Chiến sự Ukraine – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Thu, 25 Jan 2024 07:51:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Tổng hợp chiến sự Ukraine 25/01/24 https://baovietduc.de/2024/01/tong-hop-chien-su-ukraine-25-01-24/ Thu, 25 Jan 2024 07:37:03 +0000 https://baovietduc.de/?p=79687 Ba Lan thể hiện quan điểm ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay: Tại cuộc gặp với Tổng thống Ukraine ở Kiev, Thủ tướng Ba Lan Tusk cho biết hai bên đã đạt được sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề bất đồng hiện nay thông qua đàm phán, bao gồm cả việc vận chuyển ngũ cốc và vận tải đường bộ. Những vấn đề này đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước trong những tháng qua. Các đồng minh của Ukraine gần đây đã tìm cách trấn an nước này bằng cách cam kết bảo vệ lâu dài trong bối cảnh lo ngại rằng sự hỗ trợ của phương Tây có thể bị suy giảm.

Thủ tướng Ba Lan cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine đối với cuộc xung đột hiện nay, đồng thời công bố một gói viện trợ quân sự mới lớn hơn và cam kết đồng hành hỗ trợ sản xuất các khí tài quân sự chung trong giai đoạn tới.

Cuộc chiến UAV chết chóc giữa Nga và Ukraine bên sông Dnipro: Tại khu vực sông Dnipro rộng dài, cuộc chiến UAV diễn ra rất khốc liệt, gây chết chóc cho cả hai phía Nga và Ukraine. Không có nơi nào thực sự an toàn. Thiết bị bay không người lái như tử thần lơ lửng trên bầu trời chờ cơ hội lao xuống.

>>> Cuộc chiến UAV chết chóc giữa Nga và Ukraine bên sông Dnipro

Cách Ukraine khai thác lỗ hổng phòng không của Nga: Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), Ukraine đang khai thác những lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Nga, vốn được thiết kế để đối phó với một kiểu xung đột hoàn toàn khác.

“Nga sử dụng các hệ thống tầm ngắn như Pantsir, chúng có thể không bao phủ tất cả các mục tiêu quan trọng ở Leningrad nếu không đưa các hệ thống bổ sung vào khu vực. Việc Ukraine tiếp tục tấn công sâu vào khu vực hậu phương của Nga có thể làm tăng áp lực lên không quân Nga về mặt tổng thể”, ISW nhận định.

Nga bác bỏ bất kỳ kế hoạch hòa bình nào do Ukraine và phương Tây đề xuất: Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này sẽ bác bỏ bất kỳ kế hoạch hòa bình nào do Ukraine và phương Tây đề xuất. Trong khi đó, Trung Quốc cảnh báo sự hỗn loạn toàn cầu hơn nữa có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

Lo vỡ trận trước binh lực Nga, Ukraine xây thành đắp lũy dọc chiến tuyến: Những bước tiến Nga đạt được trên chiến trường đã buộc Ukraine phải áp dụng thế phòng thủ chặt chẽ hơn. Sau khi không tái chiếm được các khu vực rộng lớn ở phía Nam theo kế hoạch, Tổng thống Zelensky đã yêu cầu quân đội xây dựng các công sự mới dọc theo chiến tuyến dài 1.000km.

>>> Lo vỡ trận trước binh lực Nga, Ukraine xây thành đắp lũy dọc chiến tuyến

Binh sỹ Nga thử nghiệm áo khoác “tàng hình” trên chiến trường: Trong khuôn khổ chiến dịch quân sự đặc biệt, các binh sỹ Nga đã thử nghiệm một phát minh mới của các nhà phát triển nội địa, là áo khoác ngụy trang tiên tiến giúp các binh sỹ “tàng hình” trên chiến trường. Quá trình thử nghiệm loại áo khoác này được cho là sẽ hoàn thành khi kết thúc tháng 1 năm nay. Theo các chuyên gia quân sự, áo khoác ngụy trang mới có rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, trọng lượng của chúng khá nhẹ, chỉ 350 gram, có thể dễ dàng vận chuyển bằng cách bỏ túi. Thứ hai, chất liệu của áo được làm bằng thành phần đặc biệt, giúp che chắn bức xạ nhiệt của con người một cách hiệu quả.

Tổ hợp phòng không Nga bắn trượt mục tiêu, trúng đòn tấn công của UAV Ukraine: Cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine vừa đăng tải đoạn video cho thấy tổ hợp phòng không Tor của Nga bắn trượt mục tiêu, sau đó trúng đòn tấn công từ UAV Warmate. Hệ thống phòng không Tor của Nga bị lữ đoàn trinh sát pháo binh số 15 của Ukraine phát hiện, đơn vị này sau đó tiến hành một cuộc tấn công chính xác bằng máy bay không người lái tự sát (UAV kamikaze) Warmate 3.0 do Ba Lan cung cấp.

Nga bắn nổ kho đạn dược Ukraine, Kiev tập kích dữ dội sở chỉ huy Nga: Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/1 cho biết, máy bay tác chiến, chiến thuật, máy bay không người lái, lực lượng tên lửa và pháo binh của nước này đã phá hủy hai kho đạn dược của lữ đoàn cơ giới số 23 của Ukraine.

>>> Nga bắn nổ kho đạn dược Ukraine, Kiev tập kích dữ dội sở chỉ huy Nga

Ukraine đạt bước tiến lớn trước Nga ở Biển Đen: Các cuộc tấn công thành công của Ukraine nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Nga đã giúp xuất khẩu ngũ cốc của Kiev tăng lên mức cao nhất kể từ khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022. Một bản cập nhật tình báo do Bộ Quốc phòng Anh đăng tải trên X cho rằng, Ukraine đã thiết lập tuyến đường vận chuyển hiệu quả trên Biển Đen, bất chấp cuộc xung đột vẫn đang diễn ra. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Ukraine đã đạt được bước tiến lớn trong việc nhắm vào các mục tiêu ở Bán đảo Crimea.

Tranh cãi quanh vụ ‘máy bay Nga chở tù binh Ukraine bị bắn rơi’

Nga cho hay vận tải cơ Il-76 chở tù binh Ukraine bị bắn rơi tại tỉnh Belgorod, nhưng tuyên bố này vấp phải hoài nghi và tranh cãi trong giới chuyên gia.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/1 thông báo một vận tải cơ Il-76 với kíp lái 6 người, chở 65 tù binh Ukraine cùng ba quân nhân áp giải, bị lực lượng Ukraine bắn hạ bằng tên lửa phòng không phóng từ Liptsy, tỉnh Kharkov. Máy bay rơi tại tỉnh Belgorod, khiến toàn bộ người trên khoang thiệt mạng.

“Ukraine biết rõ rằng các binh sĩ nước này sẽ được đưa bằng vận tải cơ quân sự tới sân bay Belgorod để trao đổi”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. “Theo thỏa thuận trước đó, cuộc trao đổi tù binh sẽ diễn ra tại trạm kiểm soát Kolotilovka ở biên giới Nga – Ukraine”.

Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) xác nhận có một cuộc trao đổi tù binh được lên kế hoạch diễn ra ngày 24/1. Tuy nhiên, GUR tuyên bố không được phía Nga thông báo về việc cần đảm bảo an toàn cho bất cứ chuyến bay quân sự nào trước khi vận tải cơ Il-76 rơi.

“Chúng tôi không có thông tin đáng tin cậy và toàn diện về danh tính và số lượng những người có mặt trên máy bay”, GUR cho biết.

Nhân viên Ủy ban Điều tra Liên bang Nga tại hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: SKR

Nhân viên Ủy ban Điều tra Liên bang Nga tại hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: SKR

Cơ quan phụ trách quản lý tù binh của Ukraine cùng ngày cảnh báo mọi người không phát tán thông tin chưa được xác minh liên quan vụ vận tải cơ Nga bị rơi. “Chúng tôi nhấn mạnh rằng đối phương đang tích cực triển khai chiến dịch lan truyền thông tin chống lại và nhằm gây bất ổn cho xã hội Ukraine”, cơ quan này cho biết.

Hà Huy, tổng hợp 

]]>
Tin nóng thế giới 20/12/23 https://baovietduc.de/2023/12/tin-nong-the-gioi-20-12-23/ Wed, 20 Dec 2023 06:14:57 +0000 https://baovietduc.de/?p=79520 Chiến sự Ukraine ngày 663: Ukraine giảm quy mô chiến dịch vì thiếu viện trợ nước ngoài.

Nga nói Ukraine mất hơn 383.000 lính từ đầu xung đột

“Kể từ khi chiến dịch đặc biệt bắt đầu, tổn thất của AFU là hơn 383.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương, 14.000 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và thiết giáp chở quân, 553 máy bay, 259 trực thăng, 8.500 lựu pháo và pháo phản lực bị tiêu diệt”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga thống kê.

Theo tướng Shoigu, tổn thất của Ukraine trong đợt phản công là 159.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương, 121 máy bay, 23 trực thăng, 766 xe tăng, trong đó có 37 chiếc Leopard, 2.348 thiết giáp các loại, trong đó có 50 chiếc M2 Bradley. “Đây rõ ràng là lý do tại sao xe tăng Abrams của Mỹ chưa xuất hiện trên chiến trường dù được chuyển giao cách đây vài tháng”, ông Shoigu nói.

Xe tăng Leopard 2A6 và thiết giáp bị lính Ukraine bỏ lại sau trận đánh gần Malaya Tokmachka ngày 8/6. Ảnh: BQP Nga

Xe tăng Leopard 2A6 và thiết giáp bị lính Ukraine bỏ lại sau trận đánh gần Malaya Tokmachka ngày 8/6. Ảnh: BQP Nga

Theo thông báo Nhà Trắng đưa ra ngày 18.12, Mỹ đang chuẩn bị gửi gói viện trợ quân sự cuối cùng cho Ukraine trước khi ngân sách của Washington cạn kiệt.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby kêu gọi quốc hội hành động ngay lập tức để hỗ trợ thêm cho Kyiv.

 

Mỹ "cạn tiền" cho Ukraine, EU siết trừng phạt Nga - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo tự hành Archer do Thụy Điển sản xuất, ảnh Reuters. 

Tình trạng thiếu đạn pháo tiền tuyến

Các đơn vị tiền tuyến Ukraine đang đối mặt tình trạng thiếu đạn dược và phải giảm bớt một số chiến dịch quân sự do thiếu viện trợ nước ngoài.

Đó là thông tin từ chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi sau khi đảng Cộng hòa ở Mỹ không phê chuẩn gói viện trợ hơn 60 tỉ USD cho Ukraine, và Hungary chặn khoản viện trợ 50 tỉ euro của Liên minh châu Âu cho Kyiv.

 Liên minh Châu Âu (EU) thông qua gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga

Cùng ngày, Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 12 đối với Nga. Lệnh lần này cấm nhập khẩu kim cương có nguồn gốc từ Nga cũng như áp đặt các hạn chế xuất nhập khẩu bổ sung đối với Moscow. Sắc lệnh mới sẽ được thực hiện với sự phối hợp của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7). Nhà sản xuất kim cương Nga Alrosa không bình luận về việc này.

Dân quân thân Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

Nhóm vũ trang Quân đoàn Tự do Nga ủng hộ Ukraine tuyên bố xâm nhập vài km qua biên giới, tấn công trung đội Nga ở tỉnh Belgorod.

“Các đội xung kích của chúng tôi hôm nay đã xâm nhập tỉnh Belgorod ở miền tây Nga, phá hủy tiền đồn của một trung đội đối phương ở gần làng Terebreno và trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao”, lực lượng Quân đoàn Tự do Nga (FRL), nhóm dân quân thân Ukraine, thông báo trên Telegram hôm 17/12.

Nhóm này cũng cho biết đã gài mìn ở một số địa điểm trước khi rút quân. “Chúng tôi đã để lại câu đố thú vị cho công binh Nga”, tài khoản của FRL viết.

Lithuania ký thỏa thuận lịch sử với Đức

Cũng trong hôm 18.12, tại Vilnius, thủ đô Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và người đồng cấp chủ nhà Arvydas Anusauskas đã ký vào thỏa thuận triển khai lữ đoàn Đức ở Lithuania.

Bộ trưởng Pistorius cho biết đa số các đơn vị sẽ đến Lithuania trong giai đoạn 2025-2026. Quân nhân Đức và gia đình của họ sẽ được hưởng những điều kiện ưu đãi, như có trường học tiếng Đức, nơi ăn chốn ở và được cấp vé máy bay đi lại.

Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO ở Lithuania với quân số khoảng 1.000 binh sĩ. Lực lượng này sẽ được tích hợp vào lữ đoàn sau đó.

Lithuania với khoảng 2,7 triệu dân từng thuộc Liên Xô nhưng hiện là thành viên Liên minh châu Âu (EU) lẫn NATO. Nước này chỉ có lực lượng bộ binh vào khoảng 8.000 người.

 

Động đất tại Trung Quốc, hơn 100 người thiệt mạng

Trung tâm Mạng lưới Địa chất Trung Quốc cho biết trận động đất mạnh 6,2 độ xảy ra tại huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc vào 23h59 ngày 18/12 (22h59 giờ Hà Nội). Tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra tại khu vực cách thủ phủ Lan Châu của tỉnh Cam Túc khoảng 100 km về phía tây nam, kéo theo một số dư chấn nhỏ hơn.

Ít nhất 116 người thiệt mạng và 200 người bị thương. Theo Xinhua, trận động đất gây ra thiệt hại đáng kể, làm nhiều ngôi nhà nứt hoặc đổ sập khiến dân địa phương phải chạy ra đường để đảm bảo an toàn. Nguồn cung điện và nước bị gián đoạn ở một số ngôi làng trong khu vực.

Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân tới bệnh viện sau trận động đất ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 18/12. Ảnh: Xinhua

Nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân tới bệnh viện sau trận động đất ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 18/12. Ảnh: Xinhua

Giới chức Trung Quốc điều động hàng chục phương tiện, hàng nghìn nhân viên cứu hộ cùng các đơn vị công an, vũ cảnh, cứu hỏa, y tế và các lực lượng khác tới khu vực xảy ra động đất.

Ông Putin: Nga sẵn sàng đàm phán về tương lai Ukraine

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, Mỹ và châu Âu về tương lai của Kiev, dựa trên lợi ích quốc gia của Moskva.

“Nếu những người quyết liệt với Nga ở Ukraine, Mỹ và châu Âu có nhu cầu đàm phán, chúng tôi sẽ làm như vậy. Nhưng Moskva sẽ đàm phán dựa trên lợi ích quốc gia, chúng tôi không từ bỏ những gì thuộc về mình và không có ý định gây chiến với châu Âu”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp với giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng ngày 19/12.

Cuộc họp có mặt các quan chức cấp cao quân đội Nga, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, lãnh đạo cơ quan an ninh Nga (FSB) Alexander Bornikov.

Kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng phát năm 2022, ông Putin từng nhiều lần đề cập tới thảo luận về phương án hòa bình, nhưng các quan chức phương Tây cho rằng lãnh đạo Nga đang chờ kết quả bầu cử Mỹ 2024, trước khi tiến hành các nỗ lực đàm phán thực sự.

Mỹ và Ukraine chưa bình luận về phát biểu của Tổng thống Nga.

Tổng thống Nga Putin và các quan chức quốc phòng cấp cao sau cuộc họp ở Moskva ngày 19/12. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Putin và các quan chức quốc phòng cấp cao sau cuộc họp ở Moskva ngày 19/12. Ảnh: AFP

Nga sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia hồi năm ngoái và tuyên bố sẽ không từ bỏ các vùng lãnh thổ này. Trong khi đó, Ukraine khẳng định sẽ chiến đấu đến khi giành lại toàn bộ khu vực Nga đang kiểm soát, kể cả bán đảo Crimea, và sẽ không đàm phán khi ông Putin nắm quyền.

Israel dưới sức ép ngàn cân về số phận con tin

Trước sức ép từ trong nước lẫn quốc tế, chính quyền Israel đang báo hiệu về một thỏa thuận ngừng bắn mới để trao đổi con tin với Hamas tại Dải Gaza.

Tổng thống Israel Isaac Herzog ngày 19.12 có cuộc gặp với đại sứ của hơn 80 nước để bàn về xung đột với Hamas. Tại cuộc gặp ở Jerusalem, ông Herzog cho biết Israel đang chuẩn bị đợt ngừng bắn thứ hai nhằm giải thoát cho các con tin đang bị giam giữ tại Dải Gaza, đồng thời tập trung vào nỗ lực nhân đạo.

Israel dưới sức ép ngàn cân về số phận con tin - Ảnh 1.

Người dân chặn đường biểu tình bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Israel tại Tel Aviv tối 19.12, kêu gọi giải cứu con tin, REUTERS

“Tôi có thể tái khẳng định thực tế rằng Israel sẵn sàng cho một đợt tạm dừng nhân đạo khác và bổ sung viện trợ nhân đạo nhằm giúp thả con tin. Trách nhiệm hoàn toàn nằm ở phía [thủ lĩnh Hamas tại Gaza Yahya] Sinwar và giới lãnh đạo Hamas”, tờ The Times of Israel trích lời ông Herzog.

 

]]>
Loạt vụ tấn công bộc lộ lỗ hổng an ninh của Nga https://baovietduc.de/2023/05/loat-vu-tan-cong-boc-lo-lo-hong-an-ninh-cua-nga/ Sun, 28 May 2023 07:06:55 +0000 http://baovietduc.de/?p=78823 Các vụ tập kích qua biên giới gần đây cho thấy Nga đang đối mặt với nhiều lỗ hổng an ninh trên lãnh thổ, khi chiến sự Ukraine tăng nhiệt.

Loạt vụ tấn công nhằm vào Nga trong tháng này mở màn với vụ máy bay không người lái (UAV) phát nổ làm hư hại nóc Cung Thượng viện trong khu phức hợp Điện Kremlin tại thủ đô Moskva ngày 3/5. Hơn hai tuần sau đó, nhóm vũ trang thân Ukraine sử dụng thiết giáp Mỹ vượt biên tấn công quận Graivoron, tỉnh Belgorod.

Ngày 24/5, loạt UAV xâm nhập không phận, thả thiết bị nổ xuống nhiều công trình tại thành phố Belgorod, thủ phủ của tỉnh cùng tên. Hai ngày sau, Vyacheslav Gladkov, tỉnh trưởng Belgorod, cho biết 5 khu vực trong vùng đã bị tấn công 130 lần bằng đạn pháo, cối và UAV trong 24 giờ.

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: FT

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: FT

Bình luận viên Anna Nemtsova của Atlantic cho rằng các vụ tấn công liên tiếp cho thấy lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) không còn đủ nhân lực để đối phó các nhóm thám báo và dân quân xâm nhập từ phía Ukraine.

Khi hai nhóm dân quân thân Ukraine tấn công vào Belgorod từ ngày 22/5, cơ quan an ninh và quân đội Nga đã phải mất hai ngày mới có thể đẩy lùi lực lượng này qua biên giới. FSB đã không thể đảm bảo an toàn cho Belgorod-22, kho cất trữ các thành phần vũ khí hạt nhân của Nga, và phải chuyển những vật tư này đi nơi khác để đề phòng nguy cơ nhóm dân quân tập kích.

Với tin tức dồn dập trên truyền thông, người dân sống ở các tỉnh biên giới Nga giờ đây bắt đầu cảm nhận được sức nóng của chiến sự. Hàng nghìn người đã phải lên xe sơ tán khỏi nhiều ngôi làng ở tỉnh Belgorod trong tuần này.

Trong cuộc trao đổi trực tuyến ngày 23/5, nhiều người dân tỉnh Belgorod đã yêu cầu tỉnh trưởng Gladkov trả lời về các vụ tập kích xuyên biên giới, bất chấp giới chức Nga tuyên bố đã củng cố phòng tuyến và khẳng định mọi thứ trong tầm kiểm soát.

“Họ nói rằng phòng tuyến đã được xây dựng với chướng ngại vật răng rồng và các công sự, nhưng xe tăng, thiết giáp đối phương vẫn tiến vào được tỉnh lỵ. Tại sao biên giới chúng ta đầy lỗ hổng như vậy?”, ông Gladkov đọc to câu hỏi được người dân gửi đến. “Đấy là chưa kể những vụ nã pháo và súng cối liên tục, khiến dân thường bị thương. Tại sao mọi thứ thành ra như vậy?”.

]]>
CHIẾN SỰ UKRAINE 15.02.23 https://baovietduc.de/2023/02/chien-su-ukraine-15-02-23/ Wed, 15 Feb 2023 05:23:57 +0000 http://baovietduc.de/?p=78630 Ukraine tuyên bố xóa sổ một lữ đoàn Nga trong trận Ugledar

Quan chức Ukraine cho biết quân đội nước này tiêu diệt gần như toàn bộ lữ đoàn hải quân đánh bộ 155 của Nga tiến công thành phố Ugledar.

“Lữ đoàn 155 đã phải ba lần tái tổ chức, lần đầu sau chiến dịch tiến công Irpin và Bucha, lần thứ hai sau chiến dịch thất bại gần thành phố Donetsk. Họ sau đó được bổ sung quân số, nhưng giờ đây gần như toàn bộ lữ đoàn đã bị xóa sổ ở Ugledar”, phát ngôn viên quân đội Ukraine Oleksiy Dmytrashkivskyi nói ngày 14/2.

Lữ đoàn hải quân đánh bộ số 155 của Nga là một trong những đơn vị chủ lực tham gia trận đánh vào thành phố Ugledar tại tỉnh Donetsk hồi cuối tháng 1. Tuy nhiên, Ukraine đã bẻ gãy mũi tiến công của lực lượng Nga và tuyên bố loại khỏi vòng chiến 5.000 binh sĩ trong trận đánh.

Xe tăng của dân quân Nga tại tỉnh Donetsk tiến công vị trí Ukraine tháng 3/2022. Ảnh: RIA Novosti.

Xe tăng của dân quân Nga tại tỉnh Donetsk tiến công vị trí Ukraine tháng 3/2022. Ảnh: RIA Novosti.

Bộ Quốc phòng Anh nhận định giao tranh ở Donbass đang gây thiệt hại nặng nề cho Nga với trung bình 824 quân nhân thiệt mạng mỗi ngày. Một số chuyên gia và quan chức phương Tây cho rằng thương vong của Nga tăng đột biến sau khi nước này đưa hàng trăm nghìn tân binh, những người chưa được huấn luyện bài bản, tới tiền tuyến.

Quân đội Mỹ chi hơn nửa tỷ USD mua đạn pháo cho Ukraine

Trong thông cáo ngày 14/2, lục quân Mỹ cho biết đơn đặt hàng được chuyển tới hai công ty vũ khí Northrop Grumman Systems và Global Military Products, trong bối cảnh nhiều quan chức Mỹ và NATO lo ngại Ukraine nhanh chóng rút cạn kho đạn pháo dự trữ từ các đồng minh. Đợt giao hàng dự kiến bắt đầu từ tháng 3 năm nay, nguồn tiền đến từ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine của Lầu Năm Góc.

Ukraine và Nga sử dụng lượng lớn đạn pháo từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2/2022. Một quan chức Mỹ cuối tháng 11/2022 ước tính Nga bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo mỗi ngày, còn Ukraine khai hỏa 4.000-7.000 viên, thấp hơn đối phương song vẫn nhiều hơn khả năng sản xuất của các công ty vũ khí phương Tây.

Pháo AHS Krab của Ukraine tập kích vị trí Nga ở tỉnh Donetsk ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Pháo AHS Krab của Ukraine tập kích vị trí Nga ở tỉnh Donetsk ngày 23/1. Ảnh: Reuters.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 13/2 thừa nhận “chiến sự tại Ukraine đang tiêu tốn lượng lớn đạn dược và làm cạn kiệt kho dự trữ của đồng minh”. “Tốc độ tiêu thụ đạn hiện tại của Ukraine cao gấp nhiều lần năng suất hiện tại của chúng tôi. Điều này đặt ngành công nghiệp quốc phòng của chúng tôi vào tình trạng căng thẳng”, ông Stoltenberg nói.

Các nước thành viên NATO viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine từ khi chiến sự bắt đầu tháng 2/2022, trong đó Mỹ dẫn dầu với tổng hỗ trợ hơn 29,3 tỷ USD. Giới chuyên gia phương Tây đánh giá chiến sự Nga – Ukraine đã bước vào giai đoạn tiêu hao, khiến các thành viên NATO chật vật để có đủ vũ khí nhằm củng cố năng lực quốc phòng của họ lẫn hỗ trợ Kiev.

Ông Putin thừa nhận Nga chịu áp lực trừng phạt

Tổng thống Putin cho biết Nga đang chịu áp lực từ vô số lệnh trừng phạt mà các nước không thân thiện áp đặt, nhưng khẳng định sẽ vượt qua chúng.

“Chúng ta đang sống với áp lực trừng phạt liên tục từ nước ngoài. Ý tôi là vô số biện pháp trừng phạt hiện tại”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các thẩm phán ngày 14/2.

Tuy nhiên, lãnh đạo Nga khẳng định Moskva “đang vượt qua tất cả các biện pháp trừng phạt này một cách bình tĩnh”.

Ông Putin trước đó nói rằng những người đang cố gây vấn đề cho nền kinh tế Nga không lường được phản ứng hiệu quả của Moskva đối với chính sách họ ban hành.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên chính phủ ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên chính phủ ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Ủy ban châu Âu đang lên kế hoạch cho gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, trong đó có các biện pháp chống lách lệnh trừng phạt cũ và lệnh trừng phạt mới.

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 9 gói trừng phạt đối với Nga kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có các biện pháp hạn chế tài chính, thương mại và biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân.

EU ngày 14/2 thêm Nga vào danh sách đen “thiên đường thuế”, khi cho rằng luật thuế năm 2022 của Moskva không thể xoa dịu những lo ngại về cách xử lý thiếu minh bạch với các vấn đề thuế của những công ty cổ phần nước ngoài. Các quốc gia, vùng lãnh thổ bị đưa vào danh sách “thiên đường thuế” sẽ không đủ điều kiện để nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ các quỹ thuộc EU.

Động thái bất ngờ của Nga ở chiến tuyến khốc liệt Mariupol

(Dân trí) – Các dòng xe chở thiết bị quân sự Nga nối đuôi nhau đến phía Đông Ukraine đã được phát hiện tại thành phố Mariupol ở vùng Donetsk, động thái làm dấy lên nhiều đồn đoán về mục tiêu tương lai của Moscow.

Động thái bất ngờ của Nga ở chiến tuyến khốc liệt Mariupol - 1

Một đoàn xe quân sự Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (Ảnh: Reuters).

Trên mạng Telegram, cố vấn của thị trưởng Mariupol, ông Petro Andriushchenko, đã thông báo về động thái bất ngờ này của lực lượng Nga, được cho là nhằm chuyển các thiết bị quân sự đến các điểm lưu trữ an toàn hơn.

“Các đoàn xe quân sự của Nga đang di chuyển theo hướng ngược lại. Qua thành phố Mariupol theo hướng Livoberezhzhia (lãnh thổ tả ngạn sông Kalmius ở Mariupol) và thị trấn Novoazovsk”, ông viết.

Nhóm Kháng chiến Mariupol liên kết điều này với khả năng lực lượng Nga đang có kế hoạch thiết lập các điểm lưu trữ đạn dược mới ở một nơi an toàn hơn ở Mariupol và các vùng lãnh thổ lân cận.

Phương Tây tìm cách đáp ứng nhu cầu vũ khí của Ukraine

Khi đồng minh chạy đua gửi thêm vũ khí cho Kiev đề phòng cuộc tấn công mới của Nga, việc đáp ứng nhu cầu của Ukraine đối mặt nhiều thách thức.

Các thành viên Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine do Mỹ dẫn đầu hôm nay thảo luận ở Brussels về các biện pháp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Họ đối mặt với áp lực phải tìm cách đẩy nhanh tốc độ giao hàng và cung cấp nhiều vũ khí tiên tiến hơn nữa cho quân đội Ukraine.

“Chúng tôi đã nhận được những tín hiệu tốt, cả về tên lửa tầm xa và xe tăng, cũng như cấp độ hợp tác tiếp theo của chúng tôi là tiêm kích”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói sau chuyến thăm châu Âu tuần trước.

Dù hầu hết đối tác phương Tây cam kết tăng viện trợ cho Ukraine khi xung đột có nguy cơ leo thang, các nước cũng phải đối mặt nhiều rào cản trong nỗ lực này.

“Chúng tôi rõ ràng đang trong cuộc đua về hậu cần. Các khoản viện trợ then chốt như đạn, nhiên liệu và phụ tùng phải đến được Ukraine trước khi Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói ngày 13/2.

Tổng thống Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Olaf Scholz tại Điện Elysee ở Paris, Pháp, hôm 8/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) và Thủ tướng Olaf Scholz tại Điện Elysee ở Paris, Pháp, hôm 8/2. Ảnh: Reuters.

Nguồn cung vũ khí hiện tại và tương lai cho Ukraine sẽ được khoảng 50 quốc gia thảo luận trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại trụ sở NATO. Các thành viên NATO cũng tổ chức cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ngay sau đó để nghe đánh giá mới nhất từ các đối tác của Kiev và thảo luận về những thách thức trong tương lai.

Phương Tây khó tịch thu tài sản Nga

Ý tưởng tịch thu hàng trăm tỷ USD tài sản của Nga ở nước ngoài để hỗ trợ Ukraine có vẻ đơn giản, song đây thực sự là thách thức với phương Tây.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng hai năm ngoái, phương Tây đã áp loạt biện pháp trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào kinh tế Nga và đóng băng khoảng 350 tỷ USD dự trữ ngoại hối cũng như tài sản của giới tài phiệt nước này.

Gần 12 tháng trôi qua, các chính trị gia phương Tây đang tìm cách chuyển số tài sản đóng băng này thành nguồn viện trợ cho Ukraine, giúp Kiev xây dựng lại cơ sở hạ tầng, nhà cửa và doanh nghiệp bị phá hủy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Kho lưu trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP.

Cuộc xung đột “đã gây ra quá nhiều thiệt hại và quốc gia khơi mào nó phải trả giá”, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng một.

Quốc hội Mỹ đã tổ chức các phiên điều trần về cách thức thay đổi quy định luật pháp nhằm cho phép tịch thu vĩnh viễn tài sản của Nga, mặc dù chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn tỏ ra thận trọng về ý tưởng này.

Lính Ukraine ví chiến địa Bakhmut như ‘cối xay thịt’ Verdun

Xe cứu thương hú còi inh ỏi lao về trạm quân y Ukraine ở ngoại ô Bakhmut, nơi chứng kiến giao tranh đẫm máu giữa lực lượng Nga và Ukraine.

“Ở đó giống như chiến trường Verdun”, Ivan, tài xế xe cứu thương đang chờ bên vệ đường bên ngoài Bakhmut, thành phố công nghiệp nhộn nhịp một thời ở Donetsk, nói trong một ngày tháng 2 giá rét.

Verdun mà Ivan nhắc đến là trận đánh đẫm máu năm 1916 ở mặt trận phía tây nước Pháp, nơi được ví như “cối xay thịt” với hơn 300.000 binh sĩ Đức và Pháp thương vong trong các đợt giao tranh kéo dài 10 tháng.

Giao tranh ở Bakhmut giờ đây đã bước sang tháng thứ 7, với mức độ tàn phá và thương vong không kém. Vô số người chết và bị thương được vội vã đưa về hậu cứ, nhưng cả hai bên đều tiếp tục đổ thêm quân, đào sâu thêm chiến hào nhằm phá vỡ thế bế tắc.

Serhiy Osachuk , cựu thống đốc tỉnh Chernivtsi, trung tá Lực lượng Biên phòng Ukraine, trong phòng tác chiến của Ukraine tại Bakhmut ngày 9/2. Ảnh: AFP

Serhiy Osachuk, cựu thống đốc tỉnh Chernivtsi, trung tá Lực lượng Biên phòng Ukraine, trong phòng tác chiến tại Bakhmut ngày 9/2. Ảnh: AFP

Trong khi Nga dồn lực tấn công Bakhmut để giành chiến thắng quan trọng đầu tiên sau nhiều bước lùi, quân đội Ukraine quyết tâm giữ thành phố này, dù nó không mang nhiều giá trị về mặt chiến lược hay quân sự.

Nga siết chặt vòng vây ở Bakhmut, Ukraine đứng trước lựa chọn khó khăn

Ukraine có thể sẽ sớm phải đối mặt với một quyết định khó khăn về việc rút quân khỏi thành phố Bakhmut ở phía Đông Donetsk, trong bối cảnh Moscow và Kiev vẫn bất phân thắng bại tại mặt trận này.

Nga và Ukraine đã giao tranh dữ dội trong nhiều tháng tại “chảo lửa” Bakhmut. Nga coi việc giành quyền kiểm soát thành phố này là một mục tiêu chiến lược và là cách để cắt đứt các tuyến tiếp tế của Ukraine ở khu vực Donetsk

Nga đang tập trung tất cả nhân lực và pháo binh vào Bakhmut do có thể họ muốn đạt được một chiến thắng vào thời điểm tròn 1 năm triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Yuriy Sak, cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho rằng Nga “thực sự đang sử dụng mọi thứ họ có trong và xung quanh Bakhmut” trước ngày đánh dấu một năm xung đột.

“Chúng tôi hiểu rằng Nga sẽ không dừng lại. Nga đang hy vọng rằng họ sẽ chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng tôi và họ sẽ tiến xa hơn vào khu vực Donetsk”, ông Yuriy Sak nói.

Ukraine thừa nhận sự khốc liệt của mặt trận ở Bakhmut và đã cử chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, phụ trách các hoạt động quân sự địa phương ở khu vực.

Hà Huy, biên tập 

]]>
Thế giới nóng ngày 15/11/2022 https://baovietduc.de/2022/11/the-gioi-nong-ngay-15-11-2022/ Tue, 15 Nov 2022 08:34:50 +0000 http://baovietduc.de/?p=78393 Mặc dù quân đội Ukraine đã kéo cờ trên toà Thị chính Kherson và TT Volodymyr Zelensky đã đến thực địa tại TP chiến lược này nhưng chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. 

Nga thông báo đã rút hết quân khỏi Kherson

Quân đội Nga tuyên bố đã hoàn thành đợt rút quân khỏi Kherson, trong khi Điện Kremlin nói tỉnh này vẫn là “lãnh thổ của Nga”. Bộ Quốc phòng Nga 11.11 thông báo đã hoàn tất rút quân khỏi bờ tây sông Dnieper vào 5h cùng ngày (9h giờ Hà Nội) và không để lại bất kỳ binh sĩ hay khí tài nào ở thành phố Kherson. Lực lượng Nga không chịu tổn thất nào về người hay khí tài trong lúc rút quân, cơ quan này cho hay.

Binh sĩ Ukraine tuần tra ở ngôi làng gần ranh giới tỉnh Kherson ngày 7/10. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Ukraine tuần tra ở ngôi làng gần ranh giới tỉnh Kherson ngày 7/10. Ảnh: AFP.

Dù Nga rút quân, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva không hối tiếc về quyết định sáp nhập Kherson cùng ba tỉnh khác ở Ukraine vào lãnh thổ.

Tổng thống Ukraine thăm TP Kherson

Theo Reuters, 14.11, TT Ukrainer đã đến thăm Kherson. Nhân chuyến thăm TP Kherson, ông Zelensky phát biểu trước quân đội Ukraine: “Chúng ta đang tiến về phía trước. Chúng ta đã sẵn sàng cho hòa bình, hòa bình cho đất nước”.

Ông đồng thời cảm ơn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đồng minh khác đã tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Khi được hỏi dự định của quân đội Ukraine, ông Zelensky chia sẻ: “Không phải Moscow… Chúng tôi không quan tâm đến lãnh thổ của một quốc gia khác”.

Tổng thống Ukraine thăm TP Kherson, Nga lên tiếng - Ảnh 1.

Ông Zelensky thăm Kherson ngày 14-11. Ảnh: Reuters

Người dân ở Kherson đã hân hoan chào đón quân đội Ukraine vào ngày 11-11 khi họ tiến vào thành phố.

Các nhân chứng cho Reuters biết nhiều người, bao gồm cả trẻ em đi cùng cha mẹ, đã tập trung tại quảng trường chính ngày 14-11. Một số vẫy cờ Ukraine và những người khác khoác lá cờ trên vai.

Nga tuyên bố giành ‘bàn đạp chiến lược’ ở đông Ukraine

Nga thông báo kiểm soát hoàn toàn làng Pavlovka, nơi được coi là bàn đạp chiến lược cho chiến dịch tiến công tiếp theo ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.

Tướng Konashenkov cho biết các đơn vị Ukraine trước đó tổ chức phản công ở hướng Pavlovka và Nikolskoe nhưng “gặp thất bại, không ngăn được mũi tiến quân của Nga và không thể giành lại các cứ điểm đã bị mất”. Việc giành được Pavlovka cũng có thể giúp Nga kiểm soát khu định cư Vugledar ở phía bắc.

Ông Zelensky cho rằng lực lượng Nga “chịu tổn thất lớn, song mục tiêu của họ không thay đổi, đó là tiến tới địa giới hành chính của tỉnh Donetsk”.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Lực lượng Nga trong nhiều tuần qua củng cố phòng tuyến tại các khu vực họ kiểm soát ở miền nam và đông Ukraine, sau khi rút lui trước đợt phản công quy mô lớn của đối phương. Quân đội Ukraine gần đây mở các đợt tiến công ở miền nam và miền đông, song không đạt được tiến bộ đáng kể.

Ukraine cáo buộc Nga phá hủy hạ tầng năng lượng khi rút khỏi Kherson

Công ty năng lượng Ukraine cho biết Nga phá hủy hạ tầng trước khi rút khỏi bờ tây sông Dnieper, khiến một phần tỉnh Kherson và Mykolaiv mất điện.

“Hạ tầng năng lượng cung cấp điện cho toàn bộ khu vực tỉnh Kherson ở bờ tây sông Dnieper cũng như một phần khu vực trọng yếu của tỉnh Mykolaiv đã bị phá hủy”, lãnh đạo công ty năng lượng Ukrenergo Volodymyr Kudrytskyi ngày 14/11 cho biết.

Ông Kudrytskyi cho rằng “hành vi phá hoại” đến từ “nỗi tức giận trong bất lực của Nga” trước khi rút khỏi bờ tây sông Dnieper. “Phần lớn khu vực được giải phóng tại tỉnh Kherson mất điện kể từ 6/11”, ông Kudrytskyi nói. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để cấp điện cho người dân càng sớm càng tốt”.

Lãnh đạo công ty Ukrenergo cho biết đã giao danh sách các thiết bị cần thiết tại tỉnh Kherson cho các đối tác nước ngoài, trong đó Ba Lan và Pháp đã phản hồi.

Đường dây cao thế bị hư hại ở phía bắc tỉnh Kherson, Ukraine ngày 9/11. Ảnh: Reuters.

Đường dây cao thế bị hư hại ở phía bắc tỉnh Kherson, Ukraine ngày 9/11. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/11 cho biết Nga “đã phá hủy toàn bộ hạ tầng quan trọng” tại các khu vực thuộc tỉnh Kherson mà họ rút quân.

LHQ kêu gọi Nga bồi thường cho Ukraine

Nghị quyết, không mang tính ràng buộc, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua sau cuộc bỏ phiếu ngày 14/11 với 94 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 63 phiếu trắng.

Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Iran nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ấn Độ, Israel và Brazil.

Theo nghị quyết, Nga “phải chịu hậu quả pháp lý cho tất cả hành vi trái luật quốc tế của mình, trong đó có bồi thường cho mọi thiệt hại do các hành vi này gây ra”. Nghị quyết cũng kêu gọi lập thống kê chính thức về những thiệt hại mà Ukraine gánh chịu trong chiến sự với Nga.

Nghị quyết ngày 14/11 có thể dẫn tới việc Ukraine đưa ra yêu sách đối với số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD của Nga, bị Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng sau khi chiến sự bùng phát.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Ông Medvedev phản đối nghị quyết đòi Nga bồi thường cho Ukraine

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cho rằng LHQ đang tạo cơ sở để tịch thu tài sản Nga khi thông qua nghị quyết yêu cầu Moskva bồi thường cho Kiev.

“Phương Tây rõ ràng đang tìm cách tạo dựng một cơ sở pháp lý để đánh cắp tài sản bị tịch thu bất hợp pháp của Nga“, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev viết trên Telegram hôm 14/11, đề cập đến nghị quyết vừa được Liên Hợp Quốc thông qua.

Đại hội đồng LHQ trước đó thông qua nghị quyết ủng hộ cơ chế yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho Ukraine trong xung đột. Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Iran nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ấn Độ, Israel và Brazil.

Nghị quyết có thể dẫn tới việc Ukraine đưa ra yêu sách đối với số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD của Nga, vốn bị Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng sau khi chiến sự bùng phát.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôì tháng 2. Ảnh: AFP.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôì tháng 2. Ảnh: AFP.

Theo Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nghị quyết này nhằm hợp pháp hóa các kế hoạch của phương Tây trong việc sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga. Nga đã phản đối quyết liệt. 

Hà huy, biên tập 

]]>
Chiến sự Ukraine ngày 02/10: Nga rút quân Ukraine chiếm lại TP Lyman; Nga điều nhiều vũ khí ra chiến trường; Nguy cơ thế chiến III,… https://baovietduc.de/2022/10/chien-su-ukraine-ngay-02-10-nga-rut-quan-ukraine-chiem-lai-tp-lyman/ Sun, 02 Oct 2022 06:22:48 +0000 http://baovietduc.de/?p=78187 Sau khi Nga ký sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine, Ukraine đã phản công mạnh mẽ:

Theo NTV, Đức: Ukraine chiếm lại TP Lyman 

Matxcơva đã từ bỏ thành phố Lyman quan trọng về mặt chiến lược ở khu vực phía đông Donetsk vào thứ Bảy. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết các lực lượng vũ trang đã bị rút lui vì nguy cơ bị bao vây. Chính quyền Ukraine trước đó đã lên tiếng về việc hơn 5.000 binh sĩ Nga đang bị bao vây. Không có thông tin về số người chết và tù nhân.

Nga rút quân khỏi thành phố chiến lược

Bộ Quốc phòng Nga thông báo rút khỏi Lyman, thành phố chiến lược tại tỉnh Donetsk ở miền đông, khi lực lượng Ukraine phản công tại đây.

“Để tránh bị bao vây, quân đội đã được rút khỏi Lyman để đến phòng tuyến có ưu thế hơn”, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay ra thông báo.

Vài phút trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố lực lượng nước này tiến vào Lyman sau khi khép vòng vây hàng nghìn lính Nga tại đây.

Quân đội Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7 Pion ở khu vực Donetsk vào giữa tháng 9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.

Quân đội Ukraine khai hỏa pháo tự hành 2S7 Pion ở khu vực Donetsk vào giữa tháng 9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine.

Lyman thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, là đầu mối giao thông đường sắt chủ chốt trong khu vực, do Nga và phe ly khai kiểm soát từ cuối tháng 5. Lyman mang ý nghĩa chiến lược đối với chiến dịch phản công của Ukraine, là bước đà quan trọng cho nỗ lực giải phóng Donbass. Khi kiểm soát được Lyman, các cánh quân Ukraine có thể tiến xa hơn đến Kreminna và Severodonetsk.

Bước tiến của Ukraine diễn ra sau khi họ đã giành lại nhiều khu vực trong chiến dịch phản công tại tỉnh Kharkov, vùng đông bắc đất nước. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ hôm 30/9 nhận định nếu Nga thất bại tại Lyman, điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần trong đợt động viên quân của Moskva.

Tương lai chiến sự Ukraine khi Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ

Việc Nga sáp nhập 4 tỉnh Ukraine khiến chiến sự trở nên khó lường hơn, khi Kiev quyết giành lại lãnh thổ, còn Moskva đe dọa dùng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30/9 ký văn kiện sáp nhập 4 tỉnh Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk, Lugansk của Ukraine vào lãnh thổ. Giới phân tích cho rằng động thái này của Nga sẽ khiến tình hình chiến trường Ukraine diễn biến phức tạp hơn.

Giới chức Ukraine cho biết chính quyền do Nga thành lập ở 4 vùng trên trong tuần qua đã bắt đầu chặn nam giới trong độ tuổi 18-35 rời khỏi địa phương. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay nam giới ở các vùng này bắt đầu nhận giấy gọi nhập ngũ, phần lớn là các trường hợp đã nhận hộ chiếu Nga.

Người dân bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga tại tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine ngày 24/9. Ảnh: AFP.

Người dân bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga tại tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine ngày 24/9. Ảnh: AFP.

Các chuyên gia đánh giá đây là bước chuẩn bị cho lệnh động viên, có thể được triển khai sau khi quốc hội Nga hoàn tất quy trình pháp lý sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, dự kiến vào đầu tháng 10. Ivan Fedorov, cựu thị trưởng Melitopol, thành phố đang do Nga kiểm soát, cũng nhận định mục đích của Nga khi tổ chức trưng cầu dân ý và sáp nhập 4 vùng lãnh thổ là nhằm “huy động người Ukraine phục vụ chiến dịch quân sự”.

Gia nhập NATO – ước muốn khó thành của Ukraine

Ukraine ký đơn xin gia nhập nhanh vào NATO như một cách đáp trả sau khi Nga sáp nhập 4 tỉnh, nhưng mong muốn của Kiev khó thành hiện thực.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO, cho hay đây là “bước đi mang tính quyết định”. Ông Zelensky đề nghị NATO kích hoạt quy trình kết nạp nhanh, sau khi Kiev đã “chứng minh được khả năng tương thích với các tiêu chuẩn của liên minh trên thực tế”.

Động thái của Ukraine được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Vladimir Putin chủ trì buổi lễ tại Điện Kremlin, chính thức ký văn kiện sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào lãnh thổ. Quyết định của ông Putin đã vấp phải phản ứng quyết liệt của Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia phương Tây, khi họ cho rằng Nga đã “vi phạm luật pháp quốc tế”.

Đơn xin gia nhập NATO được coi là lời đáp trả ngay lập tức từ Ukraine với quyết định sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Nga, theo Pranay Dutta Roy và Ahamad Fuwad, hai nhà phân tích của Quint.

Tuy vậy, Ukraine khó có thể trở thành thành viên của NATO trong tương lai gần vì NATO ngại đối đầu trực tiếp với Nga. 

Nga điều gấp số lượng lớn tên lửa Iskander tới biên giới Ukraine

Một đoàn tàu gồm 17 xe mang phóng tự hành của tên lửa Iskander được ghi nhận đang tiến về biên giới giáp Ukraine.

Theo nguồn tin, đoàn tàu nói trên mang theo ít nhất 17 bệ phóng tên lửa Iskander, cũng như các phương tiện vận tải và hậu cần, tất cả đang di chuyển theo hướng khu vực Kherson.

Theo nguồn tin, đoàn tàu nói trên mang theo ít nhất 17 bệ phóng tên lửa Iskander, cũng như các phương tiện vận tải và hậu cần, tất cả đang di chuyển theo hướng khu vực Kherson.

Điều này có thể cho thấy một thực tế là trong tương lai gần, những vũ khí trên không chỉ có thể được sử dụng để phòng thủ các vùng lãnh thổ mà Liên bang Nga vừa tuyên bố sáp nhập, mà còn để tấn công các cơ sở quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Điều này có thể cho thấy một thực tế là trong tương lai gần, những vũ khí trên không chỉ có thể được sử dụng để phòng thủ các vùng lãnh thổ mà Liên bang Nga vừa tuyên bố sáp nhập, mà còn để tấn công các cơ sở quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Điều đặc biệt cần nhắc đến đó là đạo luật Lend-Lease do Mỹ thông qua nhằm hỗ trợ quân sự Ukraine bắt đầu có hiệu lực từ hôm 1/10, do vậy nhiều trang thiết bị dự kiến sẽ tới quốc gia Đông Âu này và Nga tăng cường Iskander nhằm đón lõng trước.

Điều đặc biệt cần nhắc đến đó là đạo luật Lend-Lease do Mỹ thông qua nhằm hỗ trợ quân sự Ukraine bắt đầu có hiệu lực từ hôm 1/10, do vậy nhiều trang thiết bị dự kiến sẽ tới quốc gia Đông Âu này và Nga tăng cường Iskander nhằm đón lõng trước.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander không chỉ sở hữu tầm bắn xa mà còn có khả năng hủy diệt rất lớn. Đồng thời, điều quan trọng hơn nhiều đó là vũ khí như vậy cho phép tung đòn tấn công rất nhanh chóng.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander không chỉ sở hữu tầm bắn xa mà còn có khả năng hủy diệt rất lớn. Đồng thời, điều quan trọng hơn nhiều đó là vũ khí như vậy cho phép tung đòn tấn công rất nhanh chóng.

Giới chức quốc phòng Nga hy vọng vũ khí trên sẽ phá vỡ kế hoạch của chính quyền Kyiv và đánh bật lực lượng vũ trang Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ đang diễn ra giao tranh bao gồm Donetsk, Zaporozhye và Kherson.

Giới chức quốc phòng Nga hy vọng vũ khí trên sẽ phá vỡ kế hoạch của chính quyền Kyiv và đánh bật lực lượng vũ trang Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ đang diễn ra giao tranh bao gồm Donetsk, Zaporozhye và Kherson.

Mặc dù thực tế là đoạn video được quay tại một trong những nhà ga, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể xác nhận chắc chắn rằng đoàn thiết bị quân sự bị bắt đang di chuyển cụ thể đến vùng Kherson hay một địa điểm nào khác.

Mặc dù thực tế là đoạn video được quay tại một trong những nhà ga, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể xác nhận chắc chắn rằng đoàn thiết bị quân sự bị bắt đang di chuyển cụ thể đến vùng Kherson hay một địa điểm nào khác.

Moskva khẳng định tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của họ đã có màn thể hiện xuất sắc trên chiến trường Ukraine, nhưng theo Kyiv thì xác suất trúng đích của những quả đạn này chỉ đạt chưa tới 40%.

Moskva khẳng định tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của họ đã có màn thể hiện xuất sắc trên chiến trường Ukraine, nhưng theo Kyiv thì xác suất trúng đích của những quả đạn này chỉ đạt chưa tới 40%.

Ông Medvedev cảnh báo Thế chiến III

Cựu tổng thống Nga nói rằng nỗ lực xin gia nhập liên minh quân sự NATO của Ukraine sẽ “đẩy nhanh quá trình bắt đầu Thế chiến III”.

“Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn nhanh chóng trở thành thành viên NATO. Ý tưởng tuyệt vời đấy. Ông ấy vừa xin NATO đẩy nhanh thời điểm bắt đầu Thế chiến III”, Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, viết trên Telegram hôm 30/9.

Bình luận của ông Medvedev được đưa ra sau khi Tổng thống Zelensky ký đơn xin gia nhập NATO và yêu cầu liên minh nhanh chóng kết nạp Ukraine. Đây được xem là lời đáp trả cho việc Nga tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugasnk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền đông và miền nam Ukraine.

Động thái của Nga đã vấp phản ứng gay gắt từ Mỹ và các nước phương Tây, trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia vốn có quan hệ khá tốt với Moskva.

Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, trong cuộc phỏng vấn ở Moskva hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.

Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, trong cuộc phỏng vấn ở Moskva hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.

Ông Medvedev nói rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden không nhận ra “các vùng lãnh thổ đã tự lựa chọn gia nhập Nga”. “Lẽ ra chúng tôi đã có thể tìm được một địa điểm tốt cho Mỹ mở lãnh sự quán tại các vùng đất mới của Nga. Thật đáng tiếc”, ông nói.

Trước đó vài ngày, ông Medvedev đã nói rằng Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân khi cần và các nước không nên xem lời cảnh báo của Tổng thống Vladimir Putin về hạt nhân là lời nói suông.

Huy Thắng, biên tập 

]]>
Nga công bố 5,937 binh sĩ thiệt mạng, Ukraine là 61.000 binh sĩ tử trận và 49.000 bị thương https://baovietduc.de/2022/09/nga-cong-bo-5937-binh-si-thiet-mang-ukraine-la-61-000-binh-si-tu-tran-va-49-000-bi-thuong/ Wed, 21 Sep 2022 11:00:12 +0000 http://baovietduc.de/?p=78006 Theo TASS và Sputnick: 

“Tổn thất của Nga cho đến 20.09.2022 là 5.937 binh sĩ”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm nay ( 21.09.2022) cho biết. Đây là lần đầu tiên quân đội Nga công bố số binh sĩ thiệt mạng kể từ cuối tháng 3.

Ông nói thêm rằng Ukraine chịu tổn thất nặng nề hơn nhiều Nga, với trên 61.000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng, trên 49.000 lính bị thương.

Kiev chưa bình luận về thông tin Moskva đưa ra nhưng trong bản cập nhật chiến sự công bố hôm nay, Bộ Quốc phòng Ukraine nói rằng hơn 55.000 quân Nga đã tử trận kể từ đầu chiến dịch. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hồi tháng 7 ước tính Moskva mất khoảng 15.000 binh sĩ, số bị thương cao gấp ba lần.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Moskva ngày 24/5. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Moskva ngày 24/5. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Shoigu đưa ra con số trên sau khi Tổng thống Putin hôm nay ra lệnh “động viên một phần”, nhấn mạnh mục tiêu “giải phóng Donbass”. Ông Shoigu cho biết quân đội Nga dự kiến huy động 300.000 người từ lực lượng dự bị, chủ yếu là quân nhân giải ngũ, cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Sinh viên, lính nghĩa vụ không nằm trong diện này.

Ukraine và phương Tây chỉ trích động thái này, gọi đây là “bước đi tồi tệ sai lầm” và “sự leo thang đáng lo ngại”.

Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine kể từ hôm 24/2. Ukraine gần đây triển khai chiến dịch phản công và tái kiểm soát một số thành phố ở tỉnh đông bắc Kharkov. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nước này giành lại 6.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin hôm 16/9 tuyên bố cục diện chiến trường về cơ bản không thay đổi và quân đội Nga không muốn hành động vội vã. Ông nói Nga tiến quân chậm, song có tính hệ thống và từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn.

 
Cục diện chiến trường Ukraine sau gần 7 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Cục diện chiến trường Ukraine sau gần 7 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Huy Thắng, biên tập

]]>
Bản tin nóng quốc tế ngày 12.09.22: Nga nói tiêu diệt trên 4.000 binh sĩ Ukraine; Kiev nói giải phóng trên 3.000 km2,… https://baovietduc.de/2022/09/ban-tin-nong-quoc-te-ngay-12-09-22-nga-noi-tieu-diet-tren-4-000-binh-si-ukraine-kiev-noi-giai-phong-tren-3-000-km2/ Mon, 12 Sep 2022 20:58:39 +0000 https://baovietduc.de/?p=77990 BVD – Chiến sự Ukraine đến nay chưa có dấu hiệu giảm mà còn tăng thêm phần quyết liệt khi Ukraine đang tích cực phản công và đã dành được những chiến thắng bước đầu.

Theo Ukraina, quân đội nước này đã tập trung lực lượng và vũ khí áp đảo đẩy lùi quân Nga ra khỏi khu vực tạm chiếm đóng, giải phóng nhiều làng mạc, thị trấn, thành phố  khu vực kharkov với trên 3.000 km2.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga nói họ đã tiêu diệt hơn 4.000 binh sĩ đối phương và phá hủy nhiều vũ khí, đạn dược cũ và mới của phương Tây cung cấp.

Xin mời Quý vị theo dõi :

]]>
Chiến sự Ukraine ngày thứ 188.: Ukraine khẳng định đang phản công; Nga tuyên bố làm chủ mọi mặt trận; Thanh sát viên quốc tế đến nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia https://baovietduc.de/2022/09/chien-su-ukraine-ngay-thu-188-ukraine-khang-dinh-dang-phan-cong-nga-tuyen-bo-lam-chu-moi-mat-tran-thanh-sat-vien-quoc-te-den-nha-may-hat-nhan-zaporizhzhia/ Thu, 01 Sep 2022 07:12:57 +0000 http://baovietduc.de/?p=77959

Giao tranh ác liệt

Trong bài phát biểu đêm 30.8 (theo giờ địa phương), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng nước này ngoài việc đẩy mạnh phản công ở tỉnh Kherson thuộc miền nam, thì cũng đang giao tranh ác liệt với Nga dọc theo các chiến tuyến ở miền đông như Donbass và Kharkiv. Báo The Guardian dẫn lời Cố vấn Oleksiy Arestovych của ông Zelensky cho biết Ukraine đã phá vỡ phòng tuyến của Nga gần Kherson nhưng cũng lưu ý rằng cuộc phản công này sẽ không gấp rút mà diễn ra chậm để “nghiền nát” kẻ thù.

Ukraine tuyên bố đang tấn công khắp mặt trận, còn Nga khẳng định đã đạt mục tiêu - ảnh 1
Ô tô bị phá hủy do pháo kích ở tỉnh Zaporizhzhia ngày 30.8

REUTERS

Báo cáo tình báo quân sự Anh công bố ngày 31.8 cũng xác nhận những thông tin trên. Theo đó, Ukraine vẫn đang tiếp tục tấn công lực lượng Nga ở miền nam và bằng cách khai thác các phòng tuyến được tổ chức tương đối mỏng của Nga, Ukraine đã đẩy lùi Nga tại một số nơi. Bộ Quốc phòng Anh cũng nhận định Nga có thể sẽ cố gắng bịt các lỗ hổng trong phòng tuyến bằng cách sử dụng các đơn vị dự bị di động, vài đơn vị trong số đó có thể đến từ mặt trận phía đông.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 30.8 tuyên bố đã đánh bại và khiến Ukraine thiệt hại nặng nề, đồng thời bắn hạ hàng chục tên lửa gần Kherson, theo Hãng tin TASS. Cụ thể, Nga cho biết Ukraine đã thiệt hại hơn 1.200 binh sĩ, 139 xe tăng, xe bọc thép và xe tải sau khi cố gắng tấn công theo ba hướng khác nhau ở tỉnh Mykolaiv và Kherson. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định Nga sẽ đạt được tất cả mục tiêu đặt ra trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

]]>
Ukraine không thể đánh bại quân đội Nga trên chiến trường, vì sao ? https://baovietduc.de/2022/08/ukraine-khong-the-danh-bai-quan-doi-nga-tren-chien-truong-vi-sao/ Sat, 13 Aug 2022 21:05:24 +0000 https://baovietduc.de/?p=77926 Mặc dù Tổng thống Ukraine Zelensky hùng hoofnn tuyên bố sẽ đánh cho quân đội Nga đến người cuối cùng và giành lại tất cả những vùng đất đã bị chiến đóng, nhưng trên thực tế và theo nhận định của Nhà báo Huy Thắng, người đã từng kinh qua chiến tranh và theo dõi sát chiến sự thì chúng tôi thấy rằng: Ukraine khó hoặc không thể đánh bại quân đội Nga trên chiến trường, vì sao?

Xin mời quý vị theo dõi !

]]>