Nga-Trung – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Thu, 23 Mar 2023 09:02:03 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Thông điệp đối trọng phương Tây từ thượng đỉnh Nga – Trung https://baovietduc.de/2023/03/thong-diep-doi-trong-phuong-tay-tu-thuong-dinh-nga-trung/ Thu, 23 Mar 2023 09:01:45 +0000 http://baovietduc.de/?p=78775 Cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva giúp lãnh đạo Nga – Trung tái khẳng định quyết tâm đối trọng sức ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ và phương Tây.

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/3 tại Điện Kremlin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo hai nước nhất trí “làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược”, đồng thời tuyên bố quan hệ song phương Nga – Trung đang tiến vào kỷ nguyên mới. Lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh hai nước phải cùng nhau thúc đẩy hợp tác thực tiễn ở mức cao hơn, trong khi lãnh đạo Nga nói Moskva sẽ ưu tiên hợp tác kinh tế với Bắc Kinh.

Lãnh đạo Trung Quốc và Nga cùng khẳng định quan hệ đối tác “về bản chất không nhằm mục tiêu đối đầu hay nhắm vào quốc gia khác”, song ủng hộ “tăng tốc tiến trình thiết lập trật tự thế giới đa cực”.

Ông Tập và ông Putin tiếp tục chỉ trích Washington đang khiến thế giới mất ổn định, cáo buộc liên minh quân sự NATO đang ngày càng mở rộng và “lấn sân” sang châu Á – Thái Bình Dương.

“Thông điệp từ cuộc hội đàm cho thấy lãnh đạo hai nước chia sẻ mối quan tâm đến khả năng tạo dựng một đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới”, Bonnie Glaser, giám đốc chương trình nghiên cứu Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Quỹ German Marshall, tổ chức nghiên cứu chính sách tại Mỹ, nhận định.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin dự quốc yến ngày 21/3 tại Moskva. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin dự quốc yến ngày 21/3 tại Moskva. Ảnh: Reuters.

Thông điệp thách thức phương Tây được ông Tập Cận Bình đưa ra trước đó, trong bài viết đăng trên báo Rossiyskaya Gazeta, cơ quan ngôn luận của chính phủ Nga, với tuyên bố “không quốc gia nào có quyền chỉ đạo trật tự quốc tế”.

Theo cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, chuyến thăm của ông Tập đến Nga có thể đã đánh dấu “bước chuyển biến quan trọng của thế giới ở góc độ cục diện chiến lược toàn cầu”.

Giữa bối cảnh hai nước cùng chịu sức ép từ phương Tây, với Mỹ giữ vai trò dẫn dắt rõ rệt trong các biện pháp trừng phạt Nga, lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Moskva – Bắc Kinh đang xây dựng “tin cậy chính trị ngày một sâu sắc” và ngày càng có nhiều mối quan tâm chung. Trong khi đó, Tổng thống Putin ca ngợi quan hệ Nga – Trung sẽ mang đến thịnh vượng cho nhân dân hai nước và hợp tác song phương có tiềm năng vô hạn.

“Trung Quốc và Nga đang gắn kết chặt chẽ nhất kể từ thập niên 1950”, Brag Bowman, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Sức mạnh Quân sự và Chính trị, thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách Quỹ Phòng thủ Dân chủ tại Mỹ, đánh giá.

Trong cuộc họp thượng đỉnh, ông Tập và ông Putin ký hai tuyên bố chung gồm “Phát triển sâu sắc thêm đối tác chiến lược toàn diện vì kỷ nguyên mới” và “Kế hoạch phát triển trước 2030 cho các ưu tiên hợp tác kinh tế Trung – Nga”, theo Xinhua.

Đại diện hai nước ký thêm 10 văn kiện hợp tác kinh tế đến năm 2030, trong đó có thỏa thuận thúc đẩy dự án đường ống khí đốt Power of Siberia 2, vận chuyển khoảng 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Nga qua Mông Cổ vào Trung Quốc. Tổng thống Putin kỳ vọng thương mại hai chiều trong năm nay vượt mốc 200 tỷ USD và tuyên bố Nga sẵn sàng tăng xuất khẩu cho Trung Quốc.

Hệ thống đường ống Power of Siberia và Power of Siberia 2 (dự kiến) chuyển khí đốt từ Nga tới Trung Quốc. Đồ họa: CNBC

Hệ thống đường ống Power of Siberia và Power of Siberia 2 (dự kiến) chuyển khí đốt từ Nga tới Trung Quốc. Đồ họa: CNBC

Hai lãnh đạo cũng thảo luận về hợp tác hạ tầng mạng, “cùng phản đối quân sự hóa thông tin, công nghệ viễn thông, ủng hộ quản trị Internet đa phương, công bằng và minh bạch nhằm đảm bảo chủ quyền và an ninh cho mọi quốc gia trong lĩnh vực này”, theo TASS.

Samuel Ramani, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh (RUSI), nhận định hai tuyên bố chung chưa phải là thỏa thuận xây dựng một liên minh Nga – Trung, song cho thấy hai cường quốc đang “phối hợp chặt chẽ trên nhiều mặt trận” nhằm tạo thành một khối đối phó với ảnh hưởng của phương Tây.

Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho rằng Trung Quốc đang muốn tận dụng những mục tiêu chung với Nga để mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế, từng bước thế chỗ Mỹ trên một số lĩnh vực hoặc khu vực.

“Hai lãnh đạo chỉ đích danh Mỹ là căn nguyên căng thẳng trên thế giới, thẳng thắn cảnh báo mối quan hệ giữa Nga – Trung với phương Tây đang tiến triển theo chiều hướng ít cơ hội cải thiện và sẵn sàng hành động quyết liệt”, Kennedy nói.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng mức độ ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Nga không phải là vô hạn và vô điều kiện.

Vũ khí hạt nhân trên chiến trường Ukraine chính là lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh, thể hiện qua những lần giới chức Trung Quốc công khai bày tỏ quan ngại sau khi giới chức Nga đề cập khả năng dùng hạt nhân bảo vệ lãnh thổ.

Tuyên bố chung Nga – Trung lặp lại lo ngại khủng hoảng Ukraine leo thang “không thể kiểm soát”, nhấn mạnh không ai chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân và viễn cảnh này không bao giờ được phép xảy ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc phiên họp hẹp ngày 21/3 tại Moskva. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc phiên họp hẹp ngày 21/3 tại Moskva. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, Trung Quốc đang trong quá trình hồi phục kinh tế sau khi nới lỏng hạn chế ngăn Covid-19. Bắc Kinh sẽ cần phải tìm cách cân bằng giữa phát triển quan hệ chiến lược với Moskva, nhưng cũng không kích hoạt phản ứng gay gắt và các lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây, vốn có thể gây hậu quả nặng nề cho kinh tế Trung Quốc.

Mỹ và các đồng minh gần đây liên tục cảnh báo Trung Quốc về khả năng cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine. Các cuộc thảo luận giữa ông Tập và ông Putin cũng như tuyên bố chung hai nước đã không đề cập gì về vấn đề hỗ trợ quân sự.

“Bắc Kinh đang muốn tận dụng tình hình hiện nay để cùng Moskva thành lập một mặt trận đối phó với phương Tây. Tuy nhiên, nếu Nga muốn hỗ trợ nhiều hơn, ảnh hưởng đến nhiều ưu tiên khác của Trung Quốc, ông Tập nhiều khả năng sẽ không đáp ứng”, Alexander Clarkson, chuyên gia về lịch sử đương đại và nghiên cứu châu Âu tại Đại học Hoàng gia London, dự báo.

Theo: https://vnexpress.net/thong-diep-doi-trong-phuong-tay-tu-thuong-dinh-nga-trung-4584068.html

Hà Huy, biên tập 

]]>
Ông Putin và chuyến thăm Trung Quốc trước thềm phán quyết ‘đường lưỡi bò’ https://baovietduc.de/2016/06/ong-putin-va-chuyen-tham-trung-quoc-truoc-them-phan-quyet-duong-luoi-bo/ https://baovietduc.de/2016/06/ong-putin-va-chuyen-tham-trung-quoc-truoc-them-phan-quyet-duong-luoi-bo/#respond Sat, 25 Jun 2016 06:37:24 +0000 http://baovietduc.de/?p=10477

Giới chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố ủng hộ một phần lập trường Biển Đông của Trung Quốc trước khi tòa quốc tế ra phán quyết không phải là “món quà miễn phí”.

putin-va-chuyen-tham-trung-quoc-truoc-them-phan-quyet-duong-luoi-bo

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Sputnik

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cố gắng tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế khi ông thăm Trung Quốc vào ngày 25/6.

Các quan chức trong chính phủ của ông Putin nói rằng họ muốn tăng cường quan hệ thương mại với khu vực châu Á – Thái Bình Dương để bù đắp tổn thất đầu tư nước ngoài do châu Âu và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Các biện pháp cấm vận này đã khiến Nga không được tiếp cận với nguồn tài chính phương Tây, theo WSJ.

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra vào thời điểm ngoại giao nhạy cảm đối với Trung Quốc. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động các chính phủ nước ngoài ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.

Chương trình nghị sự tại Bắc Kinh dự kiến ​​gồm các vấn đề thương mại, đầu tư và các vấn đề quốc tế, chính phủ hai nước cho biết. Các cuộc họp sẽ cho kết quả là “một số văn kiện chính trị quan trọng” và “văn kiện hợp tác thực chất”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết trong tuần này.

Giới quan sát nói rằng các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào những nỗ lực để tích hợp sáng kiến ​​Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa của Trung Quốc với Liên minh Kinh tế Á – Âu do Nga khởi xướng và đưa ra các thỏa thuận về việc Nga xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga, chẳng hạn như đường sắt cao tốc.

Tháng trước, Trung Quốc đồng ý cung cấp khoản vay trị giá 400 tỷ rúp (6,2 tỷ USD) để phát triển một tuyến đường sắt cao tốc giữa Moscow và Kazan, mở đường cho một thỏa thuận chính thức vào cuối tuần này. Một số nhà phân tích cũng cho rằng hai chính phủ sẽ thúc đẩy xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng ở vùng đất của Nga tại Bắc Cực, được hỗ trợ bởi khoản vay 12 tỷ USD từ hai ngân hàng nhà nước Trung Quốc.

“Tăng cường hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng đối với cả hai nước”, đặc biệt là khi có những biến cố gần đây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và Nga, Chen Yurong, giám đốc nghiên cứu Âu – Trung Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế do Bộ Ngoại Trung Quốc vận hành, nói. “Hai nước có rất nhiều cơ hội đầu tư củng cố lẫn nhau, chẳng hạn như về năng lượng, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng”.

‘Có đi có lại’

Alexander Gabuev, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Carnegie Moscow, đánh giá hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc được thiết kế cẩn thận như một màn thể hiện quan hệ đối tác, ràng buộc bởi các giao thức cho thấy lãnh đạo hai bên có vị thế bình đẳng. Tuy nhiên, ông Gabuev cho rằng Nga đang ở “chiếu dưới”. Các lệnh trừng phạt với Nga vẫn được giữ nguyên, môi trường đầu tư của Nga nghèo nàn và tình hình giá cả hàng hóa trong nước ngày càng tồi tệ.

“Nga đang nghiêng về hướng phụ thuộc không đối xứng này, họ cần Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc cần Nga”, ông nói. “Trong các thỏa thuận, Trung Quốc có thể là những người đàm phán thực sự rắn”.

Nga xích lại gần Trung Quốc khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Moscow năm 2014 do khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước lên án Nga sáp nhập Crimea. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể tìm kiếm cách tiếp cận “có đi có lại” với Nga, vì những khó khăn ngoại giao Bắc Kinh đối mặt trong những tuần gần đây.

PCA dự kiến ​​ra quyết định về vụ kiện của Philippines trong tháng này hoặc đầu tháng sau, theo báo Philippines. Dù khăng khăng tuyên bố tẩy chay vụ kiện, Trung Quốc gần đây phát động một chiến dịch lôi kéo quy mô lớn, nhằm xây dựng một liên minh đa quốc gia để bác bỏ thẩm quyền của tòa.

Alexander Korolev, một nhà nghiên cứu quan hệ Trung – Nga thuộc Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Singapore, cho rằng ông Tập “sẽ muốn một cái gì đó tương tự như những gì Trung Quốc đã thể hiện với Nga trong khủng hoảng Ukraine, cụ thể là ‘tỏ vẻ bình thường’ trên tất cả các mặt, không chỉ trích rõ ràng và không tham gia bất kỳ biện pháp trừng phạt nào”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hồi tháng 4 nhắc lại rằng Moscow phản đối “quốc tế hóa” các tranh chấp Biển Đông, ủng hộ lập trường của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mặc dù ông không nói chính xác lập trường của Moscow về vụ kiện “đường lưỡi bò”.

Đổi lại cho sự ủng hộ của Moscow với Bắc Kinh, ông Putin có thể mong đợi Trung Quốc đầu tư thêm ở vùng Viễn Đông Nga và Siberia, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng.

“Việc Nga ủng hộ một phần lập trường của Trung Quốc, hoặc không chỉ trích họ về vấn đề Biển Đông không phải là món quà miễn phí”, ông Korolev nói. “Có lý do để suy đoán rằng Nga muốn có kết quả bằng hành động hơn lời nói”.

Phương Vũ 

]]>
https://baovietduc.de/2016/06/ong-putin-va-chuyen-tham-trung-quoc-truoc-them-phan-quyet-duong-luoi-bo/feed/ 0