VN – Báo Việt Đức | Tin Tức Express cho Cộng Đồng Người Việt https://baovietduc.de Fri, 06 Mar 2020 21:54:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 HÀ NỘI BẮT ĐẦU NHỐN NHÁO KHI MỘT BỆNH NHÂN DƯƠNG TÍNH VIRUS COVID-19, SAU KHI ĐI DU LICH QUA LUÂN ĐÔN, Ý, PHÁP TRỞ VỀ TRỞ https://baovietduc.de/2020/03/ha-noi-bat-dau-nhon-nhao-khi-mot-benh-nhan-duong-tinh-di-du-lich-qua-luan-don-y-phap-tro-ve-tro/ Fri, 06 Mar 2020 16:46:46 +0000 http://baovietduc.de/?p=67716 BVD – Một bệnh nhân tên là N. H. N, làm nghề khách sạn đã đi du lịch qua London, Ý, Pháp trở về, mặc dù đã tự cách ly nhưng mới đây đã sốt và đã nhập viện ngày 05/03 . Theo kết quả xét nghiệm của của bệnh viện nhiệt đới TW bệnh nhân NHN đã dương tính Virus Covid-19.

Hiện nay những người có tiếp xúc với bệnh nhân và 197 người đi trên cùng chuyến bay đang được xác định để cách ly và kiểm tra sức khỏe.

Hà Huy, biên tập

]]>
Toàn thế giới: 93.080 ca nhiễm, 3.202 người chết, 50.686 người khỏi bệnh , Việt Nam sản xuất bộ kit test nhanh Covid-19 https://baovietduc.de/2020/03/toan-the-gioi-93-080-ca-nhiem-3-202-nguoi-chet-50-686-nguoi-khoi-benh-viet-nam-san-xuat-bo-kit-test-nhanh-covid-19/ Wed, 04 Mar 2020 07:26:26 +0000 http://baovietduc.de/?p=67655

BVD- Cập nhật : 06:46 04/03/2020. Nguồn: Bộ Y Tế. 

Tính đến 6 giờ 46 phút ngày 04.03.2020, toàn thế giới có 93.080 ca bị nhiễm, 3.202 người chết, 50.686 người được chữa khỏi bệnh.

TRUNG QUỐC:  có 80.270 ca nhiễm, 2.981 người chết, 49.856 người được chữa khỏi bệnh.

HÀN QUỐC:  là tâm dịch Covid-19 thứ 2 trên thế giới với 5.328 ca nhiễm, 32 người chết;

Italy là nước có số ca nhiễm nhanh thứ 3, với 2.502 bệnh nhân, 79 người chết

IRAN: là nước có tỷ lệ người chết cao nhất . 77 người chết / 2.336 người mách bệnh.

NHẬT BẢN: Đài NHK đưa tin số ca nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản hiện đã chạm mốc 1.000 người. Trong số này, 706 người là hành khách trên du thuyền Diamond Princess. Bộ Y tế Nhật Bản cũng xác nhận ít nhất 12 người đã tử vong vì virus corona chủng mới tại nước này.

ĐỨC: Tính đến sáng 04.03.2020, 15/16 Bang của nước Đức đã có người bị nhiễm Virus Covid-19  với tổng số ca nhiễm là 202 người. Bang có số người bị nhiễm nhiều nhất là Nordrhein-Westfalen với 103 người, thứ nhì là bang Bayern với 37 người, Berlin mới phát sinh với 6 ca nhiễm gồm 1 nữ và 5 nam giới.

VIỆT NAM : Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới bị nhiễm Virus Vũ Hán nhưng điều trị khỏi 16/16 ca, không có người chết vì loại Virus nguy hiểm làm cả thế giới hoang mang này. Và đến ngày 03.03 Việt Nam đã công bố sản xuất thành công bộ kít test thử nhanh Virus Corona . Đây là một thành tựu mới của nền y học làm thế giới ngỡ ngàng.

 Huy Thắng, biên tập 

 

]]>
TÀU HD -8 TRUNG QUỐC RÚT KHỎI VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VIỆT NAM https://baovietduc.de/2019/10/tau-hd-8-trung-quoc-rut-khoi-vung-dac-quyen-kinh-te-viet-nam/ Fri, 25 Oct 2019 07:31:41 +0000 http://baovietduc.de/?p=64592 BVD – Theo nhiều nguồn tin, Tàu Hải Dương Địa chất 8 của TQ đã rút khỏi vùng biển Việt Nam sau ba tháng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.

Hãng tin Reuters ngày 24-10 dẫn các dữ liệu từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic cho biết tàu Hải Dương Địa chất 8 rời vùng EEZ của Việt Nam hướng về Trung Quốc sáng cùng ngày dưới sự hộ tống của hai chiếc tàu khác.

Đường rút của tàu HD – 8 về Trung Quốc

Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 3-10 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố tàu HD-8 đã hoàn thành việc khảo sát địa chất nên rút về nước . Lời tuyên bố trên cho thấy TQ cố tình xâm lấn vùng biển của Việt Nam.

Tàu HD-8 khảo sát trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

“Theo cơ quan chức năng Việt Nam, nhóm tàu này tiếp tục mở rộng tầm hoạt động trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam, được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo ngày 3-10.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng

Theo một số nguồn tin nước ngoài, ngày 24.10.2019, Giàn khoan Hakuryu-5 của Nhật bản mà Việt Nam cho pháp khoan thăm dò ở lô 06/01 cũng đã hoàn thành nhiện vụ rút khỏi bãi Tư Chính.

Ngày 25/10/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Liên quan đến hoạt động của nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng.

Mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam đều là hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và không tái diễn sự vi phạm./.”

 

Hà Huy – biên tập 
]]>
Hợp tác TPHCM và Đức phát triển tích cực https://baovietduc.de/2019/10/hop-tac-tphcm-va-duc-phat-trien-tich-cuc/ Wed, 09 Oct 2019 05:01:19 +0000 http://baovietduc.de/?p=63867
BVD – Chiều 4-10, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã tiếp ông Rolf Schulze, cựu Đại sứ Đức tại Việt Nam (giai đoạn 2007-2011).

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tiếp cựu Đại sứ Đức Rolf Schulze. Ảnh: VIỆT DŨNG

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tiếp cựu Đại sứ Đức Rolf Schulze. Ảnh: VIỆT DŨNG

 Tại buổi tiếp, ông Rolf Schulze chia sẻ, chuyến thăm lại Việt Nam lần này, ông đánh giá cao Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng đang ngày càng phát triển và năng động, đồng thời vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước luôn được củng cố, duy trì.

Riêng với TPHCM, đây luôn là một điểm đến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Đức. Ngôi nhà Đức, dự án hải đăng mà ông Rolf Schulze tự hào đóng góp một phần công sức, là minh chứng sống động cho quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức – TPHCM. Luôn xem mình là một người bạn tốt của Việt Nam, ông Rolf Schulze cho biết ông mong muốn trở thành cầu nối đưa các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư vào TPHCM. Cựu Đại sứ Đức tin tưởng với môi trường đầu tư tốt, nguồn nhân lực chất lượng, cơ sở hạ tầng đang được chú trọng đầu tư, TPHCM sẽ thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Đức, trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu nhấn mạnh, hợp tác TPHCM – Đức phát triển tích cực trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế đến công nghệ, giao thông… Quan hệ giữa TPHCM với các địa phương của Đức như các TP Leipzig, Frankfurt cũng luôn được tăng cường. Trong bối cảnh TPHCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm tài chính của khu vực, kinh nghiệm quản lý, vận hành của trung tâm tài chính hàng đầu thế giới Frankfurt sẽ giúp ích rất nhiều cho TP. Với nền tảng quan hệ tốt đẹp sẵn có, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh thiện chí muốn kết nối, đưa các công ty của Đức đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại TPHCM của ông Rolf Schulze. Bí thư Thành ủy TPHCM cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư của Đức hoạt động hiệu quả tại TP.

VĂN ĐỖ

]]>
Tướng Mỹ phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông https://baovietduc.de/2019/08/tuong-my-phan-doi-trung-quoc-xam-pham-chu-quyen-cua-viet-nam-tren-bien-dong/ Thu, 22 Aug 2019 06:26:48 +0000 http://baovietduc.de/?p=61813 BVD- Theo báo Dân Trí: Phát biểu tại Hà Nội, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein đã phản đối các hành động của Trung Quốc nhằm xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đồng thời khẳng định Mỹ tôn trọng quyết định, quyền chính đáng của Việt Nam để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp.

Đại tướng Charles Brown Jr., tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương

Mỹ tôn trọng chủ quyền Việt Nam

Đại tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, và Đại tướng Charles Brown Jr., tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, đã gặp gỡ báo chí vào chiều ngày 18/8 nhân dịp có chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày 18-19/8. Đây là lần đầu tiên một Tham mưu trưởng Không quân Mỹ thăm Việt Nam trong hơn 40 năm qua kể từ khi chiến tranh kết thúc.

Trả lời câu hỏi về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, khi Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương-8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông Goldfein nói: “Tôi nhấn mạnh lại tuyên bố rất mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra. Đó là chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực”.

Bình luận về việc Trung Quốc mới đây điều tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Goldfein khẳng định Mỹ “trước hết tôn trọng các quyết định và hành động của Việt Nam”. “Chúng tôi luôn luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam. Chúng tôi sẽ quan sát chặt chẽ các diễn biến để sẵn sàng hợp tác với Việt Nam”.

Đại tướng Brown cho hay, Mỹ quan sát rất kỹ các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, và nhận định rằng những hoạt động của Bắc Kinh đi ngược lại mục tiêu, tôn chỉ của Washington là giữ cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và tự do. Theo quan điểm của ông Brown, rõ ràng những hoạt động của Trung Quốc có tác động rất lớn và không mong muốn, đặc biệt là đối với khu vực đặc quyền kinh tế của các nước.

Trong cuộc họp báo, hai vị tướng 4 sao của Không quân Mỹ đã đồng loạt lên tiếng phản đối các hành động cản trở tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

“Đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là tất cả các quốc gia có thể tiếp cận khu vực biển cũng như không phận quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, để tất cả các nước đều được hưởng lợi ích chung”, ông Goldfein nói.

Tướng Mỹ phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đại tướng Charles Brown Jr., tư lệnh Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương

Đồng quan điểm với Đại tướng Goldfein, Đại tướng Brown nhấn mạnh phần quan trọng trong chính sách của Mỹ là đảm bảo một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và tự do.

“Một trong những phần quan trọng đảm bảo việc này là làm sao duy trì vận hành tàu thuyền, máy bay trong bất kỳ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép, đảm bảo chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước khác trong các hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, Tướng Brown nói.

Trả lời câu hỏi về việc Trung Quốc có ý đồ lập vùng nhận diện phòng không, ông Brown cho rằng nếu việc này diễn ra, Trung Quốc sẽ đi ngược lại trật tự quốc tế và nguyên tắc của quốc tế.

“Với tư cách một phi công đã có hoạt động trên máy bay bay qua khu vực trên không ở Biển Đông, tôi biết rằng Trung Quốc không thích máy bay, không quân của các nước bay qua khu vực này (dựa trên những cuộc gọi đàm thoại qua radio của chúng tôi với Trung Quốc), song chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động này. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ tiếp tục cho tàu thuyền vận hành ở khu vực trên biển cũng như trên không để chứng tỏ thông điệp là chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động này ở khu vực”, ông nói.

Trả lời về các biện pháp mà Mỹ có thể thực hiện với hành vi bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, ông Brown cho hay: “Với tư cách tư lệnh không quân Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhiệm vụ của chúng tôi là viết ra những phương án để các lãnh đạo đưa ra quyết định dựa trên phương án mà chúng tôi đề xuất. Những phương án chúng tôi đề xuất, chúng tôi sẽ có trao đổi với Việt Nam, cũng như phù hợp với những lợi ích của các nước trong khu vực mà các hoạt động diễn ra ở khu vực Biển Đông”.

Mỹ mong đón các sĩ quan trẻ Việt Nam sang học tập

Trao đổi với các phóng viên, hai vị tướng 4 sao của Mỹ đã nhấn mạnh tới cam kết của Mỹ nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

Ông Goldfein cho hay, đây là chuyến thăm duy nhất ở khu vực Thái Bình Dương trong lịch trình công tác của ông năm nay. Việt Nam là một chặng dừng vô cùng quan trọng với nhiều lý do cả công việc chuyên môn và cá nhân. “Tôi rất tự hào vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tham mưu trưởng Không quân Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc”, ông Goldfein nói.

Ông Goldfein muốn nhấn mạnh đến thông điệp mà Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh”.

“Tôi đến đây để thăm một đối tác rất quan trọng và có nhiều lợi ích cũng như mối quan tâm của chúng tôi. Sự hiện diện của hai Đại tướng Không quân Mỹ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung”, ông Goldfein nói.

Ông Goldfein nói thêm, chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt với cá nhân cả ông và ông Brown, vì trước đây cha của họ đều có thời gian phục vụ trong quân ngũ và từng tham chiến tại Việt Nam.

Theo Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, điều quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và vững chắc với Việt Nam. “Chúng tôi muốn đề cập đến việc xây dựng nhận thức trong khu vực không chỉ về mặt hàng hải mà còn là hàng không. Chỉ có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ những khó khăn thách thức phải đối mặt trong một khu vực thì mới có cách ứng phó tốt nhất.

Ngoài việc thảo luận và phối hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực quan trọng với Việt Nam, ông Goldfein cũng nhấn mạnh đến cam kết của Mỹ trong việc xử lý vấn đề hậu quả chiến tranh.

Nói về các hợp tác cụ thể giữa hai nước, ông Goldfein cho hay Mỹ có thể trợ giúp đào tạo, nâng cao các kỹ năng của các sĩ quan Việt Nam.

“Chúng tôi hoan nghênh và mong muốn chào đón thêm sĩ các quan trẻ từ Việt Nam tới các trường quân sự, học viện không quân ở để học tập và đào tạo”, Đại tướng Goldfein nói.

]]>
VN không có mạng xã hội của chính mình thì mọi thứ đều được lưu trữ ở nước ngoài. https://baovietduc.de/2019/08/vn-khong-co-mang-xa-hoi-cua-chinh-minh-thi-moi-thu-deu-duoc-luu-tru-o-nuoc-ngoai/ Thu, 15 Aug 2019 04:57:14 +0000 http://baovietduc.de/?p=61456

BVD- Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nếu VN không có mạng xã hội của chính mình thì những gì chúng ta nói, nghĩ, thậm chí mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài.

Tại phiên chất vấn của UBTVQH sáng nay, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đặt câu hỏi tới Bộ trưởng TT&TT về mạng xã hội.

Theo ĐB Vượt, mạng xã hội không phải là ảo mà là thật, diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều người sử dụng mạng xã hội để chống phá đất nước, kêu gọi, kích động người dân biểu tình, bạo loạn, thông tin sai sự thật, đánh bạc nghìn tỷ… gây hậu quả rất nghiêm trọng tới chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn, đạo đức xã hội.

Không có mạng xã hội của mình, những gì ta nói đều được lưu trữ ở nước ngoài
Phiên chất vấn của UBTVQH sáng nay

“Xin Bộ trưởng cho biết kết quả nổi bật, ấn tượng nhất từ khi Bộ trưởng trả lời chất vấn đến nay. Các giải pháp đột phá giải quyết vấn đề nêu trên?

Bộ trưởng nguyên là lãnh đạo một nhà mạng lớn, có nhiều kinh nghiệm. Vậy Bộ trưởng có chấm dứt được tình trạng sim rác hay không? Khi nào VN có các trang mạng uy tín, chất lượng thay thế các trang mạng xã hội khác?”, ông Vượt hỏi.

Tin tiêu cực còn dưới 10%

Trả lời, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, câu hỏi của ĐB rất rộng.

Với câu hỏi cá nhân tâm đắc kết quả gì, Bộ trưởng Hùng nói: “Tôi nghĩ muốn quản lý được thì đầu tiên phải nhìn thấy”.

Bộ TT&TT đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành một trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.

Trung tâm này có 2 chức năng, giám sát được các cuộc tấn công mạng vào VN và giám sát được thông tin trên không gian mạng, báo chí, điện tử, mạng xã hội.

“Khả năng xử lý 1 ngày được khoảng 100 triệu tin, ta có thể phân loại, đánh giá được như tỷ lệ tích cực và tiêu cực.

Trước đây có những lúc trên không gian mạng tỷ lệ thông tin tiêu cực trên 30%, mà cái gì trên 30% được coi là cái chính. Bây giờ khi chúng ta nhìn thấy, tác động điều chỉnh thì cơ bản hiện nay tin tiêu cực nằm dưới 10%”, Bộ trưởng Hùng thông tin.

Câu chuyện thứ 2 theo Bộ trưởng rất nan giải là đấu tranh với các mạng xã hội nước ngoài trong khi họ chưa có văn phòng đại diện nước ta, khi họ chưa đóng thuế, chưa thực thi luật pháp.

Một năm vừa qua Bộ đã rất tích cực. Đối với Facebook, trước đây nhà nước đưa ra yêu cầu thì họ chỉ thực hiện được khoảng 30%, bây giờ tỷ lệ thực hiện yêu cầu của Facebook đối với chính quyền VN là từ 70-75%. Youtube trước đây tuân thủ khoảng 60%, bây giờ khoảng 80-85%; Apple gần như không thực hiện thì gần đây tỷ lệ thực hiện là 75%.

Không có mạng xã hội của mình, những gì ta nói đều được lưu trữ ở nước ngoài
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Còn tồn tại sim rác thì nhà mạng không được cấp phép dịch vụ mới

Về vấn đề sim rác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định đây là câu chuyện lớn trong nhiều năm qua.

Một năm vừa qua, chúng ta đã cơ bản cắt bỏ những sim không đủ thông tin, nhưng vẫn còn lượng sim rất lớn đang nằm trên các kênh bán hàng.

“Từ nay đến tháng 9, Bộ TT&TT tập trung giải quyết sim rác trên kênh bằng cách các nhà mạng phải mua lại”, ông Hùng nêu.

Theo ông, có một giải pháp mới cho câu chuyện sim rác, đó là giao trách nhiệm trực tiếp đến các TGĐ công ty viễn thông. Trong đó có yêu cầu mà ông nghĩ sẽ tác động rất mạnh đến nhà mạng là nếu như còn tồn tại sim rác ở trên các nhà mạng thì nhà mạng đó sẽ không được cấp phép các dịch vụ mới như mobile money.

Khi nói đến hệ sinh thái số VN thì tại sao chúng ta đặt vấn đề xây dựng mạng xã hội VN? Bộ trưởng TT&TT cho hay, nếu như VN không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả những gì chúng ta nói, chúng ta nghĩ, thậm chí chúng ta mua bán đều được lưu trữ ở nước ngoài.

“Nói vui là não người VN ở nước ngoài. Bây giờ những thông tin mà họ thu thập được thì mới dùng để quảng cáo thôi, nhưng trong trường hợp đặc biệt thì họ có thể dùng vào việc khác và có thể nguy hiểm đến an ninh”, Bộ trưởng lưu ý.

Ông cũng cho biết, chúng ta đặt mục tiêu xây dựng các mạng xã hội trong nước để mạng xã hội trong nước có số lượng người dùng tương đương với mạng xã hội nước ngoài, để não người VN phân tán đều và không có bất kỳ nhà mạng nào thu thập được toàn bộ thông tin về người VN.

Bộ trưởng dẫn con số, hiện nay các mạng xã hội VN là 65 triệu thuê bao, trong 1 năm vừa qua tăng trưởng khoảng 30%, từ 50-65 triệu. Các mạng xã hội nước ngoài cộng lại bây giờ khoảng 90 triệu, nếu tốc độ tăng trưởng như thế này thì có thể khoảng 2020 hoặc chậm nhất 2021 chúng ta sẽ đạt được câu chuyện 50-50.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay có khá nhiều các cơ hội để các công ty công nghệ VN phát triển các mạng xã hội VN.

Thí dụ các mạng xã hội theo cách tiếp cận mới, đó là mạng xã hội chia sẻ lợi ích và tất cả những người tham gia không chỉ riêng nhà mạng hiện nay; thứ 2 là các thuật toán quyết định cuộc chơi ở trên mạng xã hội sẽ được mở ra để cho những người tham gia quyết định.

Đồng thời trong mạng xã hội mới hiện nay mà một số mạng xã hội VN cung cấp có ngay trong nền tảng của nó là  bộ lọc để thực hiện việc dọn rác trên các không gian mạng. Hiện nay các nhà mạng phải chịu trách nhiệm chính, 95% rác là do các nhà mạng chặn lọc, 5% phát hiện thêm của chính quyền.

]]>
“Tham nhũng vặt”, trộm cướp táo tợn khiến nhân dân bất an https://baovietduc.de/2018/10/tham-nhung-vat-trom-cuop-tao-ton-khien-nhan-dan-bat-an/ Tue, 23 Oct 2018 06:02:13 +0000 http://baovietduc.de/?p=49954 BVD- Cử tri và nhân dân bức xúc về nạn “tham nhũng vặt”, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định; lo ngại tình hình tội phạm trên một số địa bàn vẫn diễn biến phức tạp: trộm, cướp ngày càng nguy hiểm, táo tợn (như cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng); một số vụ án giết nhiều người gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày báo cáo cáo trước Quốc hội sáng 22/10.
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày báo cáo cáo trước Quốc hội sáng 22/10.

Trình bày báo cáo tổng hợp, kiến nghị của cử tri tại phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV sáng 22/10, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết cử tri và nhân dân rất quan tâm và hoan nghênh việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên việc sắp xếp lại bộ máy ở một số nơi vẫn còn thiếu đồng bộ; việc tinh giản biên chế chưa gắn với cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Một số nơi còn sai phạm trong bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Chính vì thế, cử tri đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí người thực sự có đức, có tài vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy.

“Cử tri và nhân dân còn bức xúc về nạn “tham nhũng vặt”, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính và chưa hài lòng khi những biểu hiện tiêu cực này chủ yếu được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí mà rất ít được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức”- ông Mẫn cho hay.

Báo cáo chỉ rõ, thời gian qua, các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện điều tra nhanh, truy bắt kịp thời, xử lý nhiều đối tượng phạm tội, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân rất lo ngại về tình hình tội phạm trên một số địa bàn vẫn diễn biến phức tạp: trộm, cướp ngày càng nguy hiểm, táo tợn (như cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng); một số vụ án giết nhiều người gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân; nạn bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực gia đình.

Tình trạng mua bán và chế biến các chất ma túy diễn biến rất phức tạp. Hành vi lừa đảo qua mạng, hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; “bảo kê”, băng nhóm “xã hội đen”, sử dụng “đầu gấu” đòi nợ thuê… diễn ra ở một số nơi gây bức xúc trong nhân dân.

“Đề nghị Bộ Công an tập trung trấn áp các loại tội phạm; các ngành chức năng ở trung ương và địa phương kiên quyết xử lý hành vi bao che vi phạm, tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và tố giác tội phạm”- báo cáo nêu rõ.

Sách giáo khoa – tránh tình trạng độc quyền!

Về quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường, cử tri và nhân dân ghi nhận những chuyển biến trong thời gian qua. Tuy nhiên việc sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản ở một số địa phương chưa đúng quy hoạch; vẫn còn tình trạng phá rừng, khai thác đá, cát, sỏi trái phép, không phép trên một số địa bàn. Việc đền bù, tái định cư khi thu hồi đất chưa công khai, minh bạch; giá bồi thường chưa phù hợp; còn một số sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai chưa được giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu kiện bức xúc, kéo dài.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí tiếp tục xảy ra ở nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, nông thôn và đô thị; hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu có chiều hướng diễn biến phức tạp nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Cử tri đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ và chính quyền các địa phương thực hiện tổng rà soát và thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản; đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và tăng cường đối thoại giữa chính quyền với người dân trong việc xử lý các tranh chấp đất đai.

Trong lĩnh vực giáo dục, cử tri phản ánh việc triển khai áp dụng chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục đã gần 40 năm qua nhưng chưa có đánh giá đầy đủ và toàn diện; việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học và phần lớn sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần gây lãng phí lớn cho xã hội.

Các sai phạm, tiêu cực trong khâu chấm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại một số địa phương làm ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi và uy tín của ngành giáo dục, gây bức xúc trong nhân dân.

“Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo tổng thể và công khai các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xuất bản sách giáo khoa, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, tránh tình trạng “độc quyền”. Thực hiện rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”- ông Mẫn nhấn mạnh.

Tuy nhiên bên cạnh đó, cử tri và nhân dân cũng ghi nhận nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức triển khai chủ trương cải cách, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước; đánh giá cao những kết quả đã đạt được, tiêu biểu như việc đổi mới hệ thống giáo dục của Việt Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá là 1 trong 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới; các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay…

Thế Kha

]]>
Viện FES ( Đức ) TC Hội nghị chống quấy rối tình dục tại Việt Nam https://baovietduc.de/2018/10/vien-fes-duc-tc-hoi-nghi-chong-quay-roi-tinh-duc-tai-viet-nam/ Sat, 06 Oct 2018 09:25:03 +0000 http://baovietduc.de/?p=49517 BVD- Viện FES là quỹ chính trị lâu đời nhất của Đức được thành lập vào năm 1925. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, trung thành với các tư tưởng dân chủ xã hội. Tên của Viện được đặt theo tên của vị tổng thống đầu tiên của Đức được bầu một cách dân chủ – ông Friedrich Ebert. FES có trụ sở tại Việt Nam từ ngày 4/10/1990 và đã có hàng nghìn dự án hỗ trợ cho Việt Nam trong suốt 28 năm qua.

 

Ngày 4/10, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức hội thảo “Phòng chống bạo lực giới tại nơi làm việc và Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế”.

Các đại biểu đã thống nhất: quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc sẽ gây ra những tổn thất về tinh thần, thể chất, mất cơ hội tăng lương và thu nhập cho bản thân nạn nhân nói riêng, làm giảm hiệu quả công việc, tác động xấu cho xã hội nói chung. Vì vậy, QRTD là hành vi phân biệt đối xử đáng lên án và không dung thứ.

Luật pháp quốc tế như Tuyên ngôn nhân quyền, Công ước CEDAW, Công ước ILO111, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững về phân biệt đối xử trong việc làm và nghhiệp đều nghiêm cấm các hành vi bạo lực giới, hành vi QRTD. Vấn đề QRTD nơi làm việc đã được các quốc gia khác trên thế giới quan tâm và đưa vào các bộ luật từ rất lâu.

Ông Erwin Schweisshelm Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam ( ảnh An Nhiên )

Ở Đức, vấn đề chống bạo lực giới và phòng chống QRTD tuân thủ các Công ước quốc tế, luật pháp của EU và được đề cập cụ thể trong Hiến pháp, Luật lao động và Luật thai sản và đạo Luật chung về đối xử bình đẳng được thực hiện từ năm 2006. Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo môi trường làm việc an toàn, không có sự phân biệt đối xử, không có sự quấy rối tình dục và ngăn ngừa việc QRTD bằng các Văn phòng khiếu nại. Ở cấp độ Liên bang, Chính phủ Liên bang Đức thành lập Văn phòng chống phân biệt đối xử gắn liền với Bộ Gia đình, Người già, Phụ nữ và Thanh thiếu niên nhằm giáo dục, tăng cường nhận thức về QRTD cho mọi người dân.

Tại Mỹ, từ năm 1964 phụ nữ có quyền tố cáo người QRTD theo đạo Luật quyền công dân Liên bang, và đến năm 1998, nam giới cũng có quyền trên.

Việt Nam, nếu xét về các dạng QRTD như dưới đây thì việc QRTD xảy ra thường xuyên khắp mọi nơi, mọi công sở, nơi công cộng trên các chuyến xe Buýt…

Bài và ảnh của Anh Nhiên ( CTV-BVD ) 

]]>
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Chủ tịch nước https://baovietduc.de/2018/10/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-se-lam-chu-tich-nuoc/ Wed, 03 Oct 2018 16:16:23 +0000 http://baovietduc.de/?p=49449 BVD- Ngày 3/10, ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII là đồng chí Võ Thái Nguyên và đồng chí Trần Đức Thắng.

Như vậy, TBT Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ là người thứ hai ( sau Chủ Tịch Hồ Chí Minh )  người lãnh đạo cao nhất của Đảng kiêm Chủ tịch nước. Và đây cũng là mô hình ”  nhất thể hóa ” Đảng và Nhà nước theo kiểu của Trung Quốc.  

Huy Thắng, biên tập 

]]>
VN: TC Diễn đàn đa phương thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số https://baovietduc.de/2018/07/vn-vn-tc-dien-dan-da-phuong-thuc-day-binh-dang-gioi-trong-ky-nguyen-so/ Thu, 19 Jul 2018 09:40:33 +0000 http://baovietduc.de/?p=46658 BVD – Nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG) và Nghị quyết NQ 11 -CT của Bộ Chính trị về BĐG, ngày 18/7, Bộ Lao động – Thương binh xã hội đã tổ chức diễn đàn đa phương “Thúc đẩy Bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập”.

TS Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện KH Lao động & Xã hội

Hơn 300 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội quan tâm đến BĐG đã cùng thảo luận về nhiều khía cạnh khác nhau của BĐG tại Việt Nam.  Trong đó nhấn mạnh về vấn đề việc làm và môi trường lao động dành cho phụ nữ trong thời đại công nghệ số.

Đại diện UN Women VN – Elisa Fernandez Saenz

Ở Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ sống độc lập, tự chủ về tài chính, tự chủ trong các mối quan hệ xã hội, làm trụ cột trong gia đình… Đó là kết quả của thời kỳ hội nhập và công nghệ số phát triển. Bà Nguyễn Thị Hà – thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh xã hội cho biết: Các hoạt động về BĐG được Việt Nam thực hiện khá toàn diện trong mọi mặt của đời sống, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 65/183 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới (GGI); chỉ số phát triển giới GDI là 1,010, chỉ số bất BĐG (GII) là 0,337, xếp thứ 71/188 quốc gia… Việt Nam cũng đã rất tích cực thực thi các công ước quốc tế về BĐG, đến nay đã trải qua 7 kỳ báo cáo CEDAW.

“Với 26,8% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đứng thứ 3 trong ASEAN và thứ 64/188 quốc gia; 31,7% chủ doanh nghiệp là nữ… phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trong xã hội”, ông Đào Quang Vinh, viện trưởng Viện khoa học lao động và Xã hội khẳng định. Song với 26,2 triệu lao động nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 71% nhưng tỷ lệ nữ tham gia bảo hiểm xã hội có khoảng 45% -50% (2017); trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nam, trung bình 1 phụ nữ tại Việt Nam làm việc nhiều hơn nam giới 2 giờ/ngày. Với thời kỷ nguyên số, các ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ như dệt may, giày dép… đã và đang áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại. “Điều đó có nghĩa sẽ có khoảng 86% lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may, giày dép ở Việt Nam có thể bị mất việc, chủ yếu là nữ giới. Trong khi chỉ có 16% phụ nữ Việt Nam có trình độ giáo dục kỹ thuật và khoảng ⅔ phụ nữ đang làm việc không chính thức (việc gia đình, chăm sóc con cái…). Đặt biệt, phụ nữ ngày càng phải gánh chịu nhiều rủi ro, nhiều áp lực, đặc biệt là xu hướng bị quấy rối tình dục ngày càng tăng. Do đó, cần phải tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao năng lực bản thân, trong đó có các kỹ năng về công nghệ”, bà Elisa Fernandez Saenz – đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết.

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ thêm, trong môi trường công nghệ số phát triển, người phụ nữ tự chủ hơn, lao động nhiều hơn nhưng mức lương họ được nhận vẫn thấp hơn so với nam giới; các chị em công nhân ở các khu công nghiệp bị hạn chế rất nhiều trong việc giao tiếp xã hội, điều kiện ăn ở… Và điều quan trọng nhất, việc thay đổi chính sách pháp luật không bằng việc thay đổi nhận thức trong từng con người. Nổi bật nhất là quan niệm lạc hậu, coi nhẹ phụ nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Khi nào người phụ nữ và cả đàn ông vẫn suy nghĩ “việc nhà là của đàn bà” thì cuộc chiến về thúc đẩy BĐG vẫn tiếp tục.

Đem đến diễn đàn khóa học trực tuyến “Pháp luật và Bình đẳng giới ở Việt Nam”, bà Helle Buchhave, đại diện Ngân hàng thế giới mong muốn sẽ có cung cấp nhiều công cụ lồng ghép giới vào luật và chính sách để tất cả mọi người hiểu và thay đổi nhận thức về BĐG.

Lấy hình ảnh người máy Sophia tại Việt Nam thời gian vừa qua, diễn đàn đã khẳng định công nghệ không cướp đi công việc của con người mà tạo cơ hội cho rất nhiều người. Ngày càng có nhiều phụ nữ kinh doanh online ở Việt Nam đã khẳng định điều đó.

Có thể khẳng định rằng, đến nay chính sách pháp luật về BĐG ở Việt Nam khá hoàn thiện và đầy đủ. Với sự hỗ trợ đắc lực của internet, công nghệ thông tin, tư tưởng ấy đã thay đổi ít nhiều, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ hơn. Song cũng có mặt trái, đó là ngày càng nhiều phụ nữ không lập gia đình, ngày càng nhiều phụ nữ nuôi con 1 mình… Do đó, “cuộc chiến” về BĐG phải luôn luôn thay đổi cả về hệ thống chính sách, pháp luật và phương pháp truyền thông.

 

Bài &ảnh: An Nhiên

]]>