VN: Bộ giáo dục & Đào tạo có cứu được 20 em khỏi bị chết đuối nước mỗi ngày ?

Theo Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối. Nếu đem con số đó chia cho 365 ngày thì bình quân mỗi ngày có trên 19 trẻ bị chết do đuối nước. Một con số kinh khủng mà khi nghe ai cũng phải giật mình !

2

Vụ 9 em học sinh bị chết đuối nước xảy ra tại Quảng Ngãi ngày15.04.2016 khiến người thân của các em và cả xã hội vô cùng đau xót. Dư luận xã hôi đặt câu hỏi và rất mong tân Bộ trưởng  Bô Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời:

Bộ sẽ làm gì ( có hành động gì chứ không phải nghĩ gì ) để trẻ em vô tôi không bị chết vì đuối nước do không được dạy biết bơi ?

1

Ở những nước tiên tiến như Đức, con, cháu tôi học hết lớp 3,lớp 4  là đều có „ Bằng „ biết bơi do nhà trường tổ chức dạy bơi. Có lẽ vì môn bơi là bắt buộc nên gần như người Đức ai cũng biết bơi.

Đức là nước ở sứ lạnh, một năm chỉ có 2-3 tháng tắm được ngoai trời, vậy mà người ta còn phổ cập bơi cho toàn dân, vậy há gì ở Việt Nam xứ nhiệt đới, sông ngòi kênh rạch rất nhiều mà lại ít học sinh biêt bơi, và nếu có biết  chủ yếu do bố mẹ dạy.

Người  không biết bơi nghĩa là không biết tự cứu mình khi ngập nước. Trách nhiệm đó không phải của riêng ai, nhưng tôi thiết nghĩ ngành Giáo dục & Đào tạo phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Một vấn đề ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực, khả năng tồn tại của con người không nhẽ không ai, không ngành nào chụ trách nhiệm ?

DSC_0080_zing

Nhìn lại lich sử trận chiến Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Giờ đây, dưới đáy sông Thạch Hãn vãn còn biết bao nhiêu chiến sĩ ta nằm lại đó. Trong đó chắc chắn không ít người hy sinh vì đạn bom mà  do không biết bơi. Ngày đó, khi có lệnh xung phong người chiến sĩ không thể không ôm súng với chiếc phao bằng áo mưa ni–lon để vượt sông. Bài học đó hình như ngành giáo dục không ai nhắc đến để dạy cho lớp con cháu sau này.

Nhân chuyện đau thương 9 em học sinh chết đuối ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa  ở Quảng Ngãi, chúng tôi bàn chuyện với một số người đã từng công tác lâu năm trong ngành giáo dục, hiện đang sống ở Đức. Hầu hết mọi người đều cho rằng:  Vì Bộ Giáo dục và Đào tạo không đưa chương trình vào nhà trường, hay nói khác đi, nhà trường không có chương trình day bơi .

Một số người khác lại có quan điểm, nếu có đưa vào thì nhà trường cũng chẳng có bể bơi để thực hiện !.

Thậm chí có giáo viên còn cho biết,  nhiều thầy cô giáo còn chẳng biết bơi nữa là dạy sao được cho học sinh ?

Vậy xin hỏi, nếu cứ chờ để có đủ cơ sở vật chất:  Mỗi trường học, mỗi khu vực  có một bể bơi đủ tiêu chuẩn thì mới đưa chương trình và dạy học sinh bơi thì đến bao giờ mới hết đau thương ?  Bao giờ mới tạo ra được  lớp người đủ thể chất, tinh thần, sức lực  biết tự cứu mình cứu người khi không may bị đuối nước ?

Có nên chăng, hãy lấy kinh nghiệm từ cha ông ta chống giặc ngoại xâm, có gì dùng nấy „ …Có súng dùng súng, có gươm dùng gươm… „ ?. Dẫu là trong đào tạo giáo dục không như đánh giặc, nhưng nếu cứ đưa chương trình dạy bơi vào nhà trường thì rồi mỗi trường, mỗi nơi cũng sẽ có cách khắc phục để dạy các em biết bơi, Thí du như thuê bể bơi, hoặc xã hôi hóa việc xây dựng bể bơi, và chắc chắn không ít người, doanh nghiệp sẵn sàng hiến bể bơi cho các cháu khi nhà trường yêu cầu. Thậm chí các trường trên vùng núi cao cũng có thể ngăn một khúc suối, đoạn sông làm nơi tắm và luyện bơi cho các cháu, v.v và v.v..

img-2100-1460714740

Không ai thương con, gần gũi con, chăm lo con trưởng thành bằng bố mẹ, vì thế bố mẹ hãy nhớ câu của các cụ ta xưa  “ Có phúc dạy con biết lội, có tôi dạy con biết trèo „ Ngẫm mà thấy chí lý. Vì dạy con biết lội ( biết bơi ) thì vươt được qua khó khăn sông nước, tự cứu được mình, cứu đươc người khác. Dạy con biết trèo leo có khi té ngã gẫy chân tay, chết người.

Không biết sau vu 9 học sinh bị chết đuối ở Quảng Ngãi, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các nhà trường, các bậc phụ huynh có rút ra được bài học xương máu  mà ngay lập tức có hành động cụ thể và thiết thực để cứu lấy  20 em khỏi bị chết đuối nước mỗi ngày ?

Bình luận viên, nhà báo Huy Thắng – BVD

 

Related Posts