Những sự kiện kinh tế thế giới 2017 – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Thu, 28 Dec 2017 05:02:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 Những sự kiện kinh tế thế giới 2017 https://baovietduc.de/2017/12/nhung-su-kien-kinh-te-the-gioi-2017/ Thu, 28 Dec 2017 05:02:27 +0000 http://baovietduc.de/?p=37028
BVD – 2017 có thể được coi là một năm đầy biến động trên thế giới với hàng loạt sự kiện quan trọng xảy ra. Sau đây là những sự kiện ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới trong năm vừa qua, do ĐTTC bình chọn.

“Nước Mỹ trên hết”
Với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh lợi ích kinh tế trên hết, rút khỏi TPP, đàm phán lại với Canada và Mexico về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sửa lại hiệp định thương mại song phương với Hàn Quốc, rút khỏi Hiệp định Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu…
Hoa Kỳ đã đề xướng, dẫn dắt đảo ngược toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đầu tư, hàng loạt việc làm gây hiệu ứng tấm gương xấu, khiến rủi ro mất kiểm soát và chia rẽ trong quản lý kinh tế thế giới gia tăng.
Bất đồng và đối đầu của chính phủ Hoa Kỳ với các nước khác trong các vấn đề như giám sát và quản lý tài chính, thương mại tự do, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, sản lượng gang thép dư thừa, biến đổi khí hậu…
Hành động của Hoa Kỳ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đã khiến thế giới nhận thức rằng hiệu lực G20 đã bị giảm mạnh, việc phối hợp điều chỉnh và quản lý kinh tế thế giới ngày càng khó khăn hơn.
Những sự kiện kinh tế thế giới 2017 ảnh 1
Tổng thống Donald Trump với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” làm gia tăng lo ngại kinh tế thế giới. 

Hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa“

Tại Đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc đang trong thời kỳ quan trọng với cơ hội phát triển mang tính chiến lược và mục tiêu trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới vào năm 2050.
“Giấc mơ Trung Hoa” đặt ra 2 mục tiêu thế kỷ là phải tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người so với năm 2010 và xây dựng Trung Quốc xinh đẹp vào năm 2050 với luật pháp, các công ty sáng tạo, môi trường trong sạch, tầng lớp trung lưu mở rộng, vận tải công cộng và giảm khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.
Người dân Trung Quốc sẽ được hưởng hạnh phúc và đất nước Trung Quốc sẽ có vị trí cao và vững chắc hơn trên trường quốc tế. Nhằm đạt được mục tiêu đó, ông Tập Cận Bình vạch rõ một số hướng đi cụ thể như tăng năng suất sản xuất, giảm hàng tồn kho, giảm áp lực nợ, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường năng lực các doanh nghiệp nhà nước, ngăn ngừa rủi ro hệ thống, hạ các rào cản với doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường mở cửa lĩnh vực dịch vụ.
Nga tăng trưởng bất chấp cấm vận
Ngày 21-12, Hội đồng Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ kéo dài thời hiệu và mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga đến ngày 31-7-2018. Vòng trừng phạt của phương Tây và sự sụt giảm của giá dầu thế giới đã khiến kinh tế Nga suy thoái trong 2 năm 2014 và 2015.
Đà lao dốc của nền kinh tế được chặn lại vào năm 2016. Và năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định giai đoạn suy thoái kinh tế kinh tế Nga đã kết thúc, GDP dự đoán sẽ đạt mức 2% năm nay.
Các biện pháp trừng phạt dù gây khó khăn cho Nga trong việc tiếp cận tài chính quốc tế, cản trở tăng trưởng, nhưng nền kinh tế đã hồi phục do thay đổi cơ cấu tăng sản xuất trong nước nhằm thích ứng với các biện pháp trừng phạt.
Eurozone còn nhiều thách thức
Nghiên cứu công bố đầu tháng 12 cho thấy nền kinh tế 19 quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng tốc, dự báo tăng trưởng sẽ đạt khoảng 2,2%. Theo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kinh tế Eurozone đã đạt mức tương đương với giai đoạn 1999-2000.
Theo các chuyên gia của IMF, Eurozone có mức tăng trưởng mạnh nhất trong 1 thập niên qua. Mặc dù chưa thể bù đắp hết những mất mát do tàn dư của cuộc khủng hoảng nợ, song sự phục hồi mang đến hy vọng những tổn thương trong hệ thống tài chính sẽ bắt đầu lành lại. Nhưng 2017 cũng là năm chính trường châu Âu trải qua những biến đổi lớn, trong đó có sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng cực hữu.
Nóng bỏng Đông-Bắc Á
Khu vực Đông-Bắc Á là điểm nóng nhất về chính trị an ninh của thế giới trong năm qua. Triều Tiên đã có những bước tiến rất xa trong việc theo đuổi phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.
Chưa bao giờ kể từ khi bùng phát vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đến nay, nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự và tái diễn chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên lại cận kề như năm qua.
Bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt trở lại còn có nguyên nhân từ quyết định của Hoa Kỳ đưa Triều Tiên trở lại danh sách “các nước bảo trợ khủng bố”. Các nhà phân tích cho rằng, bầu không khí căng thẳng hiện nay chỉ có thể hạ nhiệt nếu Hoa Kỳ hoặc Triều Tiên chấp nhận nhượng bộ.
Đàm phán Brexit đầy chông gai
Tiến trình Brexit của nước Anh chính thức được khởi động sau khi Thủ tướng Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon ngày 29-3. Đến nay, Anh và EU đã trải qua 6 vòng đàm phán và 2 bên luôn thể hiện lập trường cứng rắn khiến thỏa thuận đứng trước nguy cơ đổ vỡ.
Tuy nhiên, một bước ngoặt đã diễn ra ngày 8-12 khi Anh và EU ký kết các điều khoản liên quan đến Brexit, trong đó Anh cam kết trả cho EU 35-39 tỷ bảng để bù các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện khi rời EU.
Ngày 14 và 15-12, các  thành viên EU thống nhất Anh đã đạt được những tiến bộ đầy đủ trong giai đoạn thứ nhất đàm phán Brexit. Quyết định trên đã khép lại 1 năm đàm phán khó khăn, mở ra những cơ hội mới.
TPP thất bại, CPTPP thay thế
TPP được ký kết tháng 2-2016, với 12 nước tham gia. Tuy nhiên, sau khi không còn sự tham gia của Hoa Kỳ, Hiệp định TPP giờ đây đã có “phiên bản” mới là CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Về bản chất, CPTPP vẫn mang những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP đã được đàm phán suốt 5 năm qua giữa các nước. Tuy nhiên, CPTPP có 2 điểm khác biệt so với TPP. Thứ nhất, có 20 điều khoản được “treo” lại, chưa áp dụng ngay.
Thứ hai, thêm phụ lục thứ 2 về 7 điều liên quan đến những điểm kỹ thuật của hiệp định mới. Dự báo, các nước thành viên CPTPP sẽ không dừng lại ở con số 11 mà có thể tăng lên 16.
Hiện nay, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia và Philippines đã ngỏ ý sẵn sàng tham gia hiệp định thương mại này. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson, việc CPTPP tăng từ 11 lên 16 thành viên có thể làm tăng gấp 3 lần lợi ích cho các bên, tương đương khoảng 500 tỷ USD/năm.
Thiên tai gây thiệt hại 300 tỷ USD
Số liệu ước tính của hãng bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re cho thấy mức thiệt hại do thiên tai trong năm 2017 tăng 63% so với năm 2016 (188 tỷ USD), ước tính khoảng 306 tỷ USD cho kinh tế và ngành bảo hiểm toàn cầu.
Trong đó Hoa Kỳ là nước bị ảnh hưởng lớn nhất do vụ cháy rừng ở California và sự tàn phá từ 3 siêu bão Harvey, Irma và Maria. Các cơn bão này gây thiệt hại khoảng 93 tỷ USD, tốn kém nhiều thứ hai cho nền kinh tế Hoa Kỳ, sau hậu quả từ bão Katrina hồi năm 2005.
Thiên tai trong năm qua đã khiến 11.000 người chết hoặc mất tích. Trong đó, khoảng 8.250 trường hợp do thiên tai và 3.078 trường hợp do con người gây ra. Bên cạnh các trận bão và cháy rừng, 2 trận động đất lớn ở Mexico hồi tháng 9-2017 đã làm hơn 100 người thiệt mạng. Lũ lụt ở Nam Á gây ra ít nhất 1.200 vụ tử vong, và lở đất ở Sierra Leone cũng khiến hơn 1.000 người chết.
(SGGP)
]]>