Ukraine – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 05 Jan 2024 19:46:32 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 Tin không vui cho Ukraine: Ukraine chỉ còn vài xe tăng Leopard hiện đại nhất trên tiền tuyến https://baovietduc.de/2024/01/tin-khong-vui-cho-ukraine-ukraine-chi-con-vai-xe-tang-leopard-hien-dai-nhat-tren-tien-tuyen/ Fri, 05 Jan 2024 19:46:31 +0000 https://baovietduc.de/?p=79638 Quan chức Đức cho biết phần lớn xe tăng Leopard 2A6 Đức chuyển giao cho Ukraine không còn hoạt động, hiện mắc kẹt tại nhà máy sửa chữa do thiếu linh kiện thay thế.

“Rất tiếc phải nói rằng chỉ còn số lượng rất nhỏ xe tăng chiến đấu chuyển giao cho Ukraine còn có thể được sử dụng”, Sebastian Schafer, nghị sĩ đảng Xanh và là một trong các quan chức phụ trách vấn đề chi tiêu quốc phòng của quốc hội Đức, hồi đầu tuần cho biết trong bức thư gửi hai tập đoàn quốc phòng Rheinmetall và Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của nước này.

Ông Schafer đề cập đến mẫu xe tăng Leopard 2A6, biến thể hiện đại nhất của dòng xe tăng chủ lực Leopard do Đức sản xuất, sử dụng giáp phức hợp thế hệ mới và bổ sung mô-đun giáp phản ứng nổ giúp xe tăng chống chịu tốt hơn trước vũ khí chống tăng. Mặt trước tháp pháo cũng được lắp giáp hộp hình nêm để đối phó đạn thanh xuyên động năng của đối phương.

Xe tăng Leopard 2A6 của Ukraine triển khai ở tỉnh Zaporizhzhia hôm 15/6. Ảnh: Spiegel

Xe tăng Leopard 2A6 của Ukraine triển khai ở tỉnh Zaporizhzhia hôm 15/6/2023. Ảnh: Spiegel

Ukraine đã được nhận 21 xe tăng Leopard 2A6 hồi tháng 3 năm ngoái, trong đó 18 chiếc do Đức cung cấp, còn lại là Bồ Đào Nha.

Theo nghị sĩ Schafer, phần lớn xe tăng Leopard 2A6 Berlin chuyển giao cho Kiev đang nằm trong nhà máy sửa chữa ở Litva, nơi mà ông và Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới thăm cuối tháng 12/2022, do bị hư hỏng hoặc hao mòn sau các cuộc giao tranh. Ông cho biết chúng chưa thể được phục hồi và đưa trở lại chiến trường vì thiếu linh kiện thay thế.

Nghị sĩ Đức kêu gọi Rheinmetall và Krauss-Maffei Wegmann có “hành động khẩn cấp” để bổ sung linh kiện cho nhà máy ở Litva. Ông cũng cho biết một số xe tăng bị hỏng nặng hơn sau khi lực lượng Ukraine cố gắng tự sửa chữa chúng, nên cần phải có giải pháp đào tạo, hướng dẫn tốt hơn cho binh sĩ Ukraine để tránh lặp lại tình trạng này.

Ông cũng đề cập khả năng mở xưởng sửa chữa xe tăng Leopard 2A6 tại Ukraine nhằm đẩy nhanh tốc độ đưa chúng trở lại tiền tuyến.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa đưa ra bình luận.

Thông tin xuất hiện trong bối cảnh Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 47 Ukraine, đơn vị được biên chế hầu hết xe tăng Leopard 2A6, gần đây hứng chịu thiệt hại lớn trong nỗ lực phòng thủ Avdeevka, thành phố chiến lược ở tỉnh Donetsk. Nga hồi tháng 10 đã điều lực lượng gồm ba lữ đoàn tấn công đô thị này và đang bao vây thành phố ở ba mặt bắc, nam và đông, khiến Ukraine chỉ còn duy trì được tiếp tế từ phía tây.

Lữ đoàn 47 trước đó cũng đã hứng chịu tổn thất nặng khi tham chiến ở mặt trận Zaporizhzhia hồi tháng 6-8 năm ngoái, buộc phải lui về hậu phương để củng cố đội hình trước khi chuyển tới hỗ trợ phòng thủ ở Avdeevka tháng 10 cùng năm.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: RYV

Ông Schafer không nêu cụ thể số lượng xe tăng Leopard 2A6 đã phải rút khỏi chiến trường, song theo báo cáo của Oryx, trang phân tích thông tin chiến sự có trụ sở tại Hà Lan, ít nhất 12 xe Leopard 2A6 đã bị phá hủy hoặc hư hỏng kể từ đầu chiến sự. Con số thực tế có thể lớn hơn do Oryx chỉ tổng hợp thông tin từ các nguồn mở.

Ngoài xe tăng Leopard 2A6, Đức và một số quốc gia cũng đã viện trợ cho Ukraine khoảng 90 biến thể Leopard 2A4 và hơn 100 mẫu Leopard 1A5 đời cũ hơn. Không ít trong số đó đã bị Nga phá hủy bằng tên lửa chống tăng hoặc máy bay không người lái (UAV) tự sát. Lực lượng Nga cũng đã tịch thu ít nhất hai xe tăng Leopard 2 kể từ đầu chiến sự, theo các video do nước này đăng tải.

]]>
Nga mở đợt tấn công UAV lớn chưa từng thấy vào Ukraine https://baovietduc.de/2023/11/nga-mo-dot-tan-cong-uav-lon-chua-tung-thay-vao-ukraine/ Sun, 26 Nov 2023 12:13:28 +0000 https://baovietduc.de/?p=79255 Ukraine nói rằng Nga triển khai 75 UAV tự sát, mức kỷ lục từ đầu chiến sự, để tập kích nước này.

“Đối phương huy động số lượng kỷ lục là 75 máy bay không người lái (UAV) tự sát kiểu Shahed-136/131 nhằm vào Ukraine. Hướng tấn công chính là thủ đô Kiev. Lực lượng phòng không đã bắn hạ 71 mục tiêu”, Bộ tư lệnh không quân Ukraine cho biết hôm nay.

Giới chức Ukraine nhấn mạnh đây là đợt tiến công bằng UAV tự sát lớn nhất nhằm vào nước này kể từ khi chiến sự bùng phát. Phi cơ Nga xuất phát từ hai hướng, bay qua ít nhất 6 tỉnh gồm Kiev, Sumy, Dnipro, Zaporizhzhia, Mykolaiv và Kirorograd.

Phòng không Ukraine sau đó phát thêm báo động ở hướng đông nam, nói rằng máy bay Nga đã phóng tên lửa hành trình chiến thuật Kh-59 nhằm vào tỉnh Dnipro.

UAV tự sát Nga trên bầu trời Kiev hôm nay. Video: Telegram/Kievreal

Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho hay mảnh vỡ từ các UAV tự sát bị đánh chặn đã rơi xuống ít nhất ba quận nội thành gồm Solomyansky, Pechersky và Dnipro, khiến 5 người bị thương và gây ra một số đám cháy.

Bộ Năng lượng Ukraine nói rằng cuộc tập kích khiến 120 cơ sở hạ tầng và 77 tòa nhà dân sự ở trung tâm thủ đô Kiev bị mất điện, thêm rằng lực lượng chức năng đang nỗ lực phục hồi nguồn cung năng lượng.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 12/11 nói rằng Ukraine phải chuẩn bị cho khả năng Nga tăng số lượng đòn tập kích tên lửa và UAV nhằm vào hạ tầng trong mùa đông.

Giới chức Ukraine tuyên bố đã củng cố mạng lưới phòng thủ ở các cơ sở hạ tầng then chốt để đối phó đòn tập kích của Nga. Ông Zelensky khẳng định lưới phòng không Ukraine hiện “mạnh hơn năm ngoái”, song thừa nhận quân đội nước này chưa đủ năng lực bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và cần được trợ giúp từ phương Tây.

Khói bốc lên ở thủ đô Kiev của Ukraine sau đòn không kích hôm 25/11. Ảnh: Reuters

Khói bốc lên ở thủ đô Kiev của Ukraine sau đòn không kích hôm 25/11. Ảnh: Reuters

Quân đội Nga hôm 19/11 tuyên bố tập kích kho đạn, xăng dầu ở tỉnh Kiev và Kirovograd, trong khi giới chức Ukraine khẳng định đã chặn 15 trong 20 UAV của đối phương. Hình ảnh đăng trên mạng xã hội Ukraine cho thấy quầng lửa lớn bùng lên ở tỉnh Kiev trong đêm.

Đợt tập kích dồn dập của Nga nhằm vào hạ tầng năng lượng Ukraine mùa đông năm ngoái làm hư hỏng đáng kể lưới điện của nước này, buộc nhiều đô thị phải cắt điện và nước nóng luân phiên. Bất chấp Kiev tìm cách tăng cường năng lực phòng không, các quan chức nước này vẫn lo ngại nguy cơ cắt điện và nước nóng tái diễn khi lưới điện chưa được phục hồi hoàn toàn.

Nga gần đây cũng tăng cường dùng tên lửa và UAV tập kích mục tiêu Ukraine. Giới chuyên gia phương Tây nhận định đây là nỗ lực làm cạn kiệt đạn phòng không và phá hủy những kho chứa vũ khí tầm xa của Ukraine.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga – Ukraine. Đồ họa: WP

]]>
Ông Zelensky cảnh báo các tướng quân đội Ukraine nhằm cản bước tranh cử https://baovietduc.de/2023/11/ong-zelensky-canh-bao-cac-tuong-quan-doi-ukraine-nham-can-buoc-tranh-cu/ Wed, 22 Nov 2023 04:23:34 +0000 https://baovietduc.de/?p=79214 Ông Zelensky nói rằng các tướng quân đội sẽ phạm sai lầm nếu tham gia vào chính trị, giữa lúc xuất hiện nhiều dấu hiệu rạn nứt nội bộ tại Ukraine.

“Sĩ quan quân đội có quyền tham gia chính trường, nhưng sẽ không thể đồng thời xử lý tình hình chiến sự. Nếu điều hành tác chiến với tâm lý sẵn sàng làm chính trị và chạy đua bầu cử, mọi hành động và lời nói của họ sẽ giống chính trị gia hơn là sĩ quan. Tôi cho rằng đó là sai lầm rất lớn”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn được truyền thông Anh công bố hôm 21/11.

Phát biểu được ông Zelensky đưa ra khi khi trả lời câu hỏi về quan hệ hiện nay với các chỉ huy hàng đầu quân đội. Tổng thống Ukraine cũng cảnh báo việc tướng quân đội thường xuyên xuất hiện trên truyền thông có thể gây ra tình trạng bất tuân thượng lệnh và tác động xấu đến sự đoàn kết của quốc gia.

“Về tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny và các tướng trên chiến trường, tất cả đều hiểu rõ thứ bậc và rằng không thể có cùng lúc hai, ba, bốn hay năm lãnh đạo. Điều này phù hợp với luật pháp và không phải vấn đề được phép thảo luận trong thời chiến, bởi điều đó gây mất đoàn kết dân tộc”, ông Zelensky nói thêm.

Tổng thống Zelensky họp báo tại thủ đô Kiev hôm 21/11. Ảnh: AFP

Tổng thống Zelensky họp báo tại thủ đô Kiev hôm 21/11. Ảnh: AFP

Chia rẽ nội bộ tại Ukraine ngày càng hiện rõ trước mắt các đồng minh phương Tây, với loạt thông điệp đối lập giữa tướng Zaluzhny, người coi là “gương mặt của thế hệ mới trong quân đội”, với Tổng thống Zelensky.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 1/11, tướng Zaluzhny cho rằng năng lực tác chiến của quân đội Ukraine đã đạt cực hạn và không thể có thêm bất kỳ bước đột phá nào “đáng kể hay ngoạn mục” ở tiền tuyến. Đây là tuyên bố trực diện nhất của chỉ huy hàng đầu quân đội Ukraine về chiến dịch phản công quy mô lớn được Kiev phát động từ đầu tháng 6.

Tuyên bố của tướng Zaluzhny đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ giới lãnh đạo chính trị Ukraine vì đó là nhằm cảm bước tranh cử trong bầu cử sắp diễn ra vào năm 2024. 

Hà Huy, biên tập

https://vnexpress.net/ong-zelensky-canh-bao-cac-tuong-quan-doi-ukraine-4679760.html

]]>
Phán đoán sai lầm trong trận phản công thảm họa của Ukraine ? https://baovietduc.de/2023/11/phan-doan-sai-lam-trong-tran-phan-cong-tham-hoa-cua-ukraine/ Wed, 22 Nov 2023 03:50:18 +0000 https://baovietduc.de/?p=79206 Kiev bắt đầu phản công dựa trên giả định Nga sẽ lui quân khi thấy xe tăng phương Tây, nhưng phán đoán này đã sai lầm, đại úy Ukraine thừa nhận.

“Toàn bộ kế hoạch của chiến dịch phản công quy mô lớn dựa trên một giả định đơn giản, đó là lính Nga sẽ bỏ chạy khi thấy xe tăng Leopard và thiết giáp Bradley. Điều đó đã không xảy ra, họ chuẩn bị rất kỹ để đón đầu chúng tôi”, đại úy Mykola Melnyk, đại đội trưởng thuộc Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 47 Ukraine, cho biết trong cuộc phỏng vấn hồi tuần trước.

Lữ đoàn 47 thành lập tháng 4/2022, là một trong 9 lữ đoàn mới do Ukraine xây dựng theo chuẩn phương Tây, được huấn luyện ở nước ngoài và trang bị khí tài chuẩn NATO.

Đơn vị này mang biệt danh “nắm đấm thép” của quân đội Ukraine, được biên chế những khí tài hiện đại nhất gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 và thiết giáp Bradley được phương Tây viện trợ.

Melnyk (trái) cùng đồng đội trên xe thiết giáp Bradley. Ảnh: Military Land

Melnyk (trái) cùng đồng đội trên xe thiết giáp Bradley. Ảnh: Military Land

Melnyk nói rằng Lữ đoàn 47 ban đầu là một tiểu đoàn tình báo, sau đó mở rộng quy mô thành trung đoàn xung kích và cuối cùng là lữ đoàn cơ giới. Các binh sĩ được huấn luyện chiến thuật tấn công, đánh chiếm công sự, phòng tuyến đối phương. Khí tài trang bị cho đơn vị của Melnyk liên tục thay đổi, từ xe kháng mìn MaxxPro lên xe chiến đấu bộ binh M2A2 Bradley.

“Chúng tôi từng nhiều lần phải huấn luyện lại từ đầu. Quá trình chuẩn bị lâu đến mức nhiều binh sĩ mất hết động lực. Họ không hiểu vì sao đơn vị phải liên tục huấn luyện, trong lúc các lữ đoàn khác tham chiến”, sĩ quan Ukraine cho hay.

Dù là một trong những đơn vị được trang bị tốt nhất của quân đội Ukraine, Lữ đoàn 47 vẫn gặp tình trạng thiếu kính nhìn đêm, khiến binh sĩ phải tự mua sắm thiết bị từ nguồn được cộng đồng quyên góp.

Lữ đoàn 47 được triển khai đến tỉnh Zaporizhzhia từ giữa tháng 5, chuẩn bị cho chiến dịch phản công được phát động vào đầu tháng 6. Những địa điểm then chốt trên mặt trận được đặt biệt danh theo tên đội bóng như Benfica, Real, Shaktar và Dynamo.

“Chúng tôi đặt mục tiêu giành được làng Rabotino trong ngày xuất quân, nhưng thực tế không như vậy. Đối phương biết rõ mọi tuyến đường di chuyển và chuẩn bị sẵn phần tử ngắm cho pháo binh. Khi xung phong, tình hình rất hỗn loạn, có đại đội bị tiêu diệt chỉ sau 15 phút, một số đại đội bám trụ được trong 30 phút. Các lữ đoàn khác cũng ghi nhận kết quả đáng buồn”, Melnyk cho hay.

]]>
ông Zelensky tìm cách hóa giải hoài nghi tại Mỹ https://baovietduc.de/2023/09/ong-zelensky-tim-cach-hoa-giai-hoai-nghi-tai-my/ Fri, 22 Sep 2023 22:29:02 +0000 https://baovietduc.de/?p=79158

Tổng thống Zelensky đến Washington với nhiệm vụ hàng đầu là tháo gỡ hoài nghi tại quốc hội Mỹ để đảm bảo nguồn hỗ trợ cho Ukraine vào thời điểm khó khăn.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bí mật đến Washington tháng 12 năm ngoái trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến sự, ông đã được chào đón như người hùng ở Nhà Trắng và Đồi Capitol.

Ngày 21/9, ông Zelensky trở lại Mỹ lần thứ hai, song tình hình dường như đã khác. Ngày càng nhiều đảng viên Cộng hòa từ chối yêu cầu viện trợ bổ sung cho Ukraine khi chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, thành viên đảng Cộng hòa, khước từ đề nghị của lãnh đạo Ukraine về việc phát biểu trước lưỡng viện quốc hội.

Tổng thống Ukraine chỉ có thể gặp riêng các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa bên ngoài phòng họp quốc hội, nhưng ông cũng không có nhiều thông tin về thành quả trên chiến trường để công bố, khi chiến dịch phản công quy mô lớn của Kiev diễn biến chậm chạp.

Đối với ông Zelensky, thách thức trước mắt là thuyết phục các nghị sĩ Mỹ ủng hộ đề xuất mới của chính quyền Tổng thống Joe Biden về gói viện trợ quân sự và nhân đạo mới cho Ukraine trị giá 24 tỷ USD.

“Tôi ở Washington để củng cố vị thế của Ukraine trong nỗ lực bảo vệ trẻ em, gia đình, nhà cửa của chúng tôi, cũng như tự do và dân chủ trên thế giới”, ông Zelesky nói với Tổng thống Biden tại Phòng Bầu Dục.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng phu nhân (trái) tại Nhà Trắng ở Washington ngày 21/9. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng phu nhân (trái) tại Nhà Trắng ở Washington ngày 21/9. Ảnh: AFP

Trong các cuộc thảo luận kín, lời kêu gọi của ông Zelensky thậm chí khẩn thiết hơn, theo Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer. “Nếu không nhận được viện trợ, chúng tôi sẽ thua trong cuộc chiến”, ông nới với các thành viên Thượng viện.

Cuộc gặp quan trọng nhất trong chuyến đi của ông Zelensky có lẽ là với ông McCarthy, người đang dẫn dắt cuộc tranh luận của phe cánh hữu trong đảng Cộng hòa ở Hạ viện về viện trợ cho Ukraine và các vấn đề khác.

Thay vì triệu tập phiên họp lưỡng viện để ông Zelensky thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ, ông McCarthy gặp riêng lãnh đạo Ukraine và đặt ra những câu hỏi liên quan tới trách nhiệm giải trình, chiến lược và chiến thuật của Kiev, theo các nguồn thạo tin.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã đề cập tới khả năng xung đột có thể có kết thúc mở và liệu quân đội Ukraine có đang sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp một cách có trách nhiệm hay không.

Ukraine đã cam kết không sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, thay vào đó họ muốn tấn công các kho đạn và trung tâm hậu cần ở các khu vực mà Moskva kiểm soát tại Ukraine.

Tuy nhiên, nhiều người theo đường lối cứng rắn của đảng Cộng hòa không muốn tiếp tục viện trợ cho Ukraine. 23 thành viên Hạ viện và 6 thượng nghị sĩ, do thượng nghị sĩ J.D Vance và nghị sĩ Chip Roy dẫn đầu, đã ký thư từ chối yêu cầu của Tổng thống Biden về khoản viện trợ 24 tỷ USD bổ sung cho Ukraine.

]]>
Mỹ ra “tối hậu thư” trừng phạt Nga: Le lói đảo chiều Syria, Ukraine https://baovietduc.de/2018/08/my-ra-toi-hau-thu-trung-phat-nga-le-loi-dao-chieu-syria-ukraine/ Tue, 21 Aug 2018 13:01:36 +0000 http://baovietduc.de/?p=48054
BVD – Tổng thống Mỹ Donald Trump không dự tính dỡ bỏ trừng phạt Nga, tuy nhiên, ông sẽ xem xét làm như vậy nếu Nga mang tới điều ông muốn về vấn đề Ukraine hay Syria.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng, ông không dự tính dỡ bỏ trừng phạt Nga, tuy nhiên, ông sẽ xem xét làm như vậy nếu Nga mang tới điều ông muốn về vấn đề Ukraine hay Syria.

“Tôi sẽ không xem xét điều này (dỡ bỏ cấm vận Nga). À không. Tôi sẽ xem xét nó nếu họ (Nga) làm điều gì đó tốt cho chúng tôi”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố cuối ngày 20/8.

Mỹ ra “tối hậu thư” trừng phạt Nga: Le lói đảo chiều Syria, Ukraine - ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump nói về các vòng trừng phạt đối với Nga.

Ông Trump sau đó đề nghị về các vấn đề mà ông có thể thỏa thuận với người Nga để đổi lấy cắt giảm trừng phạt.

“Chúng tôi có rất nhiều vấn đề chúng tôi có thể làm điều tốt cho nhau. Bạn có thể thấy về Syria. Bạn có thể thấy về Ukraine. Bạn thấy nhiều thứ khác,” ông nói.

Tổng thống Trump nói với Reuters rằng, ông Putin đã không yêu cầu ông dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Helsinki hồi tháng trước. Nhưng ông cho biết, trong cuộc gặp riêng kéo dài gần hai giờ hôm đó, hai nhà lãnh đạo đã nói về việc Nga sáp nhập Crimea, xung đột miền Đông Ukraine và đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga tới Đức.

“Tôi đã đề cập đến Crimea, chắc chắn. Tôi luôn đề cập đến Crimea bất cứ khi nào tôi đề cập đến Ukraine. Ông Putin và tôi đã có một cuộc thảo luận rất có ích. Đó là – tôi nghĩ là -một cuộc thảo luận rất tốt cho cả hai bên. Tôi cũng đề cập đến đường ống dẫn  khí tới Đức”, ông Trump nói.

Mỹ đã áp đặt vòng trừng phạt đầu tiên đối với Nga ngay sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014, và kể từ đó đã liên tục tăng cường và mở rộng các biện pháp trừng phạt, gần đây nhất là về cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và vụ việc một cựu tình báo Nga bị hạ độc tại Anh.

Washington cũng đe dọa sẽ áp đặt trừng phạt đối với đường ống Nord Stream 2- mà khi đi vào hoạt động sẽ gia tăng sự phụ thuộc của Đức và châu Âu vào năng lượng Nga.

 

(tienphong)

]]>