Nhìn lại 30 năm tìm hài cốt lính Mỹ ở Việt Nam: vẫn còn 1.247 trường hợp chưa thấy

BVD – Tối 12-12-2018,  tại Hà Nội, Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP) và Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động hỗn hợp tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam (1988 – 2018).

 

Chiến tranh Việt Nam  Trong số các nước ngoại quốc tham chiến, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết và khoảng 11.000 bị thương; Úc có khoảng 500 binh sĩ chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand có 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan có 351 chết và bị thương; 

Với số lính mỹ chết nhiều như vậy ( 58.000 người ) dù việc giải quyết tử sĩ của quân đội Mỹ rất tốt nhưng vẫn không thể lấy được hết xác lính Mỹ trong chiến tranh. Theo phía Mỹ,  kết thúc chiên tranh ở Việt Nam Mỹ còn 1.973 người mất tích. Để tìm kiếm n hững người này,  VNOSMP được thành lập chỉ một thời gian ngắn sau khi Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 được ký kết, với nhiệm vụ tìm kiếm, trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích.

Tháng 9-1988, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức đợt hoạt động chung lần thứ nhất. Sau 30 năm, hai bên đã triển khai 133 đợt hoạt động hỗn hợp. Trong số 1.973 quân nhân Hoa Kỳ mất tích sau chiến tranh, hiện nay còn 1.247 trường hợp cần tiếp tục tìm kiếm.

 

Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh -Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Bùi Thanh Sơn, Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bà Caryn McClelland, Chuẩn Đô đốc JON Kreit phó Giám đốc DPAA, ông Nguyễn Chí Dũng Giám đốc VNOSMP cùng đại diện các ngành và địa phương liên quan của Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên qua các thời kỳ của VNOSMP. Người tham dự đã dành 1 phút mạc niệm dành cho những đồng đội đã được đoàn tụ cùng gia đình và cả những đồng đội vẫn còn nằm đâu đó ngoài kia…

Phát biểu tại buổi lễ, Phó đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Caryn McClelland cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam về hoạt động tìm kiếm các quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (MIA) trong suốt 30 năm qua; đồng thời khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong hoạt động này cũng như các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh khác ở Việt Nam.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đáp lời, cho đến nay, chưa có lĩnh vực hợp tác song phương nào giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được tầm mức, quy mô, phạm vi và thời gian hợp tác lâu dài, sâu sắc như lĩnh vực hợp tác MIA; khẳng định việc tìm kiếm hài cốt các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh đã góp phần mang lại sự bình an cho nhiều gia đình, người dân Hoa Kỳ, đồng thời giúp nhân dân hai nước hiểu rõ hơn về thiện chí, chính sách nhân đạo và văn hóa của nhau.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, hoạt động tìm kiếm trong suốt 30 năm qua không chỉ giúp khắc phục những hậu quả của chiến tranh, mà còn mở ra cánh cửa cho sự hợp tác trong tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; cảm ơn Chính phủ, người dân, các cơ quan liên quan và các địa phương của hai nước đã giúp hoạt động này được triển khai hiệu quả; đồng thời bày tỏ tri ân những người Mỹ và Việt Nam đã thiệt mạng trong sứ mệnh tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh.

Tại buổi lễ, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng trao Kỷ niệm chương cho các cán bộ Việt Nam, các chuyên viên Hoa Kỳ và các cơ quan, địa phương đã có nhiều đóng góp cho hoạt động tìm kiếm. Bởi trong quá trình tìm kiếm ấy, hài cốt, di vật của những người lính hai bên tham chiến đều được  trở về với người thân, gia đình họ trên quan điểm “ai cũng xứng đáng được trở về nhà”.

Chuẩn đô đốc JON Kreit trả lời phỏng vấn báo chí  ( ảnh CTV Nguyễn Thu cung cấp )

Chuẩn Đô đốc JON Kreit cũng đã cùng ôn lại những ngày đầu cả 2 bên cùng nhau tiến hành tìm kiếm. “Sự hợp tác của chúng ta thực sự bắt đầu từ lâu trước hoạt động hiện trường đầu tiên của chúng ta vào năm 1985. Đã có các cuộc thảo luận cấp cao với chính phủ Hoa Kỳ trong nhiều năm, tiếp theo là chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho chuyến thăm Hà Nội của Liên đoàn Quốc gia Các gia đình POW/MIA trong năm 1982. Chuyến đi này đã giúp truyền sức mạnh và tập trung đối thoại song phương sau chiến tranh và là một bước tiếp theo trên con đường hướng tới bình thường hóa quan hệ, trên thực tế là đi qua “cầu nối” để bình thường hóa các quan hệ điều mà chính phủ của các ông đã đặt trong tầm nhìn từ lâu.

Vào cuối cuộc chiến, đã có 2.646 người Mỹ bị mất tích trong cả khu vực Đông Nam Á. Hiện tại số người mất tích tại lãnh thổ Việt Nam là 1.247, 290 ở Lào, 48 ở Campuchia, và 7 trong vùng lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhưng Việt Nam đã kiểm soát các khu vực xảy ra hơn 90 phần trăm tất cả những sự mất trong thời chiến. Nhờ tình hữu nghị và sự hợp tác của Việt Nam, và các bạn ở Lào và Campuchia, chúng tôi đã 1,054 người Mỹ đã được đơn phương hoặc cùng phục hồi và nhận dạng, và chúng tôi vừa hoàn thành Hoạt động Hỗn hợp lần thứ 133 của chúng tôi, hay JFA, tại Việt Nam”!

Trước đó, ngày 11/12, tại Sân bay Đà Nẵng, Việt Nam đã tiến hành bàn giao thêm 3 bộ hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, khai quật được trong đợt tìm kiếm chung lần thứ 147 vừa diễn ra. Hoạt động nằm trong nỗ lực gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, thúc đẩy quan hệ song phương giữa 2 nước.

Số hài cốt này do công dân địa phương giao nộp và là kết quả của các cuộc khai quật trong đợt hoạt động hỗ hợp lần thứ 133 ở Việt Nam với 76 chuyên viên và trên 200 người Việt Nam cùng hợp tác tại các hiện trường ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

 

VNOSMP được thành lập chỉ một thời gian ngắn sau khi Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 được ký kết, với nhiệm vụ tìm kiếm, trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích. Tháng 9-1988, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức đợt hoạt động chung lần thứ nhất. Sau 30 năm, hai bên đã triển khai 133 đợt hoạt động hỗn hợp. Trong số 1.973 quân nhân Hoa Kỳ mất tích sau chiến tranh, hiện nay còn 1.247 trường hợp cần tiếp tục tìm kiếm.

Nguồn : Nguyễn Thị Thu, CTV gửi từ Việt Nam 

 

 

 

Related Posts