VN, 08/02 có thêm 45 ca nhiễm mới, trong đó TP HCM có 25 ca nhiễm trở thành ổ dịch rất khó kiểm soát

BVD – Theo thông báo của Bộ Y tế, VN, hôm nay 08/02/2021 có 45 ca nhiễm mới. Trong đó Quảng Ninh 3 ca, Hà Nội 3 ca, Gia Lai 2 ca, Hải Dương 12 ca và TP HCM 25 ca.

Trong 12 ngày từ 28/1 đến 8/2, Bộ Y tế ghi nhận 467 ca nhiễm cộng đồng, ở 12 tỉnh thành. Với 31 ca, TP HCM trở thành vùng dịch lớn thứ ba cả nước, sau Hải Dương và Quảng Ninh.

Riêng ngày 08/02, TP HCM có 25 ca, trong đó chủ yếu lây từ Sân bay Tân Sơn Nhất.  Nhưng cơ quan Y tế chưa xác định được nguồn lây nhiễm từ lúc nào và từ đâu ?

13 khu vực ở Sài Gòn bị phong tỏa

Ngoài khu Mả Lạng ở quận 1, 12 địa điểm tại TP HCM bị phong tỏa sau khi thành phố xuất hiện 4 ca nhiễm và 25 ca nghi nhiễm.

Trưa 8/2, lực lượng chức năng căng dây, dựng rào chắn phong tỏa hai căn nhà ở hẻm 480 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh. Người dân được hướng dẫn thay đổi hành trình, không đi vào khu vực phong tỏa.

Hẻm 480 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh bị phong tỏa. Ảnh: Hà An.

Hẻm 480 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh bị phong tỏa. Ảnh: Hà An.

Theo đại diện UBND phường 28, nam thanh niên là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất sống ở đây có kết quả dương tính Covid-19 nên cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt ra vào ở khu vực để chống dịch. Hơn 10 người tiếp xúc gần (F1) được đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Nhân viên y tế mang đồ bảo hộ phun xịt khử khuẩn toàn bộ khu vực trong bán kính 200 m.

219 nhân viên UBND quận 10 ở lại cơ quan do ca nghi nhiễm

Tối 8/2, Chủ tịch UBND quận 10 Vũ Anh Khoa cho biết sáng nay quận nhận thông tin nữ chuyên viên Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có xét nghiệm dương tính lần một với nCoV nên cơ quan này thực hiện các biện pháp xử lý phòng dịch theo quy định để bảo đảm an toàn.

Khó xác định các F trong cụm dịch TP HCM

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch thành phố hôm 8/2, các chuyên gia nhận định tình hình “phức tạp”. Ông Phan Trọng Lân, Giám đốc Viện Pasteur TP HCM cho biết khi phát hiện, phần lớn các ca không có triệu chứng. Đã có tình huống F1 âm tính mà F2 dương tính, cho thấy virus đã đi rất xa, rất khó phát hiện.

Theo Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy về mặt lý thuyết rất hiếm xảy ra trường hợp F1 âm tính mà F2 dương tính. Không ngoại trừ khả năng một người có thể là F2 của người này nhưng lại là F1 của một người khác hoặc chính họ là F0. Các bệnh nhân có thể đã có bệnh nhưng không có triệu chứng nên khó phát hiện. Ngoài ra, cũng có khả năng do sai sót trong kết quả xét nghiệm.

“F0 mất dấu tiếp xúc với nhiều người trong cộng đồng, cộng với biến thể nCoV mới có khả năng lây lan nhanh hơn khiến việc xác định các F không chính xác, không biết ai lây cho ai”, bác sĩ Hùng nói.

phong-toa-o-sai-gon-8292-1612804156.jpg

Người dân trong con hẻm phong tỏa ở khu Mả Lạng, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, sáng 8/2. Ảnh: Đình Văn

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho biết: Ở tình huống F1 âm tính mà F2 dương tính, F2 đó có thể là F0 mà chưa được phát hiện ra. Hiện tại nCoV đã lây lan ra cộng đồng nên không biết rõ ai là người nhiễm trước ai. Do đó cần phải truy vết khoanh vùng xa hơn, rộng hơn.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng chỉ ra rằng tại TP HCM có những trường hợp có thể đã nhiễm nhưng không phát hiện được. “Điều lo lắng nhất là dịch đã trải qua các chu kỳ lây nhiễm nhưng chúng ta chưa bắt được điểm đầu của chuỗi lây. Nguy cơ lây nhiễm quá phức tạp“, Bộ trưởng Long nói.

Hà Nội dừng hàng loạt lễ hội lớn xuân Tân Sửu

Lễ khai ấn đền Trần, hội gò Đống Đa, lễ các chùa Hương, Bái Đính, Tam Chúc… đều phải dừng để phòng chống Covid-19.

Tại Hà Nội, ngày 5/2, UBND quận Đống Đa thông báo dừng lễ kỷ niệm 232 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (lễ hội Gò Đống Đa) 2021. Dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất, “do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường” nên quận quyết định dừng lễ hội.

Related Posts