Bản tin 13/09/20 – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Sun, 13 Sep 2020 05:48:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 13/09/2020: Gần 29 triệu ca nhiễm; Tứ giác kim cương chống TQ; Trump lặp lại kỳ tích https://baovietduc.de/2020/09/bvd-ban-tin-thoi-su-ngay-13-09-2020-gan-29-trieu-ca-nhiem-tu-giac-kim-cuong-chong-tq-trump-lap-lai-ky-tich/ Sun, 13 Sep 2020 05:41:43 +0000 http://baovietduc.de/?p=72070 BVD – Thế giới, tính đến 06h, ngày 13/09/2020 đã ghi nhận 28.924.640 ca nhiễm và 923.921 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 293.361 và 5.249 ca sau 24 giờ, trong khi 20.780.000 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.

VIỆT NAM :

Mười ngày không lây nhiễm nCoV cộng đồng. 

Bộ Y tế sáng 13/9 không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV, đánh dấu ngày thứ 10 không lây nhiễm cộng đồng.

24 giờ qua không ca nhiễm mới, thêm 8 người khỏi. Tổng số ca nhiễm 1.060, tổng số khỏi 910. Số người tử vong do Covid-19 là 35, ba người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.

Đến nay ghi nhận tổng cộng 691 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 là 551. Tám ngày qua Đà Nẵng không lây nhiễm nCoV cộng đồng.

Tại Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 ngoài cộng đồng. TP HCM hơn 40 ngày qua không xuất hiện ca nhiễm. Song, các thành phố này vẫn có nguy cơ xuất hiện ca nhiễm mới. Dịch có nguy cơ bùng phát trở lại do mầm bệnh tồn tại trong cộng đồng và sẽ có các ca nhiễm xâm nhập từ nước ngoài.

Ngành y tế vấn khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế gồm: Đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, khai báo y tế, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

TIN NƯỚC ĐỨC:

Theo NTV,  hôm qua, 12/09, Đức có thêm 1.271 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm của Đức lên 258.956 ca, trong đó có 9.348 ca tử vong. So với ngày thứ 6, giam 0,4% về ca nhiễm. 

Berlin, tăng 38 ca mới, đưa tổng số ca nhiễm ở Thủ đô Đức lên 12.253 ca, trong đó đã có 11.124 ca khỏi bệnh. 

 

Trung Quốc trao trả 5 người Ấn Độ bị bắt

Truyền thông Ấn Độ đưa tin quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 12/9 trao trả 5 người, trước đó được Ấn Độ tuyên bố là mất tích, sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết. Lục quân Ấn Độ tiếp nhận những người này, họ sẽ phải cách ly 14 ngày theo quy định phòng chống Covid-19 trước khi trở về với gia đình.

Tờ Global Times của Trung Quốc cho biết 5 người được trao trả là “tình báo viên của Ấn Độ cải trang thành thợ săn”, vượt biên vào Trung Quốc và bị PLA bắt gần địa khu Sơn Nam, khu tự trị Tây Tạng, song không nêu chi tiết vụ bắt.

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin quốc phòng cho biết buổi bàn giao diễn ra trên lãnh thổ Trung Quốc. Gia đình 5 người đến từ bang Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ, trước đó thông báo rằng họ bị lính PLA “bắt cóc“.

Mỹ lo ngại căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp

Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ “quan ngại sâu sắc” về căng thẳng quân sự giữa Ankara và Athens ở Địa Trung Hải, kêu gọi giải quyết bằng ngoại giao.

“Các quốc gia trong khu vực cần giải quyết những bất đồng về các vấn đề như an ninh, tài nguyên năng lượng và hàng hải bằng con đường ngoại giao và hòa bình. Căng thẳng quân sự gia tăng không mang lại lợi ích cho ai ngoài những người muốn chứng kiến rạn nứt trong sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói tại chuyến thăm Cộng hòa Cyprus tối 12/9.

Tuyên bố của Pompeo đưa đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, hai đồng minh của Mỹ, gia tăng liên quan đến tranh chấp chủ quyền và tài nguyên ở vùng biển phía đông Địa Trung Hải.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại buổi họp báo cùng Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades ở thủ đô Nicosia, Cyprus,hôm 12/9. Ảnh: Reuters.
 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại buổi họp báo cùng Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades ở thủ đô Nicosia, Cyprus,hôm 12/9. Ảnh: Reuters.

Thổ Nhĩ Kỳ đã điều hai tàu khảo sát địa chất tới các địa điểm riêng biệt trong khu vực này, dẫn tới làn sóng phản đối gay gắt của cả Cộng hòa Cyprus và Hy Lạp, khi cho rằng Ankara hoạt động trái phép tại khu vực thềm lục địa hai nước.

Đáp lại, Ankara tuyên bố có chủ quyền hợp pháp tại vùng biển này và tăng cường các cuộc diễn tập quân sự. Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chưa đạt thỏa thuận nào về phân định thềm lục địa, trong khi chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan bác bỏ mọi tuyên bố của Cộng hòa Cyprus, quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Ankara.

Lo ngại từ ý tưởng Trung Quốc cắt dược phẩm xuất sang Mỹ

Ý tưởng hạn chế xuất khẩu dược phẩm để trả đũa Mỹ được cho là sẽ mang lại nhiều hại hơn là lợi đối với Trung Quốc, chuyên gia đánh giá.

Những tuần gần đây, khi Mỹ gia tăng đòn tấn công nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc và nguy cơ hai nước tách rời kinh tế ngày một lớn dần, những cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh đã bắt đầu tranh luận về một lựa chọn trả đũa: Cắt đứt khả năng tiếp cận dược phẩm của Mỹ.

Từ thuốc giảm đau đến thuốc điều trị HIV, Mỹ đều phụ thuộc vào nguồn dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhờ hoạt động gia công quy mô lớn từ những năm 1990.

Một nhà máy sản xuất dược phẩm ở Vũ Hán. Ảnh: Bloomberg.
 

Một nhà máy sản xuất dược phẩm ở Vũ Hán. Ảnh: Bloomberg.

Dù ỳ tưởng vũ khí hóa xuất khẩu dược phẩm và tiền chất không nhận được sự ủng hộ chính thức, các cuộc thảo luận về nó đang gây lo lắng ở cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Tứ giác kim cương Mỹ – Nhật – Ấn – Úc siết chặt tay

Thỏa thuận hậu cần quân sự Ấn – Nhật được ký hôm 10-9 đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới giữa bộ tứ Mỹ – Nhật – Ấn – Úc (Tứ giác kim cương) khi cho phép các máy bay và tàu chiến của bốn nước này có thể sử dụng các căn cứ của nhau.
Tứ giác kim cương Mỹ - Nhật - Ấn - Úc siết chặt tay - Ảnh 1.

Ấn Độ được dự đoán sẽ mời Úc tham gia tập trận hải quân Malabar dự kiến diễn ra cuối năm nay, đánh dấu lần thứ hai QUAD tập trận chung sau lần đầu năm 2007. Trong ảnh: tàu sân bay Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản trong tập trận Malabar năm 2017 – Ảnh: US NAVY

Thực tế thì Tokyo và New Delhi đã có ý định ký thỏa thuận hậu cần quân sự vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đã bị hủy vào phút chót khiến kế hoạch không thành. Việc thỏa thuận được ký vào thời điểm hiện tại có thể được xem như một nỗ lực chuyển thông điệp tới Trung Quốc, vốn đang có vấn đề chủ quyền lãnh thổ với cả Nhật và Ấn Độ.

Bầu cử Mỹ: Dự báo ông Trump  lặp lại kỳ tích 4 năm trước

Theo báo Tribune de Genève (Thụy Sĩ), nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ đã phân tích các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, qua đó nhận thấy người dùng Internet ở Mỹ bày tỏ thái độ quan tâm đến ông Trump cao gấp 5 lần so với ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden

So sánh với năm 2016, nhóm nghiên cứu nhận thấy ông Trump một lần nữa dẫn đầu số lượng tìm kiếm qua các công cụ tìm kiếm ở Mỹ. Họ ghi nhận: “Chiến dịch của ông Biden thực sự không tăng vọt trong suốt mùa hè năm 2020”.

Trong khi đó, điều đáng ngạc nhiên là ông Trump vẫn thu hút chú ý của cộng đồng mạng ngay cả trong thời điểm nhạy cảm nhất khi phong trào ủng hộ người Mỹ da đen Black Lives Matter “quậy tưng”.

Ông Trump được nhắc đến nhiều hơn với bình quân 37 tweet/ngày trong tháng 8-2020, so với 14 tweet/ngày nhắc đến ông Biden.

]]>