Quốc hội VN – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Mon, 11 Jun 2018 05:22:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 VN: NHIỀU NƠI BIỂU TÌNH, QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT NGỪNG THÔNG QUA DỰ LUẬT ĐẶC KHU https://baovietduc.de/2018/06/vn-nhieu-noi-bieu-tinh-quoc-hoi-bieu-quyet-ngung-thong-qua-du-luat-dac-khu/ Mon, 11 Jun 2018 05:22:46 +0000 http://baovietduc.de/?p=44924 BVD- Trước việc người dân ở nhiều nơi biểu tình phản đối, sáng hôm nay, 11.06.2018, Quốc hội VN đã phải họp và thông qua lùi thời gian biểu quyết Dự luật đặc khu hành chính. 

Theo đó, với 85,63% đại biểu có mặt tán thành (423/432 ĐBQH), sáng nay (11/6) tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tán thành lùi thời gian thông qua dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).

Trước đó, ngày 10.06.2018, nhiều nơi trên cả nước đã bày tổ phản đối dự luật Đặc khu kinh tế và cho thuê đất dài hạn 99 năm.

Nhiều người dân tập trung trước cổng UBND tỉnh Bình Thuận ( ảnh chụp từ Video ). CS phải dùng vòi phun nước giải tán đám đông . 

Một số đối tượng được cho là quá khích đã đốt cháy xe máy ( ảnh chụp từ video )Ở Tỉnh Bình Thuận: buổi chiều t ồi ngày 10.06, người dân đã tập trung phản đối trước cổng UBND tỉnh, nhiều kẻ quá khích đã ném gạch đá vào UBND tỉnh, đập phá nhà bảo vệ, đốt xe máy, tấn công cảnh sát khi đến giải tán đám đông.

CSCĐ làm hàng rào chắn biểu tình ( ảnh chụp lại trên Video )

Ở Sài Gòn: Ngay từ sáng sớm ngày 11.06.2018, nhiều tốp người đã xuống đường tập trung phản đối đã kéo theo rất nhiều người dân hiếu kỳ theo quay phim chụp ảnh để đưa lên trang cá nhân.

Trước tình hình bất ổn của đất nước , Quốc Hội đã vội vã họp và biểu quyết lùi thời gian biểu quyết  thông qua dự luật. Đồng thời, Chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã kêu gọi bà con nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào Đảng và Chính phủ VN.

Đây là lần đầu tiên trong lich sử VN nhiều người dân biểu tình phản đối quyết định của  Quốc Hội liên quan đến an ninh vận mệnh Tổ quốc.

Hà Huy, biên tập 

]]>
Đại biểu Quốc hội nói về việc khởi tố vụ án bắt giữ người tại Đồng Tâm https://baovietduc.de/2017/06/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-viec-khoi-to-vu-an-bat-giu-nguoi-tai-dong-tam/ https://baovietduc.de/2017/06/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-viec-khoi-to-vu-an-bat-giu-nguoi-tai-dong-tam/#respond Wed, 14 Jun 2017 07:59:01 +0000 http://baovietduc.de/?p=21130 BVD- Vụ Đồng Tâm đã gây nhúc nhối nhân dân cả trong và ngoài nước. Chủ Tich Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung đã xuống tận nơi và cam kết giải quyết. Tuy vậy, ngày 13/6, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản liên quan đến vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trước tình hình trên, bên lề cuộc họp của Quốc hội nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm cá nhân của mình với báo giới: 

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14/6, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc kỷ luật theo quy định mà không loại trừ bất cứ ai. Tuỳ hình thức mức độ vi phạm thì có sự lượng xét theo quy định.

PV: CQĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Ông đánh giá thế nào?

Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Vấn đề khởi tố hay không khởi tố vụ án phải trên cơ sở pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đều phải bị xử lý, không có trường hợp nào là đặc biệt và ngoại lệ.

dai bieu quoc hoi noi ve viec khoi to vu an bat giu nguoi tai dong tam hinh 1
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà trả lời báo chí sáng 14/6

Còn pháp luật quy định tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ hình sự và hành chính. Trên cơ sở đó, căn cứ tính chất, mức độ hành vi vi phạm đề quyết định xử hay không, miễn hay không, xử nặng hay nhẹ. Khởi tố cũng có thể miễn trách nhiệm hình sự, có thể miễn hình phạt, có thể xử nhưng cho hưởng án treo, hay xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Vấn đề quan trọng nhất là thực thi pháp luật cho đúng và tình tiết sau khi cân nhắc đánh giá có thể xem xét để miễn trách nhiệm, miễn xử phạt hoặc giảm nhẹ cũng như áp dụng các hình thức ở mức thấp theo quy định của pháp luật.

PV: Người dân địa phương đang lo lắng. Đại biểu có chia sẻ gì?

Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Tôi rất chia sẻ tâm tư của nhân dân và cử tri. Ở góc độ đại biểu Quốc hội, là người từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với những người ăn năn hối cải, với người tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm. Như vụ Đồng Tâm thì có thể quyết định hình thức phù hợp.

PV: Ông bình luận gì với bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung?

Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Thực ra vào thời điểm nhất định nào đó có thể có hành vi chúng ta chưa thể khẳng định vi phạm hành chính hay hình sự nên lời hứa của người  có trách nhiệm có thể nói là phù hợp hoàn cảnh và tình hình. Tuy nhiên trong quá trình xem xét đánh giá điều tra có hành vi vi phạm, phạm tội thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:

Vụ Đồng Tâm ai cũng biết nó diễn ra như thế nào. Tôi nhớ câu đầu tiên trong tâm thư của bà con Đồng Tâm là nhận lỗi về những gì đã làm sai và mong muốn là không truy cứu hình sự.

Khởi tố điều tra là cần thiết, để điều tra xem mức độ thế nào trên cả tổng thể sự việc của nhiều yếu tố khác nhau, của phía người dân, của phía cơ quan công quyền. Sự việc xảy ra rồi, chúng ta không thể bỏ qua được. Việc bà con bắt giữ một số người làm công vụ, kể cả hiện tượng đập phá tài sản, đó là việc bà con đã nhận lỗi. Còn lỗi ở mức độ nào thì đó là công việc của cơ quan điều tra.

Hôm qua bà con có gọi cho tôi, tôi khuyên trước hết phải bình tĩnh hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ việc.

Tôi hiểu rằng cam kết của ông Nguyễn Đức Chung là giải pháp tình huống. Tôi là người có mặt ở đó tôi hiểu tình huống đó theo cách nói đơn giản là để tháo ngòi nổ sự việc dịu đi.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng:

Việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân.

Vệc xem xét về mặt nhà nước là việc bình thường, mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh, vì về mặt nguyên tắc là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Người dân nhận lỗi và mong cứu vớt. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại và cơ quan chức năng sẽ xem xét thấu đáo.

Việc tôi ký vào giấy cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là chứng thực tôi đã có mặt ở Đồng Tâm và chữ ký của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là chữ ký thật vì lúc đó không có con dấu.

Hà Huy, biên tập ( nguồn VOV ) 

]]>
https://baovietduc.de/2017/06/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-viec-khoi-to-vu-an-bat-giu-nguoi-tai-dong-tam/feed/ 0
Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp thị thực điện tử https://baovietduc.de/2016/11/quoc-hoi-thong-qua-du-thao-nghi-quyet-ve-thi-diem-cap-thi-thuc-dien-tu/ https://baovietduc.de/2016/11/quoc-hoi-thong-qua-du-thao-nghi-quyet-ve-thi-diem-cap-thi-thuc-dien-tu/#respond Tue, 22 Nov 2016 22:40:21 +0000 http://baovietduc.de/?p=15526
Quốc hội thông qua dự án luật. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 22/11, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 2, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Với 91, 08% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Nghị quyết giao Chính phủ thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Việc thí điểm cấp thị thực điện tử được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 1/2/2017. Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm 2018.

Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực không phải là thị thực điện tử thực hiện theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thị thực điện tử là loại thị thực do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài đang ở nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam. Thị thực điện tử được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần, thời hạn không quá 30 ngày.

Việc thí điểm cấp thị thực điện tử áp dụng đối với công dân của nước có đủ các điều kiện sau đây: Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Chính phủ quyết định danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử phải có hộ chiếu và không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử, sau khi nhập cảnh Việt Nam, nếu đề nghị cấp thị thực mới thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Trước khi biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng đối tượng được cấp thị thực điện tử như dự thảo Nghị quyết là quá rộng và đề nghị chỉ thực hiện thí điểm đối với công dân một số nước theo nguyên tắc có đi có lại, hoặc nước có quan hệ truyền thống với Việt Nam, hoặc một số khu vực, quốc gia nhất định.

Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung này theo hướng chỉ áp dụng cấp thị thực điện tử đối với công dân của những nước có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết.

Đối với ý kiến đề nghị không áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước mà hiện nay Việt Nam đang miễn thị thực và đơn phương miễn thị thực, vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu việc thực hiện Nghị quyết không ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, quy định về miễn thị thực và đơn phương miễn thị thực vẫn tiếp tục được áp dụng như hiện nay.

Xung quanh ý kiến cho rằng việc người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử sẽ khó khăn trong việc xử lý đối với trường hợp sử dụng hộ chiếu nhập cảnh mà hộ chiếu đó ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mẫu thị thực điện tử ban hành kèm theo dự thảo Nghị định trong hồ sơ dự thảo Nghị quyết tương tự như mẫu thị thực rời.

Khi người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh Việt Nam, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh làm thủ tục đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh như đối với thị thực rời, không làm thủ tục gì vào hộ chiếu./.

Theo Vietnam+

]]>
https://baovietduc.de/2016/11/quoc-hoi-thong-qua-du-thao-nghi-quyet-ve-thi-diem-cap-thi-thuc-dien-tu/feed/ 0