Văn hóa & Nghệ Thuật (Trong nước) – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:00:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Góc nhìn hôm nay https://baovietduc.de/2024/04/nhin-lai-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-goc-nhin-hom-nay/ Fri, 26 Apr 2024 21:00:39 +0000 https://baovietduc.de/?p=79787

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh.

Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang Thượng Lào và Liên khu 4 gồm 6 tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó Pháp đã kéo dài cuộc chiến tại Đông Dương 8 năm, tính tới 1953, bị dư luận quốc tế, người dân trong nước phản đối. Nội bộ chia rẽ, đấu tranh gay gắt trong Quốc hội và nội các thay đổi. Kéo dài cuộc chiến đồng nghĩa khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị và buộc Pháp càng phải dựa vào Mỹ.

Tướng Henri Navarre. Ảnh: AP

Nhằm xoay chuyển tình thế, ngày 7/5/1953, Chính phủ Pháp cử tướng Henri Navarre, người từng chiến đấu trong Thế chiến I, Thế chiến II, làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Sau một tháng khảo sát, Navarre cho ra đời kế hoạch tác chiến mang tên mình.

Navarre đặt mục tiêu thu đông 1953 và xuân 1954, lực lượng viễn chinh giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ nếu bị tấn công; bình định miền Nam và chỉ phát động chiến dịch quy mô lớn để xóa vùng tự do Trung Trung Bộ. Navarre cũng cố gắng chuyển giao các vùng an toàn cho Quân đội quốc gia Việt Nam thân Pháp và xây dựng đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.

Từ thu đông 1954, quân Pháp chuyển ra Bắc, tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự. “Navarre kỳ vọng giành thắng lợi quyết định về quân sự làm cơ sở cho một giải pháp rút lui trong danh dự cho nước Pháp”, thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự, viết trong bài phân tích tại tọa đàm tổ chức vào tháng 3/2024.

Đoán biết ý định đối phương, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực dự kiến hoạt động trên ba hướng chính gồm: Tây Bắc; Thượng Lào và Trung – Hạ Lào, Tây Nguyên. Hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Người nêu rõ nguyên tắc tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp tương đối yếu, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.

Trên chiến trường miền Bắc, Việt Minh tiêu diệt lượng lớn quân Pháp ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Ở hướng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bộ đội đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 và Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325 hành quân sang Trung Lào.

Từ không có trong kế hoạch thành tâm điểm chiến dịch

Trước chuyển động của chiến trường Tây Bắc, tháng 11/1953, tướng Navarre lệnh cho 6 tiểu đoàn quân Âu Phi tinh nhuệ xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) – mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 12/1953, Navarre điều quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, nâng tổng số lên 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo. Tất cả được chuyển thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO).

Ban đầu Điện Biên Phủ không có trong kế hoạch thu đông 1953-1954, nhưng sau đó trở thành địa điểm thứ hai ở Tây Bắc, cùng với Lai Châu, có quân Pháp chiếm giữ. Mục tiêu của Navarre là giữ vững Lai Châu, tạo thế tiến công chiếm lại Tây Bắc, ngăn chặn quân Việt Minh tiến sang Thượng Lào và thủ đô Luang Prabang. Đây chính là cách bảo vệ Lào, đồng minh của Pháp và là thành viên Liên hiệp Pháp.

Đại tá De Castries (trái), tướng Henri Navarre (giữa) và tướng René Cogny kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Điện Biên Phủ là thung lũng dài chừng 18 km, rộng 6-8 km, cách Hà Nội hơn 300 km, cách Luang Prabang 190 km. Xung quanh là núi non, rừng rậm, điểm xuyết những ruộng bậc thang. Trên thung lũng có những chỏm núi cao từ 500 đến 1.200 m, ở giữa là dòng Nậm Rốn chảy qua cánh đồng Mường Thanh của người Thái. Ở đó có sân bay dã chiến bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời Đông Dương năm 1945.

“Bất kỳ ai có ý định chiếm Lào đều phải kiểm soát được thung lũng Điện Biên Phủ. Khu vực này dẫn trực tiếp đến Lào, cung cấp căn cứ xuất phát và lui quân lý tưởng cho các đơn vị khi tác chiến”, tác giả người Pháp Ivan Cadeau viết trong cuốn Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975.

Chuyển từ phòng ngự sang giao chiến với quân Việt Minh ở miền Bắc, Navarre nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong khu vực dài hơn 10 km, rộng 5 km, quân Pháp tổ chức hệ thống liên hoàn 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm có hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hỏa lực có thể chiến đấu độc lập. Cứ điểm gần nhau hợp thành trung tâm đề kháng, đặt theo tên phụ nữ Pháp, và chia thành 3 phân khu.

Phân khu trung tâm nằm ở giữa Mường Thanh, gồm 5 trung tâm đề kháng: Dominique (đồi E) phòng ngự ở hướng đông bắc; Eliane (đồi C1) phòng ngự hướng đông và đông nam; Claudine – trung tâm đề kháng nam sân bay Mường Thanh – phòng ngự hướng tây nam; Huguette – trung tâm đề kháng tây sân bay – trực tiếp bảo vệ sân bay; Béatrice – trung tâm đề kháng Him Lam – phòng ngự đột xuất ở đông bắc. Phân khu này quan trọng nhất bởi tiếp nhận tất cả trung tâm chỉ huy, bộ phận hỗ trợ, trong đó có quân y.

Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng Gabriel (đồi Độc lập) và Anne-Marie (Bản Kéo). Hai nơi này cùng với trung tâm đề kháng Him Lam tạo thành trận địa phòng ngự tiền duyên án ngữ phía Bắc, ngăn chặn sự tiến công của Việt Minh từ hướng Bắc và Đông Bắc.

Phân khu Nam chỉ có một cứ điểm Isabelle (Hồng Cúm) nằm cách trung tâm chỉ huy của GONO khoảng 6 km, có nhiệm vụ ngăn chặn Việt Minh tiến công từ phía Nam lên.

Tướng Navarre và thiếu tướng René Cogny, Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở miền Bắc, thống nhất trao vị trí chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho đại tá Christian de Castries, Chỉ huy pháo binh là trung tá Charles Piroth.

Ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đồ họa: Hoàng Khánh

Ngày 30/1/1954, Ủy ban đặc biệt của Văn phòng Tổng thống Mỹ nhóm họp, thông qua quyết định tăng cường thêm nhân, vật lực cho Điện Biên Phủ. Ngoài 285 tỷ Franc Pháp cung cấp vào năm 1953, riêng kế hoạch của tướng Navarre được Mỹ viện trợ thêm 385 triệu USD.

Đội quân tham chiến ở Điện Biên Phủ gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 mm (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 mm (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 mm (4 khẩu), một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng (10 chiếc), một đại đội xe vận tải (khoảng 200 xe), một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Tổng số quân lúc đầu hơn 11.800, sau được bổ sung lên 16.200, chủ yếu là lính dù và Âu – Phi.

Các phương tiện trang bị cho quân viễn chinh ở Điện Biên Phủ đều thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ. Như pháo binh cỡ nòng 155 mm là loại lớn nhất của lực lượng pháo binh tại Đông Dương, có thể bắn đầu đạn 43 kg ở tầm xa tối đa 15 km. Tập đoàn được trang bị không quân riêng với máy bay Morane 500 cỡ nhỏ làm nhiệm vụ thám thính, tiêm kích F8F Bearcat, máy bay ném bom B26.

Sau chuyến thăm Điện Biên Phủ, phóng viên Robert Guillain viết trên tờ LeMonde của Pháp tháng 2/1954: “Đó là loại bẫy khổng lồ và phức tạp, đầy rẫy cao điểm, chi chít công sự, được gài mìn, đào hào, chia ô, cày nát trên hàng kilomet vuông và có lượng người ở đông hơn tổ kiến… Không gì có thể mọc lên trên bề mặt, ngoại trừ tiêu bản kim loại: dây thép gai”.

Về phía Việt Nam, Bộ Chính trị họp, đánh giá Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng bị cô lập, mọi tiếp tế phải dựa vào hàng không. Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bộ Tư lệnh chiến dịch được thành lập, do đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, ông Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị. Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực mở 5 đòn tiến công trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào.

“Những quả đấm buộc địch phân tán khối chủ lực cơ động chiến lược ra khắp các hướng chiến trường”, tướng Nhiên giải thích.

Việt Minh đã huy động các đại đoàn 308, 312, 316, 304, trung đoàn 57. Về pháo, Đại đoàn Công pháo 351 có hai tiểu đoàn pháo 105 mm với 24 khẩu; Trung đoàn Sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75 mm với 15 khẩu; Trung đoàn Pháo phòng không 367 có 24 khẩu 37 mm và 2 đại đội súng máy phòng không với 24 khẩu, cỡ nòng 12,7 mm.

Tổng số quân chủ lực của Việt Minh khoảng 40.000, nếu tính cả tuyến hai là 55.000. Lực lượng phục vụ chiến dịch gồm 628 ôtô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu, thuyền, lừa, ngựa.

Đánh giá về tương quan lực lượng, thiếu tướng Lưu Quang Vụ, Phó cục trưởng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, nhìn nhận quân Pháp chiếm ưu thế tuyệt đối về phương tiện chiến đấu, đặc biệt là xe tăng và máy bay. Bộ đội Việt Nam có ưu thế về bộ binh. Lực lượng pháo binh hai bên tương đương.

Bộ Chính trị tổ chức họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Pháp tự tin “bắt tướng Giáp bại trận”

Quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự hiện đại và tận dụng lợi thế địa hình, Bộ Chỉ huy Pháp coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài không thể công phá”, “con nhím khổng lồ” giữa núi rừng Tây Bắc. Pháp tự tin chặn mọi sự tiếp tế của bên ngoài cho Việt Minh, cuối cùng đánh bại quân chủ lực, làm bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh ở Điện Biên Phủ.

Tướng Navarre dự đoán Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công, không thể đưa pháo vào trận địa do đường sá xa xôi, thiếu phương tiện cơ giới. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm kéo dài hàng tháng.

“Họ sẽ không thể duy trì được sức chiến đấu. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch, lúc đó không đánh cũng thua”, tướng Navarre viết trong hồi ký.

Charles Piroth, Chỉ huy pháo binh trong trận Điện Biên Phủ, bày tỏ tự tin về số trọng pháo: “Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa pháo đến tận đây. Nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay… và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi”.

Ngày 2/1/1954, trả lời phỏng vấn hãng tin AP của Mỹ, tướng René Cogny, Chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc, cũng khẳng định: “Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần. Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải bại trận”.

Sơn Hà

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ Kỷ yếu hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ – Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại” ngày 20/3/2024; Kỷ yếu tọa đàm “Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ – Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay” ngày 25/3/2024; Sách Đường tới Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Sách Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget và sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975 của Ivan Cadeau.

]]>
Tổng thống Đức và phu nhân dạo phố Hà Nội, đánh trống Sấm trong Văn Miếu https://baovietduc.de/2024/01/tong-thong-duc-va-phu-nhan-dao-pho-ha-noi-danh-trong-sam-trong-van-mieu/ Wed, 24 Jan 2024 20:02:15 +0000 https://baovietduc.de/?p=79684 Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tham quan Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đến một ngõ nhỏ ở Hà Nội để thưởng thức cà phê, sau đó sang Viện Goethe.

Chiều 23/1, ngay sau khi đến Việt Nam, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và đoàn đã nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử trường đại học đầu tiên của Việt Nam; chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ, dừng chân tại Khuê Văn Các, vườn bia Tiến sĩ, Điện Đại Thành…

Ông quan tâm đến những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của Di sản tư liệu thế giới- 82 tấm bia Tiến sĩ – và đánh giá cao truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài của dân tộc Việt Nam.

Tại đây, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã đánh một hồi trống Sấm trong quần thể Văn Miếu.

Sau đó, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và phu nhân đã cùng dạo phố, đi sâu vào một con ngõ nhỏ của phố Văn Miếu – đặc trưng của Hà Nội để thưởng thức cà phê Việt Nam. Tổng thống vừa đi vừa nghe phiên dịch viên nói về sự hình thành của phố cổ và văn hóa người Hà Nội. Thi thoảng những khung cảnh, hoạt động của người dân tạo sự lạ lẫm khiến ông phải ngước nhìn.

Tổng thống Đức cũng tới thăm Viện Goethe – một tổ chức văn hóa phi lợi nhuận của Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Viện Goethe hỗ trợ việc phổ cập tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng với đó là thúc đẩy sự hợp tác về giao lưu văn hóa quốc tế.

Tại Việt Nam, hai phân viện của Viện Goethe được đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Tổng thống Đức đã gặp gỡ và trò chuyện với các nhóm sinh viên và học viên nhiều ngành nghề chuẩn bị sang Đức học tập, làm việc.

1hai 6905.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
1hai 6935.jpg
1phh 6798.jpg
1phh 6864.jpg
1phh 6891.jpg
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
1phh 6909.jpg
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân nghe giới thiệu về một ban thờ trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tổng thống Đức và phu nhân đánh trống Sấm trong Văn Miếu.

dao pho cf 7033.jpg
Tổng thống và phu nhân đi bộ từ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến một quán cà phê nhỏ gần đó.
dao pho cf 6952.jpg
Tổng thống Đức và phu nhân lạ lẫm trước khung cảnh người dân chăn nuôi gà ngay trong ngõ.
vien goethe 7132.jpg
Tại Viện Goethe, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với hai nữ điều dưỡng (áo trắng) đang học tiếng Đức để sang Đức học điều dưỡng hệ 3 năm.
vien goethe 7192.jpg
 Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trò chuyện với sinh viên trường Lilama 2.
]]>
Việt Nam bắn đại bác chào mừng Tổng thống Đức và Phu nhân https://baovietduc.de/2024/01/viet-nam-ban-dai-bac-chao-mung-tong-thong-duc-va-phu-nhan/ Wed, 24 Jan 2024 19:45:21 +0000 https://baovietduc.de/?p=79681 Chiều 23/1, lễ đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân Elke Büdenbender được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.

Khi đoàn xe lễ tân đưa Tổng thống, phu nhân và đoàn tiến vào Phủ Chủ tịch, trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân Phan Thị Thanh Tâm nhiệt liệt chào đón Tổng thống Đức và phu nhân.

Hai em học sinh gửi tới Tổng thống và phu nhân bó hoa tươi thắm. Chủ tịch nước mời Tổng thống bước trên thảm đỏ, tới bục danh dự.

vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193958.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chào đón Tổng thống Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: TTXVN
1hai 7049.jpg
1hai 7094.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.
vna potal le don tong thong duc frank walter steinmeier va phu nhan tham cap nha nuoc toi viet nam 7193965.jpg
Nghi thức bắn 21 phát đại bác. Ảnh: TTXVN
1hai 7064.jpg
Nghi thức bắn đại bác được truyền trực tiếp từ Hoàng thành Thăng Long về Phủ Chủ tịch.

Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Trên nền quốc ca hai nước, 21 loạt đại bác rền vang được bắn từ Hoàng thành Thăng Long trong nghi thức chào đón cao nhất dành cho chuyến thăm cấp Nhà nước của nguyên thủ Đức đến Việt Nam.

Kết thúc lễ đón chính thức, hai nhà lãnh đạo trở lại bục danh dự, cùng chứng kiến phần diễu binh chào mừng của Đội Danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Sau lễ đón, Chủ tịch nước và Tổng thống Đức tiến hành hội đàm.

1hai 7160.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân và Tổng thống Đức cùng phu nhân
1hai 7301.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier trước khi vào hội đàm.
1hai 7342.jpg
Những năm gần đây, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức tiếp tục đi vào chiều sâu thực chất trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2011.
1hai 7368.jpg
 Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU), và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt hơn 11 tỷ USD.
1phh 7204.jpg
Toàn cảnh hội đàm.

Tổng thống Steinmeier cũng sẽ hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và có một số hoạt động khác trong chuyến thăm.

Sau khi kết thúc các hoạt động ở Hà Nội, Tổng thống sẽ thăm và khảo sát một số dự án của Đức tại TP.HCM và khu vực lân cận.

]]>
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng sách cho Thủ tướng Hun Manet https://baovietduc.de/2023/12/thu-tuong-pham-minh-chinh-tang-sach-cho-thu-tuong-hun-manet/ Tue, 12 Dec 2023 20:39:13 +0000 https://baovietduc.de/?p=79458 Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Campuchia Hun Manet 6 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xuất bản gần đây.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam (11 – 12.12) của Thủ tướng Campuchia Hun Manet, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Manet đã dành thời gian tới thăm và giao lưu với sinh viên, giảng viên Trường đại học Ngoại thương sáng 12.12. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Hun Manet trên cương vị mới.

Nhân  chuyến  thăm  quan  trọng  và  lịch  sử  này, chiều 12/12, trước khi lãnh đạo chính phủ Campuchia rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Campuchia Hun Manet 6 cuốn sách của  TBT Nguyễn  Phú Trọng.

Đây là những cuốn sách được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết, đề cập đến cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, cũng như đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng, chính sách ngoại giao và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng sách Thủ tướng Campuchia Hun Manet ngày 12/12. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng sách Thủ tướng Campuchia Hun Manet ngày 12/12. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng còn tặng lãnh đạo Campuchia hai cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành.

Đây là sự kiện cuối cùng của Thủ tướng Hun Manet trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị lãnh đạo chính phủ Campuchia ngày 11-12/12.

Tại cuộc hội đàm ngày 11/12, hai Thủ tướng đã trao đổi về phương hướng lớn nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, biên giới, các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai Thủ tướng đề xuất Việt Nam – Campuchia phấn đấu đạt mốc kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới; nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hai nước.

Cùng ngày, Thủ tướng Hun Manet còn có các cuộc hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Thủ tướng Hun Manet trước hội đàm. Ảnh: Ngọc Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Thủ tướng Hun Manet trước hội đàm. Ảnh: Ngọc Thành

Việt Nam – Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967. Hợp tác đầu tư, thương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Thương mại hai chiều tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD vào năm 2022. Kim ngạch hai chiều 9 tháng đầu năm 2023 đạt 6,5 tỷ USD.

Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN và trong top 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia với 205 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 2,95 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, có hơn 640.000 lượt khách Việt Nam thăm Campuchia và khoảng 250.000 lượt khách Campuchia sang Việt Nam.

Hà  Huyy, biên  tập.

]]>
https://baovietduc.de/2023/12/79455/ Tue, 12 Dec 2023 20:23:21 +0000 https://baovietduc.de/?p=79455 Việt – Trung ký 36 văn bản thỏa thuận hợp tác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cùng xem 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được hai bên ký kết.

36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước, thể hiện thành quả phong phú, toàn diện mà hai bên đạt được trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cùng xem các văn kiện hợp tác tại Trụ sở Trung ương Đảng hôm nay. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cùng xem các văn kiện hợp tác tại Trụ sở Trung ương Đảng hôm nay. Ảnh: Ngọc Thành

Trong 36 văn kiện này có 4 văn bản lĩnh vực chính trị – đối ngoại được ký giữa các ban Đảng và Bộ Ngoại giao hai nước, 4 văn bản hợp tác an ninh – quốc phòng về phòng chống tội phạm, hợp tác trên biển và lĩnh vực tư pháp. 24 văn bản về hợp tác trên các lĩnh vực thực chất cấp chính phủ, cấp bộ và cơ quan, cùng 4 văn bản hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Bộ Quốc phòng hai nước ký bản ghi nhớ về Tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, trong khi Bộ Công an hai bên ký hiệp định về phòng, chống tội phạm và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.

>> Danh sách 36 văn bản, thỏa thuận được hai nước ký kết

Hai nước cũng ký hiệp định về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam – Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc. Bộ Giao thông Vận tải ký Bản ghi nhớ với Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác đường sắt, cũng như Bản ghi nhớ với Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc về tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới.

Hai bên cũng ký thỏa thuận thiết lập đường dây nóng thông tin về các sự việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

Trước đó, trong cuộc hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Trung Quốc đối với truyền thống hữu nghị, tầm vóc quan hệ song phương cũng như triển vọng tốt đẹp trong thời gian tới của quan hệ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh chung tại Trụ sở Trung ương Đảng hôm nay. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh chung tại Trụ sở Trung ương Đảng hôm nay. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại cũng như đường lối quốc phòng “4 không”, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược, ủng hộ nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa phát triển lớn mạnh, đóng góp ngày càng quan trọng hơn vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc hội đàm ở Trụ sở Trung ương Đảng chiều 12/12. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc hội đàm ở Trụ sở Trung ương Đảng chiều 12/12. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, kiên định ủng hộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Hai lãnh đạo nhất trí đánh giá kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2008, hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt nhiều tiến triển tích cực, toàn diện, quan hệ hai Đảng, hai nước không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu.

Hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Hai bên nhất trí không ngừng củng cố tin cậy chính trị, tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức đa dạng, linh hoạt, phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng đối với tổng thể quan hệ song phương.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ song phương, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bền vững và sâu sắc hơn. Việt Nam – Trung Quốc tăng cường giáo dục về quan hệ truyền thống quan hệ hai Đảng, hai nước, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, vì lợi ích của hai nước và đóng góp tích cực vào lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm. Ảnh: Ngọc Thành

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm. Ảnh: Ngọc Thành

Về vấn đề trên biển, hai lãnh đạo đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên cùng thực hiện tốt những nhận thức chung cấp cao, tôn trọng các lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, không làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982), thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với UNCLOS 1982.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, điều quan trọng là các nước cùng thực hiện chính sách hòa bình, hợp tác và phát triển, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng sự bình đẳng, lợi ích chính đáng của nhau, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, hợp tác cùng phát triển, phối hợp ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí với ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc hai bên cùng chỉ đạo, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của hai nước tinh thần cao hơn, quyết tâm lớn hơn để thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển vững chắc, ổn định, bền vững lâu dài và hiệu quả hơn nữa trên tầm cao mới của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Huy Thắng, biêp  tập

]]>
ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH XUÂN QUÊ HƯƠNG MỜI BÀ CON VỀ DỰ https://baovietduc.de/2022/12/dai-su-quan-viet-nam-thong-bao-chuong-trinh-xuan-que-huong-moi-ba-con-ve-du/ Tue, 20 Dec 2022 04:08:59 +0000 https://baovietduc.de/?p=78446

Ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức thông báo về chương trình Xuân quê hương Quý Mão như sau : 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với bà con kiều bào tại Hoàng Thành Thăng Long

Kính gửi các tổ chức hội đoàn,

Ban Công tác cộng đồng, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức xin thông tin tới các hội đoàn Chương trình Xuân Quê hương 2023 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao tổ chức.

Đây là hoạt động thường niên với ý nghĩa để kiều bào Việt Nam sinh sống và làm việc, học tập trên thế giới hướng về nguồn cội; đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc, truyền thống của dân tộc.

Thời gian dự kiến vào ngày 14.01.2023 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần)

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, TP Hà Nội

Ban Tổ chức Chương trình thông báo mời bà con kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đức đăng ký tham dự Liên hoan ẩm thực Việt và Chương trình giao lưu nghệ thuật với Chủ đề “Đất nước niềm tin và khát vọng” vào tối ngày 14.01.2023.

 Kiều bào đăng ký tham dự qua đường link: http://tinyurl.com/ubnvxqh2023 và theo Phiếu đăng ký (gửi kèm) về Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức (qua email: ctcd.berlin@gmail.com) trước ngày 26.12.2022 để tổng hợp gửi danh sách về trong nước.

Trân trọng thông báo.

Ban Công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.

https://www.facebook.com/nhabao.huythang/videos/1069443170543020

]]>
Đông đảo bà con phật tử đến chùa Từ Ân (Berlin) dự Đại lễ Phật Đản sau đại dịch https://baovietduc.de/2022/05/dong-dao-ba-con-phat-tu-den-chua-tu-an-berlin-du-dai-le-phat-dan-sau-dai-dich/ Mon, 16 May 2022 06:37:58 +0000 https://baovietduc.de/?p=77700 Ngày 15.05.2022 tại chùa Từ Ân ( Berlin, Đức ) Đại lễ Phật Đản đã được trang nghiêm tổ chức vào lúc 10h30. Đông đảo bà con phật tử ở khu  vực Berlin và vùng lân cận đã về dự. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm đại dịch Chùa tổ chức đại  lễ  với  số  đông  bà  con  Phật  tử  đến  dự.

Thượng Tọa Thích Từ Nhơn và các vị chư Tăng quan lâm phật đài ( ảnh Huy Thắng )

Với sự chủ trì Đại lễ Phật Đản sanh của Thượng Tọa Thích Từ Nhơn cùng các vị chư Tăng và tăng Ni bà con Phật tử đã đồng thanh niệm hương, tụng kinh mừng Khánh đản và niệm từ bi quán cho các nạn nhân tử vong trong đại dịch Covid-19 và tử vong do chiến tranh tại Ukraine.

Sau lời Đạo từ của Thượng tọa Thích Từ Nhơn, chủ trì chùa Từ Ân, các Chư Tăng, Tăng Ni cùng bà con phật tử đã cử hành Lễ tắm Phật. Điều chúng tôi nghi nhận trong Đại lễ Phật Đản Năm nay có nhiều thanh thiếu niên và bạn bè Đức tham dự.

Tiếp theo sau nghi lễ Tắm Phật, các  vị  chư  tăng  cùng  tăng  ni  đã  thực  hành  khất  thực để  ôn  lại  một  thời  gian  khó  các  vi  tu  sĩ  phải  sống  nhờ  bố  thí  của  nhân  dân để tu hành. 

 

 

Bài  và  ảnh  Huy  Thắng  

]]>
Bắt Nghịch Tử Miền Tây Đánh Mẹ Ruột Tử Vong https://baovietduc.de/2022/04/bat-nghich-tu-mien-tay-danh-me-ruot-tu-vong/ Mon, 04 Apr 2022 07:22:35 +0000 http://baovietduc.de/?p=77591 Trong bản tin hôm nay có những tin chính như sau: Nghệ An: Triệt phá đường dây mua bán vận chuyển ma túy qua đường hàng không; Trà Vinh: Tạm giữ đối tượng đánh mẹ ruột tử vong; Đắk Lắk: Bắt 2 đối tượng đánh ghen, cưỡng đoạt tài sản; Miền Trung – Tây Nguyên chủ động ứng phó mưa lớn khu vực ven biển để phòng bão sớm; Cư dân mạng: Học sinh mầm non, tiểu học cần được đến trường; Câu chuyện giao thông: Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn và ma túy trên các tuyến quốc lộ; Góc nhìn chuyên gia

]]>
Xe Máy Chở Vợ Và Con Nhỏ Phóng Bạt Mạng Tông Thẳng Vào Người Đi Bộ https://baovietduc.de/2022/04/xe-may-cho-vo-va-con-nho-phong-bat-mang-tong-thang-vao-nguoi-di-bo/ Mon, 04 Apr 2022 07:21:36 +0000 http://baovietduc.de/?p=77589 Trong bản tin hôm nay có những tin chính như sau: Miền Trung – Tây Nguyên chủ động ứng phó mưa lớn khu vực ven biển để phòng bão sớm; Bắt 4 cán bộ, nhân viên trạm thu phí nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Vụ xe “điên” lao tiệm bánh mì ở Đà Nẵng: Tài xế sử dụng rượu bia; Bình Phước: Xe máy tông người đi bộ, 2 người bị thương nặng; Lệnh truy nã

]]>
Ô Tô “Điên” Lao Thẳng Vào Tiệm Bánh Mì, Ít Nhất 3 Người Bị Thương https://baovietduc.de/2022/04/o-to-dien-lao-thang-vao-tiem-banh-mi-it-nhat-3-nguoi-bi-thuong/ Mon, 04 Apr 2022 07:20:13 +0000 http://baovietduc.de/?p=77587 Trong bản tin hôm nay có những tin chính như sau: Mưa lũ ở miền Trung: 2.600 lồng bè bị thiệt hại; Đà Nẵng: Ô tô mất kiểm soát, 3 người bị thương; Bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine trong tuần này; Hà Nội lấy ý kiến cho tiểu học và lớp 6 đi học trực tiếp; Chạy thêm hàng loạt tàu khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5; Điểm báo

]]>