Kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma

Trận Hải chiến Trường Sa, ngày 14.03. 1988 đã qua đi 28 năm, nhưng nỗi đau còn đó, 64 chiến sĩ Hải Quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh, chúng ta chỉ bảo vệ được đảo Cô Lin và đảo Len Đao còn đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng 

10614098_10154609048928066_2105720974054033097_n

Tàu HQ 604 của ta bị Trung Quốc bắn chìm nằm dưới đáy biển gần đảo Gạc Ma ( ảnh coppi trên trang Fb của Nguyễn Thành Vinh )

Giờ đây, đảo Gạc Ma bị quân Trung Quốc  xây dựng thành căn cứ quân sự và sử dụng nơi đó để uy hiếp an ninh tự do hàng hải cả thế giới và sự  toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Để bà con có thể hiểu rõ thêm về trận chiến này,  chúng tôi xin trích đăng bài viết của nhà báo Huy Thắng khi anh ra thăm Trường Sa và gặp Đại tá AHLLVTND Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng 505 tham gia trận Hải chiến Trường Sa 14.03.1988.

3

Theo lời kể của Đại tá Vũ Huy Lễ:

Sau Tết Nguyên đán, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn – Trường Sa, cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.

2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, do tàu Trung Quốc áp sát đảo,  Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 do Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin để bảo vệ đảo.

Đêm 13/3/1988, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho HQ 604 và HQ 605 lên cắm cờ và xây dựng công trình giữ đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma.  Gần sáng ngày 14.03.1988, xuồng vận tải chở vật liệu xây dựng được chuyển xuống đảo gồm một tổ do Trung úy Trần Văn Phương phụ trách lên cắm cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền.

Khoảng 6 giờ sáng ngày 14.03.1988, một Trung đội, khoảng gần 50  lính Trung Quốc đi thuyền cao su đổ bộ, với súng AK bất ngờ tấn công lên đảo cướp nhổ cờ và xả đạn bắn giết các chiến sĩ ta. Các chiến sĩ ta đứng quanh cột cờ  bảo vệ và chống trả quyết liệt, nhưng chúng chủ động tấn công và với vũ khí lực lượng hơn hẳn đã cướp mất đảo Gạc Ma.

Khi thấy HQ 604, rồi HQ 605 bị chìm, HQ 505 bị trúng đạn pháo của Trung Quốc hư hại nặng, thuyền trưởng  Vũ Huy Lễ HQ 505 cho anh em sửa máy và  lao thẳng  lên bãi cạn Cô Lin cắm cờ xác định chủ quyền, giữ đảo.

Sau khi tiếng súng yên lặng,  Vũ Huy Lễ cho xuồng đi cứu vớt thương binh đồng đội đưa về tàu HQ 505 và  đưa về đảo Sinh Tồn cấp cứu.

Theo Đại tá Vũ Huy Lễ, khoảng 12h trưa 14/3, 1988,  máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma, sau đó một số thương binh nặng được máy bay trục thăng của ta đưa về đất liền cấp cứu. Những anh em còn khỏe mạnh chốt giữ lại trên tàu bảo vệ đảo. Hàng ngày Trung Quốc cho tàu, xuồng đến quấy phá, gây sự, gọi hàng… nhưng cán bộ và chiến sĩ kiên quyết không mắc mưu địch và gìn giữ đảo đến cùng.

Trong trận chiến rạng sáng 14/3/ 1988, chúng ta đã bị hy sinh 64 chiến sĩ và 9 chiến sĩ bị Trung Quốc bắt làm tù binh, chúng đưa về giam giữ ở Quảng Đông mãi đến  năm 1981 dochúng ta đấu tranh quyết liệt phía Trung Quốc mới trao trả.

Đảo Gạc Ma từ đó đến nay bị Trung Quốc đã xâm chiếm, Việt Nam chỉ bảo vệ được đảo Cô Lin và Len Đao.

Sau trận hải chiến Gạc Ma, đến nay Việt Nam hiện đang bảo vệ chủ quyền trên 21đảo trong tổng số  41 đảo có người thuộc quần đảo Trường Sa. Trong số 20 đảo bị 5 nước tranh chấp chiến giữ trái phép thì Trung Quốc chiếm giữ 7 đảo, trong đó có đảo Gạc Ma.

Hằng năm, Ủy Ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức những chuyến tàu chờ bà con kiều bào ra thăm Trường Sa thường vẫn đi qua vùng biển Gạc Ma. Đi qua đây, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ  đã dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nhân dân cả nước và bà con kiều bào đời đời ghi nhớ công ơn của các thế hệ đã ngã xuống và cống hiến vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam!

Huy Thắng

Xin mời xem những bức ảnh hiếm hoi các đây 28 năm ở Trường Sa

[image cols=”five” lightbox=”true”]
[image link=”5946″ image=”5946″]
[image link=”5947″ image=”5947″]
[image link=”5948″ image=”5948″]
[image link=”5949″ image=”5949″]
[image link=”5950″ image=”5950″]
[image link=”5951″ image=”5951″]
[image link=”5952″ image=”5952″]
[image link=”5953″ image=”5953″]
[image link=”5954″ image=”5954″]
[image link=”5955″ image=”5955″]
[/images]

Related Posts