Viet -Trung – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Sat, 14 Jan 2017 11:22:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã thỏa thuận và ký những gì ? https://baovietduc.de/2017/01/ong-nguyen-phu-trong-va-ong-tap-can-binh-da-thoa-thuan-va-ky-nhung-gi/ https://baovietduc.de/2017/01/ong-nguyen-phu-trong-va-ong-tap-can-binh-da-thoa-thuan-va-ky-nhung-gi/#respond Sat, 14 Jan 2017 11:22:26 +0000 http://baovietduc.de/?p=17639

Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng đã được nhiều nhà bình luận theo sát. Sau hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Đảng của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã cùng chúng kiến Việt-Trung ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 12/1, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm:

– Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc.

– Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

– Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025.

– Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

– Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.

– Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017-2021.

– Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Trung Quốc.

– Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam – sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

– Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.

– Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019./.

Hà Huy, biên tập ( nguồn Vietnam+) 
]]>
https://baovietduc.de/2017/01/ong-nguyen-phu-trong-va-ong-tap-can-binh-da-thoa-thuan-va-ky-nhung-gi/feed/ 0
Có đột phá gì khi Lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc thảo luận vấn đề Biển Đông https://baovietduc.de/2017/01/co-dot-pha-gi-khi-lanh-dao-viet-nam-trung-quoc-thao-luan-van-de-bien-dong/ https://baovietduc.de/2017/01/co-dot-pha-gi-khi-lanh-dao-viet-nam-trung-quoc-thao-luan-van-de-bien-dong/#respond Fri, 13 Jan 2017 07:42:04 +0000 http://baovietduc.de/?p=17624 Theo tin TTXVN- Chiều 12/1, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

ttxvn_hoidam170112
Ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung; là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),” phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).”

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí cần thúc đẩy tiến độ hợp tác trên biển để phát ra tín hiệu tích cực có lợi cho quan hệ hai nước; làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.

Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Như vậy, trong chuyến đi này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi những vấn đề định hướng lớn với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhứng không có bước đột phá gì, mà chỉ mang tính chất ” cố gắng ” giữ nguyên hiện trạng như hiện nay. Nghĩa là vẫn tranh chấp, vẫn căng thẳng và VN luôn luôn phải cảnh giác đề phòng. 

Hà Huy, biên tập 

 

]]>
https://baovietduc.de/2017/01/co-dot-pha-gi-khi-lanh-dao-viet-nam-trung-quoc-thao-luan-van-de-bien-dong/feed/ 0
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc https://baovietduc.de/2017/01/le-don-chinh-thuc-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-trung-quoc/ https://baovietduc.de/2017/01/le-don-chinh-thuc-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-trung-quoc/#respond Thu, 12 Jan 2017 16:28:47 +0000 http://baovietduc.de/?p=17609 Theo TTXVN:

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, chiều 12/1, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chủ trì lễ đón.

Tham dự lễ đón, về phía Trung Quốc còn có các đồng chí: Vương Hộ Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương; Lưu Kỳ Bảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương; Lật Chiến Thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Chánh Văn phòng Trung ương; Thẩm Dược Dược, Phó Ủy viên Trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc; cùng nhiều đồng chí Ủy viên Quốc vụ; lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Đoàn xe chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến vào cổng Bắc Đại lễ đường Nhân dân, 21 phát đại bác vang lên chào mừng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhà lãnh đạo chụp ảnh chung và giới thiệu các quan chức hai bên có mặt tại lễ đón.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc. Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các cháu thiếu nhi Trung Quốc trong những bộ trang phục rực rỡ, nồng nhiệt vẫy cờ, hoa chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tiến hành hội đàm cấp cao.

TTXVN

]]>
https://baovietduc.de/2017/01/le-don-chinh-thuc-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-trung-quoc/feed/ 0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc/ https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc/#respond Thu, 12 Jan 2017 16:22:30 +0000 http://baovietduc.de/?p=17606 Chiều 12/1, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
 >> Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trung Quốc
 >> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức nước CHND Trung Hoa
 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc; cho rằng chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thân tình và hữu nghị.

ttxvn_hoidam170112

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiệt liệt chúc mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, bày tỏ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, sẽ sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng cao độ quan hệ với Việt Nam; mong muốn và sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”.

ttxvn_tiectra2170112

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Tiệc trà chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu quan trọng, to lớn mà Đảng và nhân dân Trung Quốc đạt được trong sự nghiệp đi sâu cải cách mở cửa và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc; chúc Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo, thực hiện thành công sự nghiệp thúc đẩy xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện; hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa; tổ chức thành công Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm nay. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam luôn hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc và chân thành mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và hợp tác toàn diện cùng có lợi với Trung Quốc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Hai Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng về đà phát triển lành mạnh và đánh giá cao những tiến triển tích cực của quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua; nhất trí cho rằng trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng và bất ổn đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay thì sự phát triển ổn định và những thành tựu mà Việt Nam và Trung Quốc đạt được có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân dân hai nước.

Hai nhà lãnh đạo đã đi sâu trao đổi về các định hướng lớn nhằm tăng cường tin cậy, củng cố hữu nghị, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, duy trì hòa bình, ổn định trên biển, đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhằm kịp thời trao đổi, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương, định hướng chiến lược, chỉ đạo thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, duy trì cục diện hữu nghị và đà phát triển lành mạnh, ổn định cho quan hệ Việt – Trung.

Hai Tổng Bí thư đồng ý sẽ phát huy và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai Đảng, hai nước, nhất là cơ chế Cuộc gặp đại diện hai Bộ Chính trị, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung nhằm tăng cường chỉ đạo thực hiện đầy đủ, hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao song phương; đẩy mạnh giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các cơ quan của hai Đảng, giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc; làm sâu sắc thêm hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa các lực lượng biên phòng và thực thi pháp luật hai nước, phối hợp tại các diễn đàn đa phương, ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ làm hết sức mình ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017; phía Việt Nam bày tỏ ủng hộ Trung Quốc tổ chức thành công Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác quốc tế về “Một vành đai, một con đường” trong năm 2017.

Hai Tổng Bí thư nhất trí cần thúc đẩy mạnh mẽ, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực khác để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển nhanh và bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển quan hệ song phương; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước tập trung triển khai kịp thời, có chất lượng các kế hoạch, chương trình, dự án đã thỏa thuận; áp dụng các biện pháp hữu hiệu duy trì thương mại tăng trưởng ổn định và cân bằng hơn. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẽ làm nhiều hơn nữa để giữ đà phát triển nhanh quan hệ thương mại Việt-Trung theo hướng ngày càng cân bằng hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở văn phòng đại diện thương mại ở các địa phương Trung Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam như gạo, sắn, sản phẩm sữa và hoa quả đã qua chế biến; triển khai các dự án đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường tại Việt Nam. Hai bên đồng ý mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu như lai tạo giống lúa, cây trồng thích nghi hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; tích cực trao đổi sớm gia hạn Thỏa thuận hợp tác về đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công – Lan Thương, sông Hồng – sông Nguyên. Hai bên cũng nhất trí sẽ tích cực bàn bạc các nguyên tắc và nội dung hợp tác cụ thể để sớm ký kết “Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất và tích cực thúc đẩy kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Một vành đai, một con đường” trên cơ sở phù hợp với nhu cầu, lợi ích và chiến lược phát triển bền vững của mỗi bên.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước là nguồn sức mạnh và là nền tảng xã hội cho quan hệ Việt – Trung phát triển tốt đẹp, bền vững lâu dài; nhất trí tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ và giữa các địa phương hai nước trong thời gian tới.

Về vấn đề trên biển, hai Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại chủ yếu của quan hệ Việt-Trung; là vấn đề hết sức phức tạp và hệ trọng, tác động chi phối rất lớn đến sự tin cậy chính trị, tình cảm nhân dân và cục diện quan hệ hai nước, cũng như cục diện và tình hình khu vực, thế giới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, phấn đấu cùng ASEAN sớm hoàn tất “Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)”.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán để tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí cần thúc đẩy tiến độ hợp tác trên biển để phát ra tín hiệu tích cực có lợi cho quan hệ hai nước; làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.

Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả DOC, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng COC; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Trước đó, tại Đại lễ đường Nhân dân, sau khi cùng chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng dự tiệc trà thân mật. Đây là cử chỉ đặc biệt, chưa có tiền lệ, thể hiện sự coi trọng và thiện chí của nhà lãnh đạo hạt nhân của Trung Quốc mong muốn tăng cường sự gần gũi, tin cậy với lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.

Tại tiệc trà, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã giới thiệu và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thưởng thức các loại trà nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); giới thiệu về tỉnh Chiết Giang – nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng công tác và lãnh đạo; trao đổi về chiến lược, chính sách và một số cột mốc phát triển quan trọng của Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi thêm về các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương trong thời gian tới. Buổi tiệc trà đã diễn ra trong không khí vui vẻ, thân tình và hữu nghị.

Tối cùng ngày, tại Đại lễ đường Nhân dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc.

Theo TTXVN

]]>
https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-trung-quoc/feed/ 0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Trung Quốc https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-sap-tham-trung-quoc/ https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-sap-tham-trung-quoc/#respond Thu, 05 Jan 2017 11:51:52 +0000 http://baovietduc.de/?p=17383

Theo các nguồn tin thế giới. Tân TT Mỹ ông Donald Trump sẽ bãi bỏ chính sách ” Một Trung Quốc ” và thêm nữa, Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam,  Việt Nam và Đài Loan được ví như 2 gọng kìm từng bước kẹp chặt con đường bành trướng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc. Việt Nam và Đài Loan tuy nhỏ nhưng lại có sức mạnh ghê ghớm đối với nước lớn là Trung Quốc. Trung Quốc đang rất lo lắng sự trỗi dậy của quân sự Việt Nam. Nhìn nhận một khía cạch nào đó thì Việt Nam là nước trực tiếp có thể phá hủy chiến lược bành trướng của Bắc Kinh.

Để xoa dịu hay có thể nói là  ” trấn an ” Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN phải gấp rút có kế hoạch lên đường sang gặp Tổng Bí thư Tập Cận Bình ?

1_dmep-jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2015. Ảnh: TTXVN ( Anh minh họa )

Theo nguồn tin trong nước,  sáng ngày 05.01.2017,  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sáng nay cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu năm nay, 2017.

Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và tăng cường quan hệ với các nước, trong đó có Trung Quốc – một đối tác chiến lược quan trọng – của Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra ngay thời điểm đầu năm 2017 khẳng định rõ Việt Nam mong muốn đưa quan hệ với Trung Quốc thực sự đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, đảm bảo không chỉ lợi ích của 2 nước mà còn đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Chuyến thăm này cũng sẽ mở ra một năm sẽ có nhiều chuyến thăm giữa lãnh đạo hai bên.

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, năm 2017 Việt Nam sẽ là chủ nhà của Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Do đó, Việt Nam sẽ đón tiếp lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC. Trong các chuyến thăm làm việc trước đây, lãnh đạo Việt Nam đã gửi lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tham dự APEC 2017 tại Việt Nam.

Hà Huy, biên tập. 

]]>
https://baovietduc.de/2017/01/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-sap-tham-trung-quoc/feed/ 0
https://baovietduc.de/2016/09/13347/ https://baovietduc.de/2016/09/13347/#respond Tue, 13 Sep 2016 11:15:54 +0000 http://baovietduc.de/?p=13347
Lo ngại trước tình trạng “công trường vắng vẻ” và cho rằng, “tổ chức thi công như thế thì gay go lắm”, Thủ tướng nói với Tổng giám đốc Công ty Cục 6 Đường sắt Trung Quốc – Mã Giang Kiểm: “Dù nguyên nhân gì thì với vai trò tổng thầu gây chậm trễ cũng cần phải nhìn nhận trách nhiệm, nhất là trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân khác họ làm rất thành công”.

 >> Việt Nam vay thêm 250 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
 >> Thủ tướng nói với CEO Trung Quốc: Hãy đưa công nghệ tiến bộ vào Việt Nam
 >> Thủ tướng: “Không loại trừ xung đột không thể hợp tác kinh tế thành công”

Sáng nay (13/9), trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng có các cuộc tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ thông tin và viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Lãnh đạo Công ty Cục 6 Đường sắt Trung Quốc cam kết với Thủ tướng cuối tháng 12/2016, sẽ hoàn thành xây dựng cơ bản dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Lãnh đạo Công ty Cục 6 Đường sắt Trung Quốc cam kết với Thủ tướng cuối tháng 12/2016, sẽ hoàn thành xây dựng cơ bản dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Tiếp ông Mã Giang Kiểm, Tổng Giám đốc Công ty Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, Thủ tướng nói ngay đến việc thi công đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, một dự án do công ty này làm tổng thầu EPC.

Cho rằng việc chậm tiến độ của dự án có nhiều nguyên nhân, nhưng Thủ tướng nhấn mạnh, phải thẳng thắn nhìn nhận về những nguyên nhân chủ quan. “Dù nguyên nhân gì thì với vai trò tổng thầu gây chậm trễ cũng cần phải nhìn nhận trách nhiệm, nhất là trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân khác họ làm rất thành công”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng “công trường vắng vẻ” và cho rằng, “tổ chức thi công như thế thì gay go lắm”.

Thủ tướng yêu cầu Công ty Cục 6 phải khắc phục các bất cập, tồn tại, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án, đồng thời bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động khi thi công. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý, tổng thầu Trung Quốc phải chọn được các nhà thầu bảo đảm năng lực, nếu không thì thay thế nhà thầu.

Thủ tướng cũng đề nghị Công ty Cục 6 chủ động làm việc cụ thể với các cơ quan chức năng của Việt Nam để xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực hiện dự án, nhất là khi hai bên đã ký Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng hai nước ngày hôm qua, 12/9.

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, ông Mã Giang Kiểm cam kết sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. “Chúng tôi đã chốt lại tiến độ dự án. Cuối tháng 12/2016, sẽ hoàn thành xây dựng cơ bản”, lãnh đạo Công ty Cục 6 báo cáo. Đồng thời ông này khẳng định, tháng 1/2017, dự án sẽ hoàn thành khu Depot; tháng 7/2017 tiến hành chạy thử, sau đó, đến tháng 9/2017 bắt đầu khai thác thử.

Nhân dịp này, lãnh đạo Công ty Cục 6 cũng nêu một số kiến nghị mong các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm giải quyết để đẩy nhanh tiến độ dự án này.

Cũng trong sáng nay, Thủ tướng đã tiếp ông Triệu Hồng Tĩnh, Phó Tổng Giám đốc điều hành Công ty TNHH cổ phần Hoa Hạ Hạnh Phúc, cũng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đây là nhà cung cấp các giải pháp toàn diện về phát triển kinh tế – xã hội theo hình thức PPP với các thành phố Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, đường sắt cao tốc.

Hoan nghênh sự hợp tác giữa công ty với các địa phương của Việt Nam, Thủ tướng mong muốn công ty sẽ đầu tư hiệu quả, có bước tiến mới trong hoạt động tại Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng, triển vọng phát triển của Việt Nam. Hằng tháng tôi đều đến thăm Việt Nam vài ngày”, ông Triệu Hồng Tĩnh nói và bày tỏ mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Bích Diệp ( Dân Trí ) 

]]>
https://baovietduc.de/2016/09/13347/feed/ 0
Nhà thầu Trung Quốc gian dối ở cao tốc https://baovietduc.de/2016/06/nha-thau-trung-quoc-gian-doi-o-cao-toc/ https://baovietduc.de/2016/06/nha-thau-trung-quoc-gian-doi-o-cao-toc/#respond Tue, 14 Jun 2016 04:56:37 +0000 http://baovietduc.de/?p=9906
Quản lý thi công người Trung Quốc của nhà thầu Giang Tô bị đuổi do nhiều lần vi phạm về quản lý chất lượng thi công ở tuyến cao tốc hơn 1.300 tỉ đồng.

“Chúng tôi đã “đuổi” giám đốc thi công nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) vì làm ăn gian dối”. Ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (thuộc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC), xác nhận với Pháp Luật TP.HCM.

Lấy đất xấu, lẫn rễ cây đắp nền

Nhà thầu Giang Tô phụ trách thi công gói thầu A3 qua huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Theo phản ánh của một số người dân, trong quá trình thi công, nhà thầu Giang Tô sử dụng đất, cát không đạt chất lượng. Nhiều đoạn còn dùng đất đen, đá to tại nơi dự án không cho sử dụng. Quá trình bốc phong hóa (bốc lớp đất bùn mặt trước khi đổ đất lên) chỉ làm lấy lệ. Tại Km 106+800 và khu vực Bàu Sen, nhà thầu Giang Tô còn để nguyên cây cối rồi đổ cát lấp lên. Ngoài ra, nhà thầu này còn sử dụng đất ở mỏ mà trước đó BQL dự án thí nghiệm không đạt chất lượng, không cho sử dụng.

Ông Phạm Tấn L. (huyện Bình Sơn) cho biết ông từng làm bảo vệ cho nhà thầu Giang Tô nên phát hiện nhiều thủ đoạn gian dối của họ. “Lẽ ra nhà thầu phải bốc lớp trên bề mặt đi nhưng họ chỉ ủi sơ rồi lấp đất, cát lên. Do thiếu đất đắp nền nên họ lấy thêm từ các mỏ đất xấu, lẫn lộn rễ cây để đắp nền”.

Liên quan đến vụ việc này, đơn vị tư vấn giám sát dự án cũng có văn bản gửi VEC và nhà thầu Giang Tô đề nghị bốc vật liệu đắp nền đường không đạt ra khỏi công trường và từ chối quản lý của đội thi công, gói thầu A3. Nguyên do trước đó, tư vấn giám sát phát hiện những sai phạm của nhà thầu như đổ, san gạt đất đắp nền đường lẫn nhiều rễ cây và hàm lượng hữu cơ cao. Với vật liệu này, chỉ bằng mắt thường đã nhận thấy không đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, đất này nhà thầu tự ý đào lấy tại Km 102+980 (bên trái) là không được phép vì gây mất ổn định ta-luy nền đường…

Nha thau Trung Quoc gian doi o cao toc - Anh 1

Khu vực gói thầu A3 – nơi nhà thầu Giang Tô có nhiều gian dối. Ảnh: TT

Quản lý thi công nhiều lần vi phạm

Từ các phát hiện trên, tư vấn giám sát đề nghị nhà thầu di dời toàn bộ vật liệu không đạt tại Km 102+900 đến Km 103+00 ra khỏi công trường. Vật liệu đã vận chuyển về Km 105+650 thì phải loại bỏ hết đá to và thí nghiệm lại đất, nếu không đạt thì phải loại bỏ. Ngoài ra, nhân sự phụ trách thi công tại đoạn này là ông Guo Li Ping (quản lý thi công) đã nhiều lần vi phạm nên bị chủ đầu tư và tư vấn giám sát từ chối tiếp tục tham gia dự án.

Trong một diễn biến khác, tư vấn giám sát còn đem các mẫu vật liệu tại Km 101+460 đến Km 101+740 thí nghiệm và cho thấy chúng không đạt. Tư vấn giám sát khẳng định vật liệu này ảnh hưởng xấu đến chất lượng thi công, xử lý nền đất yếu nên phải lập tức tạm thời dừng thi công tại những vị trí trên cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn. Tư vấn giám sát cũng ra cảnh báo lần cuối đối với ông Nguyễn Phú Ân, Giám đốc quản lý chất lượng của nhà thầu Giang Tô, về sự cẩu thả, đặc biệt việc quản lý chất lượng vật liệu. Nếu sự cố còn xảy ra lần nữa, tư vấn sẽ kiến nghị chủ đầu tư sa thải ông Ân khỏi dự án.

Ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc BQL dự án, xác nhận đã nhận được đơn thư tố cáo của người dân và chủ đầu tư đã trả lời và giải trình với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước. “Phần lớn các nội dung phản ánh này đã được tư vấn giám sát xử lý xong. Trong đó, BQL dự án và tư vấn giám sát cũng yêu cầu nhà thầu khắc phục” – ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, toàn bộ dự án (dài hơn 139 km) đều có tư vấn giám sát thường xuyên kiểm soát chất lượng. Tuy nhà thầu có lúc làm dối nhưng đã bị tư vấn giám sát và chủ đầu tư phát hiện, yêu cầu khắc phục ngay. “Trường hợp nào làm ăn gian dối thì phải chịu trách nhiệm. Mới đây, VEC đã làm việc với tư vấn giám sát và nhà thầu để thông báo mọi việc làm của các anh trên công trường đều có sự giám sát của người dân” – ông Hưng nhấn mạnh.

Về nguồn gốc, chất lượng vật liệu dùng để thi công tuyến cao tốc trên, ông Hưng nói BQL chỉ giám sát về chất lượng còn nguồn gốc thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm. Sắp tới, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ vào kiểm tra thực tế công trình.

Gói thầu A3 của tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 10,6 km do nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) phụ trách thi công. Tổng giá trị gói thầu này khoảng 1.360 tỉ đồng, thực hiện từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Trong các lần kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu VEC phải kiểm soát chặt chẽ đầu vào vật liệu để đảm bảo chất lượng thi công, đồng thời xử lý nhà thầu nào không tuân thủ hoặc sử dụng nguồn đất, cát trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng để thi công.

LỆ THỦY

]]>
https://baovietduc.de/2016/06/nha-thau-trung-quoc-gian-doi-o-cao-toc/feed/ 0
Việt Nam mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh, Hoàn Cầu “ngạc nhiên” https://baovietduc.de/2016/06/viet-nam-moi-tau-trung-quoc-vao-cam-ranh-hoan-cau-ngac-nhien/ https://baovietduc.de/2016/06/viet-nam-moi-tau-trung-quoc-vao-cam-ranh-hoan-cau-ngac-nhien/#respond Wed, 08 Jun 2016 06:24:40 +0000 http://baovietduc.de/?p=9737 Tờ báo dân tộc chủ nghĩa nhiều lần chỉ trích Việt Nam xích gần Mỹ bình luận rằng đây là động thái “khiến dư luận ít nhiều cảm thấy ngạc nhiên”, đồng thời đặt câu hỏi “phải chăng Việt Nam đã thực sự tận dụng tối đa Cam Ranh trên cả lĩnh vực quân sự, ngoại giao và kinh tế?”.

Viet Nam moi tau Trung Quoc vao Cam Ranh, Hoan Cau "ngac nhien" - Anh 1

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-La 2016

Bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La tuần trước, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết rằng Việt Nam không chỉ mời tàu Trung Quốc mà còn cả tàu của các nước khác. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Về lâu dài, cảng Cam Ranh sẽ được sử dụng trong mục đích kinh tế, vừa để phục vụ mục tiêu đối ngoại nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước”.

Về vấn đề liệu Việt Nam có kế hoạch mở cửa các căn cứ quân sự cho nước ngoài sử dụng hay không, ông Vịnh khẳng định: “Việt Nam không có các căn cứ quân sự để nước khác sử dụng”. “Tất cả các căn cứ quân sự đều do Việt Nam quản lý và sử dụng. Khi những tàu các nước đến thăm đều là các chuyến thăm hữu nghị trong khuôn khổ những chương trình hợp tác”, ông Vịnh nói.

Trước phát biểu của tướng Nguyễn Chí Vịnh, tờ Hoàn Cầu cho rằng “sau Nhật, Nga, Pháp và Ấn Độ, chiến hạm Trung Quốc nhận được lời mời của Việt Nam thăm cảng Cam Ranh, một con bài vạn năng của ngoại giao Việt Nam”.

Tờ báo dân tộc chủ nghĩa khét tiếng từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam xích lại gần Mỹ bình luận thêm rằng đây là động thái “khiến dư luận ít nhiều cảm thấy ngạc nhiên”, đồng thời đặt câu hỏi “phải chăng Việt Nam đã thực sự tận dụng tối đa Cam Ranh trên cả lĩnh vực quân sự, ngoại giao và kinh tế?”

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần trước, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh không cụ thể đề cập tới biển Đông và Trung Quốc, nhưng nói rằng “tất cả các quốc gia cần phải “hợp tác và đấu tranh để giải quyết bất đồng, ngăn ngừa xung đột”, cũng như “tăng cường hợp tác cùng phát triển, xây dựng lòng tin, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; đồng thời, thẳng thắn đấu tranh để tìm ra tiếng nói chung, lợi ích chung trong giải quyết tranh chấp, bất đồng”.

Theo Viettimes.vn

]]>
https://baovietduc.de/2016/06/viet-nam-moi-tau-trung-quoc-vao-cam-ranh-hoan-cau-ngac-nhien/feed/ 0