Tranh luận bầu cử Mỹ – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 23 Oct 2020 10:33:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 4 VẤN ĐỀ /6 VẤN ĐỀ HAI ỨNG CỬ VIÊN TT MỸ TRANH LUẬN NẢY LỬA https://baovietduc.de/2020/10/4-van-de-6-van-de-hai-ung-cu-vien-tt-my-tranh-luan-nay-lua/ Fri, 23 Oct 2020 10:33:45 +0000 http://baovietduc.de/?p=72777 4 điểm nóng trong trận ‘so găng’ Trump – Biden

Không khí “điềm đạm” trong cuộc tranh luận cuối cùng giúp Trump – Biden thể hiện được quan điểm nhiều hơn trong 4 vấn đề được cử tri quan tâm.

Với sự cương quyết của người điều hành Kristen Welker của NBC News, trật tự của cuộc tranh luận thứ hai và cũng là cuối cùng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tại Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee vào tối 22/10 (sáng nay giờ Hà Nội) nhanh chóng được thiết lập.

So với cuộc tranh luận đầu tiên bị nhận xét là hỗn loạn và tràn ngập lời lẽ công kích cá nhân, cuộc tranh luận cuối cùng thực sự đã nghiêm túc hơn. Dù không ứng cử viên nào được coi là tung ra được “cú đấm” mang tính đột phá để có thể hạ gục đối thủ, không khí “điềm đạm” của buổi tranh luận giúp khán giả hiểu rõ hơn về quan điểm của từng người trong 4 vấn đề chủ chốt, gồm phản ứng với Covid-19, chương trình chăm sóc y tế, tình hình tài chính cá nhân và mức lương tối thiểu toàn quốc.

Cuộc tranh luận nóng lên từ đầu với vấn đề Covid-19, khi Biden cảnh báo Mỹ đang hướng tới “mùa đông đen tối” khi nước này tiếp tục vật lộn với đại dịch, trong khi “Trump không có kế hoạch rõ ràng nào và không có dấu hiệu cho thấy vaccine sẽ được phổ biến rộng rãi cho đa số người Mỹ cho tới giữa năm sau”.

Đáp lại, Trump khẳng định ông đã hành động nhanh chóng để ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế mà ông cho là “đến từ Trung Quốc” này. “Tôi không nghĩ chúng ta sẽ trải qua một mùa đông đen tối. Chúng ta đang mở cửa đất nước, chúng ta đã học hỏi, nghiên cứu và hiểu được căn bệnh mà chúng ta chưa biết ngay từ đầu”, Tổng thống Mỹ khẳng định.

Khi được hỏi làm cách nào để thuyết phục người Mỹ tin tưởng sử dụng vaccine Covid-19, Biden cho biết ông sẽ “hoàn toàn minh bạch” thông tin về vaccine. Trong khi đó, Trump tuyên bố vaccine Covid-19 đã “sẵn sàng” và có thể được công bố “trong vài tuần tới”, dù ông không đảm bảo về điều này.

Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại cách Biden hành động trước Covid-19, cho biết rằng ứng viên Dân chủ từng chỉ trích ông hồi tháng 1 khi ông đưa ra các hạn chế đi lại với Trung Quốc, nơi phát hiện những ca nhiễm nCoV đầu tiên.

“Giờ ông ấy lại nói ‘Tôi lẽ ra phải hành động nhanh chóng hơn’. Nhưng ông ấy không hành động nhanh hơn, ông ấy chậm hơn tôi nhiều tháng”, Trump nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee, hôm 22/10. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận cuối cùng ở Đại học Belmont, thành phố Nashville, bang Tennessee, hôm 22/10. Ảnh: AP.

Khi đề cập về tình hình tài chính cá nhân, Trump tố Biden nhận tiền từ Nga, Trung Quốc và Ukraine, cáo buộc mà ứng viên Dân chủ hoàn toàn phủ nhận. Biden sau đó cũng “phản công”, chế nhạo Trump vì không công khai hồ sơ thuế thu nhập cá nhân và đồng thời sở hữu tài khoản ngân hàng bí mật ở Trung Quốc.

“Biden đã nhận 3,5 triệu USD từ Nga vì ông ta thân thiết với thị trưởng Moskva. Tôi chưa bao giờ nhận đồng nào từ Nga. Tôi nghĩ Biden nợ người dân Mỹ một lời giải thích”, Trump nói.

Ứng viên tổng thống Dân chủ ngay lập tức khẳng định “cả đời chưa từng nhận một xu nào từ bất cứ nguồn tiền nước ngoài nào”. Biden sau đó cáo buộc Trump có tài khoản bí mật ở Trung Quốc, làm ăn với Trung Quốc và nhận tiền từ quốc gia này.

Biden nói thêm ông đã công khai hồ sơ thuế trong 22 năm, trong khi Trump không chịu công khai hồ sơ dù chỉ một năm. “Tại sao vậy? Ông đang cố giấu điều gì ư?”, ứng viên Dân chủ nhấn mạnh.

Trump lặp lại câu trả lời ông đã đưa ra nhiều năm qua rằng ông không thể công khai hồ sơ thuế vì chúng đang được Sở Thuế vụ kiểm toán.

Về chương trình chăm sóc y tế, Biden cho biết nếu Tòa án Tối cao ra phán quyết rằng Đạo luật Chăm sóc Y tế Hợp túi tiền (Obamacare) là vi hiến, động thái tiếp theo của ông sẽ là “thông qua Obamacare cùng với một lựa chọn công khai: Bidencare”.

Theo Biden, “lựa chọn công khai” trong chương trình này nghĩa là “nếu bạn đủ tiêu chuẩn tham gia Medicaid nhưng lại không có đủ điều kiện ở bang của mình để được hưởng Medicaid, bạn sẽ được tự động hưởng Bidencare”.

Ứng viên đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh chương trình chăm sóc y tế của ông sẽ giảm phí bảo hiểm và cho phép Medicare đàm phán giá thuốc với các công ty bảo hiểm.

Trong khi đó, Trump tuyên bố ông muốn đình chỉ Obamacare, thay thế nó bằng một chương trình chăm sóc sức khỏe “mới toanh và đẹp đẽ” được ông mô tả là tốt hơn và “luôn bảo vệ những người có bệnh lý từ trước”.

Biden phản ứng rằng Trump không vạch ra được một chương trình chăm sóc sức khỏe rõ ràng, dù nhiều lần hứa hẹn sẽ công bố nó. “Chương trình bảo hiểm y tế của ông ấy không có cách nào bảo vệ những người có bệnh lý từ trước. Hoàn toàn không”, Biden nói.

Khi được hỏi về mức lương tối thiểu quốc gia, Trump và Biden đã đưa ra quan điểm khác biệt hoàn toàn. Mức lương tối thiểu quốc gia ở Mỹ hiện nay là 7,25 USD/giờ và Trump cho rằng vấn đề này nên để các bang tự quyết, trong khi Biden ủng hộ nâng mức lương tối thiểu lên 15 USD/ giờ.

“Việc tăng lương tối thiểu chẳng giúp ích gì cho các doanh nghiệp nhỏ. Đó nên là sự lựa chọn của từng bang. Alabama khác với New York. New York khác với Vermont. Các bang khác nhau. Chúng ta phải giúp các doanh nghiệp nhỏ của mình”, Trump nhấn mạnh.

Khi người cầm trịch Welker nhắc lại tuyên bố trước đó của Trump rằng ông sẽ xem xét tăng lương tối thiểu, Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ cân nhắc điều này ở một mức độ nào đó. “Nhưng sẽ không đến mức khiến các doanh nghiệp đó phá sản. Đó phải là quyết định của từng bang”, ông nói.

Biden lập tức phản bác. “Có những người đang phải làm hai công việc, bởi chỉ làm một công việc sẽ khiến họ sống dưới mức nghèo khổ”, ông nói. “Họ chỉ kiếm được 6-7 USD mỗi giờ. Với những nhân viên tuyến đầu, những người được chúng ta hoan hô khi họ xuất hiện trên phố, họ xứng đáng với mức lương tối thiểu 15 USD. Bất cứ thứ gì dưới mức này đều khiến họ sống dưới mức nghèo khổ. Và không có bằng chứng nào cho thấy khi bạn tăng lương tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phá sản”.

Theo thống kê sau khi kết thúc cuộc tranh luận kéo dài một tiếng rưỡi, Tổng thống Mỹ là người phát biểu nhiều nhất với 41 phút 16 giây, nhiều hơn gần 4 phút so với con số 37 phút 53 giây của đối thủ Joe Biden.

HÀ HUY, BIÊN TẬP

]]>
BẦU CỬ MỸ: NGÀY 29.09 HAI ỨNG CỬ VIÊN TRANH LUẬN PHIÊN ĐẦU TIÊN https://baovietduc.de/2020/09/bau-cu-my-ngay-29-09-hai-ung-cu-vien-tranh-luan-phien-dau-tien/ Sun, 27 Sep 2020 19:44:33 +0000 http://baovietduc.de/?p=72293

Tranh luận tổng thống Mỹ có tác động như thế nào?

Tranh luận tổng thống Mỹ là cơ hội để cử tri hiểu hơn về tính cách, cách lãnh đạo của ứng viên và định đoạt thắng thua trong một số cuộc bầu cử.

Tranh luận tổng thống Mỹ có nguồn gốc từ 7 cuộc tranh luận giữa Abraham Lincoln và Stephen Douglas khi tranh cử ghế thượng nghị sĩ Illinois năm 1858. Nguyên nhân dẫn đến tranh luận là Lincoln đã “theo chân” Douglas trên hành trình vận động quanh bang. Cứ vài ngày sau khi Douglas có bài phát biểu tại một địa điểm nhất định, Lincoln cũng sẽ làm vậy. Douglas cuối cùng đồng ý đứng chung sân khấu với Lincoln để tranh luận 7 lần, mỗi lần trong ba giờ về các vấn đề đạo đức và kinh tế xoay quanh chế độ nô lệ.

Cuối cùng, Lincoln không chiến thắng. Tuy nhiên, những lời tranh luận của ông được chia sẻ trên khắp cả nước và trở thành bàn đạp đưa Lincoln vào Nhà Trắng hai năm sau đó.

Tổng thống Mỹ Trump (phải) và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Trump (phải) và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP.

Năm 1960, Mỹ lần đầu tiên tổ chức tranh luận tổng thống và bắt đầu từ năm 1976, hoạt động này được tổ chức vào mỗi mùa bầu cử. Năm nay Mỹ tổ chức ba cuộc tranh luận tổng thống vào 29/9, 15/10 và 20/10. 6 chủ đề trong cuộc tranh luận đầu tiên là hồ sơ của Donald Trump và Joe Biden, Tòa án Tối cao, kinh tế, đại dịch Covid-19, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố, và tính toàn vẹn của bầu cử.

Các cuộc tranh luận tổng thống của Mỹ thường chỉ bao gồm hai ứng viên chính đảng, mặc dù tên của các ứng viên đảng khác và ứng viên độc lập vẫn xuất hiện trên lá phiếu. Vì Covid-19, các cuộc tranh luận năm nay có thể quan trọng hơn so với các năm trước đó vì ứng viên có ít cơ hội tham gia các sự kiện vận động trực tiếp hơn.

Đôi khi tranh luận tổng thống không có nhiều tác động đến kết quả bầu cử.Tuy nhiên, nó được coi là đã đóng vai trò quan trọng làm nên chiến thắng cho John F. Kennedy. Kennedy đã giành được thiện cảm từ khán giả truyền hình với vẻ ngoài điển trai và khả năng lập luận lưu loát, rành rọt trong khi Richard M. Nixon toát mồ hôi và trông rất căng thẳng. Sau cuộc tranh luận, khán giả truyền hình nghiêng về Kennedy trong khi các cuộc thăm dò cho thấy những người nghe tranh luận trên đài phát thanh, tức chỉ nghe tiếng chứ không xem hình, nghiêng về Nixon. Kennedy là người đắc cử.

Trong khi đó, vào mùa bầu cử năm 2004, thượng nghị sĩ John Kerry được cho là thể hiện tốt hơn trong tranh luận và kết quả thăm dò cũng cho thấy ông dẫn trước đối thủ, mặc dù từng yếu thế hơn trước khi các cuộc tranh luận bắt đầu. Nhưng cuối cùng, George W. Bush tái đắc cử nhiệm kỳ hai.

Việc phân tích ảnh hưởng chính xác của các cuộc tranh luận đối với cử tri là rất khó, nhưng rõ ràng “chúng có ý nghĩa quan trọng”, Kathleen Hall Jamieson, giám đốc Trung tâm Chính sách Công Annenberg tại Đại học Pennsylvania, nói. “Đây là cơ hội duy nhất trong mùa bầu cử để so sánh hai ứng viên khi họ trả lời cùng một vấn đề tại cùng một nơi. Bạn có thể hiểu được tính khí và khả năng ứng biến của họ”.

Ngoài việc cho cử tri thấy tích cách của các ứng viên, các cuộc tranh luận cũnggiáo dục cho cử tri Mỹ về các vấn đề nổi cộm và giúp họ hiểu lập trường của các ứng viên, Bill Benoit, giáo sư về nghiên cứu truyền thông tại Đại học Alabama ở Birmingham, cho biết. Ông nói rằng các nghiên cứu cho thấy những người xem tranh luận hiểu nhiều về các vấn đề hơn những người không xem.

“Các cuộc tranh luận đúng là làm thay đổi lựa chọn bỏ phiếu của một số cử tri, nhưng thường là chúng khiến cử tri củng cố quan điểm về một chiến dịch hơn”, Benoit nói. “Tranh luận không phải là yếu tố đơn lẻ định đoạt một chiến dịch sẽ thua hay thắng, nhưng nó chắc chắn củng cố hoặc làm suy yếu một chiến dịch”.

Điều khác xa so với thời Lincoln là khán giả giờ đây dễ bị ảnh hưởng bởi những quan điểm trên mạng xã hội khi xem tranh luận hơn, Benoit nói thêm.

Sau mỗi phiên tranh luận, những phát ngôn ấn tượng và những lời công kích gay gắt thường được truyền thông chú ý. Khi tranh luận năm 2016, Trump liên tục nói kháy, đào bới đời tư và dọa bỏ tù Clinton vì bê bối sử dụng email riêng tư để xử lý công vụ. Trump còn gọi đối thủ là “người đàn bà xấu xa” và “con rối”, khiến ông bị nhiều người lên án sau phiên tranh luận.

Trong khi đó, Clinton nhấn mạnh ưu thế của mình là người dày dặn kinh nghiệm chính trị trong khi Trump là “kẻ ngoại đạo” thiếu hiểu biết. Bà cũng xoáy sâu vào bê bối miệt thị phụ nữ của ông. Các cuộc thăm dò sau tranh luận cho thấy Clinton được ủng hộ nhiều hơn Trump. Tuy nhiên, Trump là người đắc cử.

Richard Vatz, học giả từ Đại học Towson, cho rằng vào năm 2016, sự yêu hay ghét của cử tri với Trump và Clinton đã quá rõ ràng nên các cuộc tranh luận ít có tác động đến lá phiếu.

Tranh luận tổng thống giúp cử tri “xem trước” các ứng viên sẽ điều hành đất nước như thế nào. Mặc dù nhiều người phàn nàn các chính trị gia không giữ lời hứa chiến dịch tranh cử, Jamieson nói rằng bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Trung bình các tổng thống cố gắng thực hiện 60% lời hứa tranh cử.

Cuộc tranh luận năm 1980 là một ví dụ điển hình. Đương kim tổng thống khi đó, Jimmy Carter đưa ra được nhiều dữ liệu nhưng không thể kết nối với nhiều khán giả. Trong khi đó, Ronald Reagan, từng là diễn viên điện ảnh, thì ngược lại. Ông giỏi kể những câu chuyện kết nối với công chúng nhưng không đi vào chi tiết.

Những điểm mạnh và điểm yếu đó đã được phản ánh trong cách họ lãnh đạo đất nước, Jamieson nói.

Reagan là một bậc thầy về phát ngôn tranh luận và ông đã đắc cử sau khi đặt câu hỏi: “Các bạn có khá giả hơn 4 năm trước không?”.

Phương Vũ (Theo Us Embassy/ Maryland Reporter)

]]>