NATO chính thức mời Macedonia: Thách thức hay xuống nước với Moscow?

BVD – Để hạn chế Nga kích hoạt tranh chấp lãnh thổ tại các thành viên NATO tiềm tàng quan trọng, NATO phải chọn kết nạp các thành viên tí hon trước…

NATO chính thức mời Macedonia tham gia liên minh, phớt lờ cảnh báo của Nga

Reuters ngày 11/7 đưa tin, các nhà lãnh đạo NATO đã đồng ý mời Macedonia bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập để gia nhập liên minh quân sự hùng mạnh này, qua đó mở rộng phạm vi của mình ở vùng Balkan.

“Chúng tôi đã quyết định mời chính phủ tại Skopje bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập để gia nhập liên minh của chúng tôi”, tuyên bố của các nhà lãnh đạo NATO tại Hội nghị Thượng đỉnh tháng 7/2018 ở Brussels ghi rõ.

Nếu được chấp thuận, Macedonia sẽ trở thành thành viên thứ 30 của NATO, song trước hết quốc gia thuộc Nam Tư cũ này phải thực hiện trưng cầu dân ý sau khi đổi tên nước thành Cộng hòa Bắc Macedonia – kết quả của một thoả thuận với Hy Lạp.

Tuy nhiên, khi lên nắm quyền vào năm 2017, chính phủ của Thủ tướng Zoran Zaev đã thúc đẩy một thỏa thuận với Hy Lạp và thống nhất đổi tên nước Macedonia thành Cộng hoà Bắc Macedonia.Các nhà lãnh đạo NATO cho biết quyết định của họ được bắt nguồn từ một Tuyên bố năm 2008, khi Macedonia được mời tham gia liên minh, nhưng đã gặp rào cản tranh chấp tên gọi với Hy Lạp – bởi một tỉnh của Hy Lạp cũng mang tên Macedonia.

Thủ tướng Zaev kỳ vọng người dân Cộng hoà Bắc Macedonia sẽ ủng hộ chính phủ tìm kiếm quy chế thành viên NATO cho quốc gia nhỏ bé này, khi một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức.

“Đây là cơ hội chỉ có một lần trong đời. Nều người Macedonia ủng hộ thỏa thuận thì đất nước họ có thể gia nhập NATO, nếu họ không ủng hộ thì đất nước họ sẽ đứng ngoài NATO. Họ chỉ được chọn một”, lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Tại vùng Balkan, các nước Albania, Bulgaria, Romania, Croatia, Montenegro, Hy Lạp và Slovenia đã là thành viên NATO, Kosovo được NATO bảo trợ, nên hiện chỉ còn lại Macedonia, Moldova, Serbia và Bosnia-Hercegovina đứng ngoài NATO.

Nếu Macedonia gia nhập NATO thì không gian chung Châu Âu-Đại Tây Dương gần như bao trùm cả vùng Balkan và theo tính toán của Washington-Brussels thì sớm muộn cờ NATO cũng sẽ được cắm khắp vùng chiến lược này.

Cũng như Montenegro – quân đội chỉ có 2.000 binh sĩ – quân đội Macedonia chỉ có 8.500 binh sĩ, một ít xe bọc thép, không quân gần như số 0. Vì vậy, nếu được kết nạp thì Cộng hoà Bắc Macedonia lại là một thành viên “tí hon” nữa của NATO.

Việc NATO mời Macedonia tham gia liên minh đã bị Nga chỉ trích mạnh mẽ, như với Montenegro. Đại sứ Nga tại Skopje cho rằng khi gia nhập NATO, Macedonia đã tự biến mình thành“mục tiêu hợp pháp” trong đối trọng Nga-phương Tây.

Macedonia và vùng Bakan

“Tất nhiên, chúng tôi sẽ không thả bom hạt nhân. Tất cả các quốc gia đều có quyền lựa chọn và gây ra sai lầm, điều có thể dẫn đến hậu quả. Theo quan điểm của tôi, vấn đề tên gọi đáng ra phải được giải quyết từ lâu”, ông Chizhov cho hay.Trước đó, ngày 24/6, Đại diện của Nga tại EU, Vladimir Chizhov đã cảnh báo rằng, việc Macedonia đổi tên thành Cộng hoà Bắc Macedonia chỉ để cho NATO dễ dàng đón nhận quốc gia này, sẽ là một sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Đại diện Nga tại EU đã cảnh báo: “Chúng tôi hy vọng thỏa thuận này sẽ tăng cường sự ổn định tại Balkan và hợp tác giữa 2 nước, nhưng nó không nên được xem như một cái cớ cho sự gia nhập nhanh chóng của quốc gia non trẻ này vào NATO”.

Tuy nhiên, cảnh báo của Moscow dường như đã không được Washington-Brussels để ý, khi lời mời Macedonia tham gia liên minh đã được giới lãnh đạo cao nhất của NATO gửi tới Skopje, qua đó khẳng định “Kế hoạch Đông tiến” vẫn tiếp tục.

NATO làm càn hay có cơ sở pháp lý để thực hiện Kế hoạch Đông tiến?

Nếu việc NATO không giải thể, sau khi Khối quân sự Hiệp ước Warsaw – đối trọng của NATO giải thể – là nỗi thất vọng với Nga, thì việc NATO thực hiện “Kế hoạch Đông tiến”, đã trở thành sự thách thức với Moscow.

Vì vậy, ngay từ thời chính quyền Tổng thống Boris Yeltsin, Moscow đã phản đối việc NATO kết nạp thành viên mới – nhất là các thành viên cũ của Khối Warsaw – và tìm cách ngăn cản, trong đó có việc ký Hiệp ước cơ sở Nga-NATO năm 1997.

Tuy nhiên, dù cùng Moscow ký kết Hiệp ước Cơ sở Nga-NATO, song Washington và Brussels lại luôn nhìn nhận rằng việc Moscow cho rằng NATO đã hứa với Nga sẽ không mở rộng quy mô sau Chiến tranh Lạnh, là chuyện hoang đường.

Bởi theo lập luận của Washington-Brussels thì các thành viên NATO đưa ra quyết định bằng sự đồng thuận và đây là nguyên tắc nền tảng của NATO. Không có quy định nào cho phép lãnh đạo NATO được tự ý quyết định các vấn đề của NATO.

Tổng thống Nga Boris Yeltsin và Tổng thư ký NATO Javie Solana trước khi ký Hiệp ước Cơ sở Nga-NATO – một văn kiện bị cho là không đúng tinh thần đồng thuận của NATO

Điều đó có nghĩa Hiệp ước Cơ sở Nga-NATO ký kết năm 1997 giữa Tổng thống Yeltsin với các nhà lãnh đạo NATO không được xem là thoả thuận chính thức giữa Nga và NATO, nên “Kế hoạch Đông tiến” không bị ràng buộc bởi Hiệp ước Cơ sở.Vì vậy, theo lập luận của Washington-Brusels, những bảo đảm của các nhà lãnh đạo NATO chỉ mang tính cá nhân, nó không thể thay thế sự đồng thuận của liên minh và không cấu thành thỏa thuận chính thức của NATO.

“Chính sách mở cửa của NATO dựa trên Điều 10 Hiệp ước liên minh Bắc Đại Tây Dương. Hiệp ước quy định mở cửa cho bất kỳ quốc gia châu Âu nào đáp ứng các nguyên tắc của Hiệp ước và đóng góp cho an ninh tại Bắc Đại Tây Dương

Hiệp ước quy định bất kỳ quyết định nào về việc mở rộng đều phải được thực hiện theo thỏa thuận đồng thuận. NATO chưa bao giờ thu hồi Điều 10 của Hiệp ước liên minh, vì vậy tiềm năng mở rộng không bị giới hạn”, trích nato.int.

 

(Baodatviet)

Related Posts