Việt Nam – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Mon, 20 Apr 2020 18:49:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Việt Nam trao tặng 550.000 khẩu trang hỗ trợ phòng chống Covid-19 cho Đức và một số nước châu Âu https://baovietduc.de/2020/04/viet-nam-trao-tang-550-000-khau-trang-ho-tro-phong-chong-covid-19-cho-duc-va-mot-so-nuoc-chau-au/ Tue, 07 Apr 2020 18:42:07 +0000 http://baovietduc.de/?p=68711

Việt Nam trao tặng 550.000 khẩu trang hỗ trợ phòng chống Covid-19 cho Đức và một số nước châu Âu

TGVN. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 7/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã tiến hành trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ và nhân dân các nước Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Anh, bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19. Số hàng trao tặng bao gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, do Việt Nam sản xuất.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ về những ảnh hưởng rất nghiêm trọng do dịch bệnh gây ra trên khắp các châu lục, trong đó có châu Âu. Trên tinh thần Đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình để giúp đỡ Chính phủ các nước có thêm phương tiện để bảo vệ sức khỏe cho người dân, giúp đỡ nhân dân các nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ trưởng Tô Anh Dũng nêu rõ trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay không một quốc gia nào có thể đơn lẻ đối phó lại với sự lây lan của bệnh dịch. Hợp tác quốc tế và tăng cường đoàn kết là nhân tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân, góp phần giảm thiểu những tác động to lớn do virus corona gây ra.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, chung tay cùng các nước và cộng đồng quốc tế triển khai các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ song phương và đa phương như ASEAN – EU, G20, Liên hợp quốc với quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.

Trong phát biểu của mình, các Đại sứ có mặt tại buổi lễ đánh giá cao và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và Nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu dành cho Chính phủ và nhân dân các nước trong lúc khó khăn; bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam, dù cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhưng đã sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước thời gian qua ở Việt Nam, trong đó có chữa trị cho những người có kết quả dương tính với virus corona.

Các Đại sứ đánh giá đây là sự động viên tinh thần to lớn, thông điệp về tình đoàn kết và cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến cam go với dịch bệnh hiện nay và khẳng định các nước sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân; đồng thời, duy trì quan hệ hợp tác, giao thương, phối hợp chia sẻ thông tin và hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn.

Tin, ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam

]]>
Tin mới nhất, 19-02: Toàn thế giới có 2007 người chết, 75.134 ca nhiễm; Việt Nam cho xuất viện thêm 2 bệnh nhân khỏi virus Corona https://baovietduc.de/2020/02/tin-moi-nhat-sang-19-02-toan-the-gioi-co-2007-nguoi-chet-75-134-ca-nhiem-virus-corona/ Wed, 19 Feb 2020 05:04:12 +0000 http://baovietduc.de/?p=67314 BVD – Theo các nguồn tin, đến sáng ngày 19-02-2020, trên toàn thế giới đã có 2007 người chết, 75.134 ca bị nhiễm. Trong đó có 5 người chêt ngoài Trung Quốc: Hồng kong, Philipines, Pháp, và Đài loan, môic nước có 1 người chết do virus corona.

Đến nay, 19-02, các ca nhiễm ởTrung Quốc có chiều hướng tăng chậm lại so với các ngày trước đó. Đã có 9.100 người ra viện, nhưng vẫn còn 11.200 nguy kịch.

Tại Trung Quốc, hàng núi thịt đông lạnh đang ứ đọng ở các hải cảng vì ảnh hưởng của dịch Virus Corona.

Riêng Việt Nam đã điều trị thành công 11 ca trong số 16 ca nhiễm. Trong đó có 4 ca đã được ra viện về nhà.

Hà Huy, biên tập 

 

]]>
Việt Nam có ca nhiễm virus corona thứ 10. https://baovietduc.de/2020/02/viet-nam-co-ca-nhiem-virus-corona-thu-10/ Tue, 04 Feb 2020 20:24:26 +0000 http://baovietduc.de/?p=67131 BVD –  Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm chiều nay (4/2), Việt Nam có ca nhiễm virus corona thứ 10

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo nhận định chung của các nhà khoa học, dịch bệnh do virus corona gây ra ở Trung Quốc có để đạt đỉnh điểm trong 7 – 10 ngày tới.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có ca nhiễm virus corona thứ 10. ( Ảnh Báo Dân trí ) 

Chiều nay 4/2, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có ca nhiễm virus corona thứ 10.

Theo đại diện Bộ Y tế, bệnh nhân thứ 10 là P.T.B., nữ, 42 tuổi, sống tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là người nhà của nữ bệnh nhân 23 tuổi (thành viên của đoàn công nhân 8 người đi tập huấn ở Vũ Hán, Trung Quốc trong 2 tháng và về nước hôm 17/1).

Bộ Y tế thông báo, ngày 30/1, ngay sau khi nhận được kết quả ca bệnh đầu tiên dương tính với 2019-nCoV của tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Y tế Vĩnh Phúc đã triển khai ngay các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế trong đó có việc lập danh sách theo dõi những người tiếp xúc gần, rà soát, xác định những người có liên quan dịch tễ với ca bệnh.

Qua việc rà soát phát hiện bà P.T.B. là một trường hợp tiếp xúc gần với bệnh  nhân N.T.D. Bà B. đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên để khám và cách ly cũng như lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. Hiện tại bệnh nhân B. đang được điều trị cách ly tại khu cách ly Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và đang trong tình trạng ổn định.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đưa ra cảnh báo, virus corona tồn tại trên bề mặt đồ vật 3-4 tiếng mới chết, do đó việc kiểm soát lây lan virus này từ các bề mặt là vấn đề khó.

“Theo nhận định chung của các nhà khoa học, dịch corona ở Trung Quốc có thể đạt đỉnh khoảng 7-10 ngày nữa. Những ca tăng nhanh ở Trung Quốc thời gian gần đây ở Trung Quốc là do mắc bệnh từ trước không phát hiện được, bây giờ mới phát hiện ra” – ông Long nói.

Ông Long thông tin thêm, ngày hôm qua (3/2), có 194 người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam nhưng không có người Trung Quốc. Còn xuất cảnh ngày 3/2 và 4/2 ở biên giới Việt – Trung là 1.303 trường hợp, tất cả đều là người Trung Quốc.

Về biện pháp phòng tránh, ông Long cho biết thêm: Tất cả công dân Việt Nam khi nhập cảnh về nước đều phải cách ly 14 ngày. Hiện nay đang thực hiện việc cách ly người nghi nhiễm bệnh 3 vòng, gồm: vòng 1 là tất cả những người nghi nhiễm bệnh, tất cả những người đi và đến từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đều coi là một người bệnh, đều phải cách ly tuyệt đối;

Vòng 2 là cách ly những trường hợp công dân Việt Nam, Trung Quốc đi qua Trung Quốc về Việt Nam, đều phải cách ly 14 ngày;

Vòng 3 là những người tiếp xúc xung quanh người bệnh, phải cách ly hạn chế.

“Ngành y tế coi mỗi ca phát hiện nhiễm bệnh là một ổ dịch và phải dập dịch ngay tại địa bàn. Thực hiện việc cách ly này phải có sự vào cuộc các cấp, các ngành địa phương” – ông Long nhấn mạnh.

Thông tin có thuốc chữa dịch bệnh corona là chưa chính thức

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra cho biết, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc vẫn phức tạp, đặc biệt khi Hong Kong đã có người chết vì virus này. Đến nay, phương pháp xét nghiệm đã tốt hơn nhưng thuốc đặc trị chính thức chưa có. Tất cả thông tin về việc có thuốc là chưa chính thức.

Phó Thủ tướng khẳng định Ban chỉ đạo đã họp và có những chỉ đạo hết sức cụ thể, ngành y tế cộng với quân y và công an đã sẵn sàng triển khai đến từng cơ sở. Ngành y tế đã có phương án trong trường hợp có 1.000 người nhiễm virus corona, thực tế có thể đáp ứng tới 3.000 ca.

Ca nhiễm virus corona thứ 10

Nhấn để phóng to ảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Về giải pháp cách ly, Phó Thủ tướng lưu ý: “Nếu tiến hành truyền thông không khéo sẽ có người phản ứng. Với người khoẻ mạnh, bắt cách ly 2 tuần là không đơn giản”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh có nhiều vướng mắc. Trước hết, Thủ tướng yêu cầu các chuyến bay đi Trung Quốc nếu cấp phép phải xin ý kiến, nhưng hiện có nhiều người Trung Quốc đang ở Việt Nam mà họ muốn về nước. Vì thế, Ban chỉ đạo đề nghị Thủ tướng cho ý kiến về việc cho phép các chuyến bay từ Việt Nam đi Trung Quốc, vì chúng ta quan điểm ngăn người từ vùng dịch vào. Thủ tướng đã đồng ý cho mở chuyến bay chở người Trung Quốc về nước. Máy bay trở về phải “rỗng”.

Vướng mắc thứ hai, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chúng ta có chỉ thị không cấp visa các loại cho người từ vùng dịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Nhưng có người xin visa từ trước, họ không đi từ Trung Quốc mà đi từ các nước khác đến. Vấn đề này, các cơ quan liên quan đề nghị là cũng nên không tiếp nhận. “Nhưng lần này rút kinh nghiệm lần trước, đề nghị Thủ tướng ra văn bản kết luận bây giờ thì cũng cần có một thời gian ít nhất là 12 tiếng, có ý kiến nói tốt nhất là 24 tiếng để thông báo cho các cơ quan ngoại giao nắm được” – Phó Thủ tướng nói.

Thứ ba, về việc dừng lễ hội, dừng hoạt động tại các khu di tích, du lịch. Hiện nhiều doanh nghiệp, hãng lữ hành “kêu” và đề nghị ở những địa phương không có lễ hội thì không dừng việc mở cửa di tích. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Văn hoá báo cáo việc này.

Thứ tư là việc cho học sinh nghỉ học. Theo Phó Thủ tướng, trường học lúc đóng cửa thì tốt nhưng làm sao thông tin để đến lúc mở cửa trường, người dân yên lòng. Tương tự với các lễ hội và các điểm du lịch cũng như vậy.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính có báo cáo về xuất khẩu, nhập khẩu khẩu trang. Đồng thời, cơ quan chức năng chấn chỉnh lại việc tuyên truyền khẩu trang vì không phải cứ đeo khẩu trang là chống được dịch bệnh.

Nguyễn Dương

]]>
Phó Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thành lập QĐND Việt Nam https://baovietduc.de/2019/12/pho-tong-tham-muu-quan-doi-trung-quoc-sang-du-le-ky-niem-75-nam-ngay-thanh-lap-qdnd-viet-nam/ Sat, 21 Dec 2019 07:16:02 +0000 http://baovietduc.de/?p=66476 Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc

QĐND Online – Chiều 20-12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Trung tướng Thiệu Nguyên Minh, Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc nhân dịp sang Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2019).

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc
Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc
Thượng tướng Phan Văn Giang tiếp Trung tướng Thiệu Nguyên Minh. Ảnh: TRỌNG HẢI.

Thượng tướng Phan Văn Giang bày tỏ tin tưởng sự tham dự của Trung tướng Thiệu Nguyên Minh và các thành viên đoàn Trung Quốc sẽ góp phần vào thành công chung của hoạt động kỷ niệm trọng đại của phía Việt Nam. Thượng tướng Phan Văn Giang và Trung tướng Thiệu Nguyên Minh nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam cũng là dịp để nhìn lại chặng đường lịch sử và ghi nhớ rằng trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước ở mỗi nước trước đây, quân đội hai nước đã kề vai, sát cánh chiến đấu bên nhau, hết lòng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau. Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Việc phát triển ổn định, lành mạnh quan hệ Việt – Trung có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững của mỗi nước cũng như với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

*Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Trung tướng Thiệu Nguyên Minh.

Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Trung tướng Thiệu Nguyên Minh. Ảnh: TRỌNG HẢI.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Thiệu Nguyên Minh vui mừng nhận thấy hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam – Trung Quốc trong năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực, ngày càng thực chất và hiệu quả, khẳng định là một trong những trụ cột của quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Các nội dung hợp tác được hai bên triển khai nghiêm túc và có kết quả thực chất trên nhiều lĩnh vực. Lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển hai nước duy trì tuần tra liên hợp và kiểm tra nghề cá thường niên trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Hợp tác biên phòng, hợp tác đào tạo, quân y, nghiên cứu khoa học tiếp tục được thúc đẩy. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ tin tưởng rằng với nỗ lực của cả hai bên, hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Trung Quốc trong năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ ngày càng hiệu quả, thực chất hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của quan hệ hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

HOÀNG VŨ

]]>
Năm 2020, Việt Nam sẽ làm gì trên cương vị Chủ tịch khối ASEAN https://baovietduc.de/2019/11/nam-2020-viet-nam-se-lam-gi-tren-cuong-vi-chu-tich-khoi-asean/ Fri, 08 Nov 2019 07:13:46 +0000 http://baovietduc.de/?p=65046 BVD – Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ tăng cường sự gắn kết bền vững của ASEAN thông qua củng cố đoàn kết, thống nhất, gia tăng liên kết kinh tế và kết nối, làm sâu sắc hơn các giá trị và đặc trưng của Cộng đồng ASEAN, cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh quan hệ đối tác của ASEAN.

Chiều tối ngày 04/11, tại Thái Lan, đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Hội nghị liên quan và Lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan – Chủ tịch ASEAN 2019 cho Việt Nam – Chủ tịch ASEAN 2020.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Thái Lan đã điểm lại những kết quả chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2019 của Thái Lan, được phản ánh trong nhiều văn kiện đã được thông qua, nổi bật là Tuyên bố Tầm nhìn về Tăng cường đối tác vì sự bền vững và Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với chủ đề “Tăng cường đối tác vì sự bền vững”, Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường quan hệ đối tác trong và ngoài ASEAN, đặt mục tiêu thúc đẩy bền vững vì một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm, không bỏ ai lại phía sau. Theo đó, Thái Lan đã tích cực thúc đẩy thành lập nhiều Trung tâm ASEAN, đáp ứng các nhu cầu phát triển đa dạng của khu vực, trong đó Trung tâm đào tạo về công tác xã hội, Trung tâm tuổi già năng động và sáng tạo, và Trung tâm nghiên cứu và đối thoại về phát triển bền vững được khai trương chính thức dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN 35.

Tiếp đó, Thủ tướng Thái Lan đã trao “chiếc búa 2020”, biểu tượng của Chủ tịch ASEAN, tới Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Phát biểu tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành công của Thái Lan trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2019, khẳng định những thành tựu của ASEAN sau hơn 50 năm phát triển nói chung và trong năm 2019 nói riêng sẽ là nền tảng thuận lợi để Việt Nam kế thừa và phát huy trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh môi trường khu vực và quốc tế đang có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, việc tăng cường khả năng gắn kết bền vững có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN.

Theo đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ tăng cường sự gắn kết bền vững của ASEAN thông qua củng cố đoàn kết, thống nhất, gia tăng liên kết kinh tế và kết nối, làm sâu sắc hơn các giá trị và đặc trưng của Cộng đồng ASEAN, cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động và đẩy mạnh quan hệ đối tác của ASEAN. Chính bằng sự gắn kết bền vững, Cộng đồng ASEAN có thể nâng cao năng lực, chủ động thích ứng với các cơ hội và thách thức; và khả năng chủ động thích ứng chỉ được phát huy khi ASEAN là một khối gắn kết chặt chẽ. Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố chủ đề của ASEAN năm 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Thủ tướng kêu gọi ASEAN cùng đẩy mạnh tư duy Cộng đồng, hành động Cộng đồng; trông đợi sự ủng hộ tích cực của các nước để hiện thực hóa chủ đề của năm ASEAN 2020.

Sau phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, clip giới thiệu về năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, với chủ đề, trọng tâm ưu tiên và những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đã được ra mắt Lãnh đạo các nước ASEAN và các đại biểu dự Hội nghị.

Theo quy định của Hiến chương ASEAN, nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam sẽ chính thức bắt đầu từ ngày 01/01/2020 đến hết 31/12/2020.

]]>
Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’ https://baovietduc.de/2019/08/bien-dong-trung-quoc-khong-chi-de-doa-rieng-viet-nam/ Fri, 16 Aug 2019 15:12:14 +0000 http://baovietduc.de/?p=61585 BVD – Trung Quốc đang đưa tàu HD-8 và các tàu hải cảnh cùng tàu cá dân binh vào khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhưng không chỉ có hành động chèn ép xâm pham Việt Nam mà cả Malaysia và Philippin. 

Chúng tôi chia sẻ lại bài đăng trên BBC-New – Tiếng Việt : 

Manila vừa yêu cầu Bắc Kinh giải thích việc Trung Quốc điều các tàu của nước này vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền mà không được phép trong suốt thời gian từ tháng Hai đến tháng Bảy, theo trang tin Thời báo Hải quân (navytimes.com) hôm 14/8/2019.

Người biểu tình Philippines cầm biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Philippines trên Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana yêu cầu Bắc Kinh giải thích về hoạt động của các tàu nghiên cứu và tàu chiến Trung Quốc trong những gì Philippines tuyên bố là vùng biển của mình mà không được phép của Manila.

Động thái này được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Rodriogo Duterte, tại đó lãnh đạo Philippines cam kết sẽ nhắc lại phán quyết của tòa PCA mà Philippines đã thắng kiện trước Trung Quốc tháng 7/2016.

Bộ trưởng Lorenzana nói hôm thứ Sáu tuần trước rằng Trung Quốc đã không xin phép khi phái một số tàu chiến qua eo biển Sibutu ở mũi phía Nam của quần đảo Philippines tất cả bốn lần trong thời gian trên, và ông cũng nói hai tàu khảo sát của Trung Quốc cũng đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

“Hai tàu chiến Trung Quốc bị phát hiện ở dọc eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines trong tháng Bảy và ba chiếc khác bị phát hiện trong tháng Tám”, Trung tướng Cirilito Sobejana, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tây Mindanao của Philippines được truyền thông nước này dẫn lời, hôm 14/8 tuyên bố thêm.

“Trung Quốc từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines…” một nhà nghiên cứu Đông Nam Á và chính trị khu vực bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm về động thái trên.

“Chiến lược của Trung Quốc được tính toán kỹ, có những lúc Trung Quốc đã liều lĩnh, và sẽ còn liều lĩnh,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm trong cuộc phỏng vấn qua bút đàm hôm 15/8 sau đây, trong đó ông cũng bình luận về sự kiện Trung Quốc điều tàu trở lại khu vực bãi Tư Chính lần thứ hai trong mùa Hè này.

Bàn tròn BBC: Cập nhật tình hình Hong Kong và tàu TQ quay lại Bãi Tư Chính

Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì?

Tàu Hải Dương 8 quay trở lại Bãi Tư Chính

Thương chiến Mỹ – Trung, đối đầu Biển Đông và thách thức với TQ

Biển Đông: ‘Rủi ro không nhỏ’ nếu TQ quay trở lại Bãi Tư Chính

BBC: Tiến sỹ bình luận thế nào về việc Trung Quốc được cho là điều nhiều tàu vào vùng biển mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong tháng Bảy và tháng Tám này, cùng thời gian với sự kiện đối đầu với Việt Nam diễn ra ở khu vực Bãi Tư Chính?

TS Hà Hoàng Hợp: Số tàu chiến (của hải quân) Trung Quốc đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines mà không báo trước, là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.

Biển ĐôngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười biểu tình Philippines trong cuộc phản đối chống Trung Quốc ở một công viên tại thủ đô Manila hôm 18/6/2019

Bộ Ngoại giao Philippines mới đây đã yêu cầu Trung Quốc giải thích. Theo luật quốc tế, tàu chiến đi vào vùng biển của một nước nào đó, thì phải xin phép. Nếu không, nước chủ nhà sẽ coi đó là đi qua không vô hại. Gần đồng nghĩa với xâm lấn, xâm lược.

Manila để đến nay mới phản ứng. Manila muốn có bằng chứng đầy đủ về hành vi xâm phạm chủ quyền này của Trung Quốc.

Cách thức phản ứng

BBC: Cách thức phản ứng của phía Philippines có gì đáng nói? Có gì khác biệt không với cách thức mà Việt Nam đã đang phản ứng đợt này?

TSHà Hoàng Hợp: Tất cả các tàu hải cảnh của Trung Quốc đều là tàu thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc. Các tàu đó đi kèm để bảo vệ tàu thăm dò, hoặc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 để quấy rối hoạt động khai thác dầu khí của liên doanh dầu khí VN-Rosneft chính là hành động xâm phạm phi pháp.

Từ ngày 16 tháng Bảy, Việt Nam đã phản đối và sau đó đã nhiều lần yêu cầu các tàu đó rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cụ thể hơn về luật pháp quốc tế, tàu cảnh sát biển của bất kỳ nước nào, trước khi vào vùng biển thuộc chủ quyền của một nước khác, cũng phải thông báo trước.

Tuy nhiên, quy chế thông báo trước áp dụng chặt chẽ hơn đối với tàu chiến (tức là tàu hải quân). Phản ứng của Manila hoàn toàn phù hợp. Phản ứng của Việt Nam vừa qua, cũng hoàn toàn phù hợp.

BBC: Dường như Trung Quốc đang có một tính toán để xuất hiện không chỉ riêng ở một quốc gia đơn lẻ ở vùng Biển và khu vực này, kế hoạch và tính toán của Trung Quốc là gì? Kế hoạch này có khả thi không và có gì mạo hiểm không?

VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông

Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”

TQ: Tập Cận Bình đang gặp thách thức lớn nào?

TSHà Hoàng Hợp: Trung Quốc từ lâu đã có các hành động đơn phương trái luật, khiêu khích, dọa nạt 3 trong 4 nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines. Nghiêm trọng nhất, là vụ Trung Quốc dùng tàu chiến chiếm Scarborough của Philippines năm 2012.

Xin nhắc lại năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma. Chiến lược của Trung Quốc được tính toán kỹ, có những lúc Trung Quốc đã liều lĩnh, và sẽ còn liều lĩnh.

TS. Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận thực chất việc TQ điều tàu trở lại Bãi Tư Chính.

BBC: Ngày 13/8/201diễn ra cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, tại Hoa Kỳ, cuộc gặp này có thể có ‎ý nghĩa ra sao với an ninh ở Biển Đông và khu vực?

TS Hà Hoàng Hợp: Theo tôi được biết, cuộc gặp Dương Khiết Trì – Mike Pompeo tại Mỹ có các nội dung: quan hệ Trung – Mỹ (chiến tranh thương mại, Đài Loan, Hong Kong).

Mở rộng các khu vực quan hệ, hai ông đó đã thảo luận các vấn đề: phi hạt nhân hóa Triều Tiên và hành xử của Bình Nhưỡng, vấn đề Hoa Đông, vấn đề biển Đông, Tân Cương, Trung-Ấn.

Riêng về vấn đề Biển Đông, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết ông Pompeo cảnh báo nghiêm khắc các hành động của Trung Quốc ở biển Đông, nhấn mạnh vụ bãi Tư Chính, vụ quấy phá trong vùng đặc quyền kinh tế Malaysia, và các quấy phá ở vùng biển Philippines.

Mỹ nhắc Trung Quốc rằng Mỹ và các nước phương Tây đang theo tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc. Trung Quốc không thể bất chấp luật pháp quốc tế, và không được phép tiếp tục không coi luật pháp quốc tế ra gì! Đấy là thông điệp rõ rệt nhất.

Sau cuộc gặp kể trên, chúng ta thấy tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ chỉ ký thỏa thuận thương mại với Trung Quốc khi Trung Quốc cư xử tử tế với Hong Kong.

Hải quân Nga hiện diện?

BBC: Có tin nói hải quân Nga đang có sự hiện diện ở khu vực gần Bãi Tư Chính, nếu tin này là có cơ sở, thì việc này có ‎ý nghĩa gì?

TS Hà Hoàng Hợp: Về thông tin có các tàu hải quân Nga ở gần bãi Tư Chính, tôi có thể nói như sau. Nga là một cường quốc biển. Hải quân Nga là hải quân mạnh mẽ hàng đầu trên thế giới.

Vì thế sự có mặt của tàu hải quân, của các máy bay ném bom chiến lược của Nga ở hải phận quốc tế, kể cả vừng hải phận quốc tế gần với Trường Sa, gần với bãi Tư Chính… là việc rất bình thường.

Nếu có tàu hải quân Nga ở gần Bãi Tư Chính, thì đó là một minh chứng rõ rệt thể hiện sự nhất quán của Nga trong việc bảo vệ các lợi ích của Nga. Việc tháng trước, tàu hải cảnh Trung Quốc quấy việc khoan của liên doanh Nga – Việt, là trực tiếp đe dọa đến lợi ích của Nga.

Mỹ - TrungBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Dương Khiết Trì trong lần gặp ông Mike Pompeo tại Washington DC 9/11/2018 tại Đối ngoại ngoại giao và an ninh Mỹ-Trung

Hiện nay việc tàu thăm dò Trung Quốc tiếp tục có mặt ở vũng Bãi Tư Chính, là hành vi đe dọa gián tiếp đến lợi ích của Nga, nếu chỉ nói đến Nga. Không có bất kỳ thỏa thuận nào giữa Trung Quốc và Nga có thể làm thay đổi bản chất của hành vi này của Trung Quốc.

Bàn tròn BBC: Trung Quốc từ thương chiến đến Biển Đông

VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’

BBC: Ông so sánh ra sao các phản ứng giữa một số cường quốc và khối quốc gia ở khu vực liên quan tới các sự kiện ở Bãi Tư Chính trong hai tháng nay, trong đó có Úc, Ấn Độ, Asean so với Mỹ và Nhật Bản?

TSHà Hoàng Hợp: Tôi xin nói luôn rằng ở đây mà so sánh thì nó hơi khập khiễng. Mỗi nước đều có cách phản ứng của mình, nước phản ứng sớm, nước phản ứng muộn.

Tuy vậy, mọi phản ứng, đều có bản chất lên án các hành động bất tuân thủ luật pháp quốc tế, lên án những việc làm gây ra sự mất niềm tin chiến lược trong khu vực, lên án các hành động làm căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực….

Riêng về ASEAN, đang trong quá trình đàm phán COC với Trung Quốc, quá trình này bắt đầu không còn mặn mà đối với ASEAN, bởi vì Trung Quốc vừa đàm phán, vừa dọa nạt các nước ASEAN.

Về nội dung dự thảo COC, Trung Quốc có 3 đòi hỏi vô lý: 1) Không đưa nội dung UNCLOS 1982 vào COC; 2) Không được tập trận chung với bất kỳ nước nào bên ngoài Asean (cộng Trung Quốc) nếu không được dự đồng ý trước của tất cả các nước Asean + Trung Quốc; và 3) Không được tiến hành các hoạt động kinh tế với bất kỳ nước nào bên ngoài mà không được sự đồng ý của tất cả các nước Asean và Trung Quốc.

Chắc chắn các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không chấp nhận 3 đòi hỏi này. Việt Nam đã nhiều lần nói rằng Việt Nam không để bị động hay bất ngờ. Việc sử dụng các biện pháp hòa bình, chứng tỏ Việt Nam không mong muốn xảy ra xung đột vũ trang.

TS Hà Hoàng HợpBản quyền hình ảnhOTHER/HA HOANG HOP
Image captionTS Hà Hoàng Hợp cho rằng Trung Quốc đã có tính toán kỹ lượng trư khi có các động thái trên Biển Đông từ đầu năm tới nay

Nói đúng hơn, Việt Nam làm mọi cách để ngăn chặn xung đột vũ trang trong khi xử lý các vấn đề Biển Đông. Thế nhưng, nếu Trung Quốc, trong khi coi thường luật quốc tế, gây ra đụng độ vũ trang, thì chắc chắn Việt Nam sẽ buộc phải giáng trả tương xứng!

Mất niềm tin chiến lược?

BBC: Cuối cùng, có người nói sự kiện Dàn khoan HD-981 năm 2014 và Bãi Tư Chính mùa Hè 2019 là hai cuộc khủng hoảng ở Biển Đông đối với Việt Nam và hai cuộc khủng hoảng này có thể sẽ chỉ đẩy Việt Nam lại gần hơn với Hoa Kỳ và sẽ bất lợi với Trung Quốc và do đó Trung Quốc nên nhận thức điều đó, ông có đồng ‎ý không?

Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’

Tuyên bố chung ASEAN nhắc đến ‘sự cố nghiêm trọng’ ở Biển Đông

Nhật Bản quan ngại về căng thẳng Biển Đông

TS Hà Hoàng Hợp: Nói chính xác hơn, thì hành xử vô lối của Trung Quốc đang làm Việt Nam xa Trung Quốc nhiều hơn. Năm 2014, Trung Quốc đã làm mất niềm tin chiến lược đối với Việt Nam.

Từ đó đến vụ bãi Tư Chính năm nay, mọi nỗ lực để làm cho “canh ngọt” trở lại, nước trà “ngon, đậm trở lại””, đều đã gần như vô ích! Hành xử của Trung Quốc như lúc này, làm cho Việt Nam nhận thức rõ hơn, tích cực hơn về việc Mỹ, trong khi bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này, thì cũng hợp tác và ủng hộ Việt Nam nhiều hơn, khi mà lợi ích của Mỹ và của Việt Nam có các phần chung.

Việt Nam luôn chủ động, đúng như người ta vẫn nói, thì đương nhiên, không ai “đẩy” Việt Nam gần lại với Mỹ.

Nhân đây, tôi cũng muốn nói đến Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc công bố ngày 24/7/2019, trong đó coi Biển Đông là bộ phận lãnh thổ “không thể bị tách rời” của Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông bằng mọi giá, thì chắc chắn Trung Quốc đã tính toán đến các hành động không hòa bình.

Dọa nạt, đe dọa sử dụng vũ lực… là các chỉ dấu màu xám báo hiệu các hành động không hòa bình! Việt Nam đang theo đuổi chính sách thực tiễn (realist), tức là chủ động tránh xung đột, trong khi vẫn giữ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Hy vọng rằng sẽ không có bất cứ nước nào dồn Việt Nam vào thế phải áp dụng chính sách thực dụng (realpolitik) để giáng trả đích đáng. Nói như vậy, ngoài lợi ích quốc gia là bất biến, mọi chính sách đều phải thay đổi sao cho lợi ích quốc gia được bảo đảm!

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, mà phần trả lời ở trên là quan điểm cá nhân, đồng thời là thành viên nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh quốc, ông có nhiều nghiên cứu và phân tích về chính trị, chiến lược và địa chính trị liên quan Việt Nam, quốc tế và khu vực.

]]>
Tại sao Triều Tiên khó có thể trở thành Việt Nam thứ hai https://baovietduc.de/2019/03/tai-sao-trieu-tien-kho-co-the-tro-thanh-viet-nam-thu-hai/ Fri, 01 Mar 2019 03:56:19 +0000 http://baovietduc.de/?p=55320 Trước cuộc gặp thượng đỉnh Kim Jong Un-Trump lần thứ hai tại Hà Nội, một số nhà quan sát gợi ý rằng Triều Tiên có thể bắt chước những cải cách thị trường thành công của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà báo David Hutt thuộc tạp chí The Diplomat, thì những khác biệt về chính trị, kinh tế và tình hình thực tế của mỗi nước sẽ cản trở điều này.

Kênh An Ninh Thế Giới – ANTG là kênh chuyên biệt về tin tức an ninh Việt Nam, An ninh Thế Giới.

Cho người xem tiếp cận với kho thông tin hình ảnh khổng lồ về sự hình thành và phát triển của các nền văn minh nhân loại, những góc khuất lịch sử, những tên tuổi gắn với các đế chế và thời đại. ANTG giúp người xem lý giải bí quyết vươn lên của các quốc gia, các kinh nghiệm quý báu phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, quản lý xã hội.

]]>
Tin tức thời sự trong nước – Cập nhật 24/7 https://baovietduc.de/2018/11/tin-tuc-thoi-su-trong-nuoc-cap-nhat-24-7/ Tue, 20 Nov 2018 08:23:48 +0000 http://baovietduc.de/?p=50669 BVĐ – Tin tức an ninh trật tự và thời sự trong nước – cập nhật liên tục 24/7

Nguồn: ANTV – Truyền hình Công an nhân dân

 

]]>
Việt Nam, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển trên biển T https://baovietduc.de/2018/11/viet-nam-trung-quoc-thuc-da%cc%89y-hop-tac-cung-phat-trien-tren-bien-t/ Fri, 09 Nov 2018 00:59:32 +0000 http://baovietduc.de/?p=50431 BVD – Từ ngày 6-7/11, tại thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, đã diễn ra Phiên họp đàm phán Vòng X Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc.

Trưởng đoàn công tác phía Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Trưởng đoàn công tác phía Trung Quốc là ông Chu Kiện, Đại diện các vấn đề về biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng, hai bên đã trao đổi ý kiến về các công việc của hai Nhóm công tác; khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”.

Hai bên nhất trí trên cở sở tuần tự tiệm tiến, thúc đẩy đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và việc bàn bạc về hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Hai bên nhất trí sớm tổ chức đàm phán Vòng XI Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VIII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc tại Việt Nam.

Kết thúc Phiên họp, hai bên đã ký Biên bản đàm phán.

 

Báo Tin tức
]]>
VN: Loại hỏa tiễn chính xác nhất Đông Nam Á https://baovietduc.de/2017/05/vn-loai-hoa-tien-chinh-xac-nhat-dong-nam-a/ https://baovietduc.de/2017/05/vn-loai-hoa-tien-chinh-xac-nhat-dong-nam-a/#respond Wed, 24 May 2017 20:19:33 +0000 http://baovietduc.de/?p=21047 BVD- Theo chúng tôi được biết, Hiện nay Việt Nam đang sở hữu loại hỏa tiễn có tầm bắn xa, đặc biệt là khả năng dẫn đường chính xác. Đấy là hỏa tiễn EXTRA do Israel sản xuất hiện đang được biên chế cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hỏa tiễn này được coi là một trong những hỏa tiễn tốt nhất Đông Nam Á hiện tại đang sở hữu. 

Với mối quan hệ tương đối tốt đặc biệt là quốc phòng giữa hai nước cực kỳ phát triển trong thời gian qua. Israel ngoài cung cấp vũ khí còn giúp Việt Nam nâng cấp các vũ khí hiện có. Hiện tại nước này là đối tác quân sự cung cấp khí tài lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Nga.

Giá phóng có thể lắp trên xe tải để tăng khả năng cơ động hoặc trên đất liền ở các vị trí phóng cố định. Đạn tên lửa EXTRA có đường kính 300 mm, dài 4,4 m, trọng lượng phóng 450 kg. Nó được dẫn hướng đến mục tiêu bằng hệ thống định vị GPS.

Nền công nghiệp quốc phòng của Israel luôn có những sản phẩm quân sự đến ngay cả Mỹ cũng phải thán phục trước những phát minh của họ. Họ luôn sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam là một trong những khách hàng đặc biệt.

 

Cho đến nay hệ thống hỏa tiễn EXTRA vẫn là loại hỏa tiễn phóng loạt mạnh nhất của Việt Nam và cũng là một trong những loại hỏa tiễn có độ chính xác nhất trong khu vực Đông Nam Á.

 

]]>
https://baovietduc.de/2017/05/vn-loai-hoa-tien-chinh-xac-nhat-dong-nam-a/feed/ 0