BVD – BẢN TIN THỜI SỰ NGÀY 18/09/2020: Thế giới trên 30.350.000 ca nhiễm; Trump giành lợi thế trước Biden, …

BVD – Thế giới, đến 6 giờ sáng ngày 18/09/2020 có 30.351.723 ca nhiễm, tăng 311.180 ca trong 24 giờ. Trong đó đã có 22.038.588 người khỏi bệnh, tăng 231.875 ca. Tổng số ca tử vong trên toàn cầu là 950.555 người, so với ngày 18/09 ( 945.097) tăng 5.485 ca. 

Hiện nay có 4 nước có số ca nhiễm trên 1 triệu ca là : Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga. 

Quốc Gia Người Nhiễm Tử Vong
Mỹ 6.874.596 202.213
Ấn Độ 5.214.677 84.404
Braxin 4.457.443 135.031
Nga 1.085.281 19.061
 
VIỆT NAM: Ngày hôm qua VN có thêm 3 ca nhiễm mới, hôm nay, đến 12 giờ không nghi nhận thêm ca nào, tổng số ca nhiễm hiện nay là 1066 ca, trong đó có 940 người đã khỏi bệnh, 35 người tử vong, 88 người đang điều trị tại các bệnh viện.
 
 

ĐỨC: Trong 24 giờ qua tăng 2.170 ca nhiễm, tổng số ca nhiễm là 269.035, trong đó có 239.100 người khỏi bệnh, 9.455 ca tử vong . Hiện nay toàn nước Đức còn 18.285 bệnh nhân, trong đó Berlin có 973 người. 

Khởi động điều tra quốc tế về Covid-19

Ủy ban điều tra độc lập gồm 13 thành viên do WHO lập ra bắt đầu cuộc điều tra về cách thế giới ứng phó đại dịch Covid-19.

Ủy ban này tập hợp các chuyên gia y tế hàng đầu, một cựu thủ tướng, một người đoạt giải Nobel, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lập ra nhưng hoạt động độc lập và bắt đầu điều tra từ ngày 17/9.

“Chúng tôi sẽ chất vấn về việc liệu WHO và chính phủ các nước có thể phản ứng khác đi như thế nào nếu nắm được những gì chúng ta đang biết về đại dịch”, cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark, đồng chủ tịch ủy ban điều tra, cho biết.

Các đồng chủ tịch của cuộc điều tra đã chọn thêm 11 thành viên cho ủy ban này, trong đó có chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn, cựu đại sứ Mỹ Mark Dybul, cựu bộ trưởng Y tế Ấn Độ Preeti Sudan. Báo cáo điều tra dự kiến được công bố vào tháng 5 năm sau.

 

Twitter đình chỉ tài khoản học giả Trung Quốc nói corona xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Li-Meng Yan từng tuyên bố virus corona do con người tạo ra – Ảnh: Daily Mail

Châu Âu bước vào thời kỳ ‘sống chung với Covid-19’

Những ngày đầu đại dịch, Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi người Pháp tổng lực chiến đấu chống Covid-19. Nay, thông điệp của ông là “học cách sống chung”.

Pháp và phần lớn các nước châu Âu đang lựa chọn cách sống chung với nCoV khi tình trạng lây nhiễm tiếp tục tăng, nguy cơ về sóng lây nhiễm thứ hai không ngừng ám ảnh toàn châu lục.

Từ bỏ hy vọng tiêu diệt hoàn toàn virus hay phát triển vaccine trong vòng vài tuần, người châu Âu bắt đầu quay trở lại làm việc và học tập, sống bình thường nhất có thể trong bối cảnh đại dịch dai dẳng đã giết chết hơn 215.000 ở châu Âu và gần 940.000 người trên toàn cầu.

Kiểm tra nhiệt độ bên ngoài một rạp chiếu phim ở Málaga, Tây Ban Nha, tháng trước. Ảnh: NYTimes.
 

Kiểm tra nhiệt độ bên ngoài một rạp chiếu phim ở Málaga, Tây Ban Nha, tháng trước. Ảnh: NYTimes.

 

TIN THẾ GIỚI :

Anh, Pháp, Đức cùng gởi công hàm phản bác yêu sách Trung Quốc trên Biển Đông

TTO - Bộ Ngoại giao Anh, Pháp và Đức ngày 16-9 đã gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản bác lại 7 công hàm của Trung Quốc. Công hàm chung nhấn mạnh các yêu sách đường cơ sở thẳng, 'quyền lịch sử' Trung Quốc đưa ra là vô lý chiếu theo UNCLOS 1982.
Anh, Pháp, Đức cùng gởi công hàm phản bác yêu sách Trung Quốc trên Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh được cho là sẽ tới Biển Đông vào năm tới – Ảnh: Hải quân hoàng gia Anh

Anh, Pháp và Đức (nhóm E3) khẳng định ngay từ đầu công hàm các nước này lên tiếng với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982), nhấn mạnh công ước này là “khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương”.

Công hàm nhấn mạnh quyền đi lại không gây hại, tự do hàng hải và hàng không như đã nêu trong UNCLOS phải được tôn trọng, đặc biệt tại Biển Đông. 

Mặc dù công hàm chung tái khẳng định E3 không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, việc chỉ ra những cái sai của Trung Quốc là một hành động rất có ý nghĩa. 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc không có cửa sánh với hải quân Mỹ

Bộ trưởng Mark Esper khẳng định kế hoạch mở rộng và nâng cao năng lực hải quân Mỹ với các tàu, tàu ngầm, máy bay tự hành và không người lái để đối phó với thách thức từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc không có cửa sánh với hải quân Mỹ - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper – Ảnh: REUTERS

Hãng tin AFP ngày 17-9 dẫn lời ông Esper trình bày kế hoạch “thay đổi cuộc chơi” nhằm nâng số tàu của hải quân Mỹ từ 293 tàu hiện tại lên 355 tàu. Kế hoạch này có thể tiêu tốn hàng chục tỉ USD ngân sách từ nay đến 2045 nhằm duy trì thế ưu việt của Mỹ trước các lực lượng hải quân Trung Quốc.

“Hạm đội tương lai sẽ cân bằng hơn trong năng lực gây hiệu quả sát thương trên không, trên biển và dưới biển”, ông Esper phát biểu tại bang California, Mỹ.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ bổ sung thêm các tàu nhỏ hơn, tàu ngầm, các tàu có người lái, không người lái hoặc tự hành, và nhiều chiến đấu cơ không người lái đóng trên hàng không mẫu hạm. Hạm đội Mỹ sẽ nâng cao khả năng trước các xung đột căng thẳng, thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ, có khả năng tấn công chính xác từ khoảng cách rất xa, ông Esper nói.

TIN BẦU CỬ MỸ: 

Ông Trump giành một lợi thế lớn trước ông Biden: Bất ngờ với bí quyết mang tên… Obama

Theo New York Post, phe Cộng hòa liên hệ số lượng cử tri kể trên thông qua hình thức đi đến từng nhà và gọi điện thoại. RNC cho biết ủy ban này đã đến tận nhà 12 triệu cử tri tiềm năng ở các bang chiến trường kể từ giữa tháng 6 – tương đương khoảng 1 triệu cử tri/tuần. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden lại không áp dụng hình thức vận động tranh cử này

Trump: Kết quả bầu cử tổng thống qua bưu điện có thể không chính xác

Trump đăng Twitter rằng kết quả bầu cử tổng thống có thể “không bao giờ được định đoạt chính xác” vì cho rằng bỏ phiếu qua thư “dễ gian lận”.

“Do những phiếu bầu không mong muốn sẽ được gửi tới các ‘cử tri’, hoặc bất cứ nơi nào khác, với số lượng khổng lồ chưa từng có trong năm nay, kết quả bầu cử ngày 3/11 có thể không bao giờ được định đoạt chính xác”, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/9 viết trên Twitter.

Ông cho rằng đây là “điều mà một số người mong đợi”, đồng thời kêu gọi “ngừng việc bỏ phiếu điên rồ đó”, đề cập tới cách thức bỏ phiếu qua thư mà ông cho là có nguy cơ gian lận cao.

Kế hoạch Bloomberg tung 100 triệu USD ngáng đường Trump

Tỷ phú Mike Bloomberg từng cam kết chi “hết cỡ” giúp đảng Dân chủ đánh bại Trump, và ông đã quyết định tung tiền đặt cược vào bang Florida.

Bloomberg cuối tuần qua khởi động kế hoạch chi 100 triệu USD để hỗ trợ Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, tại bang chiến trường Florida. Đây là số tiền tương đương mức ông đã bỏ ra để giúp đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện trong bầu cử giữa kỳ năm 2018 và có thể ngáng đường Donald Trump tại bang rất quan trọng đối với cơ hội tái đắc cử của Tổng thống.

Phần đa người gốc Việt ở Mỹ ủng hộ Trump tái đắc cử

Người gốc Việt là nhóm gốc Á duy nhất ở Mỹ ủng hộ Trump nhiều hơn Biden trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, theo khảo sát của các nhóm gốc Á. Trong số những cử tri gốc Việt đã đăng ký đi bầu, tỷ lệ ủng hộ dành cho Trump là 48%, trong khi cho Biden là 36%. Người gốc Ấn là nhóm nghiêng về Biden nhất, với 65% ủng hộ ứng viên Dân chủ. 14% cử tri gốc Á, hầu hết là người gốc Trung, chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai.

Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad xác nhận sẽ từ chức và cho biết ông sẽ hỗ trợ chiến dịch tranh cử của các thành viên Đảng Cộng hòa tại bang Iowa sau khi quay lại Mỹ vào tháng tới.

 

Related Posts