Những bệnh thường gặp của người Việt tại Châu Âu.

BVD – Quý vị và các bạn thân mến ! Bắt đầu từ số này chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của  Cty Navita Pharmacy .

Chào quý độc giả thân mến. Chúng tôi những người làm trong nghành y dược có ý định viết một bài báo về tình trạng sức khỏe của người Việt tại Châu Âu và đặc biệt là người Việt tại Đức. Tuy nhiên hiện nay chưa có bất kì thống kê về sức khỏe nào của với người Việt ở châu Âu được công bố. Vì vậy chúng tôi dựa trên thống kê năm 2017 của tổ chức y tế thế giới viết tắt là WHO (World health Organization) cùng với phân tích khí hậu, tình hình kinh tế chính trị của các nước Châu Âu và thói quen ăn uống  sinh hoạt  và công việc của người Việt để có được một cái nhìn tổng quan sát thực tế nhất về tình trạng sức khỏe của người Việt tại Đức và ở Châu Âu.

Tùy theo điều kiện khí hậu, kinh tế và chính trị mà tình trạng sức khỏe của người dân ở mỗi Châu lục khác nhau. Ở các nước Châu Phi và các nước Châu Á chậm và đang phát triển vì vệ sinh an toàn dịch tễ và nhận thức cộng đồng kém nên tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm khá cao như HIV, viêm Gan B, C… Trong khi đó ở Châu Âu hay Bắc Mỹ giàu có dù tỉ lệ mặc bệnh truyền nhiễm thấp, nhưng vì công việc và áp lực cuộc sống ngày càng cao gây stress và là nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ bệnh tim mạch, ung thư.

Thống kê các loại bệnh phổ biến thường gặp của người dân Châu Âu.

Theo thống kê của WHO năm 2017, hằng năm Châu Âu có gần 3 triệu ca tử vong liên quan đến các loại bệnh phổ biến thường gặp, gần tương đương với dân số của thủ đô Berlin (3,7 triệu người).  Các loại bệnh này là : Tim mạch, đột quỵ (48%), Ung thư (25%), bệnh về Hô hấp (6%), các bệnh khác (21%)… Trong số đó tỉ lệ tử vong cao nhất vẫn là Tim mạch và Ung thư, đáng báo động là tỉ lệ này tăng đều đặn hằng năm, 11,3 triệu ca tim mạch mới được phát hiện trong năm 2017. Ngoài ra bệnh Dị Ứng, một bệnh ít nguy hiểm chết người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống đang bùng phát và ngày càng nghiêm trọng. Tại Châu Âu hằng năm có 2,3 triệu ca mới được phát hiện.

Thống kê về người Việt Tại Đức.

Theo thống kê năm 2017, có từ 125.000-130.000 người Việt đang sinh sống, làm việc tại Đức và là cộng đồng Á Châu lớn nhất tại đây. Trong đó 1/3 dân số ( 34.000 người) đến từ miền Nam Việt Nam tị nạn sau 1975 chủ yếu sống ở Tây Đức và làm trong các công ty, nhà máy. 2/3 còn lại là số lượng người Việt hợp tác lao động và học tập tại Đông Đức. Trong những năm 1980-1992, độ tuổi người Việt đến Đông Đức là 20-30. Người Việt thế hệ này đã vô cùng vất vả bươn chải làm ăn buôn bán để ổn định cuộc sống và không có thời gian chăm sóc sức khỏe. Vì vậy ngày nay họ là chủ doanh nghiệp, chủ nhà hàng, tiệm nail ở lứa tuổi thành đạt nhất 45-70. Nhưng lại là lứa tuổi có nguy cơ bệnh tật cao nhất: Tim mạch, Tiểu đường, Ung thư, Xương khớp, Thận, Dị ứng.

Tim mạch kẻ giết người thầm lặng nguy hiểm nhất

Hệ thống tim mạch, còn được gọi là hệ thống tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu giúp đưa oxi và dưỡng chất đến nuôi tế bào và mang CO2 cũng như chất thải đi. Hệ tim mạch bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây tỉ lệ tử vong cao nhất.

Theo thống kê, tim mạch gây tử vong hàng đầu và cao gấp đôi ung thư, cứ trung bình 6 người thì có một người bị bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch nguy hiểm ở chỗ triệu chứng bệnh không rõ ràng và khó phát hiện trong thời gian dài nên dễ gây chủ quan đến khi phát bệnh thì không chữa trị kịp.

Bệnh tim mạch trực tiếp gây tử vong là: tai biến, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành. Với triệu chứng khó thở, đau ngực, đánh trống ngực, ngất xỉu, tím tái, mệt mỏi, gây thiếu máu lên não và tim. Nặng thì gây tử vong hoặc nếu cứu được thì vẫn để lại di chứng lâu dài: mất trí nhớ, liệt, tim hoạt động kém…Bệnh tim mạch gián tiếp: huyết áp, xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân

1) Lười vận động, thừa cân: gây tăng huyết áp, tăng mỡ máu, gây xơ vữa động mạch, gây bệnh tiểu đường.

2) Bệnh tiểu đường: gây xơ vữa hệ thống mạch máu, gây giòn dễ vỡ mạch máu.

3) Ăn uống không lành mạnh: ăn uống nhiều mỡ động vật, gây thừa Cholesterol, mỡ máu thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, ăn mặn gây tăng huyết áp và các bệnh động mạch.

4) Thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá kích thích làm hẹp động mạch, gây tăng huyết áp, làm xơ vữa mạch máu

5) Stress: tinh thần căng thẳng gây rối loạn hormon gián tiếp dẫn rối loạn nhịp tim.

6) Tuổi tác: tuổi càng cao thì hệ thống tim mạch lão hóa càng khó phục hồi.

Người Việt chúng ta chưa có thói quen kiểm tra sức khỏe định kì cho nên khi bệnh khởi phát thì đã muộn. Bệnh tim mạch nếu được phát hiện sớm, kết hợp với chữa trị kịp thời và thay đổi lối sống lành mạnh thì chúng ta có thể kiểm soát được.

Ngoài ra, chế độ ăn của người Việt khá nhiều thịt đỏ và mỡ gây tăng Cholesterol, mỡ máu cùng chế độ ăn nhiều tinh bột và đường đi kèm việc ít vận động dẫn đến bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây bệnh tim mạch. Thêm vào đó hút thuốc lá, làm việc nặng nhọc không nghỉ ngơi đầy đủ cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh tim mạch cho người Việt tại Đức.

Phòng tránh bệnh tim mạch

Để phòng tránh chúng ta nên bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, tập luyện điều độ, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nhiều rau, ít chất béo, ít mặn, ít đường, đo huyết áp thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ và tránh stress. Dùng thực phẩm hỗ trợ tim mạch như: dầu ôliu, dầu cá, rượu đỏ ( Resveratrol), trái cây có vỏ sẫm màu (anh đào, mâm xôi, dâu đen, chứa Flavonoids triệt tiêu gốc tự do và quá trình oxi hóa làm lão hóa mạch máu). Để phục hồi hệ tim mạch, phục hồi di chứng của đột quỵ, tai biến thì nên dùng tăng sinh tế bào gốc, giúp kích thích tăng tế bào gốc tự thân trong tủy xương. Tế bào gốc này theo máu đến nơi bị lỗi tế bào, giúp sửa chữa thay thế tế bào cơ tim, thần kinh bị chết, bị lỗi, làm cơ tim và thần kinh phục hổi.

 

(phần II: Bệnh Ung Thư  và nguyên nhân, phần III: Dị ứng và các bệnh về hô hấp, phần IV xương khớp)

 

(Baovietduc.de)

Related Posts