Điều gì diễn ra ở Diễn đàn Biển Đông tại Berlin
Vừa qua, ngày 10.11.2015, tại trường Đại học Tổng hợp Humboldt Berlin đã diễn ra một cuộc hội thảo về tình hình Biển Đông do Hội Hợp tác Đông Nam Á và Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức đứng ra tổ chức dưới sự hỗ trợ của một tờ báo cánh tả Tageszeitung của Đức.
Đây là cuộc Hội thảo lần thứ 2 về tình hình Biển Đông diễn ra ở Đức. Lần thứ nhất là tổ chức ngày 9.12.2014 sau khi gian khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc rút khỏi Hoàng Sa.
Cuộc hội thảo lần này diễn ra giữa lúc tình hình Biên đông đang căng thẳng bởi hành động bồi đắp đỏa nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc . Vì thế cuộc hội thảo đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả người Đức và nhiều bạn bè quốc tế.
Tham gia diễn gải trong hội thảo có Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia về châu Á, ông nguyên là cán bộ Viện nghiên cứu Khoa học và Chính trị ở Berlin,
Nhà báo Sven Hansen, biên tập viên về châu Á của nhật báo TAZ đồng thời là MC, người dẫn chuyên đề của hội thảo 10.11.2015
.ông Shi Ming, nhà báo tự do người Trung Quốc ở Berlin, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc
và đặc biệt là Tiến sĩ Trương Minh Vũ, do sự cố bất ngờ nên không thể bay từ Mỹ qua Đức trực tiếp dự hội thảo, nhưng ông vẫn theo dõi diễn đàn và phát biểu trực tuyến nhờ hệ thống truyền tải 4G của công ty Comd tiếp nối từ Washington DC tới Berlin với chất lượng hình ảnh và âm thanh rất tốt.
Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Sven Hansen đã xới lên 4 chủ đề của hội thảo và ông cho rằng tình hình Biển Đông là rất thời sự, rất nóng, đó là: 1- Trung Quốc trong một thời gian ngắn đã gấp rút bồi đắp 7 đảo đá ngầm thành đảo nhân tạo và tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông
2- Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ gần đây đã đi tuần tra sát một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc tự nhận của mình như thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
3- Việc Tòa án Thường trực Quốc tế La Hay đã chấp nhận đơn kiện Trung Quốc của Philippin; Về vấn đề này, Thủ tướng Đức khi đi thăm Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục nước này đưa tranh chấp ở Biển Đông ra trước tòa án quốc tế.
4- gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới sang thăm Việt Nam, Singapore cùng với những tuyên bố của ông.
Trong phần tham luận, Tiến sĩ Gerhard Will đã nêu lên tầm quan trọng của Biển Đông đối với thương mại quốc tế; Ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên, nguồn cá cũng là nguyên nhân gây xung đột, nhưng quan trọng hơn là việc đặt cược vào chủ nghĩa dân tộc trong việc đòi hỏi chủ quyền.
Tiến sĩ Gerhard Will bày tỏ quan ngại rằng, ngoài việc các nước tăng cường vũ trang, các nước như Trung Quốc còn tăng cường lực lượng bán quân sự, trang bị cho tàu thuyền đánh cá làm cho việc giải quyết bất đồng càng khó khăn hơn.
Tiến sĩ Will cũng nhấn mạnh các biện pháp, bước đi đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hầu hết các hòn đảo và vùng biển của Biển Đông. Ông nêu rõ, ngoài việc sử dụng phương tiện kinh tế để gây áp lực đối với các nước khác, Trung Quốc còn tăng cường sức mạnh quân sự đe dọa và luôn có giọng điệu hiếu chiến làm cho các nước trong khu vực tranh chấp cũng phải tăng cường lực lượng vũ trang để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của mình. Vì thế biển Đông ngày càng nóng lên.
Nhà báo Shi Ming ( người Trung Quốc ) cho rằng, trong một thời gian dài, khu vực Biển Đông ít được quan tâm, vì trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các nước phải xác định mục tiêu và dành cho đâu là kẻ thù chính. Kẻ thù lúc đó của Trung Quốc là Liên xô.
Giờ đây, Trung Quốc đã mạnh hơn, nhu cầu về năng lượng nhiều hơn, cần vươn ra xa. Ví như con thỏ khôn là con thỏ không gặm cỏ quanh nhà mà phải biết đi ra cánh đồng xa khi ăn hết ở nơi xa thì mới quay về ăn ở nhà. Chính sách đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải là một phép thử xem có thể đi xa tới đâu.
Đối với giải quyết bất đồng ở Biển Đông nhà báo Shi Ming cho rằng, Trung Quốc áp dụng sách lược đối thoại song phương nhưng các nước lại không muốn. Nhật Bản, Hàn Quốc quá mạnh vì có hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ, Hàn – Mỹ, Nên Trung Quốc cần kích động chủ nghĩa dân tộc trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật…
Trong tham luận trực tuyến từ Washington, Tiến sĩ Trương Minh Vũ cho rằng có bốn dạng xung đột ở Biển Đông và với việc bồi đắp, xây dựng 7 đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm, Trung Quốc đang theo đuổi „Chiến thuật Salami“, có nghĩa là cắt xén dần, gây tổn thương dần, gây ra cái chết từ từ. Trung Quốc cũng lợi dụng những quan hệ kinh tế đan xen dẫn tới phụ thuộc về kinh tế để gây thiệt hại về kinh tế đối với những nước có bất đồng về chính trị…
Trả lời câu hỏi của khán giả vì sao Việt Nam không tham gia kiện Trung Quốc với Philippin, Tiến sĩ Vũ cho biết, Việt Nam sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột ở Biển Đông, kể cả việc kiện. Cho tới nay, Việt Nam đã chuẩn bị xong về mặt kỹ thuật, chỉ còn chờ quyết định chính trị.
Trong phát biểu cuối cùng, Tiến sĩ Gerhard Will cho rằng trong chính sách đối ngoại, Trung Quốc luôn tìm cách chia rẽ các nước ASEAN. Ý của Tiến sĩ Will muốn nói đến chính sách chia nhỏ để trị của Trung Quốc như đàm phám song phương để Trung Quốc là nước lớn dễ áp đặt. Nhưng với việc Trung Quốc theo đuổi mục tiêu trở thành một cường quốc biển, lấn lướt các nước láng giềng thì sẽ ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và các nước trong khu vực không dễ dàng chấp nhận.
Tiến sĩ Gerhard Will kết luân, Để Giải quyết vấn đề xung đột bảo đảm an ninh, tư do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, không có cách nào khác là các nước phải tôn trọng và thực thi Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.
Bài và ảnh nhà báo Huy Thắng
Hình ảnh diễn đàn :
[images cols=”three” lightbox=”true”]
[image link=”5513″ image=”5513″]
[image link=”5514″ image=”5514″]
[image link=”5516″ image=”5516″]
[image link=”5533″ image=”5533″]
[image link=”5522″ image=”5522″]
[image link=”5517″ image=”5517″]
[image link=”5518″ image=”5518″]
[image link=”5520″ image=”5520″]
[image link=”5521″ image=”5521″]
[image link=”5523″ image=”5523″]
[image link=”5524″ image=”5524″]
[image link=”5519″ image=”5519″]
[image link=”5525″ image=”5525″]
[image link=”5526″ image=”5526″]
[image link=”5527″ image=”5527″]
[image link=”5528″ image=”5528″]
[image link=”5529″ image=”5529″]
[image link=”5530″ image=”5530″]
[image link=”5531″ image=”5531″]
[image link=”5532″ image=”5532″]
[/images]