Cuộc thi ” Sắc màu cuộc sống” : 7 điều tôi học được ở người Đức

Tất nhiên nước Đức dạy tôi nhiều hơn thế, tôi chỉ liệt kê ra đây những điều mà tôi… thích nhất thôi , có thể bạn có những điều khác hay ho hơn thì chia sẻ thêm nhoa, tôi chỉ có từng ấy này thoai

1. Đúng giờ và hơn thế

Nếu bạn than đời bất công thì có một điều không bất công tẹo nào, đó là tài khoản 24h ai cũng được cấp cho mỗi ngày, xài thế nào là tùy bạn. Với người Đức, thời gian của tôi và của bạn quý như nhau, vì vậy đúng giờ là một điều thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng thời gian của bản thân. 10h họp thì 10h kém 5 hội trường đã kín chỗ, nếu đi từ thành phố khác thì họ trừ thêm 15ph đến 30ph phòng kẹt xe/ thời gian đậu xe, nếu họ chắc chắn vì lí do bất khả kháng mà đến muộn (giao thông…) thì họ sẽ thông báo thời gian họ đến, thậm chí cả khi đi chơi chứ đừng nói đến công việc. Không có như VN mình: “chút nữa tao tới”, mà cái “chút nữa” của tụi nó ở một hệ đếm khác. Mèn ơi =)

In fact, Germans place an enormous premium on the three Ps – Practicality, Punctuality and Planning.

2. Phân loại rác và rác cũng rửa

Ở VN quăng tất cả vào một thứ, gọi chung là rác. Qua tới Ý rồi thì rác giấy tôi để riêng, nhưng cũng không hà khắc như ở Đức. Rác sinh hoạt, rác y tế, rác bio, rác giấy, rác kim loại, rác plastic, rác có thành phần kim loại nặng,… nói chung phân ra tuốt tùn tuột. Và bây giờ, như người Đức, khi vứt những rác có thể tái chế, tôi rửa sơ qua trước khi cho vào thùng để nó khỏi bốc mùi.

3. Tôn trọng sự riêng tư của người khác

Nói chung từ hồi qua đây là … hết tật nhiều chuyện =))). Họ tuyệt đối tôn trọng sự riêng tư của người khác, không bao giờ ngồi tụm năm tụm bảy nói xấu người này người kia.

4. Tất cả vì hiệu quả công việc

Đến giờ làm việc, họ đặt mobile ở chế độ im lặng (không rung nha), email riêng tư (như gmail) cũng không mở. Làm gì thì làm, tât cả họ đều có “practical mind”. Nếu có xung khắc, họ đặt hiệu quả công việc lên trên cái tôi của họ

5. Dân chủ

Ở VN từ bé đã được dạy là đừng làm gì, đừng nói gì kẻo vạ vào thân. Đừng đứng lên nói điều mình nghĩ, “họ” bắt vô tù đấy. blah blah. Giáo dục dạy chúng tôi phải sống hèn đi.
Qua Ý, rồi Đức, rồi Canada, rồi trở lại Đức, mắt sáng ra nhiều điều, nhất là quyền dân chủ và quyền con người. Chủ đề này rộng có thể viết riêng một note nên để dành sau grin emoticon

Dân chủ ở những điều nhỏ nhất nơi làm việc, chủ tớ gì đến khi biểu quyết thì vẫn tính ngang nhau, đi ngang qua mặt Sếp không cần cuối người xuống, gọi Sếp bằng tên thoải mái (các nước phương Tây đều thế này)

6. Chủ nhật là ngày của Chúa, của gia đình

Hồi dọn từ Aachen qua Montreal, theo thói quen thứ 7 tôi phải sắp xếp tất tần tật để có thời gian siêu thị này nọ, quên là chuyện mọi thứ phải đóng của vào chủ nhật dường như chỉ xảy ra ở Đức. Nhưng khi quay lại Đức tôi thấy hài lòng vì điều đó, có một ngày trong tuần bạn dành cho gia đình hoặc bản thân là một điều vô cùng cần thiết cho việc tái tạo năng lượng cho tuần kế tiếp

7. Tiếng Anh

Bạn hỏi ngẫu nhiên một người trên phố họ có biết nói tiếng Anh không, đa phần câu trả lời là “chút chút”. Chu choa Mẹ ơi, chút chút của họ là zị nè =)))

Me: Uhmmm hast du… der… die… ahh uhmmm f*ck
German: It’s okay, friend. Learning a second language is difficult, but with enough practice and time you will acquire the vernacular and colloquialisms to communicate in a concordant matter vis-a-vis other Germans. I myself still struggle with the endeavor of mastering the English, ergo, I hope I have articulated myself in a proper manner
Me…. 😐 😐 =-)))))))
Người Đức không rườm rà, hoa mĩ, họ thẳng thắn, trung thực, coi trọng giá trị bên trong và tinh thần trách nhiệm tuyệt đối cao, công việc được đặt trên hàng đầu cái tôi bản thân, và dù là 3-4h sáng vắng tanh không một bóng người, họ luốn kiên nhẫn chờ đèn đỏ. Và tôi thích điều đó. Tôi hoàn toàn hòa nhập điều này trong công việc. Trắng ra trắng, và đen ra đen. Họ chắc chắn không phải là tộc người thân thiện nhất thế giới, nhưng một khi họ coi mình là bạn, họ hết lòng vì điều đó. Không “superficial” như nhiều người Mỹ, và Ziệt Nam. Cảm ơn nước Đức, ngôi nhà thứ 3 của tôi.

Ảnh chụp thư viện đại học Stuttgart
Tác giả: Quy Võ – Stuttgart

 

Related Posts