Điện biên Phủ – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 26 Apr 2024 21:00:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Góc nhìn hôm nay https://baovietduc.de/2024/04/nhin-lai-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-goc-nhin-hom-nay/ Fri, 26 Apr 2024 21:00:39 +0000 https://baovietduc.de/?p=79787

Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã biến Điện Biên Phủ từ không có trong kế hoạch tác chiến thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, “bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến” của Việt Minh.

Sau thắng lợi tại chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Hòa Bình 1951-1952, Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh) giải phóng cơ bản vùng Tây Bắc, nối thông căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc sang Thượng Lào và Liên khu 4 gồm 6 tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Trong khi đó Pháp đã kéo dài cuộc chiến tại Đông Dương 8 năm, tính tới 1953, bị dư luận quốc tế, người dân trong nước phản đối. Nội bộ chia rẽ, đấu tranh gay gắt trong Quốc hội và nội các thay đổi. Kéo dài cuộc chiến đồng nghĩa khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị và buộc Pháp càng phải dựa vào Mỹ.

Tướng Henri Navarre. Ảnh: AP

Nhằm xoay chuyển tình thế, ngày 7/5/1953, Chính phủ Pháp cử tướng Henri Navarre, người từng chiến đấu trong Thế chiến I, Thế chiến II, làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương. Sau một tháng khảo sát, Navarre cho ra đời kế hoạch tác chiến mang tên mình.

Navarre đặt mục tiêu thu đông 1953 và xuân 1954, lực lượng viễn chinh giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ nếu bị tấn công; bình định miền Nam và chỉ phát động chiến dịch quy mô lớn để xóa vùng tự do Trung Trung Bộ. Navarre cũng cố gắng chuyển giao các vùng an toàn cho Quân đội quốc gia Việt Nam thân Pháp và xây dựng đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực của Việt Minh.

Từ thu đông 1954, quân Pháp chuyển ra Bắc, tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự. “Navarre kỳ vọng giành thắng lợi quyết định về quân sự làm cơ sở cho một giải pháp rút lui trong danh dự cho nước Pháp”, thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Lịch sử quân sự, viết trong bài phân tích tại tọa đàm tổ chức vào tháng 3/2024.

Đoán biết ý định đối phương, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp thông qua kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954. Bộ đội chủ lực dự kiến hoạt động trên ba hướng chính gồm: Tây Bắc; Thượng Lào và Trung – Hạ Lào, Tây Nguyên. Hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh… Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”. Người nêu rõ nguyên tắc tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quân Pháp tương đối yếu, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.

Trên chiến trường miền Bắc, Việt Minh tiêu diệt lượng lớn quân Pháp ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Ở hướng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bộ đội đẩy mạnh chiến tranh du kích. Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 và Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325 hành quân sang Trung Lào.

Từ không có trong kế hoạch thành tâm điểm chiến dịch

Trước chuyển động của chiến trường Tây Bắc, tháng 11/1953, tướng Navarre lệnh cho 6 tiểu đoàn quân Âu Phi tinh nhuệ xuất phát từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) – mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 12/1953, Navarre điều quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ, nâng tổng số lên 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo. Tất cả được chuyển thành Binh đoàn tác chiến Tây Bắc (GONO).

Ban đầu Điện Biên Phủ không có trong kế hoạch thu đông 1953-1954, nhưng sau đó trở thành địa điểm thứ hai ở Tây Bắc, cùng với Lai Châu, có quân Pháp chiếm giữ. Mục tiêu của Navarre là giữ vững Lai Châu, tạo thế tiến công chiếm lại Tây Bắc, ngăn chặn quân Việt Minh tiến sang Thượng Lào và thủ đô Luang Prabang. Đây chính là cách bảo vệ Lào, đồng minh của Pháp và là thành viên Liên hiệp Pháp.

Đại tá De Castries (trái), tướng Henri Navarre (giữa) và tướng René Cogny kiểm tra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Điện Biên Phủ là thung lũng dài chừng 18 km, rộng 6-8 km, cách Hà Nội hơn 300 km, cách Luang Prabang 190 km. Xung quanh là núi non, rừng rậm, điểm xuyết những ruộng bậc thang. Trên thung lũng có những chỏm núi cao từ 500 đến 1.200 m, ở giữa là dòng Nậm Rốn chảy qua cánh đồng Mường Thanh của người Thái. Ở đó có sân bay dã chiến bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời Đông Dương năm 1945.

“Bất kỳ ai có ý định chiếm Lào đều phải kiểm soát được thung lũng Điện Biên Phủ. Khu vực này dẫn trực tiếp đến Lào, cung cấp căn cứ xuất phát và lui quân lý tưởng cho các đơn vị khi tác chiến”, tác giả người Pháp Ivan Cadeau viết trong cuốn Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975.

Chuyển từ phòng ngự sang giao chiến với quân Việt Minh ở miền Bắc, Navarre nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Trong khu vực dài hơn 10 km, rộng 5 km, quân Pháp tổ chức hệ thống liên hoàn 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm có hệ thống công sự, hàng rào vật cản, hỏa lực có thể chiến đấu độc lập. Cứ điểm gần nhau hợp thành trung tâm đề kháng, đặt theo tên phụ nữ Pháp, và chia thành 3 phân khu.

Phân khu trung tâm nằm ở giữa Mường Thanh, gồm 5 trung tâm đề kháng: Dominique (đồi E) phòng ngự ở hướng đông bắc; Eliane (đồi C1) phòng ngự hướng đông và đông nam; Claudine – trung tâm đề kháng nam sân bay Mường Thanh – phòng ngự hướng tây nam; Huguette – trung tâm đề kháng tây sân bay – trực tiếp bảo vệ sân bay; Béatrice – trung tâm đề kháng Him Lam – phòng ngự đột xuất ở đông bắc. Phân khu này quan trọng nhất bởi tiếp nhận tất cả trung tâm chỉ huy, bộ phận hỗ trợ, trong đó có quân y.

Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng Gabriel (đồi Độc lập) và Anne-Marie (Bản Kéo). Hai nơi này cùng với trung tâm đề kháng Him Lam tạo thành trận địa phòng ngự tiền duyên án ngữ phía Bắc, ngăn chặn sự tiến công của Việt Minh từ hướng Bắc và Đông Bắc.

Phân khu Nam chỉ có một cứ điểm Isabelle (Hồng Cúm) nằm cách trung tâm chỉ huy của GONO khoảng 6 km, có nhiệm vụ ngăn chặn Việt Minh tiến công từ phía Nam lên.

Tướng Navarre và thiếu tướng René Cogny, Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở miền Bắc, thống nhất trao vị trí chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho đại tá Christian de Castries, Chỉ huy pháo binh là trung tá Charles Piroth.

Ba phân khu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đồ họa: Hoàng Khánh

Ngày 30/1/1954, Ủy ban đặc biệt của Văn phòng Tổng thống Mỹ nhóm họp, thông qua quyết định tăng cường thêm nhân, vật lực cho Điện Biên Phủ. Ngoài 285 tỷ Franc Pháp cung cấp vào năm 1953, riêng kế hoạch của tướng Navarre được Mỹ viện trợ thêm 385 triệu USD.

Đội quân tham chiến ở Điện Biên Phủ gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105 mm (24 khẩu), 2 tiểu đoàn súng cối 120 mm (20 khẩu), một đại đội trọng pháo 155 mm (4 khẩu), một tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng (10 chiếc), một đại đội xe vận tải (khoảng 200 xe), một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Tổng số quân lúc đầu hơn 11.800, sau được bổ sung lên 16.200, chủ yếu là lính dù và Âu – Phi.

Các phương tiện trang bị cho quân viễn chinh ở Điện Biên Phủ đều thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ. Như pháo binh cỡ nòng 155 mm là loại lớn nhất của lực lượng pháo binh tại Đông Dương, có thể bắn đầu đạn 43 kg ở tầm xa tối đa 15 km. Tập đoàn được trang bị không quân riêng với máy bay Morane 500 cỡ nhỏ làm nhiệm vụ thám thính, tiêm kích F8F Bearcat, máy bay ném bom B26.

Sau chuyến thăm Điện Biên Phủ, phóng viên Robert Guillain viết trên tờ LeMonde của Pháp tháng 2/1954: “Đó là loại bẫy khổng lồ và phức tạp, đầy rẫy cao điểm, chi chít công sự, được gài mìn, đào hào, chia ô, cày nát trên hàng kilomet vuông và có lượng người ở đông hơn tổ kiến… Không gì có thể mọc lên trên bề mặt, ngoại trừ tiêu bản kim loại: dây thép gai”.

Về phía Việt Nam, Bộ Chính trị họp, đánh giá Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng bị cô lập, mọi tiếp tế phải dựa vào hàng không. Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bộ Tư lệnh chiến dịch được thành lập, do đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, ông Lê Liêm là Chủ nhiệm Chính trị. Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị bộ đội chủ lực mở 5 đòn tiến công trên các mặt trận Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào.

“Những quả đấm buộc địch phân tán khối chủ lực cơ động chiến lược ra khắp các hướng chiến trường”, tướng Nhiên giải thích.

Việt Minh đã huy động các đại đoàn 308, 312, 316, 304, trung đoàn 57. Về pháo, Đại đoàn Công pháo 351 có hai tiểu đoàn pháo 105 mm với 24 khẩu; Trung đoàn Sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75 mm với 15 khẩu; Trung đoàn Pháo phòng không 367 có 24 khẩu 37 mm và 2 đại đội súng máy phòng không với 24 khẩu, cỡ nòng 12,7 mm.

Tổng số quân chủ lực của Việt Minh khoảng 40.000, nếu tính cả tuyến hai là 55.000. Lực lượng phục vụ chiến dịch gồm 628 ôtô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu, thuyền, lừa, ngựa.

Đánh giá về tương quan lực lượng, thiếu tướng Lưu Quang Vụ, Phó cục trưởng Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, nhìn nhận quân Pháp chiếm ưu thế tuyệt đối về phương tiện chiến đấu, đặc biệt là xe tăng và máy bay. Bộ đội Việt Nam có ưu thế về bộ binh. Lực lượng pháo binh hai bên tương đương.

Bộ Chính trị tổ chức họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Pháp tự tin “bắt tướng Giáp bại trận”

Quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự hiện đại và tận dụng lợi thế địa hình, Bộ Chỉ huy Pháp coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương, “pháo đài không thể công phá”, “con nhím khổng lồ” giữa núi rừng Tây Bắc. Pháp tự tin chặn mọi sự tiếp tế của bên ngoài cho Việt Minh, cuối cùng đánh bại quân chủ lực, làm bàn đạp tiêu diệt đầu não kháng chiến của Việt Minh ở Điện Biên Phủ.

Tướng Navarre dự đoán Việt Minh không thể mở đường lên Điện Biên Phủ bằng sức lao động thủ công, không thể đưa pháo vào trận địa do đường sá xa xôi, thiếu phương tiện cơ giới. Bộ đội chủ lực Việt Nam không thể nào tiếp cận được các trung tâm đề kháng của tập đoàn cứ điểm mà không bị thương vong và không thể nào đánh liên tục cả ngày lẫn đêm kéo dài hàng tháng.

“Họ sẽ không thể duy trì được sức chiến đấu. Mùa mưa tới vận tải khó, đời sống chiến hào sẽ thiếu thốn, sẽ xảy ra nạn dịch, lúc đó không đánh cũng thua”, tướng Navarre viết trong hồi ký.

Charles Piroth, Chỉ huy pháo binh trong trận Điện Biên Phủ, bày tỏ tự tin về số trọng pháo: “Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa pháo đến tận đây. Nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay… và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi”.

Ngày 2/1/1954, trả lời phỏng vấn hãng tin AP của Mỹ, tướng René Cogny, Chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc, cũng khẳng định: “Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần. Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải bại trận”.

Sơn Hà

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ Kỷ yếu hội thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ – Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại” ngày 20/3/2024; Kỷ yếu tọa đàm “Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ – Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay” ngày 25/3/2024; Sách Đường tới Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Sách Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ của Jean Pouget và sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1975 của Ivan Cadeau.

]]>
Điện Biên kỷ niệm trọng thể 62 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-ky-niem-trong-the-62-nam-chien-thang-dien-bien-phu/ https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-ky-niem-trong-the-62-nam-chien-thang-dien-bien-phu/#respond Sat, 07 May 2016 05:35:59 +0000 http://baovietduc.de/?p=7958 Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 62 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

ttxvn_DBP160507

Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, đại biểu lão thành cách mạng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn đã điểm lại những dấu mốc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài suốt 56 ngày đêm, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; tưởng nhớ và biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng tư lệnh Quân đội, trực tiếp là Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

24_77670

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, của quân và dân ta.

Trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đồng thời phải công nhận độc lập của Lào, Campuchia, rút quân khỏi 3 nước Đông Dương.

Một nửa nước Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, mở ra thời kỳ cách mạng mới, xây dựng miền Bắc trong hòa bình, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn, vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội; của đường lối kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, biết đánh và biết thắng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân và dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, cũng là chiến thắng chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới, cổ vũ và góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.

 

Tỉnh Điện Biên sau 62 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực.

Kinh tế duy trì tăng trưởng khá, bình quân 5 năm 2010-2015 đạt 9,11%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 23,6 triệu VNĐ, gấp 1,89 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được đầu tư; bộ mặt đô thị và nhiều vùng dân cư nông thôn thay đổi đáng kể; các mặt văn hóa-xã hội chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cải thiện rõ nét.

Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn, năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng được nâng lên; đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự trưởng thành về mọi mặt.

Chính trị ổn định; khối đoàn kết các dân tộc được tăng cường; quốc phòng-an ninh đảm bảo; quan hệ đối ngoại mở rộng. Những thành tựu đó tạo ra những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh những năm sắp tới.

Kỷ niệm 62 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trong không khí Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đang quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh; phát huy truyền thống và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nêu cao ý chí, đồng tâm, hiệp lực, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, phấn đấu xây dựng Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Nhân dịp này, tỉnh Điện Biên tổ chức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên trong công tác di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng trao Bằng chứng nhận và gắn Huân chương Lao động hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Trước khi tham dự lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Trung ương, tỉnh Điện Biên đã tới đặt hoa, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt s​ỹ A1, tưởng nhớ anh linh các Anh hùng liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân./.

Theo Vietnam+

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-ky-niem-trong-the-62-nam-chien-thang-dien-bien-phu/feed/ 0
Điện Biên Phủ 7/5/1954: Những bức ảnh “chấn động địa cầu” https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-phu-751954-nhung-buc-anh-chan-dong-dia-cau/ https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-phu-751954-nhung-buc-anh-chan-dong-dia-cau/#respond Fri, 06 May 2016 03:49:17 +0000 http://baovietduc.de/?p=7836 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954 đã thực sự trở thành biểu tượng cho các dân tộc thuộc địa bị thực dân áp bức vùng lên giành độc lập.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho nhiều phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa tiến lên giành thắng lợi cuối cùng

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 1

Bộ đội Việt Nam tấn công những cứ điểm của Pháp tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 4/1954.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo đen) cùng các tướng lĩnh quân đội Việt Nam hoạch định kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ tháng 3/1954. Đợt tấn công đầu tiên của bộ đội Việt Nam nhắm vào các điểm chốt Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo của quân đội thực dân Pháp diễn ra từ ngày 13/3 đến 17/3.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 3

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 4

Xe tăng Pháp quần thảo trên cánh đồng Mường Thanh

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 5

Quân Pháp đồn trú trong cứ điểm Điện Biên

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 6

Pháp huy động hàng trăm lượt máy bay chở quân và nhu yếu phẩm thả dù tiếp tế cho cứ điểm Điện Biên Phủ

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 7

Tướng De Castries trong hầm chỉ huy tại cứ điểm Điện Biên Phủ

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 8

Quân Pháp nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 9

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 10

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 11

Quân đội Pháp sử dụng nhiều trang bị không quân hiện đại phục vụ vận chuyển hậu cần, tải thương cho quân đồn trú tại cứ điểm Điện Biên Phủ.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 12

Một máy bay Pháp bị pháo phòng không của bộ đội Việt Nam bắn rơi trước sự bất ngờ của quân đội Pháp. Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào các cứ điểm phía đông. Đây là đợt giao tranh quyết liệt nhất giữa 2 bên.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 13

Quân dân Việt Nam kéo pháo vượt núi tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 14

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 15

Pháo cao xạ bộ đội Việt Nam ngắm bắn máy bay Pháp tiếp tế cho cứ điểm Điện Biên Phủ

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 16

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 17

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 18

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng và động viên lực lượng phòng không sau một chiến thắng vào ngày 1/5/1954. Ngày 6/5 cứ điểm Đồi A1 do quân Pháp đóng giữ thất thủ trước sức tấn công kiên cường của bộ đội Việt Nam.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 19

Đoàn xe đạp thồ huyền thoại vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược…phục vụ bộ đội Việt Nam bám trụ tấn công cứ điểm. Các số liệu cho rằng, có đến hơn 260 nghìn người được huy động tham gia đội quân hậu cần này

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 20

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 21

Kết quả chung cuộc thất bại của quân viễn chinh thực dân Pháp trước sức chiến đấu kiên cường của quân dân Việt Nam.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 22

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 23

Tướng 1 sao De Castries, chỉ huy lực lượng Pháp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và các sĩ quan cao cấp người Pháp ra đầu hàng quân đội Việt Nam vào ngày 7/5/1954. Tướng De Castries (Đờ-cát) sinh năm 1902 tại Paris (Pháp) với cái tên rất dài là Chistian Mari Fecdinand DelaCroix De Castries trong một dòng họ quí tộc đã từng có 1 trung tướng, 7 thiếu tướng, 1 đô đốc hải quân và 4 thống đốc. Tướng De Castries sang Đông Dương năm 1946, ban đầu làm chỉ huy trưởng binh đoàn lê dương cơ động Morocco, tác chiến ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ và nhanh chóng nổi tiếng vì xông xáo trận mạc.

Dien Bien Phu 7/5/1954: Nhung buc anh "chan dong dia cau" - Anh 24

17h30 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam đánh tan cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng này là điểm tựa cho Hội nghị Geneva ngày 8/5/1954 bàn về vấn đề độc lập cho Đông Dương. Thực dân Pháp từ chỗ nắm quyền thiết lập chế độ cai trị đã phải công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

Hướng Minh (tổng hợp)

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/dien-bien-phu-751954-nhung-buc-anh-chan-dong-dia-cau/feed/ 0