G7 – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Mon, 11 Jun 2018 12:15:25 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Thủ tướng dự G7 mở rộng và 3 điểm nhấn chiến lược https://baovietduc.de/2018/06/thu-tuong-du-g7-mo-rong-va-3-diem-nhan-chien-luoc/ Mon, 11 Jun 2018 12:15:25 +0000 http://baovietduc.de/?p=44945 BVD – Việt Nam liên tiếp góp mặt tại những diễn đàn quan trọng trên thế giới, thúc đẩy hợp tác quốc tế và tìm giải pháp cho những mối quan tâm của đất nước và khu vực. 

Nhận lời mời của Thủ tướng Justin Trudeau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng và thăm Canada từ ngày 8-10/6.

Trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Thủ tướng được kỳ vọng sẽ đạt dấu mốc mới, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ giữa hai nước trong tương lai.

Trong khi đó, sự tham dự của Việt Nam tại G7 diễn ra không lâu sau khi Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 mở rộng tháng 7/2017, cũng như thành công của APEC 2017 với Việt Nam là nước chủ nhà, là minh chứng cho thấy vị thế của Việt Nam đang ngày càng được công nhận trên trường quốc tế.

Tại G7 mở rộng, Thủ tướng đã có bài phát biểu nhận được sự hoan nghênh và đánh giá cao từ các nhà lãnh đạo quốc tế, vì các sáng kiến được nêu ra.

Các nước G7 nhóm họp tại Canada trong hai ngày 8-9/6 giữa lúc Mỹ và 6 thành viên còn lại căng thẳng vì Washington áp đặt thuế nhập khẩu nhôm, thép.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 3

Giới thiệu cho bạn bè và đối tác quốc tế về tiềm năng đầu tư to lớn tại Việt Nam là một trong những thông điệp chủ đạo trong 3 ngày làm việc bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Canada.

Trước khi chuyến công du chính thức bắt đầu, trả lời hãng tin Reuters, Thủ tướng đã nhấn mạnh về triển vọng phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch tại Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vào tháng 6/2017, tiềm năng kỹ thuật điện gió của Việt Nam là khoảng 215.000 MW, điện mặt trời khoảng 340.000 MW.

“Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi về đất đai, thuế, giá, bảo lãnh, khuyến khích hợp tác công – tư (PPP) nhằm thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, trong đó có cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời”, Thủ tướng cho biết.

“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác và tạo thuận lợi cho tất cả các đối tác và tin tưởng rằng với tiềm lực về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư của các nước G7 sẽ có nhiều cơ hội để trở thành những nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, Thủ tướng nói thêm.

Thủ tướng cũng đề cập đến triển vọng hợp tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ trong khai thác tài nguyên đất hiếm của Việt Nam, có trữ lượng gần 20 triệu tấn. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc hợp tác cần hướng đến mục tiêu tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 4

Thông điệp Việt Nam là một môi trường thân thiện và nhiều tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài được nêu rõ tại nhiều hoạt động của Thủ tướng tại Canada. Trong chuyến thăm ngày 8/6 tại Đại học Laval, trường đại học lâu đời nhất ở Canada và dự buổi trình diễn “Công nghệ thông minh cho tương lai” tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cùng với sự phát triển năng động của thế giới đang đặt trọng tâm vào việc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng tin tưởng rằng, trên cơ sở mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Canada đang phát triển tốt đẹp, Đại học Laval và các tổ chức nghiên cứu của Canada sẽ có nhiều hoạt động hợp tác cụ thể hơn nữa với Việt Nam trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Canada chiều 8/6 đã được tổ chức tại khách sạn Hilton ở trung tâm thành phố Quebec. Khán phòng chật kín từ sớm, với các đại diện đến từ 40 doanh nghiệp hàng đầu Canada và nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, ngân hàng, bất động sản, nông nghiệp. Tọa đàm có sự hiện diện của ngài Thị trưởng Quebec, ngài Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Canada Vincent Joli-Coeur.

Tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi mở các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Canada, tham gia mua cổ phần trở thành đối tác, cổ đông chiến lược trong tiến trình tái cơ cấu các ngành kinh tế, cổ phần hóa các tập đoàn DNNN tại Việt Nam. Canada và Việt Nam tháng 3/2018 đã tham gia ký và đang tiến hành phê chuẩn Hiệp định CPTPP, khối kinh tế tự do của 11 quốc gia có quy mô 13% GDP toàn cầu. Với nền tảng này, Thủ tướng nhận định nền kinh tế hai nước có tiềm năng lớn và có tính bổ trợ cao cho nhau hơn là cạnh tranh.

“Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn mở rộng cửa chào đón các bạn và tạo điều kiện cho các bạn thành công”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời chào các nhà đầu tư Canada và cử tọa trong khán phòng đã dành tràng pháo tay kéo dài hưởng ứng.

Không chỉ thu hẹp trong khuôn khổ gặp gỡ các doanh nghiệp, những cam kết thúc đẩy hợp tác và đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong nhiều cuộc gặp cấp cao của Thủ tướng với các quan chức lãnh đạo tại Canada, lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 5

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 6

Chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc thắt chặt những liên kết chiến lược song phương và đa phương. Thủ tướng liên tiếp có các cuộc gặp cấp cao trong và ngoài khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.

Trong cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Kinh tế Phát triển (OECD) tại Quebec chiều ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định quyết tâm cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và đề nghị OECD tiếp tục hỗ trợ, tư vấn chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong những lĩnh vực then chốt nhằm giúp Việt Nam xây dựng và triển khai hiệu quả các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đáp lại, Tổng Thư ký OECD cũng cam kết sẽ hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ hơn, giúp Việt Nam nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với hầu hết lãnh đạo các nước G7, tổ chức quốc tế.

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng và người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe, 2 nhà lãnh đạo nhất trí hai nước cần tập trung nỗ lực sớm phê chuẩn và đi vào triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm mang lại lợi ích cho hai quốc gia và cả khu vực. Còn tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hiệu quả của các cơ chế hợp tác, thúc đẩy đối thoại về các vấn đề chiến lược, an ninh – quốc phòng, phối hợp triển khai các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa hai nước. Hiện Pháp là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu.

Thủ tướng đã gửi lời mời thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam vào tháng 9/2018 và mong chờ chuyến thăm chính thức của tổng thống Pháp trong năm 2019. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có các cuộc tiếp xúc song phương với người đồng cấp Italia Giuseppe Conte và Tổng thống Argentina Mauricio Macri. Các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ, duy trì và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác và đối thoại giữa các bên, thúc đẩy đầu tư và hợp tác kinh tế.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam trân trọng những tư vấn của các tổ chức quốc tế đối với việc điều hành chính sách tại Việt Nam, cam kết thúc đẩy những hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế.

Đặc biệt, chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng mạnh trong những năm qua với năm 2017 đạt gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số khá khiêm tốn so với tiềm năng hai nước. Canada hiện đứng thứ 14/112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 149 dự án trị giá 4,1 tỷ USD, theo Bộ Ngoại giao.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 7

Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang theo nhiều kỳ vọng đạt được cột mốc mới trong quan hệ song phương Việt Nam – Canada. Trước thềm cuộc hội đàm với người đồng cấp Justin Trudeau, Thủ tướng đã gặp và làm việc với nhiều lãnh đạo và chính khách lớn của Canada như Toàn quyền Julie Payette, cựu Thủ tướng Jeans Chretien và Thủ hiến bang Quebec Phillippe Couilard.

Tại cuộc hội đàm cấp cao ngày 10/6 cùng Thủ tướng Trudeau, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp thúc đẩy quan hệ Đối tác Toàn diện theo hướng ngày càng thực chất, hiệu quả trên hàng loạt lĩnh vực từ quan hệ chính trị-ngoại giao, thương mại, đầu tư đến quốc phòng an ninh, giáo dục, đào tạo… Việt Nam ủng hộ Canada tăng cường phát triển quan hệ với ASEAN, tổ chức giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, đồng thời hoan nghênh việc Canada đẩy mạnh quan hệ gắn kết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vấn đề Biển Đông cũng được đề cập nhiều lần trong các cuộc làm việc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các lãnh đạo Canada. Các lãnh đạo 2 nước nhất trí ủng hộ bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nỗ lực sớm hoàn tất COC thực chất.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 8

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 9

Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 9/6, với chủ đề “Đại dương – không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia ven biển”, Thủ tướng nhấn mạnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng là một thách thức đe dọa sự tồn vong của nhân loại, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất.

Việt Nam khẳng định chung tay hành động cùng cộng đồng quốc tế để đưa Thỏa thuận COP 21 Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu sớm trở thành hiện thực. Thủ tướng trân trọng đề nghị các nước G7 xem xét, thành lập một Diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển ứng phó với biển đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái biển để tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn lực. Thủ tướng cũng đề nghị G7 thúc đẩy hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa với sự chung tay hành động ngay từ bây giờ.

Nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đặc biệt hoan nghênh các sáng kiến đặt ra trong bài phát biểu của Thủ tướng. Trong cuộc gặp ngày 10/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.

Liên tiếp góp mặt tại các diễn đàn quốc tế quan trọng của thế giới, Việt Nam đang tiếp tục thể hiện tinh thần trách nhiệm và chủ động trong các vấn đề toàn cầu. Khi lần đầu tiên tham dự hội nghị của nhóm G20 tại Hamburg, Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa đến trường quốc tế một hình ảnh Việt Nam tự tin, hiếu khách và thân thiện. Là nhà lãnh đạo hiếm hoi phát biểu hai lần tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc đẩy kết nối G20 với hội nghị APEC diễn ra vào tháng 11 sau đó tại Đà Nẵng.

Trong Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Việt Nam với cương vị là nước chủ nhà đã tổ chức thành công sự kiện quốc tế giữa bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy mạnh mẽ. Hội nghị Lãnh đạo APEC thông qua được Tuyên bố Đà Nẵng, văn bản quan trọng nhất của Năm APEC. Trong số 4 ưu tiên do Việt Nam đề xuất cho Năm APEC 2017, 3 ưu tiên đã được đưa vào chương trình hành động trong Tuyên bố Đà Nẵng. Đó là các ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp; và tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nối tiếp những thành công đáng kể trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam tháng 9 này sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) ASEAN. Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Canada, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời mời đến lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế như OECD, WB, IMF và Liên Hợp Quốc đến Việt nam tham dự diễn đàn quan trọng này.

Thu tuong du G7 mo rong va 3 diem nhan chien luoc hinh anh 10
(Zing)
]]>
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị G7 mở rộng https://baovietduc.de/2018/06/hoat-dong-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tai-hoi-nghi-g7-mo-rong/ Mon, 11 Jun 2018 03:36:55 +0000 http://baovietduc.de/?p=44907 BVD – Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất sáng kiến bảo vệ môi trường sinh thái biển, đại dương.

 

(tapchitaichinh)

]]>
Tuyên bố chung G7 nói gì khiến ông Trump bất ngờ ‘xé bỏ’? https://baovietduc.de/2018/06/tuyen-bo-chung-g7-noi-gi-khien-ong-trump-bat-ngo-xe-bo/ Sun, 10 Jun 2018 03:25:44 +0000 http://baovietduc.de/?p=44815 BVD – Tuyên bố chung dài 8 trang nói G7 sẽ tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ, điều vốn đã gây chia rẽ Mỹ và các đồng minh trong nhóm từ khi ông Trump nhậm chức.

Lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã ra tuyên bố chung hôm 9/6, cam kết sẽ đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ và xóa bỏ rào cản thương mại, khép lại hội nghị thượng đỉnh diễn ra đầy khó khăn vì Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu với các đồng minh.

Trong một diễn biến bất ngờ, từ trên chuyên cơ Air Force One đang bay đến Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rút khỏi tuyên bố chung của G7 vì những phát biểu “sai trái” của Thủ tướng Canada Trudeau trong một cuộc họp báo sau hội nghị.

Tranh luận nảy lửa

Theo AFP, sau 2 ngày nhóm họp với những tranh luận nảy lửa giữa Mỹ với nước chủ nhà Canada cũng như châu Âu, G7 đã đi đến tuyên bố chung được cho là nỗ lực nhằm che đậy sự bất đồng giữa các thành viên.

Tuy nhiên, nỗ lực “trông có vẻ giống sự đoàn kết” đã thất bại khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau xác nhận ông sẽ tiếp tục với kế hoạch áp đặt thuế quan với Mỹ, phản ứng quyết định của Washington với các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu từ Canada.

Tuyen bo chung G7 noi gi khien ong Trump bat ngo 'xe bo'? hinh anh 1
Lãnh đạo các nước G7 nhóm họp trong 2 ngày 8-9/6 tại Canada. Ảnh: AP.

Tuyên bố chung 8 trang cũng chứa đựng những cam kết đảm bảo rằng “Iran sẽ không bao giờ có thể phát triển hay có được vũ khí hạt nhân” cũng như yêu cầu Nga chấm dứt việc làm suy yếu các nền dân chủ phương Tây.

G7 đã không đạt được sự đồng thuận trong vấn đề biến đổi khí hậu, sau khi Tổng thống Trump quyết định rút Washington khỏi Hiệp định Paris vào năm ngoái, việc vốn khoét sâu thêm sự chia rẽ giữa nước đứng đầu G7 và 6 thành viên còn lại.

Trong hội nghị, ông Trump bị cáo buộc tìm cách làm suy yếu trật tự quốc tế “dựa trên luật lệ”, nhưng tuyên bố chung bắt đầu bằng việc nhấn mạnh “vai trò tối quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ” cũng như cam kết “tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ”.

Tuy nhiên, G7 cũng cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), thiết chế vốn bị tổng thống Mỹ cáo buộc là “thảm họa” cho đất nước.

“Chúng tôi cam kết hiện đại hóa WTO sớm nhất có thể để tổ chức này công bằng hơn. Chúng tôi sẽ nỗ lực giảm thiểu hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và trợ cấp”, tuyên bố chung nêu.

Tuyen bo chung G7 noi gi khien ong Trump bat ngo 'xe bo'? hinh anh 2
Tuyên bố chung nhấn mạnh G7 tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ. Ảnh: AP.

Không thể thống nhất

Phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Trudeau thừa nhận các nhà lãnh đạo những khác biệt lớn với ông Trump.

“Những gì chúng tôi làm cuối tuần này là cùng nhau ngồi lại, xắn tay áo lên và tìm ra ngôn ngữ chung mà tất cả chúng tôi có thể cùng nhất trí”, ông Trudeau nói. “Rõ ràng, tổng thống (Mỹ) sẽ tiếp tục nói những gì ông đang nói”.

Thủ tướng Canada một lần nữa lên án quyết định của Trump về việc áp đặt thuế nhập khẩu nhôm, thép vào Mỹ với lý do an ninh quốc gia. Ông cho rằng hành động này là sự “xúc phạm” với các cựu binh Canada từng tham chiến với các binh sĩ Mỹ.

Ông Trudeau cũng cho hay ông đã nói với tổng thống Mỹ rằng “dù hối tiếc, nhưng hoàn toàn rõ ràng và chắn chắn rằng chúng tôi sẽ tiếp tục kế hoạch trả đũa vào ngày 1/7, áp đặt thuế quan tương tự thứ mà Mỹ đã áp đặt bất công với chúng tôi”.

Tuyen bo chung G7 noi gi khien ong Trump bat ngo 'xe bo'? hinh anh 3
Tổng thống Trump và Thủ tướng Trudeau tại hội nghị. Ảnh: Canadian Press.

Ông Trump đã rời hội nghị sớm để lên đường đến Singapore cho cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 12/6.

Trong một tweet được đăng tải ngay sau khi rời Canada, tổng thống Mỹ nói ông sẽ không nhượng bộ trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào về thương mại.

“Mỹ sẽ không cho phép các nước khác áp đặt thuế quan và rào cản thương mại lên nông dân, công nhân và các công ty của mình, dù họ đưa sản phẩm của họ vào đất nước chúng ta mà không phải chịu thuế”, ông nói.

“Chúng ta đã chịu đựng sự bóc lột về thương mại nhiều thập kỷ rồi, và chứng đó là quá đủ”.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 khai mạc trong bất đồng và chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và phần còn lại do chính sách bảo hộ thương mại gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump.
(Zing)
]]>
Vị thế của Việt Nam được ghi nhận tại hội nghị G7 mở rộng https://baovietduc.de/2016/05/vi-the-cua-viet-nam-duoc-ghi-nhan-tai-hoi-nghi-g7-mo-rong/ https://baovietduc.de/2016/05/vi-the-cua-viet-nam-duoc-ghi-nhan-tai-hoi-nghi-g7-mo-rong/#respond Tue, 31 May 2016 05:29:11 +0000 http://baovietduc.de/?p=9292

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhiều lần khẳng định 10 năm qua, “Việt Nam đã không ngừng nâng cao được vị thế trong cộng đồng quốc tế”.

vi-the-cua-viet-nam-duoc-ghi-nhan-tai-hoi-nghi-g7-mo-rong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ ba từ trái sang) tại hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại đây.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Hội nghị thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng là diễn đàn giúp các nước phát triển hàng đầu tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất quan điểm, lập trường về những vấn đề quốc tế và khu vực.

Chuyến thăm Nhật Bản lần này là chuyến đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tham dự hội nghị G7 mở rộng với tư cách khách mời.

“Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, thể hiện sự ghi nhận của Nhật Bản và các nước G7 đối với vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trong bức thư mời Thủ tướng Việt Nam tham dự cũng như trong các phát biểu tại hội nghị, các cuộc hội đàm hay gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhiều lần khẳng định 10 năm qua, “Việt Nam đã không ngừng nâng cao được vị thế trong cộng đồng quốc tế”.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao, việc Nhật Bản và các nước G7 lần đầu tiên mời Việt Nam dự hội nghị G7 mở rộng thể hiện sự tin cậy, đánh giá cao vị thế, vai trò và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và quốc tế.

Hội nghị không chỉ là dịp để Việt Nam giới thiệu đường lối đối ngoại, hình ảnh đất nước, kêu gọi sự hỗ trợ và thu hút đầu tư nước ngoài mà còn là cơ hội thể hiện tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung của khu vực và quốc tế.

Sau chuyến công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nhật Bản và Việt Nam đã thống nhất duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, tăng cường gặp gỡ, trao đổi bên lề các hội nghị quốc tế… nhằm nâng cao hơn nữa sự tin cậy chính trị giữa hai quốc gia.

Đôi bên đồng thời nhất trí hợp tác chặt chẽ, cùng trao đổi để thống nhất các biện pháp thúc đẩy hơn nữa việc kết nối hai nền kinh tế thông qua hợp tác đầu tư, thương mại, ODA…

Nhật Bản và Việt Nam cũng đạt nhiều kết quả trong việc hợp tác ứng phó với vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn. Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khoản viện trợ khẩn cấp không hoàn lại trị giá khoảng 2,57 triệu USD để ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra trầm trọng tại Việt Nam và khẳng định Nhật Bản sẽ cùng Việt Nam nghiên cứu các giải pháp lâu dài và hỗ trợ ODA cho Việt Nam để ứng phó với tình trạng trên.

Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, y tế và giao lưu nhân dân.

Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông, nhất trí về lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như đã được các nước ủng hộ tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 và G7 mở rộng.

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/vi-the-cua-viet-nam-duoc-ghi-nhan-tai-hoi-nghi-g7-mo-rong/feed/ 0
Thủ tướng: Hành động quân sự hóa trên Biển Đông thách thức cả thế giới https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-hanh-dong-quan-su-hoa-tren-bien-dong-thach-thuc-ca-the-gioi/ https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-hanh-dong-quan-su-hoa-tren-bien-dong-thach-thuc-ca-the-gioi/#respond Sat, 28 May 2016 03:01:10 +0000 http://baovietduc.de/?p=9183 Ngày 27/5, tại Ise Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại phiên họp thứ nhất Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng. Thủ tướng đề cập tới những thách thức ngày càng lớn với cộng đồng quốc tế từ hành động bồi lấn, quân sự hóa trên Biển Đông.
Trong bài phát biểu tại Phiên họp thứ nhất diễn ra ngày 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập chiến lược phát triển bền vững, vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh trên Biển Đông. khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới.
Trong bài phát biểu tại Phiên họp thứ nhất diễn ra ngày 27/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập chiến lược phát triển bền vững, vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh trên Biển Đông. khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới.

Thủ tướng đánh giá cao những chủ đề ưu tiên đặt ra trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng định G7 lần này như về phát triển bền vững, hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng cũng như cả thế giới nói chung.

Thủ tướng khẳng định, phát triển bền vững trên cơ sở hội nhập khu vực và quốc tế hiệu quả là định hướng chiến lược phát triển của Việt Nam. Theo đó, thời gian tới, Việt Nam chọn đột phá về cơ sở hạ tầng là một trong ba trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Việt Nam cũng đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản về Đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở Châu Á và sáng kiến Kết nối Mê Công-Nhật Bản; hoan nghênh sự hỗ trợ của các nước G7 khác, trong đó có Mỹ và Nhóm Những người bạn của Hạ nguồn Mê Công (FLM) cho sự phát triển bền vững của lưu vực Mê Công với sáng kiến mới về Chương trình cơ sở hạ tầng bền vững (SIP).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Thủ tướng Đức A.Merkel bên lề phiên họp thứ nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Thủ tướng Đức A.Merkel bên lề phiên họp thứ nhất.

“Việt Nam khẳng định lại cam kết chung tay hành động thực hiện thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại COP-21 Paris vừa qua, khi biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ rất nhanh chóng” – Thủ tướng nhấn mạnh và bày tỏ mong muốn các nước G7 và các tổ chức đa phương tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam và các nước Mê Kông tăng cường hợp tác quản lý và bảo vệ nguồn nước, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và chống hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long – hạ lưu sông Mê Kông.

Thủ tướng phân tích, Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng hòa bình và phát triển của mình gắn chặt với hòa bình và thịnh vượng chung của thế giới. Đóng góp giải quyết các thách thức chung của khu vực và thế giới là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào.

Thủ tướng hoan nghênh những sáng kiến mới của Nhật Bản trong các lĩnh vực quan trọng như bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển ở Trung Đông, chăm sóc y tế, bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ, cũng như những nỗ lực của Nhật Bản hỗ trợ Châu Phi trong đó có khuôn khổ TICAD.

Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng chụp ảnh lưu nghiệm tại Ise Shima.
Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng chụp ảnh lưu nghiệm tại Ise Shima.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, sự phồn vinh và phát triển bền vững ở Việt Nam, châu Á và trên thế giới chỉ có thể được bảo đảm nếu có một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định. Thế giới đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh của khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

“Các hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế và thỏa thuận khu vực, như bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn, làm thay đổi nguyên trạng và tăng cường quân sự hóa đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Tình hình đó đòi hỏi các quốc gia liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC), tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC)” – Thủ tướng kêu gọi.

Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam hoan nghênh các nước G7 đã có tiếng nói mạnh mẽ, ủng hộ các nỗ lực bảo đảm an ninh, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thỏa thuận khu vực và mong muốn các nước G7 và cộng đồng quốc tế tiếp tục đóng góp có trách nhiệm vào củng cố môi trường hòa bình và ổn định ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới.

Phiên họp thứ nhất Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra sáng 27/5.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức tại Ise-Shima, tỉnh Mie, Nhật Bản, với sự tham gia của lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Canada và Italy), Liên minh châu Âu và các khách mời, gồm: Lãnh đạo Việt Nam, Indonesia, Lào, Bangladesh, Sri Lanka, Papua New Guinea và một số tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, WB, IMF, OECD, ADB.

Hội nghị này bao gồm hai phiên, tập trung thảo luận về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, an ninh khu vực, thúc đẩy quyền phụ nữ, y tế, tăng cường hợp tác triển khai Chương trình nghị sự phát triển 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và hợp tác với châu Phi.

P.Thảo

Theo Dân Trí

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-hanh-dong-quan-su-hoa-tren-bien-dong-thach-thuc-ca-the-gioi/feed/ 0
Lãnh đạo G7 nhất trí cần ‘thông điệp mạnh’ về biển Đông https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-g7-nhat-tri-can-thong-diep-manh-ve-bien-dong/ https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-g7-nhat-tri-can-thong-diep-manh-ve-bien-dong/#respond Fri, 27 May 2016 16:28:14 +0000 http://baovietduc.de/?p=9168 ác nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 26/5 đã nhất trí cấn phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền trên biển ở Tây Thái Bình Dương, theo Reuters.

Lanh dao G7 nhat tri can 'thong diep manh' ve bien Dong - Anh 1

Lãnh đạo G7 nhất trí cần “thông điệp mạnh” về biển Đông

Tình hình khu vực biển Đông và Hoa Đông đang trở nên căng thẳng bởi tình trạng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, quốc gia đang trở nên hung hăng hơn, với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

Reuters cho hay, thỏa thuận giữa các lãnh đạo G7 tại hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra ở Ise-shima, Nhật Bản đã vấp phải phản ứng mạnh từ phía Bắc Kinh.

Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Seko Hiroshige nói với báo chí sau phiên họp về các vấn đề chính sách đối ngoại:

“Thủ tướng Shinzo Abe đã chủ trì cuộc thảo luận về tình hình hiện nay ở biển Đông và biển Hoa Đông. Các lãnh đạo G7 khác nói rằng nhóm cần phải đưa ra một tín hiệu rõ ràng.”

Trước đó, tại cuộc họp báo tối thứ Tư, 25/5, Thủ tướng Nhật Bản nói rằng Tokyo hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.

Đồng thời, ông Abe tái khẳng định Nhật phản đối những hành động làm thay đổi hiện trạng (trên biển) bằng vũ lực và kêu gọi (Bắc Kinh) tôn trọng các quy định của luật pháp quốc tế.

Những nguyên tắc trên dự kiến được đề cập trong bản tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh.

Theo Reuters, Mỹ cũng nêu mối quan ngại gia tăng về hành động của Bắc Kinh trong khu vực.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng vấn đề biển Đông “không liên quan gì” đến G7 cùng các thành viên của nhóm này.

Bà Hoa chỉ trích: “Trung Quốc phản đối các quốc gia đơn lẻ xuyên tạc tình hình biển Đông để mưu lợi riêng.”

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói tại cuộc họp báo hôm 25 với ông Shinzo Abe rằng Mỹ kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình.

Ông Obama cũng khẳng định Washington chỉ quan tâm đến vấn đề tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

theo Thế giới trẻ 

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-g7-nhat-tri-can-thong-diep-manh-ve-bien-dong/feed/ 0
Lãnh đạo các nước G7 nhất trí gửi thông điệp mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-cac-nuoc-g7-nhat-tri-gui-thong-diep-manh-me-ve-van-de-bien-dong/ https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-cac-nuoc-g7-nhat-tri-gui-thong-diep-manh-me-ve-van-de-bien-dong/#respond Fri, 27 May 2016 05:08:46 +0000 http://baovietduc.de/?p=9147 Các nhà lãnh đạo G7 hôm nay 26/5 đã nhất trí về việc cần gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về tranh chấp hàng hải ở tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang có những động thái ngày càng hung hăng nhằm theo đuổi những yêu sách của nước này trên biển.
 >> Nhật Bản huy động 100.000 cảnh sát đảm bảo an ninh thượng đỉnh G7
 >> Thủ tướng bắt đầu thăm Nhật Bản, dự Hội nghị G7 mở rộng
 >> Lãnh đạo G7 thăm ngôi đền thiêng nhất ở Nhật Bản
Các lãnh đạo G7 trong ngày đầu của hội nghị thượng đỉnh (Ảnh: AFP)
Các lãnh đạo G7 trong ngày đầu của hội nghị thượng đỉnh (Ảnh: AFP)

“Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dẫn dắt cuộc thảo luận về tình hình hiện nay trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Các nhà lãnh đạo G7 khác cho rằng đã đến lúc G7 cần phát đi một tín hiệu rõ ràng”, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hiroshige Seko đã chia sẻ với báo giới sau phiên họp của các nhà lãnh đạo G7 về chính sách đối ngoại hôm nay 26/5.

Trong cuộc họp báo chung giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Mỹ Obama hôm qua 25/5, lãnh đạo hai nước cũng bày tỏ quan điểm thống nhất và dứt khoát về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cần phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời không được thông qua sự hăm dọa hoặc đơn phương làm thay đổi hiện trạng. Ông Abe cũng nhấn mạnh việc Washington và Tokyo cùng hoan nghênh một Trung Quốc phát triển hòa bình. Trong khi đó, Tổng thống Obama kêu gọi Trung Quốc giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình, đồng thời nhấn mạnh rằng Mỹ chỉ quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố tại Bắc Kinh rằng vấn đề Biển Đông “không liên quan gì” tới G7 hoặc bất kỳ thành viên nào của G7. “Trung Quốc kiên quyết phản đối các nước thổi phồng vấn đề Biển Đông để phục vụ cho mục đích cá nhân”, bà Oánh nhấn mạnh.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) khai mạc tại thành phố Ise Shima, Nhật Bản hôm nay 26/5 với sự tham gia của lãnh đạo các quốc gia và chính phủ Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Ý, Canada và nước chủ nhà Nhật Bản. Hội nghị dự kiến sẽ kéo dài trong hai ngày 26-27/5.

Thành Đạt

Theo dân trí

 

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/lanh-dao-cac-nuoc-g7-nhat-tri-gui-thong-diep-manh-me-ve-van-de-bien-dong/feed/ 0
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-du-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-mo-rong/ https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-du-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-mo-rong/#respond Thu, 26 May 2016 05:46:19 +0000 http://baovietduc.de/?p=9115 Sáng 26/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Chính phủ nước ta đã rời Hà Nội, lên đường tới Nhật Bản, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
 >> Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm G7

Tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành; Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam Phạm Viết Thanh; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường. Tham gia Đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Trợ lý Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng; Thượng tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Người đứng đầu Chính phủ; diễn ra trong bối cảnh “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển rất tốt đẹp.

Chuyến thăm khẳng định chủ trương nhất quán về chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm tạo động lực mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian ở thăm, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản; dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản./.

Quang Vũ
TTXVN

]]>
https://baovietduc.de/2016/05/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-du-hoi-nghi-thuong-dinh-g7-mo-rong/feed/ 0