TRung Quốc – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Mon, 01 Mar 2021 20:48:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Trung Quốc bất ngờ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoa Quốc Phong ? https://baovietduc.de/2021/03/trung-quoc-bat-ngo-ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoa-quoc-phong/ Mon, 01 Mar 2021 20:48:26 +0000 http://baovietduc.de/?p=74416 Phải chăng ông Tập muốn nhắc tới lòng trung thành của ‘hồng nhị đại’ ?

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hoa Quốc Phong, tầng lớp hậu duệ các khai quốc công thần Trung Quốc đã nhận một thông điệp chính trị quan trọng.

Hoa Quốc Phong, người từng được kỳ vọng sẽ tiếp bước Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung Quốc, có thời điểm giữ mọi chức vụ quan trọng nhất trong hệ thống chính trị nước này: chủ tịch đảng, chủ tịch quân ủy trung ương và thủ tướng. Sau khi rời khỏi mọi vị trí quyền lực, ông rời xa chính trị, sống cuộc đời gần như ẩn danh. Cựu thủ tướng Trung Quốc qua đời khi Olympics Bắc Kinh 2008 đang diễn ra. Ông cũng ít khi được truyền thông nhắc đến kể từ ngày đó.

Khi tưởng chừng cái tên đã chìm vào dĩ vãng, Bắc Kinh bất ngờ tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh cho Hoa Quốc Phong.

“Ông Hoa là một đảng viên kiệt xuất của đảng Cộng sản Trung Quốc, một chiến sĩ Cộng sản trung kiên và tài ba, một nhà cách mạng vô sản từng giữ những vị trí quan trọng nhất trong đảng và chính phủ”, Tân Hoa xã dẫn lại nội dung tọa đàm.

Ông Tập phát biểu tại Bắc Kinh hôm 25/1. Ảnh: AFP.

Ông Tập phát biểu tại Bắc Kinh hôm 25/1. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến sự kiện. Tuy nhiên, Bộ chính trị Trung Quốc có đến 5 đại diện tham gia, trong đó hai người là ủy viên thường vụ. Tiếng nói chính trị từ buổi tọa đàm rõ ràng rất “nặng ký”.

Sự kiện ngày 20/2 gây ra không ít xôn xao trên chính trường Trung Quốc khi được tổ chức giữa bối cảnh đất nước đang tiến đến hai cột mốc quan trọng: Kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc trong năm 2021 và đại hội đảng toàn quốc năm 2022.

Ông Hoa là người trung thành tuyệt đối với cố lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông, ngay cả trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa đầy sóng gió. Sau khi ông Mao qua đời vào năm 1976, Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách và mở cửa với sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình. Cũng trong thời gian cải cách, ông Hoa lần lượt rời khỏi những chức vụ quan trọng trong đảng, đầu tiên là ghế thủ tướng vào năm 1980, sau đó là hai vị trí chủ tịch đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 1981. Một năm sau, ông rời khỏi Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.

Sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc, từ tập trung cá nhân sang lãnh đạo tập thể, cũng diễn ra trong cùng giai đoạn. Điều lệ đảng được điều chỉnh để không một nhà lãnh đạo nào có thể nắm quyền lực trọn đời. Chủ nghĩa “tôn sùng cá nhân” bị cấm và vị trí chủ tịch đảng cũng không còn.

Trong hiến pháp cải cách, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình giới hạn chủ tịch nước chỉ được giữ hai nhiệm kỳ 5 năm. Điều này đã thay đổi vào tháng 3/2018, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy thành công điều chỉnh hiến pháp cải cách thời ông Đặng và xóa giới hạn nhiệm kỳ, đánh dấu một giai đoạn mới trên chính trường Trung Quốc và quá trình tập trung quyền lực của ông Tập.

Năm 2018 cũng là thời điểm CCTV bắt đầu chạy chương trình nhiều kỳ Bình Dị Cận Nhân – hiền hòa dễ gần – gồm những trích dẫn của ông Tập. Một cách trùng hợp, ngày diễn ra tọa đàm Hoa Quốc Phong, truyền hình quốc gia Trung Quốc đêm đó chọn chủ đề “Trung thành” cho Bình Dị Cận Nhân.

Một điểm cần lưu ý nữa trong sự kiện ngày 20/2 là thành phần tham gia. Ngoài các ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, một số lượng đáng kể những “hồng nhị đại” – hậu duệ các bậc khai quốc công thần, thế hệ lãnh đạo đầu tiên của đất nước – cũng góp mặt. Đây là nhóm có tiếng nói “nặng ký” trên chính trường Trung Quốc.

Nổi bật trong nhóm “hồng nhị đại” đến dự có tướng về hưu Lưu Nguyên, con trai cựu Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ. Ông là một người bạn thâm niên của ông Tập và từng có vai trò quan trọng với chiến dịch chống tham nhũng “Đả hổ, diệt ruồi” với các quan chức quân đội. Một gương mặt đáng chú ý khác là Mao Tân Vũ, cháu của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông, hiện mang hàm thiếu tướng lục quân.

Cựu thủ tướng Trung Quốc Hoa Quốc Phong. Ảnh: AFP.

Cựu thủ tướng Trung Quốc Hoa Quốc Phong. Ảnh: AFP.

Bản thân ông Tập cũng thuộc nhóm “hồng nhị đại”, có phụ thân là cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân. Khi khởi động chiến dịch chống tham nhũng đầy tham vọng, ông đã nhận được sự ủng hộ quan trọng từ những người cùng nhóm. Nhiều người quyền lực trên chính trường đã sa lưới, trong đó có cả cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, chỉ một vài thành viên trong tầng lớp “hồng nhị đại” chịu kỷ luật.

Giới quan sát chỉ bắt đầu hoài nghi về sóng ngầm trong mối quan hệ giữa ông Tập và nhóm “hồng nhị đại” trong kỳ đại hội đảng toàn quốc năm 2017. Số thành viên trong nhóm chính trị được chọn cho những vị trí then chốt trong đảng ở mức thấp ngoài mọi dự đoán. Thay vào đó, đội ngũ thân cận với ông Tập là những cộng sự có thâm niên và được ông tin tưởng, trong đó nhiều người là thân tín từ thời ông làm lãnh đạo ở Chiết Giang. Bước cải cách hiến pháp năm 2018 và nỗ lực củng cố hình ảnh cá nhân ông Tập thời gian qua cũng khó mà hợp ý nhóm hậu duệ thế hệ lãnh đạo thứ nhất, vốn trải qua vô số gian truân bởi đấu đá chính trị trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa.

Giữa bối cảnh chính trị này, thông điệp từ Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Vương Hỗ Ninh – người được xem là lãnh đạo quyền lực thứ 5 trong hàng ngũ lãnh đạo đảng – càng thêm đáng chú ý. Trước những “hồng nhị đại”, ông Vương chọn ca ngợi ba đức tính của cựu thủ tướng Hoa Quốc Phong: trung thành, chân thành và tuân thủ kỷ luật đảng.

Vương nhắc lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nói Hoa Quốc Phong đã “bất kể an toàn cá nhân” để hành động dũng cảm, không chấp nhận “chủ nghĩa bè phái trong hàng ngũ đảng” và hợp tác dẹp nạn “Tứ nhân bang” thâu tóm quyền lực. Cách ông Vương đề cập đến “hoạt động chủ nghĩa bè phái” có thể mang hàm ý chính trị đương đại đáng kể.

Thông điệp này tương tự lần ông Tập Cận Bình tuyên bố đảng viên không thể đứng ngoài cuộc khi chống tham nhũng và chờ xem bên nào thắng cuộc. Dường như tầng lớp “hồng nhị đại”, ngay trước thềm hai cột mốc quan trọng của chính trị Trung Quốc, đang được nhắc nhở thêm lần nữa rằng “hoạt động bè phái” sẽ không tiếp tục được chấp nhận.

Bài đăng trên VnExpress:

https://vnexpress.net/ong-tap-va-bai-toan-long-trung-thanh-cua-hong-nhi-dai-4241073.html

Hà Huy , biên tập 

]]>
BÁO BILD ĐỨC : BÓC TRẦN BỘ MẶT THẬT TRUNG QUỐC MUỐN BÁ CHỦ THẾ GIỚI TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 https://baovietduc.de/2020/06/bao-bild-duc-boc-tran-bo-mat-that-trung-quoc-muon-ba-chu-the-gioi-tu-dai-dich-covid-19/ Mon, 01 Jun 2020 12:10:12 +0000 http://baovietduc.de/?p=70169
Lời dịch giả Nguyễn Thế Tuyền : Trước đây vài tuần, Tổng biên tập báo BILD của CHLB Đức đã viết bức thư rất đanh thép gửi Tập Cận Bình, do Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã thóa mạ và đe dọa ông. Chiều nay lúc 14 giờ 37, một bài của phóng viên SIMON SCHÜTZ lại được đăng trên tờ báo kiên cường này. Sau khi đọc qua, tôi quyết định ngừng các công việc khác để dịch bài báo này ra tiếng Việt. Đức, một đối tác rất quan trọng của Bắc Kinh cũng đã lên tiếng mạnh mẽ.

KẾ HOẠCH MỚI ĐỂ VƯƠN LÊN LÀM BÁ CHỦ THẾ GIỚI – TRUNG QUỐC DỰA TRÊN NỀN NGOẠI GIAO LANG SÓI, RẤT HIẾU CHIẾN

Giới chuyên gia thống nhất với nhau rằng: Binh đoàn ngoại giao của những con sói đang chiến đấu vì quyền lợi của Trung Quốc như kiểu phim Rambo
Tập Cận Bình (66 tuổi), chủ tịch Trung Quốc, muốn tận dụng cơ hội để mở rộng thêm quyền lực của Trung Quốc.

Thế giới sau đại dịch Corona sẽ không còn là thế giới như chúng ta đã sống. Đây có phải là câu sáo ngữ hay không, hãy để thực tế chứng minh.
Có lẽ không còn mấy nghi ngờ rằng, cuộc khủng hoảng Corona đã thêm tính khốc liệt của cuộc chiến giành bá chủ thế giới giữa các cường quốc.

Điều chắc chắn là: Trung Quốc đang tìm cách tạo ra một thế giới sau Corona mà trong đó Trung Quốc là cường quốc mạnh nhất, bỏ rơi đối thủ nguy hiểm Hoa Kỳ.

Để đạt mục đích đó họ dùng mọi hình thức, đặc biệt đáng chú ý là kiểu lên giọng chống nước Mỹ một cách rất hung hãn của các chính trị gia Trung Quốc cũng như giới truyền thông nước này. Không chỉ riêng chống Mỹ, nói chung các đại sứ quán Trung Quốc trên toàn thế giới ứng xử rất hiếu chiến.

Càng ngày càng thấy rõ hơn những thông tin sai lệch và bịa chuyện vô liêm sỉ. Tất cả theo đuổi một mục đích, thực hiện bằng được quyền lực địa chính trị của Trung Quốc.

Công cụ mới nhất, gây chú ý nhất trong thùng công cụ của Trung Quốc được đưa ra sử dụng là chiến lược ngoại giao „kiểu chó sói“.

Ý kiến của chuyên gia Thorsten Benner, giám đốc Global Public Policy Institute ở Berlin giải thích với báo Bild rằng:
Cái tên CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA BẦY SÓI xuất phát từ bộ phim hành động nhiều tập của Trung Quốc „Wolf Warrior“. Nội dung phim ca ngợi đội quân đặc nhiệm Trung Quốc đè nát quân đội ngoại bang.

Phản ứng hiện tại của Trung Quốc thể hiện như thế này: Dùng các chiến binh chó sói trên mặt trận ngoại giao để chiến đấu vì quyền lợi của Trung Quốc kiểu như phim Rambo, sử dụng dọa nạt, tuyên truyền và tung tin giả để thay các hình thức ngoại giao thông thường.

Điển hình cho kiểu ngoại giao chó sói rất hiếu chiến là Zhao Lijian, cấp phó bộ phận phát ngôn tuyên truyền của Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Benner mô tả Lijian là một nhà ngoại giao hung đồ, kẻ tuyên truyền không biết mệt mỏi thuyết âm mưu, ví dụ nói rằng COVID 19 có nguồn gốc từ quân đội Mỹ.

Một đặc điểm nổi bật nữa là mọi chỉ trích nhà nước độc đảng đều bị coi là xúc phạm đến nhân dân Trung Quốc và có động cơ kỳ thị. Họ diễn như giàn nhạc chống phương tây kiểu thực dân ngày xưa.

Đáng chú ý là thuyết âm mưu đã được rất nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc vận dụng. Zhao Lijian không phải là cá biệt. Điều đó cho thấy rõ ràng hành động này có chỉ đạo từ trên. Zhao Lijian có thể là hiện thân của nền ngoại giao Trung Quốc trong tương lai – Benner nhận định.

Còn ông Konstantin Kuhle (31 tuổi), chính trị gia của đảng FDP thì báo động:
Trong cuộc khủng hoảng Corona, Trung Quốc tìm cách đánh bóng uy tín của mình và che đậy nguốn gốc con virus thông qua tuyên truyền vô liêm sỉ. Đức và các nước EU không thể chấp nhận điều đó và phải thể hiện kiên quyết khước từ những gì Trung Quốc muốn gây ảnh hưởng.

Chắc chắn ý đồ của nền ngoại giao Trung Quốc là muốn tạo cảm giác tự tin mới. Người ta đã tìm cách quảng cáo cuộc chiến quyết liệt của họ chống Virus ở trong nước, đồng thời muốn quốc tế công nhận sự hào hiệp qua việc viện trợ hàng y tế.

Nhưng kế hoạch đó thất bại: Thế giới tập trung vào việc tìm tội lỗi của Trung Quốc gây ra hậu quả khủng khiếp trong cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc không những bị chỉ trích vì sự xuất hiện của con Virus mà đặc biệt bị chỉ trích về việc cung cấp thông tin giai đoạn đầu dịch. Sự che đậy giấu diếm đã gây hậu quả ghê gớm. Đại dịch này đáng lẽ đã có thể ngăn ngừa được.

Chính Trung Quốc cũng phải chịu sức ép rất lớn về kinh tế qua những chỉ số rất tệ trong lịch sử gần đây của đất nước này. Họ làm như mình là nạn nhân do tội lỗi của Tổng thống Mỹ đã chủ ý gây ra đại dịch.

Ông Benner rút ra kết luận: Cũng có thể sự phản ứng hung hãn của Trung Quốc liên quan đến chiến dịch tung tin thất thiệt là dấu hiệu của yếu đuối, căng thẳng và cảm giác không chịu nổi vì bị đe dọa.

TRUNG QUỐC MUỐN CHIA RẼ MỸ VÀ CHÂU ÂU

Đã từ lâu, mục đích của Trung Quốc là tách châu Âu khỏi liên minh với Mỹ. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc có tiếng tăm có lần viết về mục tiêu tối thiểu của Bắc Kinh cho ông Mark Leonard, giám đốc của ECFR: „Nếu xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thì chúng tôi muốn, ít nhất châu Âu giữ vai trò trung lập“ – ông Benner mô tả chiến lược của Trung Quốc như thế.

Nhưng hành động của châu Âu cũng không phải là mẫu mực và mang tầm chiến lược.
„Châu Âu đã để cho Bắc Kinh quá dễ dàng thực hiện ý đồ, tạo điều kiện để họ mua đứt những tinh hoa của chúng ta và làm cho châu Âu (kể cả Đức) phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc biết biến sự phụ thuộc này thành công cụ và đe dọa nước Đức, ví dụ như vấn đề mạng 5G.“

„Vì Trung Quốc đã thể hiện bộ mặt thật của mình, nên lúc này cần xét lại cán cân phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc“ – ông Benner tuyên bố. Đức và châu Âu cần phải hợp tác mạnh mẽ hơn với các nước khác như Nhật, Nam Triều Tiên, Úc, Đài Loan, Ấn Độ để chống lại tham vọng bá quyền của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Nguyễn Thế Tuyền chuyển ngữ

]]>
BVD: BẢN TIN THỜI SỰ SÁNG NGÀY 05/05/2020: Thế giới 3,646,201 ca nhiễm, 252,407 người tử vong; Nhiều bằng chứng buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về dịch Coronavirus https://baovietduc.de/2020/05/ban-tin-thoi-su-sang-ngay-05-05-2020/ Tue, 05 May 2020 04:59:41 +0000 http://baovietduc.de/?p=69544 BVD – Đến 6 giờ sáng, giờ Berlin, Đức, đại dịch Covid-19 trên Thế giới tổng cộng có 3,646,201 ca nhiễm, làm 252,407 người tử vong, có 1,200,170 người được hồi phục sức khoẻ. Hiện đang nhiễm phải điều trị : 2.195.984 ca.

– Mỹ là nước có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất thế giới: 1,212,900 ca nhiễm, 69,921 ca tử vong; 188,068 ca hồi phục 

– Đức : Đến 6 giờ ngày 5-5, Nước Đức có 166.152 ca bệnh và 6.993 người chết, số ca nhiễm mới giảm hẳn, số người khỏi bệnh tăng nhanh. Đức đang nhắm tới nới lỏng hoàn toàn.

TIN VIỆT NAM:

Sáng 5/5, có thêm 11 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 ca dương tính trở lại cũng đã được ra viện. Các ca dương tính lại đều khoẻ mạnh, không phải điều trị, chỉ cần theo dõi sức khoẻ.
Chú thích ảnh
Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh ngày 5/5 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Như vậy, sau điều trị khỏi cho ra viện 232 ca trong tổng số 271 ca nhiễm đến nay chỉ còn điều trị 39 ca đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện. Số ca tử vong: 0; 

Những cáo buộc tình báo 5 nước nhắm vào Trung Quốc

Khi công bố tài liệu 15 trang của liên minh tình báo Ngũ Nhãn, báo Australia Daily Telegraph mô tả nó như một “quả bom”. 

Ngũ Nhãn (Five Eyes), liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada, cáo buộc Trung Quốc che đậy thông tin về virus bằng cách bác bỏ khả năng nCoV lây từ người sang người, “bịt miệng” các bác sĩ cảnh báo sớm, xóa bằng chứng trong phòng thí nghiệm và không chịu cung cấp mẫu sinh phẩm cho các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu vaccine.

 

TÌNH BÁO 5 NƯỚC CÁO BUỘC TRUNG QUỐC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS

  TIN NƯỚC MỸ: 

Số người chết vì nCoV ở Mỹ có thể tăng gấp đôi

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tăng ước tính số người chết vì nCoV ở Mỹ từ hơn 72.000 lên 135.000, khi nhiều bang nới phong tỏa.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington lên kế hoạch điều chỉnh mô hình dự báo số ca tử vong do nCoV ở Mỹ lên gần 135.000, cao gần gấp đôi so với mức ước tính 72.433 vào sáng 4/5. IHME cho hay các mức dự báo mới sẽ được công bố trong hôm nay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua cũng nói rằng khoảng 80.000-100.000người có thể chết trong dịch Covid-19 tại Mỹ, cao hơn dự báo dưới 70.000 ca tử vong do Nhà Trắng đưa ra gần đây. Nhà Trắng thường dựa vào mô hình của IHME để đưa ra dự báo về Covid-19 trong các thông cáo của mình.

TIN NƯỚC NGA: 

Putin thêm thách thức khi ca nCoV mới cao nhất châu Âu

Mức độ tín nhiệm Putin giảm khi Nga ghi nhận mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất châu Âu.

Nga hôm 3/5 đã báo cáo hơn 10.600 ca nhiễm mới nCoV trong 24 giờ qua, mức tăng hàng ngày cao kỷ lục, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc vượt 134.000. Cách xử lý sự bùng phát của Covid-19 bắt đầu đè nặng lên sự tín nhiệm của Tổng thống Vladimir Putin.

Trong khi một số nước châu Âu bắt đầu từng bước dỡ các biện pháp hạn chế, Nga lại trở thành nước ghi nhận các ca nhiễm mới nCoV hàng ngày cao nhất khu vực. Cư dân Moskva, tâm Covid-19, được khuyên nên ở nhà dù thời tiết đang vào độ đẹp nhất.

Tuy nhiên, sự suy sụp của nền kinh tế sau 5 tuần phong tỏa cùng với giá dầu, xương sống của kinh tế Nga, thấp kỷ lục, đang gây lo ngại cũng như làm gia tăng sự thất vọng của người dân với cách Putin ứng phó Covid-19.

TIN TRUNG QUỐC :

Ông Tập Cận Bình nhận cảnh báo ‘nóng’ về căng thẳng Mỹ – Trung

Ông Tập Cận Bình đã nhận được bản báo cáo đánh giá tư tưởng phản đối Trung Quốc ngày càng gia tăng trên thế giới và nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ – Trung.

Ông Tập Cận Bình nhận cảnh báo ‘nóng’ về căng thẳng Mỹ – TrungĐây là thông tin được Reuters đăng tải hôm 4/5. Cụ thể, bản báo cáo được Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc chuyển tới ông Tập hồi tháng Tư đã kết luận rằng, “tư tưởng thù địch” chống lại Trung Quốc liên quan tới đại dịch Covid-19 đã tăng lên mức cao nhất kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Bản báo cáo này được cho do Viện Các mối quan hệ quốc tế đương đại trực thuộc Bộ An ninh và là một trong những viện nghiên cứu chính sách đối ngoại lâu đời nhất của Trung Quốc tiến hành.

Ông Tập Cận Bình nhận cảnh báo 'nóng' về căng thẳng Mỹ - Trung

Căng thẳng Mỹ – Trung càng gia tăng trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: AP)

Trong thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc che giấu giai đoạn đầu dịch Covid-19 bùng phát, cũng như thay đổi số liệu về các ca mắc và tử vong vì dịch bệnh. Thậm chí, Mỹ cho rằng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp là sản phẩm bị rò rỉ ra bên ngoài từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.

Về phần mình, Bắc Kinh đã phủ nhận những lời cáo buộc trên và khẳng định Trung Quốc đã xác nhận về sự lây nhiễm từ người sang người đồng thời phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giúp Mỹ có dư thừa thời gian để chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh.

https://infonet.vietnamnet.vn/quan-su/ong-tap-can-binh-nhan-canh-bao-nong-ve-cang-thang-my-trung-62080.html
Hà Huy, biên tập 
]]>
TÌNH BÁO 5 NƯỚC CÁO BUỘC TRUNG QUỐC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS https://baovietduc.de/2020/05/tinh-bao-5-nuoc-cao-buoc-trung-quoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-dai-dich-coronavirus/ Tue, 05 May 2020 04:28:09 +0000 http://baovietduc.de/?p=69545
]]>
KHÔNG THỂ NÀO YÊN: Việt Nam phản đối Trung Quốc lập quận “quản lý ” Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam ! https://baovietduc.de/2020/04/viet-nam-phan-doi-trung-quoc-lap-quan-quan-ly-truong-sa-hoang-sa/ Sun, 19 Apr 2020 19:33:00 +0000 http://baovietduc.de/?p=69134
]]>
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng ‘bắt nạt’ ở Biển Đông https://baovietduc.de/2020/04/my-yeu-cau-trung-quoc-ngung-bat-nat-o-bien-dong/ Sat, 18 Apr 2020 20:24:46 +0000 http://baovietduc.de/?p=69113 BVD – Như BVD đã đưa tin, Trung Quốc lợi dụng các nước mải chống dịch đã đưa tàu HD-8 xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo ngại về “hành động khiêu khích lặp đi lặp lại” của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của nước khác trên Biển Đông.

Tàu khảo sát Địa Chất Hải Dương 8. Ảnh: CGS.

Tàu khảo sát Địa Chất Hải Dương 8. Ảnh: CGS.

Một nguồn tin an ninh Malaysia ngày 17/4 cho biết tàu Địa Chất Hải Dương 8 đãbám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành trên Biển Đông. Có lúc nó được 10 tàu Trung Quốc hộ tống.

Dữ liệu của Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi tàu, cho thấy tàu Địa Chất Hải Dương 8 ngày 18/4 vẫn ở trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Malaysia, nằm gần khu vực tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia. 

Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng tình hình Covid-19 trong khu vực để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 15/4 nói tàu Địa Chất Hải Dương 8 đang triển khai các hoạt động bình thường và cho rằng quan chức Mỹ đang “bôi nhọ Bắc Kinh” bằng vấn đề Biển Đông.

Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc đã xuất hiện cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong EEZ Việt Nam hôm 14/4. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông.

Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc cũng xâm phạm EEZ và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.

]]>
Đại sứ Trung Quốc lý giải hàng nghìn lọ tro cốt ở Vũ Hán https://baovietduc.de/2020/04/dai-su-trung-quoc-ly-giai-hang-nghin-lo-tro-cot-o-vu-han/ Fri, 03 Apr 2020 05:45:17 +0000 http://baovietduc.de/?p=68558 BVD – Hàng nghìn thùng đựng bình tro cốt được xếp đặt tại một nhà tang lễ ở Vũ Hán hôm 26/3. (Ảnh: Caixin ) là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã dấu nhẹm con số tử vong do Covid-19 ? 

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã nói khoảng 10.000 người chết ở Vũ Hán không phải do nCoV và tro cốt chưa được nhận về vì lệnh phong tỏa.

“Nhà tang lễ ở Vũ Hán mở cửa trở lại hôm 23/3. Bạn thấy nhiều người xếp hàng chờ nhận tro cốt vì Vũ Hán đã bị phong tỏa hơn hai tháng”, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã trả lời kênh truyền hình BFM của Pháp hôm 1/4. “Ngoài hơn 2.500 người chết ở thành phố này vì Covid-19, khoảng 10.000 người chết vì những nguyên nhân khác. Chúng tôi không che giấu số người chết và các số liệu là chính xác”.

Theo ông Lô, lệnh phong tỏa được áp đặt tại Vũ Hán từ 23/1 khiến nhiều người không thể đến nhận tro cốt người thân, dẫn đến tình trạng xếp hàng dài tại nhà tang lễ Vũ Hán sau khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ tuần trước. Ông cho biết ước tính 51.200 người đã chết ở Vũ Hán năm 2019, hoặc trung bình hơn 4.000 người mỗi tháng. Số liệu cho tháng 1 và 2 thường cao hơn so với phần còn lại của năm vì thời tiết lạnh.

Hàng nghìn thùng đựng bình tro cốt được xếp đặt tại một nhà tang lễ ở Vũ Hán hôm 26/3. Ảnh: Caixin

Hàng nghìn thùng đựng bình tro cốt được xếp đặt tại một nhà tang lễ ở Vũ Hán hôm 26/3. Ảnh: Caixin

Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 3.300 ca tử vong do nCoV, trong đó Vũ Hán chiếm gần 2.600 ca. Đại sứ Lô Sa Dã nói rằng sau khoảng hai tháng kiểm soát chặt chẽ việc đi lại trong nước, Trung Quốc đã kiểm soát được Covid-19. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo các ca nhiễm ngoại nhập làm tăng mối lo ngại về đợt bùng phát thứ hai.

Bình luận của ông Lô được đưa ra sau khi Caixin, tạp chí về tài chính, kinh doanh có trụ sở ở Bắc Kinh, tuần trước dẫn lời một tài xế xe tải nói rằng ông đã chở khoảng 5.000 lọ tro cốt trong hai ngày 25-26/3 đến một nhà tang lễ ở quận Hán Khẩu, một trong 8 nhà tang lễ ở Vũ Hán. Caixin cũng đăng hình ảnh khoảng 3.500 chiếc lọ xếp chồng lên nhau trong nhà tang lễ, dù không rõ bao nhiêu bình đã đựng tro cốt. Tạp chí mô tả dòng người xếp hàng dài khoảng 200 mét chờ đợi bên ngoài nhà tang lễ.

Hồi tháng 2, Caixin đưa tin một số bệnh nhân qua đời mà không được tính là nạn nhân Covid-19 vì họ không có cơ hội được xét nghiệm. Giấy chứng tử của họ thường ghi nguyên nhân cái chết là “viêm phổi nặng” hoặc “viêm phổi nặng do tiếp xúc cộng đồng”.

Khi Covid-19 lần đầu được báo cáo cuối tháng 12/2019, chỉ những người có kết quả xét nghiệm dương tính mới được coi là ca nhiễm nCoV. Trung Quốc thiếu nghiêm trọng dụng cụ xét nghiệm vào thời điểm đó và phải đến giữa tháng 2, nước này mới nới lỏng tiêu chuẩn chẩn đoán, đưa những người có triệu chứng vào danh sách bệnh nhân nhiễm nCoV. Nhân viên y tế cũng cho biết nhiều bệnh nhân bị từ chối nhập viện trong giai đoạn đầu của dịch do hệ thống bệnh viện ở Vũ Hán bị quá tải.

Bloomberg hôm 1/4 dẫn lời ba quan chức Mỹ giấu tên nói rằng tình báo Mỹ gửi báo cáo mật cho Nhà Trắng tuần trước, kết luận Trung Quốc cố tình báo cáo ca nhiễm và ca tử vong do nCoV thấp hơn thực tế. Trung Quốc sau đó chỉ trích quan chức Mỹ “không biết xấu hổ”, “phi đạo đức” và yêu cầu Mỹ từ bỏ việc chính trị hóa các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

]]>
TRUNG QUỐC : SỰ DỐI TRÁ KHỦNG KHIẾP https://baovietduc.de/2020/04/trung-quoc-su%cc%a3-doi-tra-khu%cc%89ng-khiep/ Tue, 31 Mar 2020 19:52:04 +0000 http://baovietduc.de/?p=68478

TRUNG QUỐC: SỰ DỐI TRÁ KHỦNG KHIẾP:

BVD – xin đăng lại bài dịch của anh Vũ Minh Khương.

Lẽ ra TQ đã có thể làm giảm 95% sự tàn phá toàn cầu của vi rút?
Tác giả Gareth Harvey.
(VMK dịch)

Hai nơi có cách ứng xử tệ hai: Chernobyl … và Vũ Hán.
Một nơi là thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất thế giới. Còn nơi kia là điểm phát ra đại dịch kinh hoàng nhất thế kỉ. Cả hai thảm họa này đều xảy ra trên lãnh thổ của các chính phủ chuyên chế. Chúng đều được che đậy và dẫn tới những hậu quả chết người. Và cuối cùng thì vụ Chernobyl cũng phơi bày mặc dù chính phủ đó đã cố tình dấu diếm bí mật đó trong một thời gian dài – do đó vụ Vũ Hán có thể cũng như thế.

Vào ngày 26/4/1986 – Lò số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bị nổ. Lõi nhiệt hạch của nó bắt đầu tan chảy một cách thảm họa. Khí và bụi phóng xạ phun ra từ nhà máy bi nổ đến 10 ngày – đây là vụ rò rỉ phóng xạ không thể kiểm soát lớn chưa từng thấy. Mặc dù Liên Xô đã cố che dấu vụ này nhưng bụi phóng xạ của Chernobyl lớn hơn 400 lần quả bom nguyên tử tại Hiroshima đã được phát hiện khi nó bay qua các nước Tây Âu – và người Tây Âu gọi là sự dối trá của Nga.
Sự im lặng của Liên Xô đã làm cho hàng nghìn người bị chết non do những bệnh tật liên quan đến phóng xạ. Việc chôn lấp chậm chạp và việc phản ứng không thích hợp với thảm họa đối với phóng xạ hạt nhân thực tế đã phơi bày một nước tự cho là siêu cường, một ông vua lõa thể. Vụ Chernobyl được cho là chiếc đinh cuối cùng đóng lên cỗ quan tài của chế độ Xô Viết.
Vũ Hán, Trung Quốc = 50 năm sau. Chỉ còn một siêu cường chuyên chế duy nhất trên thế giới: Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, do chủ tịch quyền lực Tập Cận Bình lãnh đạo.

Theo một nghiên cứu của Trường đại học Southampton, người dân ở Vũ Hán bắt đầu bị ốm với một bệnh cúm lạ vào trung tuần tháng 11/2019. Đến giữa tháng 12/2019, như chúng ta biết, cơ quan y tế đầu tiên ở Vũ Hán mới biết rằng một chủng cúm mới trong những người bán hàng và những người mua hàng ở một “Chợ ướt” trong thành phố này của tỉnh Hồ Nam, nơi bán và giết động vật sống – gồm cả động vật hoang dã như tê tê để làm thức ăn.
Các bác sỹ địa phương của Vũ Hán đã cảnh báo chủng cúm mới tương tự như dịch SARS và gửi các mẫu bệnh phẩm đến các phòng thí nghiệm dược đa năng của Trung Quốc. Theo một điều tra của một công ty đại chúng độc lập có tên là Caixin Global có cơ sở ở Bắc Kinh: “Ngay từ 27/12, một công ty gen đóng tại Quảng Châu đã phân tích vi rút từ chất nhầy lấy từ phổi của một người giao hàng 65 tuổi ở chợ, nơi có những bệnh nhân đầu tiên. Kết quả cho thấy sự giống nhau đáng báo động như vi rút nguy hiểm chết người SARS đã giết gần 800 người giữa năm 2002 và 2003”

Bất kể một chính phủ có trách nhiệm nào, biết được dịch do SARS gây ra mà nó đã lan ra 26 nước năm 2003 – sẽ phải thông báo cho nhà chức trách quốc tế là Tổ chức y tế thế giới (WHO), và tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để kiềm chế loại vi rút mới chưa được biết đến này.
Nhưng TQ đã không làm điều đó – Thay vì hành xử như một chính phủ có trách nhiệm, họ đã phản ứng như một chính phủ chuyên chế – sợ vị thế siêu cường có thể bị mờ nhạt vì một con vi rút nhỏ bé. Nhà cầm quyền TQ đã lệnh tiêu hủy các kết quả thí nghiệm và các mẫu bệnh phẩm. Các bác sỹ – những người đã đặt hàng (phân tích) các bệnh phẩm và cố đưa chúng ra công luận – đặc biệt là Bác Sỹ Lý Nguyên Lượng của Bệnh Viện Trung Tâm Vũ Hán – đã bị ép ký vào bản nhận tội là họ đã nói dối.
Chernobyl đã có những người hùng của nó – những người phản ứng đầu tiên, những người lính cứu hỏa và các nhân viên y tế những người mà họ biết khá rõ chính phủ của mình đã đang nói dối, nhưng vẫn dũng cảm đối mặt với phóng xạ của lò phản ứng hạt nhân khủng khiếp. Do đó vụ Vũ Hán cũng có những người hùng của nó. Bất chấp sự khiển trách của các nhà lãnh đạo TQ, bác sỹ Lý Nguyên Lượng và các đồng nghiệp của mình tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân. Bác sỹ Lý, như cả thế giới đều biết, đã mất do covid-19 vào ngày 07/02 năm nay.
Như trong bản tin 60 phút đã đề cập, hàng loạt các hành động không thể tha thứ và “Sự lừa dỗi tệ hai nhất” về vụ Vũ Hán của nhà cầm quyền TQ và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đổ lỗi cho thế giới đã gây ra đại dịch này. Nếu như chính phủ TQ đáng tin cậy và có trách nhiệm thì đã phải thông báo về sư bùng nổ của dich bệnh ngay khi nó xảy ra chứ không bưng bít hàng tuần như thế, thì theo các nghiên cứu của các chuyên gia ước tính sẽ giảm được 95% sức tàn phá toàn cầu của vi rút corona.
Nhưng Chủ tich Tập Cận Bình đã nhận thức rõ một vấn đề là ông ta sẽ chuyển những gì trong giữa tháng Giêng vẫn chỉ còn là chuyện riêng của Vũ Hán, lên cả thế giới – và đã quyết định cho phép kỳ nghỉ Tết âm lịch diễn ra. Một trong những thời khắc quan trọng nhất trên trái đất, hơn 5 triệu người từ Vũ Hán được phép trở về nơi ở của mình ở TQ và khắp thế giới mà không được kiểm tra vi rút. Các tuyến bay của họ đã tạo ra một mạng lưới dịch bệnh chết người.

Trung cộng đang cố tình thay đổi câu chuyện tội lỗi của mình – bằng cách đổ lỗi cho sự yếu kém của các cơ quan y tế Vũ Hán thông qua thuyết âm mưu rằng vi rút corona được tạo ra trong phòng thí nghiệm của Mỹ. Nhưng Sự dối trá tệ hại vẫn tiếp tục. Chỉ mới 2 tuần trước, Bác sỹ Ai Fen, Trưởng phòng cấp cứu Bệnh viện Trung Tâm Vũ Hán, đã phát biểu trên tạp chí Trung Quốc, Renwu, nói rằng bà đã buộc phải tuân lệnh và im lặng trong tháng 12/2019 sau khi cảnh báo các xếp của mình về một loại vỉuts lạ mà các bệnh nhân của bà đã nhiễm phải.
“Nếu tôi đã biết những gì đã xảy ra” bà nói “ Tôi sẽ đã không quan tâm đến việc khiển trách. Tôi sẽ đã nói hết ra sự thật với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu mà tôi có thể.”
Chủ tich Tập Cận Bình đã lệnh phải xóa cuộc phỏng vấn của bà khỏi internet. Bác sỹ Ai Fen đã biến mất, không biết ở nơi nào nữa.
Chernobyl bị vỡ làm lộ ra một hệ thống thối nát. Vi rút corona đã làm sáng tỏ về một siêu cường tương lai mà nó đã thử thách lòng tin của cả thế giới nhiều lần. Chẳng hạn, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói việc tiến ra biển Đông là thuận lợi. Sau đó TQ đã xây dựng các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự.
Trong tháng 12/2019, khi các xác chết được kéo ra từ những căn hộ tại Vũ Hán và có những bằng chứng rỗ ràng về sự lây nhiễm từ người sang người của một loại vi rút chết người mới, TQ đã khẳng định họ đã hạn chế và kiểm soát được tình hình.
Thế giới tin vào điều đó một cách đáng thương. Có lẽ đó là lần cuối.

Watch ‘Coronavirus crisis: Together, apart’ and more exclusive 60 Minutes content on 9Now.

Không có mô tả ảnh.
]]>
Một ngày, hàng trăm người Trung Quốc đến Tân Sơn Nhất từ nước trung gian https://baovietduc.de/2020/03/mot-ngay-hang-tram-nguoi-trung-quoc-den-tan-son-nhat-tu-nuoc-trung-gian/ Thu, 05 Mar 2020 07:40:00 +0000 http://baovietduc.de/?p=67672 Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế về hiện tượng khách từ các nước có dịch Covid-19 đến TPHCM thông qua nước trung gian.

Theo đó, Sở Y tế TPHCM nhận được báo cáo của Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TPHCM về việc trong ngày 3/3 có các chuyến bay từ Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia (tạm gọi là nước trung gian) có số lượng lớn hành khách Trung Quốc nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Một ngày, hàng trăm người Trung Quốc đến Tân Sơn Nhất từ nước trung gian - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hành khách qua chốt kiểm soát virus corona tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cụ thể, tổng cộng có 491 hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó từ Campuchia là 391 người, Thái Lan 72 người, Singapore 13 người, Malaysia 4 người và từ các nước khác 11 người.

Theo Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế TPHCM, những người này đều có thời gian rời khỏi Trung Quốc trên 14 ngày nên không thuộc diện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, vẫn có thể có nguy cơ khi những hành khách Trung Quốc lựa chọn nước trung gian để chờ hết 14 ngày. Trong thời gian này, có khả năng hành khách có tiếp xúc với những người khác từ Trung Quốc đến vẫn đang còn trong thời gian giám sát.

Và vấn đề ở đây là việc tổ chức giám sát, cách ly của các nước thứ 3 có chặt chẽ hay không. Điều này dẫn đến nguy cơ các hành khách được nhập cảnh vào TPHCM và các tỉnh thành khác trong cả nước mang theo nguồn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Một ngày, hàng trăm người Trung Quốc đến Tân Sơn Nhất từ nước trung gian - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Sân bay Tân Sơn Nhất kiểm soát tình trạng sức khỏe hành khách đến TPHCM hết sức cẩn thận

Theo Sở Y tế TP, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế cũng như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP không thể kiểm tra được số hành khách nhập cảnh này có được cách ly đúng quy định tại các nước trung gian hoặc có tiếp xúc với những hành khách khác vừa rời Trung Quốc.

Do đó, Sở Y tế TP đã yêu cầu Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế lập tờ khai y tế đối với những hành khách này gửi về cho các trung tâm y tế quận huyện để tiếp tục giám sát đối với hành khách khai nơi cư trú tại TPHCM và chuyển cho Sở Y tế các tỉnh thành (nơi hành khách đăng ký cư trú trong tờ khai) để có hướng giám sát.

Tuy nhiên, về lâu dài, Sở Y tế TP đề xuất Bộ Y tế xem xét tình huống này, có sự liên lạc với các nước trung gian để xác định việc giám sát hành khách có thực sự đảm bảo hay không. Nếu các nước trung gian không tổ chức giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ vùng dịch trên thế giới thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.

Quốc Anh

]]>
Sợ coronavirus Nga cấm người Trung Quốc vào nước này https://baovietduc.de/2020/02/so-coronavirus-nga-cam-nguoi-trung-quoc-vao-nuoc-nay/ Wed, 19 Feb 2020 03:34:10 +0000 http://baovietduc.de/?p=67307 BVD – Để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, Nga sẽ không còn cho phép công dân Trung Quốc vào nước này từ thứ Năm.

 

Kết nối tàu và chuyến bay cũng sẽ bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần. Người Trung Quốc cũng không còn được cấp thị thực làm việc. Do sự lây lan nhanh chóng của virus corona mới ở Trung Quốc, Nga hiện đang cấm công dân Trung Quốc xâm nhập vào nước này. Quy định này được áp dụng từ thứ Năm, các hãng thông tấn Nga dẫn lời Tatjana Golikowa, Phó Giám đốc Y tế chịu trách nhiệm về sức khỏe

]]>