quân lúc đầu hơn 11.800, sau được bổ sung lên 16.200, chủ yếu là lính dù và Âu – Phi.

Các phương tiện trang bị cho quân viễn chinh ở Điện Biên Phủ đều thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ. Như pháo binh cỡ nòng 155 mm là loại lớn nhất của lực lượng pháo binh tại Đông Dương, có thể bắn đầu đạn 43 kg ở tầm xa tối đa 15 km. Tập đoàn được trang bị không quân riêng với máy bay Morane 500 cỡ nhỏ làm nhiệm vụ thám thính, tiêm kích F8F Bearcat, máy bay ném bom B26.

Sau chuyến thăm Điện Biên Phủ, phóng viên Robert Guillain viết trên tờ LeMonde của Pháp tháng 2/1954: “Đó là loại bẫy khổng lồ và phức tạp, đầy rẫy cao điểm, chi chít công sự, được gài mìn, đào hào, chia ô, cày nát trên hàng kilomet vuông và có lượng người ở đông hơn tổ kiến… Không gì có thể mọc lên trên bề mặt, ngoại trừ tiêu bản kim loại: dây thép gai”.

Về phía Việt Nam, Bộ Chính trị họp, đánh giá Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng bị cô lập, mọi tiếp tế phải dựa vào hàng không. Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bộ Tư lệnh chiến dịch được thành lập, do đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, ông Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị. Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực mở 5 đòn tiến công trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào.

“Những quả đấm buộc địch phân tán khối chủ lực cơ động chiến lược ra khắp các hướng chiến trường”, tướng Nhiên giải thích.

Việt Minh đã huy động các đại đoàn 308, 312, 316, 304, trung đoàn 57. Về pháo, Đại đoàn Công pháo 351 có hai tiểu đoàn pháo 105 mm với 24 khẩu; Trung đoàn Sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75 mm với 15 khẩu; Trung đoàn Pháo phòng không 367 có 24 khẩu 37 mm và 2 đại đội súng máy phòng không với 24 khẩu, cỡ nòng 12,7 mm.

Tổng số quân chủ lực của Việt Minh khoảng 40.000, nếu tính cả tuyến hai là 55.000. Lực lượng phục vụ chiến dịch gồm 628 ôtô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu, thuyền, lừa, ngựa.

Đánh giá về tương quan lực lượng, thiếu tướng Lưu Quang Vụ, Phó cục trưởng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, nhìn nhận quân Pháp chiếm ưu thế tuyệt đối về phương tiện chiến đấu, đặc biệt là xe tăng và máy bay. Bộ đội Việt Nam có ưu thế về bộ binh. Lực lượng pháo binh hai bên tương đương.

Bộ Chính trị tổ chức họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Pháp tự tin “bắt tướng Giáp bại trận”

Quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự hiện đại và tận dụng lợi thế địa hình, Bộ Chỉ huy Pháp coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài không thể công phá”, “con nhím khổng lồ” giữa núi rừng Tây Bắc. Pháp tự tin chặn mọi sự tiếp tế của bên ngoài cho Việt Minh, cuối cùng đánh bại quân chủ lực, làm bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh ở Điện Biên Phủ.

Tướng Navarre dự đoán Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công, không thể đưa pháo vào trận địa do đường sá xa xôi, thiếu phương tiện cơ giới. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm kéo dài hàng tháng.

“Họ sẽ không thể duy trì được sức chiến đấu. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch, lúc đó không đánh cũng thua”, tướng Navarre viết trong hồi ký.

Charles Piroth, Chỉ huy pháo binh trong trận Điện Biên Phủ, bày tỏ tự tin về số trọng pháo: “Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa pháo đến tận đây. Nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay… và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi”.

Ngày 2/1/1954, trả lời phỏng vấn hãng tin AP của Mỹ, tướng René Cogny, Chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc, cũng khẳng định: “Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần. Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải bại trận”.

Sơn Hà

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ Kỷ yếu hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ – Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại” ngày 20/3/2024; Kỷ yếu tọa đàm “Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ – Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay” ngày 25/3/2024; Sách Đường tới Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Sách Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget và sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975 của Ivan Cadeau.

]]>
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải từ chức https://baovietduc.de/2024/04/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-phai-tu-chuc/ Fri, 26 Apr 2024 20:51:46 +0000 https://baovietduc.de/?p=79784 Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam  phải từ chức đó là điều ông Vương Đình Huệ không muốn nhưng không thể khác

Sau cuộc họp bất thường ngày 26/04/2024 Trung Ương đồng ý thôi chức vụ chủ tịch Quốc Hội Việt Nam của ông Vương Đình Huệ. Quyết định được đưa ra 4 ngày sau khi trợ lý chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ông Phạm Thái Hà bị bắt và bị điều tra về tội lợi dụng chức vụ để trục lợi.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023.
Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. AFP – STR

Theo thông cáo của Văn Phòng Trung Ương Đảng Cộng Sản, được truyền thông trong nước loan tải, Ban Chấp Hành Trung Ương đánh giá ông Vương Đình Huệ, 67 tuổi, « đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ». Những vi phạm và khuyết điểm nói trên « đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân »

Trước cuộc họp của Ban Chấp Hành Trung Ương, ông Huệ đã có đơn xin « thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác ».

Hôm 22/04/2024 ông Phạm Thái Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội kiêm trợ lý chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, đã bị bắt trong khuôn khổ mở rộng điều tra vụ tham nhũng tại tập đoàn Thuận An.

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc Hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Theo một thăm dò do các phòng thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện, hơn 650 doanh nhân được hỏi cho biết ổn định chính trị là một lá chủ bài « hấp dẫn » thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Hà Huy, biên tập 

]]>
Kiều  bào cần biết : 105 thành phố, thị xã trên cả nước sẽ không được phân lô, bán nền https://baovietduc.de/2024/04/kieu-bao-can-biet-105-thanh-pho-thi-xa-tren-ca-nuoc-se-khong-duoc-phan-lo-ban-nen/ Wed, 17 Apr 2024 19:23:06 +0000 https://baovietduc.de/?p=79742 Quy định về việc phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.
Một dự án phân lô bán nền tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)
Một dự án phân lô bán nền tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Kể từ 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành và một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt do sẽ có tác động nhất định đến thị trường là quy định về việc phân lô, bán nền.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào 1/1/2025, các chuyên gia cho rằng sẽ có sự ảnh hưởng từ Bắc tới Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại dẫn chứng, hiện nay, khoản 2 Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị…

Bởi vậy cũng có nhiều ý kiến lo ngại sẽ có làn sóng “chạy” để phân lô bán nền trước khi Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực.

Ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Cần Thơ (CaREA) nhận xét, việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III đem tác động rất lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Thời gian sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt ở phân khúc đất nền.

phan lo tai Dak Nong.jpg
Mở đường, phân lô tại khu vực ven đường tránh trung tâm thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)

Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài từ 3-5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô, điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân.

Vì vậy, với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn, ông Thủy phân tích.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III và 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

bat dong san tphcm.jpg
Siết phân lô bán nền sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngoài 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị siết phân lô bán nền còn có 22 đô thị loại I; trong đó, có 3 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

Bên cạnh đó là 36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang-Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

Ngoài ra còn có 45 đô thị loại III bao gồm 29 thành phố: Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

Cùng đó, 16 thị xã gồm Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.

Nhận định về tác động của chính sách, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam cho rằng số lượng phân lô bán nền ở các đô thị loại II và III đã rầm rộ trong những năm gần đây.

Việc siết phân lô theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng toàn thị trường từ Bắc tới Nam nhưng có 90% nhà đầu tư chịu tác động là ở khu vực thành phố loại II,III.

Việc điều chỉnh giá là chuyện đương nhiên nhưng đất nền sẽ không còn rơi vào những đợt “sốt” như trước đây nữa, ông Tuấn dự báo./.

Huy Thắng, biên  tập

]]>
Đức: Hằng100.000 người biểu tình chống cánh hữu ở Düsseldorf https://baovietduc.de/2024/01/duc-100-000-nguoi-bieu-tinh-chong-canh-huu-o-dusseldorf/ Sat, 27 Jan 2024 19:54:35 +0000 https://baovietduc.de/?p=79695 Theo Báo chí Đức: Các cuộc biểu tình tiếp tục ở Bắc Rhine-Westphalia – chống lại cánh hữu và chống lại Đảng AfD. Tại thủ phủ bang Düsseldorf, có tới 100.000 người vào thứ Bảy. Và ở Aachen, ngay cả Thủ tướng Schleswig-Holstein cũng có mặt trong cuộc biểu tình.

ở North Rhine-Westphalia vào thứ Bảy tại Düsseldorf. Vào lúc cao điểm, có tới 65.000 người đã tham gia cuộc tuần hành biểu tình qua thành phố. 

]]>
Chiến thắng của Nga tại Ukraine báo cho Trung Quốc biết ” Tất cả sẽ chiến thắng” https://baovietduc.de/2024/01/chien-thang-cua-nga-tai-ukraine-bao-cho-trung-quoc-biet-tat-ca-se-chien-thang/ Sat, 27 Jan 2024 19:40:42 +0000 https://baovietduc.de/?p=79692 Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói chiến thắng của Nga trong cuộc chiến Ukraine sẽ ‘báo hiệu cho Trung Quốc biết ” Tất cả sẽ chiến thắng’

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một chiến thắng của Nga ở Ukraine có thể khuyến khích Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nói.

Trong một bài bình luận gần đây cho Politico, ông Shapps kêu gọi phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

“Chúng ta phải duy trì đà đó. Và để làm được điều đó, chúng ta cần thêm sự hỗ trợ về ngoại giao, kinh tế và quân sự”, ông Shapps viết.

Tôi nghĩ giới lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng rút ra bài học từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga”, Giám đốc CIA William Burns nói với NBC vào tháng 7/2022.

“Chúng tôi có ấn tượng rằng câu hỏi không phải là liệu giới lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định kiểm soát Đài Loan bằng vũ lực trong một vài năm tới hay không, mà là làm thế nào và khi nào họ sẽ làm điều đó”, ông Burns nói thêm.

]]>
Tổng thống Đức và phu nhân dạo phố Hà Nội, đánh trống Sấm trong Văn Miếu https://baovietduc.de/2024/01/tong-thong-duc-va-phu-nhan-dao-pho-ha-noi-danh-trong-sam-trong-van-mieu/ Wed, 24 Jan 2024 20:02:15 +0000 https://baovietduc.de/?p=79684 Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đến một ngõ nhỏ ở Hà Nội để thưởng thức cà phê, sau đó sang Viện Goethe.

Chiều 23/1, ngay sau khi đến Việt Nam, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và đoàn đã nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử trường đại học đầu tiên của Việt Nam; chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ, dừng chân tại Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sĩ, Điện Đại Thành…

Ông quan tâm đến những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của Di sản tư liệu thế giới- 82 tấm bia Tiến sĩ – và đánh giá cao truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam.

Tại đây, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã đánh một hồi trống Sấm trong quần thể Văn Miếu.

Sau đó, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã cùng dạo phố, đi sâu vào một con ngõ nhỏ của phố Văn Miếu – đặc trưng của Hà Nội để thưởng thức cà phê Việt Nam. Tổng thống vừa đi vừa nghe phiên dịch viên nói về sự hình thành của phố cổ và văn hóa người Hà Nội. Thi thoảng những khung cảnh, hoạt động của người dân tạo sự lạ lẫm khiến ông phải ngước nhìn.

Tổng thống Đức cũng tới thăm Viện Goethe – một tổ chức văn hóa phi lợi nhuận của Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Viện Goethe hỗ trợ việc phổ cập tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng với đó là thúc đẩy sự hợp tác về giao lưu văn hóa quốc tế.

Tại Việt Nam, hai phân viện của Viện Goethe được đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Tổng thống Đức đã gặp gỡ và trò chuyện với các nhóm sinh viên và học viên nhiều ngành nghề chuẩn bị sang Đức học tập, làm việc.

1hai 6905.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
1hai 6935.jpg
1phh 6798.jpg
1phh 6864.jpg
1phh 6891.jpg
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
1phh 6909.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân nghe giới thiệu về một ban thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và phu nhân đánh trống Sấm trong Văn Miếu.

dao pho cf 7033.jpg
Tổng thống và phu nhân đi bộ từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến một quán cà phê nhỏ gần đó.
dao pho cf 6952.jpg
Tổng thống Đức và phu nhân lạ lẫm trước khung cảnh người dân chăn nuôi gà ngay trong ngõ.
vien goethe 7132.jpg
Tại Viện Goethe, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với hai nữ điều dưỡng (áo trắng) đang học tiếng Đức để sang Đức học điều dưỡng hệ 3 năm.
vien goethe 7192.jpg
 Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với sinh viên trường Lilama 2.
]]>
Việt Nam bắn đại bác chào mừng Tổng thống Đức và Phu nhân https://baovietduc.de/2024/01/viet-nam-ban-dai-bac-chao-mung-tong-thong-duc-va-phu-nhan/ Wed, 24 Jan 2024 19:45:21 +0000 https://baovietduc.de/?p=79681 Chiều 23/1, lễ đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân Elke Büdenbender được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Khi đoàn xe lễ tân đưa Tổng thống, phu nhân và đoàn tiến vào Phủ Chủ tịch, trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm nhiệt liệt chào đón Tổng thống Đức và phu nhân.

Hai em học sinh gửi tới Tổng thống và phu nhân bó hoa tươi thắm. Chủ tịch nước mời Tổng thống bước trên thảm đỏ, tới bục danh dự.

vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193958.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chào đón Tổng thống Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: TTXVN
1hai 7049.jpg
1hai 7094.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.
vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193965.jpg
Nghi thức bắn 21 phát đại bác. Ảnh: TTXVN
1hai 7064.jpg
Nghi thức bắn đại bác được truyền trực tiếp từ Hoàng thành Thăng Long về Phủ Chủ tịch.

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Trên nền quốc ca hai nước, 21 loạt đại bác rền vang được bắn từ Hoàng thành Thăng Long trong nghi thức chào đón cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước của nguyên thủ Đức đến Việt Nam.

Kết thúc lễ đón chính thức, hai nhà lãnh đạo trở lại bục danh dự, cùng chứng kiến phần diễu binh chào mừng của Đội Danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Tổng thống Đức tiến hành hội đàm.

1hai 7160.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân và Tổng thống Đức cùng phu nhân
1hai 7301.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trước khi vào hội đàm.
1hai 7342.jpg
Những năm gần đây, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức tiếp tục đi vào chiều sâu thực chất trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2011.
1hai 7368.jpg
 Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU), và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt hơn 11 tỷ USD.
1phh 7204.jpg
Toàn cảnh hội đàm.

Tổng thống Steinmeier cũng sẽ hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có một số hoạt động khác trong chuyến thăm.

Sau khi kết thúc các hoạt động ở Hà Nội, Tổng thống sẽ thăm và khảo sát một số dự án của Đức tại TP.HCM và khu vực lân cận.

]]>
Tổng thống Đức: ‘Lần thứ 3 thăm Việt Nam, đất nước tôi rất tôn trọng, coi trọng’ https://baovietduc.de/2024/01/tong-thong-duc-lan-thu-3-tham-viet-nam-dat-nuoc-toi-rat-ton-trong-coi-trong/ Wed, 24 Jan 2024 19:37:23 +0000 https://baovietduc.de/?p=79678

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier chia sẻ đây là lần thứ 3 thăm Việt Nam – một đối tác thân thiết, một đất nước mà ông rất tôn trọng, coi trọng.

Chiều 23/1, sau lễ đón trọng thể với nghi thức bắn 21 loạt đại bác, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Tại hội đàm, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh, trong gần 50 năm qua, sự gắn kết chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được củng cố phát triển. Ông khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là trong thương mại – đầu tư, chuyển đổi năng lượng, lao động và dạy nghề, hợp tác phát triển…

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Đức.

1hai 7238.jpg
Hai nguyên thủ trao đổi phương hướng, biện pháp lớn nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức, cũng như chia sẻ vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.  

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về những phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam – Đức gần 5 thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Tin cậy chính trị giữa hai nước ngày càng được củng cố. Trong nhiều năm, Đức luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu và Việt Nam hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á.

Kim ngạch hai nước năm 2023 đạt xấp xỉ 12 tỷ USD, tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Đức là nhà đầu tư lớn thứ tư trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược Việt Nam – Đức giai đoạn 2023 – 2025.

1phh 7204.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại hội đàm

Hợp tác giáo dục – đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là Đại học Việt Đức – dự án biểu tượng của quan hệ hai nước, đang vận hành hiệu quả. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ để Đại học Việt Đức phát triển thành công, thu hút nhiều sinh viên Việt Nam.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị Đức tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam, ủng hộ Đại học Việt Đức mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Về kinh tế, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau.

Tổng thống Đức khẳng định Việt Nam là đối tác kinh tế tin cậy, mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Việt Nam, nhất là về đầu tư. Chủ tịch nước đề nghị Đức sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam.

1phh 7224.jpg
Chủ tịch nước và Tổng thống Đức chứng kiến ký Thỏa thuận hợp tác về lao động di cư giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức.

Chủ tịch nước cảm ơn sự hỗ trợ của Đức đối với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển trong hơn 3 thập kỷ qua, đề nghị Đức tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, môi trường và đào tạo nghề.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier khẳng định, Đức sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, chuyên gia, tài chính trong triển khai khuôn khổ JETP nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm khí phát thải về 0 đến năm 2050 mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị COP26.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, khoa học – công nghệ, tư pháp, nông nghiệp; đẩy mạnh giao lưu văn hóa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong muốn Đức tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Đức sinh sống ổn định. Tổng thống Đức khẳng định, cộng đồng 200.000 người Việt Nam tại Đức hội nhập thành công, đóng góp tích cực cho xã hội sở tại.

Trên bình diện quốc tế, hai nước nhất trí phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn khu vực và đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN – Đức, ASEAN – EU, Liên Hợp Quốc.

1hai 7447.jpg
Hai nhà lãnh đạo gặp gỡ báo chí sau hội đàm

Tại cuộc gặp gỡ báo chí sau đó, Tổng thống Đức chia sẻ đây là lần thứ 3 ông thăm Việt Nam, “quay trở lại đất nước này không chỉ là quay trở lại với một đối tác thân thiết, còn là quay trở lại với đất nước mà tôi rất tôn trọng, coi trọng”.

Tổng thống cho biết, có một số dự án hợp tác giữa hai nước mà khi mới khởi xướng không ai nghĩ sẽ thành công đến thế, như: Đại học Việt Đức, ngôi nhà Đức. Với ngôi nhà Đức, khi sang đây lần thứ 2 (năm 2015) mới khởi công nên chuyến thăm TP.HCM ngày mai, Tổng thống Đức bày tỏ hào hứng muốn xem thành quả, sự phát triển của ngôi nhà Đức, về trường Đại học Việt Đức qua 15 năm phát triển đã đào tạo 3.000 sinh viên.

Tổng thống cho biết đi cùng ông trong chuyến thăm Việt Nam là phái đoàn các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sang tìm hiểu, thúc đẩy đầu tư.

1hai 7539.jpg
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier phát biểu với báo giới.

Trong giao lưu nhân dân, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cho biết, 200.000 người Việt đang sinh sống tại Đức đang trở thành cầu nối vun đắp quan hệ hai nước; ngoài ra nhiều người Việt trẻ đang có nhu cầu du học, làm việc tại Đức.

Về phần mình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, sau gần một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao (1975 -2024) và hơn một thập kỷ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2011 -2024), hai nước đã cùng nhau thúc đẩy hợp tác nhiều mặt trên mọi lĩnh vực, đạt nhiều thành tựu…

Hiện nay, Đức là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu; Việt Nam là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và Đối tác toàn cầu của Đức về hợp tác phát triển.

1hai 7516.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu.

Theo Chủ tịch nước, chuyến thăm của Tổng thống Đức là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần gia tăng tin cậy chính trị và tình hữu nghị, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược, mở ra nhiều triển vọng hợp tác vì mục tiêu phát triển bền vững và cùng ứng phó hiệu quả thách thức toàn cầu.

]]>
Lò tiếp tục nóng: Khởi tố, bắt tạm giam Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải https://baovietduc.de/2023/12/lo-tiep-tuc-nong-khoi-to-bat-tam-giam-thu-truong-bo-cong-thuong-do-thang-hai/ Thu, 21 Dec 2023 18:51:57 +0000 https://baovietduc.de/?p=79525 Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Nhận hối lộ,” liên quan vụ án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.
thu-truong-cong-thuong-do-thang-hai-5294.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (Ảnh: Công an cung cấp)

Ngày 21/12, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã thi hành Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải về tội “Nhận hối lộ,” quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ Luật Hình sự.

Đây là diễn biến mới trong quá trình điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với: Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil và Nguyễn Thị Như Phương, Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (Điều 219 Bộ Luật Hình sự).

Cơ quan An ninh Điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Lê Đức Thọ về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” (Điều 358 Bộ Luật Hình sự);

Ban Chấp hành Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ, nguyên  bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Trước đó, ngày 19/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Duy Minh, nguyên Cục trưởng Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (nay là Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM) để điều tra về tội Nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Ông Lê Duy Minh, sinh năm 1972, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tháng 11/2022, ông Lê Duy Minh được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh.

Ông Lê Duy Minh là cán bộ trưởng thành tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, được bổ nhiệm giữ chức cục trưởng Cục Thuế từ tháng 1/2020.

le duy minh.jpg
Từ năm 2020 đến tháng 7/2022 là giai đoạn ông Lê Duy Minh vẫn đang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.

Các Quyết định khởi tố các bị can và  lệnh bắt các bị can để tạm giam và lệnh khám xét nêu trên đã được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành./.

]]>