giải phóng – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Wed, 29 Apr 2020 16:19:15 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 Nhân ngày 30.04, Báo Quân Đội Nhân Dân nhắc đến kỷ niệm của kiều bào ở Đức và Mỹ https://baovietduc.de/2020/04/bao-quan-doi-nhan-dan-nhac-den-ky-niem-cua-3-kieu-bao-o-duc-va-my-ve-ngay-30-04-1975/ Wed, 29 Apr 2020 15:13:45 +0000 http://baovietduc.de/?p=69406 BVD- Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước ( 30/04/1975 – 30/04/2020) Báo Quân Đội Nhân Dân có đăng một loạt bài, trong đó có nhắc đến kỷ niệm của 3 kiều bào là Nguyễn Huy Thắng, Đặng Thế Sáng ( ở Đức ) và Nguyễn Trọng Bình ( ở Mỹ ). BVD trân trọng giới thiệu.

Bài 1: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

https://realsv.qdnd.vn/45-mua-xuan-toan-thang/bai-1-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-mot-616381

QĐND – Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, kết thúc 21 năm đằng đẵng hai miền Bắc-Nam chia cắt. Chiến thắng 30-4-1975 đã khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mở màn bằng Chiến dịch Tây Nguyên, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Sài Gòn-Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chỉ 15 phút sau, Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi bản tin thắng lợi: Quân ta đã tiến vào giải phóng Sài Gòn, chiếm bộ tổng tham mưu ngụy… Tin thắng trận từ miền Nam khiến người người Việt Nam mừng vui khôn xiết. Kể từ nay, nước nhà được độc lập, non sông nối liền một dải.

Bài 1: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30-4-1975. Ảnh tư liệu.

Ký ức ngày 30-4-1975 lịch sử đó đến nay vẫn khiến những kiều bào ở xa Tổ quốc như các ông: Nguyễn Huy Thắng, Đặng Thế Sáng (kiều bào tại Đức) hay Nguyễn Trọng Bình (kiều bào tại Mỹ) bồi hồi xúc động.

Trước khi sang Đức định cư, ông Nguyễn Huy Thắng là bộ đội, biên chế thuộc Tiểu đoàn 107 pháo binh ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông kể: Trước ngày miền Nam được giải phóng, tỉnh Quảng Ngãi đã giải phóng được hơn một tháng, vào ngày 24-3-1975. Do vậy, sau khi tiếp quản Quảng Ngãi, Tiểu đoàn 107 pháo binh được lệnh ra đảo Lý Sơn đề phòng trường hợp Mỹ đánh trở lại. “Khi Quảng Ngãi được giải phóng, ai nấy đều rất mừng bởi chiến thắng ngoài sức tưởng tượng. Thế nên, khi hay tin miền Nam giải phóng, chúng tôi ôm nhau khóc trong niềm vui, cảm xúc dâng trào. Khóc vì mừng nước nhà độc lập, khóc vì biết mình còn sống sau cuộc chiến dài khốc liệt”, ông Thắng kể lại.


Không có mặt tại Việt Nam vào thời khắc lịch sử của đất nước, ông Nguyễn Trọng Bình (kiều bào tại Mỹ) lúc đó đang là du học sinh ở Nhật Bản. Nhận được tin nước nhà thống nhất, không chỉ người Việt Nam ở đất nước mặt trời mọc mà cả người dân Nhật Bản đều vui mừng. “Các bạn Nhật Bản đã tổ chức bữa tiệc chúc mừng Việt Nam giải phóng, thống nhất đất nước”, ông Bình nhớ lại.

ông Nguyễn Trong Bình, Việt kiều Mỹ, ảnh chụp khi về thăm Hà Nội

 Còn ông Đặng Thế Sáng (kiều bào tại Đức) kể: “Vào năm 1975, tôi là chiến sĩ đang huấn luyện ở Hòa Bình. Tin giải phóng miền Nam đến khi tôi cùng đồng đội vừa ăn cơm trưa xong. Ngay chiều hôm đó, tôi và một đồng chí cùng đơn vị nhận lệnh vào tiếp quản Sài Gòn. Xe chở chúng tôi từ Hòa Bình về Hà Nội thì trời tối. Đêm đó, cả thủ đô tưng bừng trong tiếng pháo ăn mừng chiến thắng. Sáng 1-5, xe ô tô đưa chúng tôi ra sân bay Gia Lâm. Lúc này, cả miền Bắc chỉ có sân bay Gia Lâm hoạt động với hai máy bay dân dụng của Liên Xô viện trợ. Chúng tôi lên máy bay và được thông báo đây là chuyến bay đầu tiên từ miền Bắc vào miền Nam, do sân bay Tân Sơn Nhất chưa dò mìn xong nên máy bay sẽ hạ cánh ở Biên Hòa. Làm nhiệm vụ tiếp quản ở Sài Gòn được 10 ngày, chúng tôi lại bay ra Hà Nội, trở về Hòa Bình tiếp tục huấn luyện”.

Là tiến sĩ ngành công nghệ sinh học, năm 1981, ông Bình chuyển từ Nhật Bản sang Mỹ làm việc và định cư tại đó. Năm 1991, khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được cải thiện, TS Nguyễn Trọng Bình thường xuyên trở về Việt Nam và có những đóng góp nhất định cho quê hương.

Cũng giống như ông Bình, ông Thắng và ông Sáng, hầu hết người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới luôn nhớ về ngày 30-4-1975 lịch sử. Đó là ngày đất nước hoàn toàn độc lập, non sông liền một dải, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Được sống trong hòa bình, người ở trong nước nỗ lực xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng cố gắng vượt qua khó khăn, khẳng định vị trí của mình ở các nước sở tại. “Mặc dù cư trú ở những khu vực địa lý khác nhau, với hoàn cảnh ra đi khác nhau, nhưng đại đa số người Việt Nam ở nước ngoài có tình cảm gắn bó với quê hương đất nước, là bộ phận máu thịt của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài từng nhấn mạnh.

45 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi vào lịch sử, nhưng vào những ngày tháng Tư này, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều tổ chức kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước rất trang trọng. Những kiều bào là cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn không quên khoác lên mình bộ quân phục, đứng trang nghiêm trước Quốc kỳ và hát vang bài “Tiến quân ca”: Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc… Vui sao nước mắt họ lại tuôn trào…

Bài 2: Tinh thần yêu nước-nguồn nội lực của dân tộc (Tiếp theo và hết)

QĐND – Để làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975, ngoài sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, yếu tố cốt lõi khác chính là “thế trận lòng dân”, là tinh thần yêu nước của hàng triệu người con đất Việt.

Sau chiến thắng lịch sử ở miền Nam Việt Nam, ngày 1-5-1975, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đăng bài xã luận, trong đó có câu: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc và phần thắng thuộc về lực lượng giải phóng. Ðiều này có nghĩa là thời kỳ các nước mạnh dùng vũ lực để giết chết tinh thần dân tộc đã chấm dứt”. Nhận định trên của tờ Asahi Shimbun đã được ông Nguyễn Huy Thắng (kiều bào tại Đức) giải thích thêm khi nói về tinh thần yêu nước của người Việt. Theo ông Thắng, người Việt Nam có một ý chí sắt đá để có thể chiến đấu đến chừng nào thống nhất đất nước mới thôi. “Người Mỹ đã không hiểu được cốt lõi của tinh thần ấy nên đã thua Việt Nam trong cuộc chiến cuối cùng năm 1975”, ông Thắng khẳng định.

Có một thực tế cho thấy, khi “ý Đảng” hợp với “lòng dân” hội tụ thành sức mạnh, thì “thế trận lòng dân” sẽ càng được phát huy cao độ. Bác Hồ từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, ông Đặng Thế Sáng (kiều bào tại Đức) kể lại câu chuyện xin tre xảy ra cách đây non nửa thế kỷ. Ông kể, quê ông ở ngoại thành Hà Nội. Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đây là nơi xây dựng các trận địa tên lửa, pháo cao xạ của Quân đội ta. Một hôm, có anh bộ đội đến nhà ông xin tre về làm doanh trại. Đẵn xong một cây, anh gửi lại để sang xin nhà khác. Thấy vậy, mẹ ông bảo: “Chú cứ đẵn luôn ở đây cũng được, không sao đâu”. “Câu chuyện nhỏ nhưng cũng để thấy rõ, nếu một chủ trương được lòng dân, được dân ủng hộ, ắt sẽ thành công, dù dân có phải dỡ nhà lát đường cho xe qua”, ông Sáng khẳng định.

Bài 2: Tinh thần yêu nước-nguồn nội lực của dân tộc (Tiếp theo và hết)
45 năm sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Hồ Chí Minh ngày nay đã phát triển mạnh mẽ. Ảnh: lesechos.fr. 

Trong khi đó, TS Nguyễn Trọng Bình (kiều bào tại Mỹ) nhấn mạnh rằng, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam rất biết dựa vào dân để chiến đấu và đã cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975. Quân đội từ nhân dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện sứ mệnh giành lại hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Ông Bình khẳng định: “QĐND Việt Nam đã giành chiến thắng vì mục tiêu độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân và đúng như Bác Hồ từng nói: Gốc có vững, cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Lời dạy trên của Bác sau ngày nhân dân ta theo Đảng vùng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bên cạnh đó, ông Bình còn cho rằng, trong những năm chiến tranh, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã kề vai sát cánh với nhân dân trong nước, đoàn kết, đấu tranh cho tự do, độc lập của Việt Nam. “Tinh thần của những kiều bào yêu nước chính là nguồn nội lực của dân tộc”, TS Nguyễn Trọng Bình khẳng định.

Sau khi giành được hòa bình và thống nhất, đất nước Việt Nam đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang cất cánh bay lên… Như Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg (Liên bang Nga) từng nhận xét, Việt Nam bước vào thế kỷ 21 trong hoàn cảnh hoàn toàn khác so với thế kỷ 20. Việt Nam đã lần lượt giải quyết được những vấn đề cơ bản, như: Chủ quyền, xây dựng chế độ chính trị ổn định, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó là tiềm năng vững chắc để tiếp tục công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Ngày nay, Việt Nam vẫn không ngừng đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã mở ra chân trời mới với Việt Nam, giúp đất nước thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia vào các tổ chức, định chế tài chính quốc tế và đạt được nhiều thành quả kinh tế-xã hội được thế giới ngưỡng mộ. “Tôi cũng như đông đảo bà con kiều bào sống ở xa Tổ quốc đều tin rằng, Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững bởi chúng ta có nguồn sức mạnh vô song. Đó chính là “thế trận lòng dân”, là sức mạnh của cả dân tộc”, TS Nguyễn Trọng Bình nhấn mạnh.

  LINH OANH

( Báo Quân Đội Nhân Dân )

 

 

]]>