Hơn 130 cây xích tùng 700 tuổi ở Yên Tử có nguy cơ chết

úi Yên Tử còn 230 cây xích tùng thì một nửa đã bị mục rỗng thân, cụt ngọn, sâu bệnh nặng. Tỉnh Quảng Ninh đang tìm giải pháp cứu hàng cây gắn liền với Phật hoàng Trần Nhân Tông này.

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, hiện Yên Tử còn 233 cây xích tùng, trong đó hơn 130 cây có thân, gốc bị mục rỗng một phần, cụt ngọn, sâu bệnh nặng… Trước đó 19 cây đã chết. Nguyên nhân là thời gian, tác động của thiên nhiên và hoạt động của con người làm cho xích tùng cổ bị xâm hại, khả năng tái sinh kém và có nguy cơ tuyệt chủng.

image

Một cây tùng chết đứng tại Yê Tử

Để cứu xích tùng, thành phố Uông Bí đã đề xuất và được tỉnh đồng ý về mặt chủ trương để triển khai dự án chăm sóc, bảo tồn các loài cây xích tùng cổ tại rừng quốc gia Yên Tử, giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí 27 tỷ đồng, từ ngân sách tỉnh và địa phương. “Bên tư vấn đang lập hồ sơ dự toán thiết kế trình các cấp phê duyệt”, ông Dũng thông tin.

Ông Đào Ngọc Tú, Chủ nhiệm tư vấn dự án cho biết, tại hội thảo cuối tháng 4 ở TP Uông Bí, Ban quản lý và các nhà khoa học đã phân tích thực trạng, nêu giải pháp cứu xích tùng. “Chúng tôi đã xây dựng bảng tiêu chí chấm điểm cho cây theo bốn cấp, một là cây rất nguy cấp cần thực hiện ngay; hai là cây nguy cấp; ba là ít nguy cấp; bốn là chưa nguy cấp”, ông Tú nói và cho hay dựa vào những tiêu chí này đã có một số đề xuất như trị liệu bằng tiêm thuốc, chằng néo cho cây, loại bỏ ký sinh…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rừng Yên Tử có 830 loài thực vật, trong đó 38 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, bao gồm cả xích tùng. Loài cây này còn có tên gọi khác là hoàng đàn giả, hồng tùng, được trồng cùng thời điểm Thái Thượng hoàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành và lập Thiền phái Trúc Lâm.

Ở Yên Tử, xích tùng phân bố ở khu vực am Dược, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn Ngọc, Tháp Tổ, đường Tùng, dốc thác Vàng, thác Bạc.

Related Posts