Văn nghê – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Tue, 03 Sep 2019 02:06:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ” KHÔNG GIAN VĂN HÓA VIỆT ” LẦN THỨ VIII Ở ĐỨC https://baovietduc.de/2019/09/to-chuc-thanh-cong-khong-gian-van-hoa-viet-lan-thu-8-o-duc/ Mon, 02 Sep 2019 21:59:28 +0000 http://baovietduc.de/?p=62258 BVD – Ngày 01.09.2019, tại nhà Ngon ( Quán Ngon ”  Rathaus Str. 23 – 10178 Berlin, BTC đã tổ chức thành công ” Không Gian Văn Hóa Việt ” lần thứ 8.  

Đến dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam, Tham tán Nguyễn Hoàng Tùng và đại diện của 32 Hội đoàn, CLB của người Việt Nam ở CHLB Đức .

Thay mặt BTC, ông Lê Xuân Đính đac đọc lời Khai mạc nêu lên quá trình hình thành, phát triển của ” Không Gian Văn Hóa Việt ” tại CHLB Đức và chương trình TC lần thứ 8 tại Berlin.

Với gần 50 tiết mục đã đăng ký và trình diễn của các ” diễn viên ” không chuyên đến từ nhiều vùng khắc nhau trên nước Đức và với nhiều thể loại đã tạo nên một không gian văn hóa của người Việt Nam hiện đang sinh sống trên nước Đức tuyệt vời.

Rất nhiều tiết mục được khán giả vỗ tay nhiệt liệt bởi không chỉ có sự nhiệt tình đi xa 500-600 km đến tham dự mà còn thể hiện sự khổ luyện để duy trì nét văn hóa Việt trong lòng  nước Đức.

Ca sĩ Quốc Triệu đến từ TP Bremen với khúc hát văn ” Tương Tư ” ( ảnh Huy Thắng )

Điều đáng mừng nhất là sau 8 năm kể từ năm 2012 khi Ban Văn nghệ Đài Truyền hình VTV sang làm chương trình văn nghệ ” Không GianVăn Hóa Việt ” vẫn được duy trì hàng năm, mỗi năm một lan rộng và không chỉ ở lớp người thứ nhất đến Đức mà đã chuyển dần dần sang thế hệ trẻ, thứ 2, thứ 3 người Việt Nam ở Đức .

Điệu múa dân tộc của các cháu trong  Hội Thiện từ tâm – Berlin ( ảnh Huy Thăng )

Tiết mục song sáo ” Làng tôi ” của hai cháu Đức Anh và Anh Đức ( ảnh Huy Thắng )

TM Đại sứ quán Việt Nam, Tham tán Nguyễn Hoàng Tùng đã chúc mừng BTC ” Không Gian Văn Hóa Việt ” đã liên tục tổ chức trong 8 năm qua. ( Ảnh Huy Thắng )

Có thể nói sau 8 lần tổ chức, giờ đây chương trình ” Không Gian Văn Hóa Việt ” đã đi dần vào đời sống văn hóa văn nghệ cộng đồng. Nó đã thu hút được khá đông đảo những người yêu mến văn nghệ và muốn duy trì nét văn hóa truyền thống Việt Nam tại Đức . Đó cũng là câu trả lời vì sao có rất nhiều người vượt qua quãng đường rất xa để đến trình ” Không Gian Văn Hóa Việt ” để diễn một tiết mục hoặc hát một bài hát rồi lại chia tay nhau hoan hỉ ra về…

Xin chúc BTC, chúc các ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ cộng đồng chúng ta mạnh khỏe và đam mê duy trì  văn hóa văn nghệ mạnh mẽ, thường xuyên hơn nữa !

MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỂN HÌNH

Bài và ảnh : Huy Thắng  

 

]]>
Chương trình ” Đố vui hưởng lộc” đầu năm 2018 của MC Quang Hợp https://baovietduc.de/2018/01/chuong-trinh-do-vui-huong-loc-dau-nam-2018-cua-mc-quang-hop/ Sun, 07 Jan 2018 17:14:56 +0000 http://baovietduc.de/?p=37854 BVD – Trong chương trình văn nghệ Đêm giao lưu gặp mặt Chúc Mừng Năm Mới -2018 của TTTM Đồng Xuân Berlin, MC Quang Hợp đã dẫn một chương trình ” Đố vui hưởng lộc đầu năm ” . Đây là chương trình mang tính cộng đồng rất hấp dẫn để lại nhiều tiếng cười sảng khoái.

BVD trân trọng giới thiệu một trích đoạn!

BVD 

]]>
Ca khúc ” Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân ” do BCH Hội người Hà Nội biểu diễn https://baovietduc.de/2017/12/ca-khuc-bac-dang-cung-chung-chau-hanh-quan-do-bch-hoi-nguoi-ha-noi-bieu-dien/ Sun, 24 Dec 2017 09:10:17 +0000 http://baovietduc.de/?p=36721 BVD – BCH Hội người Hà Nội mà hầu hết là các CCB, các anh chị đã luyện tập và biểu diễn thành công Ca khúc ” Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân ”  trong đêm Đại sứ quán cùng các Hội đoàn tổ chức Lễ kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22.12.2017 tại Berlin.

Ca khúc đã thôi thúc lòng người như một thời sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước . Trân trọng mời Quý bạn đọc lắng nghe !

Huy Thắng 

]]>
Ly kỳ chuyện bắt “ông trùm” giang hồ Hải Phòng https://baovietduc.de/2017/04/ly-ky-chuyen-bat-ong-trum-giang-ho-hai-phong/ https://baovietduc.de/2017/04/ly-ky-chuyen-bat-ong-trum-giang-ho-hai-phong/#respond Sun, 23 Apr 2017 05:33:31 +0000 http://baovietduc.de/?p=20100 BVD- Trong ngành Công an thì có lẽ chịu khổ cực nhất là các chiến sĩ hình sự. Có lệnh là phải lên đường, bất kỳ ở đâu vào thời gian nào có án là có mặt. Nhưng cái đó chưa gian nan bằng đi tìm và truy bắt thủ phạm, đói khát thậm chí mất mạng như chơi. Vậy mà hầu hết các chiến sĩ hình sự vẫn ” say” nghề, không ngán bất kỳ khó khăn cản trở gì, miễn là để xã hội được bình yên !
Trong cuộc đời làm hình sự, chưa bao giờ Đại tá Nguyễn Trường Tam bị tội phạm đánh trúng, nhưng trong vụ bắt Mạnh “bí” ông lại bị chính đồng đội đánh phải khâu 5 mũi trên đầu.
Ngoài thông minh, bản lĩnh và đam mê ra thì người lính hình sự cần phải có tâm hồn. Tâm hồn không phải ẻo lả. Nếu anh không có tâm hồn, cứng nhắc thì không bao giờ làm hết được.

Nếu như là một người có tâm hồn, người ta sẽ làm tốt nhiệm vụ và cũng sẽ là cảm hứng cho người khác. Tâm hồn để người lính hình sự nhận biết được người ấy là vi phạm hay không cố tình vi phạm. Tâm hồn để nhận ra được giá trị trong mỗi con người.

Chính người đó những lần sau sẽ luôn luôn chấp hành và thậm chí là còn vận động người khác chấp hành. Lỗi gì có thể nhắc nhở thì chỉ nên nhắc nhở, phải xử lý thì xử lý. Chính vì vậy có quan niệm như vậy mà “cậu Mũ Trắng” Nguyễn Trường Tam mới “cám dỗ” được tội phạm lần lượt ra đầu thú.

Người có tâm hồn hay người có giác quan thứ 6 khá giống nhau. Nói đến giác quan thứ 6 đại tá Nguyễn Trường Tam nhớ đến vụ án bắt Mạnh “bí”. Chưa bao giờ bị tội phạm đánh nhưng ông lại bị chính đồng đội đánh phải khâu 5 mũi trên đầu.

Lần theo tên cướp khét tiếng

Thời điểm đó, Mạnh “bí”, tức Vũ Tiến Mạnh đã gây ra tất cả 17 vụ cướp xe máy bằng vũ khí. Mạnh “bí” là tên cướp táo tợn đến mức hắn sẵn sàng nổ súng bắn chết nạn nhân nếu chống đối.

Sau khi giết người và gây ra hàng loạt vụ cướp ở miền Bắc, bị truy lùng ráo riết nên hắn có kế hoạch trốn vào miền Nam lập nghiệp. Sau khi xác định đối tượng đã về Hải Dương, chuẩn bị lên đường đi TP.HCM, nên lực lượng công an phải săn lùng ráo riết.

Đại tá Tam xác minh đối tượng Mạnh “bí” đang ở địa bàn Hải Dương nhưng hoàn toàn không biết mặt. Đại tá Tam về gia đình Mạnh “bí”  tìm hiểu nhưng cũng chỉ tìm được mỗi một cái ảnh chứng minh thư bé tí, mờ tịt, nhìn không rõ.

Sau khi đã có đủ căn cứ để ra lệnh truy nã, ông cầm cái ảnh bé tí căng mắt ra để nhớ trong đầu. Giống như trẻ con học thuộc lòng, mỗi sáng, ông mang bức ảnh chứng minh thư của Mạnh “bí” ra nhìn cho nhớ.

Đại tá Tam xác định, nhìn cái phải nhận ra hắn ngay bởi lúc nào hắn cũng có súng và lựu đạn trong người. Chỉ cần hắn giật lựu đạn là nổ ngay.

Với tội đó, hắn xác định là chết nên kể cả có chết nó cũng muốn chết cùng với công an để lấy tiếng. Đại tá Tam phân tích để hiểu cái chất của bọn lưu manh nên có thể đưa ra phương án bắt đối tượng hợp lý nhất.

Ông Mũ Trắng đại tá Nguyễn Trường Tam 1

Đại tá Nguyễn Trường Tam

Đợt đi bắt Mạnh “bí” ông và đồng đội phải ăn mặc rách rưới, để người hôi hám. Hôm đi Hải Dương bắt Mạnh “bí” có 6 người, trực tiếp do đồng chí trưởng phòng, đại tá Vũ Bá Dư chỉ đạo.

Cả đội xác minh được thông tin là Mạnh “bí” đã vào rạp xem phim. Quan trọng là Mạnh “bí”  có súng và lựu đạn trong người.

Bây giờ bắt hay không bắt? Mà đông như thế này, hắn trốn hay lẩn mất thì “rút dây động rừng”. Mà yêu cầu của thành ủy với giám đốc công an thành phố là dứt khoát phải bắt được hắn để làm rõ nhiều chuyện, còn trả lời trước hội đồng nhân dân.

Nếu xông vào bắt, cả đội không an toàn, mà chủ yếu là nguy hiểm cho nhân dân. Đối tượng thoắt ẩn thoát hiện nên đã nhiều lần không bắt được hắn.

Suy nghĩ một hồi, ông trưởng phòng hỏi đại tá Tam: “Ý ông thế nào?”. Rít mấy hơi thuốc lá, đại tá Tam trả lời chỉ huy: “Không bắt”. “Sao không bắt?”, trưởng phòng hỏi.

“Cái thứ nhất là mặt mũi đối tượng của Mạnh “bí” còn mông lung, nếu bắt bằng giác quan là chính”, đại tá Tam trả lời.

Đại tá Tam đóng giả thành một người đến rạp để xem phim. Ông vận dụng hết trí nhớ để nhập tâm vào bức ảnh và nhận diện chính xác đối tượng.

Bên cạnh việc nhớ ảnh, ông cũng đã tìm hiểu từ gia đình xem Mạnh “bí” có đặc điểm gì đặc biệt như cười ra sao, nhăn nhó như thế nào… Nếu bắt nhầm thì không phải chỉ trả giá bằng tính mạng của mình mà còn rất nhiều đồng đội và người dân xung quanh.

Khoảng 30 phút sau có khoảng hơn chục người trông bặm trợn từ rạp chiếu phim bước ra. Lúc đấy, cũng chưa xác định được Mạnh “bí” là kẻ nào trong nhóm người kia.

Đại tá Tam đóng giả tay khật khưỡng bước đến hỏi rằng phim có hay hay không mà các ông anh ra sớm thế. Ông hỏi để xác minh, nếu là đối tượng lưu manh nhất định nó sẽ buông những lời tục tĩu.

Đúng như dự đoán, bọn chúng buông một câu: “Đ. ra cái gì cả”. Đại tá Tam khẳng định đến 90% là nhóm Mạnh “bí” nhưng hắn là thằng nào thì chưa biết. Công an chỉ có 6 người trong khi nhóm Mạnh “bí” có đến 10 người. Vì thế, ông quyết định không bắt.

Cú bay chuẩn xác

Khoảng 2h đêm, qua quần chúng nhân dân, đại tá Tam xác minh được đối tượng đã về một nhà gần đó. Ông trực tiếp đi trinh sát xem có thể vào “chơi” nhà này được hay không.

Kết quả xác định là không “chơi” được vì nhà ấy nuôi khoảng 6 con chó và chỉ có một ngõ vào. Chỉ cần đến bờ ao chó đã cắn inh ỏi.

Tình huống như vậy đòi hỏi người cầm quân phải thật tỉnh táo và chính xác. Tức là, đóng đinh vào lỗ nào thì lỗ ấy phải khớp. Không có chuyện sau này biết thế này, biết thế nọ…

Đại tá Tam ra ngoài báo cáo với trưởng phòng là không “chơi” được. Chỉ cần vào đến ngõ, chó sủa là nó chĩa súng ra bắn tới tấp luôn.

Ông cùng đồng đội tiếp tục chia ra làm 3 mũi phục kích. Lúc ấy, đại tá Tam cùng với đồng đội là Sơn “diêu” nằm phục kích gần nơi ở đối tượng. Trời tối, để xác định được đối tượng ra khỏi nhà vào lúc nào không phải là đơn giản.

Lúc ấy trong đầu ông hình thành tư duy: “Nó cũng chỉ là người lạ đến ngôi nhà này ở, nếu nó đi lại chó sẽ cắn, nếu nó nằm ổn định thì chó không cắn. Cũng có cái hay nữa là khi chó cắn, người phục kích cũng tỉnh ngủ”.

Nằm phục gần 5h sáng, có một bà bán hàng nước dọn hàng ở gần đấy. Đại tá Tam và Sơn “diêu” vừa mệt, vừa đói vừa khát nên chạy ra mua cái bánh chưng nóng.

Chưa kịp ăn thì nghe tiếng chó cắn loạn nên. Từ lúc chó cắn đến lúc có một người đi ngang qua quán nước là hơn 2 phút.

Lúc ấy, trời còn tối nên không nhìn rõ mặt người đi ngang. Đại tá Tam không biết có phải là Mạnh “bí” hay không. Tên này một tay luôn luôn đút túi quần.

Lúc ấy, trời cũng hơi lạnh. Từ quán nước của bà cụ ra đến đường cái, ra đến cửa ga Hải Dương khoảng mấy trăm mét.

Ông Mũ Trắng đại tá Nguyễn Trường Tam 2

Chuyện bắt tên cướp Mạnh “bí” ly kỳ như trong phim. Ảnh minh họa

Đại tá Tam quay ra cấu Sơn “diêu”: “Tao cảm giác kia Mạnh “bí”. Đối tượng vừa ra đến vỉa hè thì bỗng nhiên có một tiếng còi ủ hú lên.

Thế là, có tật giật mình, đối tượng đột ngột dừng chân lại. Lúc đối tượng đi qua, tim đại tá Tam đã đập thình thịch. Giác quan mách bảo ông rằng đây chính là Mạnh “bí”.

Tiến hành bắt hay không là câu hỏi rất khó trả lời trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó. Bởi đi từ quán nước đến thì đối tượng đã vào trong mất rồi.

Tên này rất cảnh giác nên một tay luôn đút túi. Nếu chạy đuổi theo đối tượng phát hiện sẽ rút súng bắn chết ngay. Đại tá Tam lại quyết định không chạy.

Đại tá Tam nhận định: “Nếu nó quay lại thám thính thì sẽ đi người không còn nó đeo theo balo thì chắc chắn đang chuẩn bị đi xa. Nếu lần này không bắt được, mà mất dấu vết thì sau này sẽ rất khó bắt lại”.

Khoảng hai phút sau, tiếng chó lại văng vẳng trong ngôi nhà nằm giữa ao. Ông đoán đối tượng đã quay về nhà. Ông và Sơn “diêu” tiếp tục ngồi ăn hết cái bánh chưng rồi yên tâm theo dõi.

Chờ mãi, đến độ 6h kém, lại có thông tin đối tượng xuất hiện ở cửa ga. Không biết hắn đi lối nào mà đã ra được đến cửa ga.

Lúc ấy, không biết chỉ huy và hai chốt kia ở đâu. Ông và Sơn “diêu” không ai bảo ai cùng chạy thục mạng về phía ga.

Đến gần cửa ga, ông thấy lái xe đang vật vờ ở đó. “Gặp thủ trưởng thì báo cáo giúp tôi Mạnh “bí” đã lên tàu. Tôi sẽ bắt nó ở trên tàu”, đại tá Tam dặn người lái xe.

Ông lên tàu, đang ngáo ngơ nhìn xem đối tượng ở khoang nào thì đã thấy hắn đi xuống rồi. Đối tượng vẫn cứ một tay xách túi và một tay đút túi quần như mọi lần. Thấy đối tượng đi sang vỉa hè phía bên kia, cách ông khoảng 300m, ông nghĩ trong đầu: “Chắc nó vừa lên tàu, phát hiện có vấn đề gì nên quay lại”.

Nếu chạy theo thì lại “rút dây động rừng”. May quá, lúc đó thấy 3 ông xe ôm, trong đó có 1 ông đi con xe Minsk (xe này đi tốc độ rất nhanh).

“Ông chở dim ba anh em chúng tôi ra cổng Phú Lương”, đại tá Tam nói. Ông xe ôm trả lời: “Hai mươi nghìn”. “Được, hai mươi nghìn nhưng ông chở với điều kiện tôi bảo “họ” là dừng ngay”, đại tá Tam thương lượng.

Sơn “diêu” ngồi giữa, Đại tá Tam ngồi sau. Ông đã định hình ra cách bắt đối tượng rồi. Xe chạy rất nhanh nên khi đang đi nhanh mà phanh gấp, tư thế của những người ngồi trước bao giờ cũng dúi đầu xuống.

Trong đầu ông phải tính toán, hoạch định luôn dừng như thế nào, nhảy xuống ra sao. Lúc ấy, ông dùng chân làm điểm bật mình lao vào ôm đối tượng. Ông nghĩ nhanh lắm, chỉ tích tắc trong đầu.

Lên xe xong, đối tượng đã đi cách ông chừng 500m. Cái đuôi xe vừa qua đối tượng thì ông kêu “họ” một tiếng. Lái xe ôm vừa kịp bóp phanh, ông đạp chân bay vèo, lao vào đối tượng.

Đà nhảy mạnh nên đẩy đối tượng vào tường. Ông giơ chân đá đúng bộ hạ của hắn.

Ông không biết Sơn “diêu” bay ra bằng cách nào nhưng đã kịp giữ được tay của đối tượng và lôi từ trong túi hắn ra một khẩu súng. Thế nhưng, đại tá Tam vẫn chưa yên tâm vì hắn còn có một quả lựu đạn trong người.

Đúng lúc ấy, lực lượng an ninh trật tự ở khu vực đó đến. Thấy hai thằng to con đi bắt một thằng nhỏ con, lại mang theo súng càng thêm nghi ngờ.

Thế là, Công an Hải Dương vội vàng rút súng ra gõ một phát vào đầu đại tá Tam, khiến máu tóe ra. Đại tá Tam nói mình là Công an Hải Phòng họ không tin. Họ quyết định trói cả 3 lại đưa về công an thị xã.

Sau một hồi xác minh đúng là cảnh sát thì hai người được thả ra. Khi báo tin đã bắt được Mạnh “bí”, ông giám đốc công an vui lắm.

Sau khi khám người đối tượng phát hiện trong băng có 8 viên đạn, 1 viên đã lên nòng. Ngoài ra, nó còn 3 băng đạn đầy nữa và 1 quả lựa đạn trên người đối tượng.

Mặc dù vẫn còn đau điếng sau vụ bị đồng đội “gõ súng” vào đầu nhưng Mũ Trắng quyết tâm xuống hỏi cung đối tượng luôn. Khi để hắn trấn tĩnh lại hỏi sẽ rất khó. Khi xác minh một số vụ, đối tượng nhận thì ông khẳng định chính xác tên này là Mạnh “bí”.

Sau khi cho đối tượng ăn uống no say ở Hải Dương, ông cùng đồng đội mang đối tượng về Hải Phòng tiếp tục xử lý. Từ lúc cho Mạnh “bí” lên xe, thủ trưởng cho kéo còi ủ hú hét khắp đường. Về đến gần Hải Phòng một chút thì cháy loa.

Không chỉ có Mạnh “bí”, cuộc đời làm hình sự của Đại tá Nguyễn Trường Tam bắt rất nhiều kẻ vào tù ra tội. Cũng có những người bị tử hình nhưng tuyệt nhiên không bao giờ bị ai trả thù. Chưa bao giờ có chuyện gia đình, đàn em của tội phạm đe dọa hay khủng bố tinh thần người thân của ông.

Thậm chí, có những người đi tù về đến nhà gặp ông còn cảm ơn. Ông vẫn chơi với những người này nhưng có ranh giới rõ ràng.

Khi ông làm việc là làm hết trách nhiệm nhưng khi bỏ quân phục thì ông là người dân, thậm chí có những điều ông còn nhận mình phải học hỏi họ. Đại tá Nguyễn Trường Tam cho rằng, phải làm cho người ta hiểu rằng đó là công việc và trách nhiệm của từng người.

Theo VTC News
]]>
https://baovietduc.de/2017/04/ly-ky-chuyen-bat-ong-trum-giang-ho-hai-phong/feed/ 0
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Berlin để lại những âm hưởng tuyệt vời https://baovietduc.de/2017/04/19520/ https://baovietduc.de/2017/04/19520/#respond Tue, 04 Apr 2017 12:27:13 +0000 http://baovietduc.de/?p=19520 BVD-  Buổi tối ngày 02.04.2017, tại nhà hàng Heritage  trên đường phố Frankfurter Allee 21 – 10247 Berlin, với khoảng 100 người yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn đến từ khắp mọi miền trên nước Đức đã quần tụ bên nhau và cùng nhau hát, hát những ca khúc của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. 

Đây là lần đầu tiên người Việt ở Đức tổ chức ” Đêm nhạc Trịnh Công Sơn ” theo đúng nghĩa chỉ hát về Nhạc của Trịnh Công Sơn. Và đó cũng là để tưởng nhớ 16 năm Ngày mất của cố Nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn ( 01.04-2001 – 01.04.2017 )

Các ca sĩ là những bà con người Việt đang lao động hàng ngày nhưng yêu mến nhạc Trịnh Công Sơn về dự Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề ” Nối vòng tay lớn ” , ngày 02.04.2017, ảnh Huy Thắng

Đêm nhạc được tổ chức bởi mọi người với lòng yêu mến Nhạc Trịnh. Ca sĩ Khách Huyền một người Việt sống ở Berlin, Đức, đã đứng ra tổ chức ” Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “. Ý tưởng của Khánh Huyền được rất nhiều ca sĩ cộng đồng yêu nhạc Trịnh ủng hộ và đã về dự  Đêm nhạc Trịnh Công Sơn rất đông vui . 

Đêm nhạc Trịnh công Sơn dưới sự dẫn dắt chương trình của ông Nguyễn Nam, một người hiểu biết sâu sắc về các ca khúc và cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn . 

 

Các ca sĩ tham gia Đêm nhạc Trịnh là những người đang ngày đêm lao động làm ăn buôn bán trên đất khách quê người nhưng với lòng yêu mến âm nhạc, đặc biệt là dòng nhạc Trịnh họ đã dành thời gian luyện tập và thể hiện hết mình, cống hiến hết mình cho chính họ và bạn bè cùng thưởng thức.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn lần đầu tiên được tổ chức tại Berlin đã khép lại sau gầm 30 ca khúc được các Ca sĩ trình bày và kêt thúc mọi người cùng nắm tay nhau hát vang bài hát Nối vòng tay lớn. Đêm nhạc đã để lại những âm hưởng của dòng nhạc Trịnh sâu thẳm và da diết trong mỗi người tham dự. 

Ước ao của mọi người vào dịp này sang năm lại có Đêm nhạc Trịnh Công Sơn lần thứ 2,  rồi tiếp theo thứ 3, 4, 5…mãi mãi. Và mọi người vẫn cứ muốn Khách Huyền là ” O bầu ” của nhạc Trịnh ở Berlin ./. 

Bài và ảnh của Huy Thắng-BVD 

Mời các Quý vị vào Baovietduc.de xem thêm các hình ảnh và bài viết khác !

Dưới đây là một số hình ảnh các ca sĩ cộng đồng tham dự đêm ca nhạc.

[images cols=”three” lightbox=”true”]
[image link=”19525″ image=”19525″]
[image link=”19526″ image=”19526″]
[image link=”19527″ image=”19527″]
[image link=”19528″ image=”19528″]
[image link=”19529″ image=”19529″]
[image link=”19530″ image=”19530″]
[image link=”19531″ image=”19531″]
[image link=”19532″ image=”19532″]
[image link=”19533″ image=”19533″]
[image link=”19534″ image=”19534″]
[image link=”19535″ image=”19535″]
[image link=”19536″ image=”19536″]
[image link=”19537″ image=”19537″]
[image link=”19538″ image=”19538″]
[image link=”19539″ image=”19539″]
[image link=”19540″ image=”19540″]
[image link=”19541″ image=”19541″]
[image link=”19542″ image=”19542″]
[image link=”19543″ image=”19543″]
[image link=”19544″ image=”19544″]
[image link=”19545″ image=”19545″]
[image link=”19546″ image=”19546″]
[image link=”19547″ image=”19547″]
[image link=”19548″ image=”19548″]
[image link=”19549″ image=”19549″]
[image link=”19550″ image=”19550″]
[image link=”19551″ image=”19551″]
[image link=”19552″ image=”19552″]
[image link=”19553″ image=”19553″]
[image link=”19554″ image=”19554″]
[image link=”19555″ image=”19555″]
[image link=”19556″ image=”19556″]
[image link=”19557″ image=”19557″]
[image link=”19558″ image=”19558″]
[image link=”19559″ image=”19559″]
[image link=”19560″ image=”19560″]
[image link=”19561″ image=”19561″]
[image link=”19562″ image=”19562″]
[image link=”19563″ image=”19563″]
[image link=”19564″ image=”19564″]
[image link=”19565″ image=”19565″]
[image link=”19566″ image=”19566″]
[image link=”19567″ image=”19567″]
[image link=”19568″ image=”19568″]
[image link=”19569″ image=”19569″]
[image link=”19570″ image=”19570″]
[image link=”19571″ image=”19571″]
[image link=”19572″ image=”19572″]
[image link=”19573″ image=”19573″]
[image link=”19574″ image=”19574″]
[image link=”19575″ image=”19575″]
[image link=”19576″ image=”19576″]
[image link=”19577″ image=”19577″]
[image link=”19578″ image=”19578″]
[image link=”19579″ image=”19579″]
[image link=”19580″ image=”19580″]
[image link=”19581″ image=”19581″]
[image link=”19582″ image=”19582″]
[image link=”19583″ image=”19583″]
[image link=”19584″ image=”19584″]
[image link=”19585″ image=”19585″]
[image link=”19586″ image=”19586″]
[image link=”19587″ image=”19587″]
[image link=”19588″ image=”19588″]
[image link=”19589″ image=”19589″]
[image link=”19590″ image=”19590″]
[image link=”19591″ image=”19591″]
[image link=”19592″ image=”19592″]
[image link=”19593″ image=”19593″]
[image link=”19594″ image=”19594″]
[image link=”19595″ image=”19595″]
[image link=”19596″ image=”19596″]
[image link=”19597″ image=”19597″]
[image link=”19598″ image=”19598″]
[image link=”19599″ image=”19599″]
[image link=”19600″ image=”19600″]
[image link=”19601″ image=”19601″]
[image link=”19602″ image=”19602″]
[image link=”19603″ image=”19603″]
[image link=”19604″ image=”19604″]
[image link=”19605″ image=”19605″]
[image link=”19606″ image=”19606″]
[image link=”19607″ image=”19607″]
[image link=”19608″ image=”19608″]
[image link=”19609″ image=”19609″]
[image link=”19610″ image=”19610″]
[image link=”19611″ image=”19611″]
[image link=”19612″ image=”19612″]
[image link=”19613″ image=”19613″]
[image link=”19614″ image=”19614″]
[image link=”19615″ image=”19615″]
[image link=”19616″ image=”19616″]
[image link=”19617″ image=”19617″]
[/images]

]]>
https://baovietduc.de/2017/04/19520/feed/ 0
Tiếng hát CĐ ” Giai điệu mùa xuân “ https://baovietduc.de/2017/01/tieng-hat-cd-giai-dieu-mua-xuan/ https://baovietduc.de/2017/01/tieng-hat-cd-giai-dieu-mua-xuan/#respond Fri, 27 Jan 2017 22:08:34 +0000 http://baovietduc.de/?p=18122 Trong giao lưu tiếng hát cộng đồng nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc được tổ chúc ngày 24.01.2017 tại TTTM ĐX, có 22 tiết mục. Tiết mục nào cũng để lại trong lòng khán giả những âm hưởng tuyệt vơi. Tuy nhiên trong Chương trình Giai điệu mùa xuân hôm nay chúng tôi mới chỉ  giới thiệu được 3 tiết mục, đó là :

Giọng hát nhí cao vút của bé Ngọc Thảo, 6 tuổi với bài hát Mẹ Yêu con, Nhạc và lời của Nguyễn Văn Tý,

Bài Lắng nghe mùa xuân về ST Duong Thụ, biểu diễn Thu Huyền, Hội đồng hương Hải Dương

và  múa: Quạt Quê, biểu diễn do các cháu thiếu nghi Hội thiện Từ Tâm.

]]>
https://baovietduc.de/2017/01/tieng-hat-cd-giai-dieu-mua-xuan/feed/ 0
Múa ” Trong đầm gì đẹp bằng Sen “ https://baovietduc.de/2016/09/mua-trong-dam-gi-dep-bang-sen/ https://baovietduc.de/2016/09/mua-trong-dam-gi-dep-bang-sen/#respond Tue, 06 Sep 2016 12:44:35 +0000 http://baovietduc.de/?p=12758 https://baovietduc.de/2016/09/mua-trong-dam-gi-dep-bang-sen/feed/ 0 Lật mở những trang sử bị giấu kín https://baovietduc.de/2016/06/lat-mo-nhung-trang-su-bi-giau-kin/ https://baovietduc.de/2016/06/lat-mo-nhung-trang-su-bi-giau-kin/#respond Wed, 08 Jun 2016 05:17:32 +0000 http://baovietduc.de/?p=9723 Lần đầu tiên bộ phim tài liệu Công binh, đêm dài Đông Dương (sản xuất năm 2012) của đạo diễn Việt kiều Lê Lâm được công chiếu ở VN vào giữa tháng này tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội). Bộ phim hé mở những trang sử từng bị giấu kín và lãng quên về những người lính thợ VN trên đất Pháp.

Lat mo nhung trang su bi giau kin - Anh 1

Cảnh trong phim Công binh, đêm dài Đông DươngẢnh: BTC

Đi tìm nhân chứng sống

Năm 1939, khi nổ ra Thế chiến thứ 2, 20.000 người VN đã bị vận động và cưỡng bức sang Pháp để làm việc trong các xưởng sản xuất vũ khí. Thông tin về họ vô cùng ít ỏi. Cho đến năm 2009, nhà báo Pháp Pierre Daum ra mắt cuốn sách được coi là những tài liệu lịch sử đầu tiên công bố rộng rãi về những người lính thợ này. Trong quá trình nghiên cứu kỹ lại tư liệu, đạo diễn Lê Lâm cho biết ông phát hiện cuốn sách trên được dựa theo luận án thạc sĩ của nhà sử học Việt kiều Trần Nữ Liêm Khê. Mặc dù vậy, nhà sản xuất Pháp vẫn “mua đứt” cuốn sách của Pierre Daum để đạo diễn Lê Lâm thực hiện bộ phim.

“Những người lính thợ là nạn nhân của một hoàn cảnh đặc biệt”, đạo diễn Lê Lâm chia sẻ với Thanh Niên từ Pháp. 6 tháng sau khi 20.000 người VN sang Pháp, nước Pháp thua trận và bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Bởi vậy, trong suốt thời kỳ 1940 – 1945, tại Pháp, các lính thợ VN lâm vào cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị quân đội Hitler hành hạ vì bị hiểu lầm là lính đánh thuê, vừa bị các ông chủ bù nhìn Pháp bóc lột thậm tệ. Cuộc sống của họ chẳng khác gì cu li, nô lệ. Sau khi phe Đồng minh chiến thắng, nước Pháp được giải phóng vào năm 1945, rất nhiều tư liệu bị hủy. Đó cũng là lúc VN bắt đầu cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp. Phần đông các lính thợ ủng hộ Bác Hồ nên bị chính phủ Pháp giữ lại, cấm không cho về nước. Bởi vậy, ở quê nhà gần như không ai biết số phận của những người lính thợ ra sao. Họ bị lãng quên ở cả hai bên, Pháp và VN. “Vì hoàn cảnh lịch sử phức tạp và đặc biệt nên việc thu thập các tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh, văn bản hành chính về lính thợ thời đó vô cùng khó khăn. Bởi vậy lời nói của nhân chứng sống được coi là chất liệu chủ yếu cho bộ phim. Họ mà mất đi là cả một “tảng” lịch sử sẽ biến mất”, đạo diễn Lê Lâm nói.

Cần nói thêm là do bộ phim đề cập đến trang sử đau thương xảy ra trên chính đất Pháp, nên nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà, nguồn tài chính tài trợ cho phim rất eo hẹp. Trong khi việc đi tìm nhân chứng phải thực hiện cấp bách vì nếu còn sống thì những người lính thợ năm xưa hầu hết đã ở tuổi 90. Do vậy, cùng với việc chờ đợi nguồn kinh phí, đạo diễn Lê Lâm đã trở về VN khảo sát, tìm hiểu thực tế, tìm nhân chứng còn sống. Ông đã đi dọc từ bắc vào nam, đến các vùng ở miền Trung, như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, bởi đó là nơi 2/3 số người VN đã được đưa sang Pháp. “Cũng không dễ để thuyết phục họ. Phỏng vấn, thu âm để viết sách thì không có vấn đề gì nhưng khi đề nghị họ lên hình thì lại khác. Bởi số đông trong số họ từng sống ở miền Nam dưới chế độ cũ nên có sự e ngại. Một số khác trước kia hoạt động chính trị bên Pháp chống thực dân, bị mật thám Pháp theo dõi, bắt bớ nên vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ. Những trạng thái tâm lý này tồn tại ở cả những lính thợ Việt bên Pháp và trong nước”. Nhưng khi đạo diễn đã gây được lòng tin với những người lính thợ, họ đã trò chuyện, chia sẻ với nhau như cha và con. Cùng với 10 người lính thợ tại VN, đạo diễn Lê Lâm cũng phỏng vấn 10 người lính thợ hiện còn đang sống tại Pháp.

Người ở, người về

Hầu hết các lính thợ đều mong thoát khỏi cuộc sống bị hành hạ tàn ác. Họ đoàn kết tranh đấu. Do chỉ số ít trong họ biết tiếng Pháp, còn số đông đều mù chữ (gần 90% là nông dân nghèo), bởi vậy họ dạy chữ cho nhau và truyền tai nhau về Bác Hồ, người lãnh đạo đất nước đấu tranh giành độc lập ở quê nhà. Khi Hồ Chủ tịch sang Pháp vào năm 1946 để dự Hội nghị Fontainebleau, họ đã ùa ra đón ở phi trường Le Bourget, Paris. Các lính thợ theo lời dặn của Bác đi học nghề để về giúp xây dựng đất nước. Phong trào đó phát triển cho đến khi chính phủ Pháp cho phép họ hồi hương vào năm 1952.

Đạo diễn Lê Lâm cho biết những người lính thợ hồi hương sống ở nhiều miền, phần đông đều tham gia cách mạng. “Những người sống ở miền Bắc thì khá giả hơn so với những người sống ở miền Trung, nhất là những người ở Quảng Nam, họ rất nghèo”, đạo diễn kể. Còn với những người lính thợ ở lại Pháp, phần đông lập gia đình với phụ nữ Pháp. Khoảng năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, họ gặp trở ngại khi muốn xin vào quốc tịch Pháp, con cái họ khó khăn khi xin việc vì còn giữ quốc tịch Việt của cha, nhất là những người tham gia chống thực dân đều nằm trong danh sách của cảnh sát Pháp. “Nhưng bây giờ cuộc sống của họ phần lớn đều an nhàn, con cháu thành công”, đạo diễn xác nhận.

Bộ phim Công binh, đêm dài Đông Dương được công chiếu rộng rãi tại Pháp vào năm 2013. Giới sử học Pháp đã rất ngỡ ngàng vì hầu hết chưa từng nghe về những người lính thợ này. “Tôi được Thượng nghị viện Pháp mời phát biểu trong buổi thảo luận cuối năm 2013. Mười đại biểu đặt câu hỏi lên chính quyền nhà nước để tìm hiểu tại sao chính phủ không trả lương bổng và hưu trí cho những người lính thợ khi họ đã phục vụ trong 14 năm cho chính quyền Pháp…”, đạo diễn Lê Lâm cho hay.

Lat mo nhung trang su bi giau kin - Anh 2

Đạo diễn Lê Lâm Ảnh: NSCC

Đạo diễn Lê Lâm sinh năm 1948 tại Hải Phòng. Ông sang Pháp năm 1966 và theo học Khoa Toán tại Trường Ecole Polytechnique. Sau khi kết thúc khóa học, ông tiếp tục theo học Trường Mỹ thuật Paris. Ông là Giáo sư kịch bản và đạo diễn tại Trường điện ảnh La Femis và Idhec (Paris). Năm 1986, ông nhận Huân chương Hiệp sĩ nghệ thuật văn học do Bộ Văn hóa Pháp trao tặng.

Ông đã phải làm đủ mọi việc để kiếm sống, từ hầu bàn, rửa chén ở tiệm ăn đến trông nom trẻ em hay sơn nhà cửa… Đạo diễn chia sẻ, chính quãng thời gian vất vả đó đã khiến ông có sự đồng cảm đặc biệt với những người lính thợ.

Ngọc An

Theo Báo Mới

]]>
https://baovietduc.de/2016/06/lat-mo-nhung-trang-su-bi-giau-kin/feed/ 0
Tuyển diễn viên nam cho Phim “Obst & Gemüse” https://baovietduc.de/2016/04/tuyen-dien-vien-nam-cho-phim-obst-gemuse/ https://baovietduc.de/2016/04/tuyen-dien-vien-nam-cho-phim-obst-gemuse/#respond Wed, 27 Apr 2016 09:12:20 +0000 http://baovietduc.de/?p=7376 Tuyển diễn viên

Tuyển diễn viên nam người Việt cho vai “ông Nguyễn”, độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi cho  Bộ phim “Obst & Gemüse” của đạo diễn trẻ Ngô Ngọc Đức, sinh viên trường điện ảnh Babelsberg Konrad Wolf. Phim được hợp tác sản xuất cùng đài truyền hình RBB.  

Thời gian quay phim từ 26.05 đến 08.06 ở Berlin.

Nội dung của bộ phim:

Phim kể về tình bạn giữa hai người là ông Nguyễn và Harry Bauer. Ông Nguyễn từng là người xuất khẩu lao động ở Đông Đức. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ông Nguyễn mở một cửa hàng hoa quả trong khu vực Plenzlauer Berg.

Khu vực thay đổi nhanh chóng khiến cho công việc làm ăn của vợ chồng ông khó khăn hơn. Mặc dù làm việc rất chăm chỉ và cố gắng nhưng sức khỏe của ông Nguyễn cũng đi xuống theo thời gian. Ông cần tìm một người phụ giúp.

Harry là người thất nghiệp và thường xuyên mua chịu bia ở nhà ông Nguyễn. Ông Nguyễn quyết định thuê Harry làm thêm, vừa để phụ giúp và vừa để trả nợ cho mình.

Phim là câu chuyện hài về sự khác biệt và sự tương đồng về văn hóa trong mối quan hệ giữa một người Việt và một người Đức. Câu hỏi thú vị được đặt ra là: Ai mới thực sự là người hội nhập?

 

Ai có mong muốn tham gia buổi sơ tuyển diễn viên, xin mời liên hệ số điện thoại:

Ngô Ngọc Đức:  0176 / 32729518.
Lưu ý: Ai có nguyện vọng vào vai diễn viên xin gửi trước ảnh chân dung cá nhân vào địa chỉ email: duc.ngo.ngoc@filmuniversitaet.de

Thời gian sơ tuyển diễn viên vào ngày thứ 2 (02.05.2016).

Xin chân thành cảm ơn !

Đạo diễn : Ngô Ngọc Đức 

Mời xem Phim dau tay: Mot goc https://vimeo.com/68091203

]]>
https://baovietduc.de/2016/04/tuyen-dien-vien-nam-cho-phim-obst-gemuse/feed/ 0